Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Quy chế tuyển học sinh nghèo, dân tọc, thiểu số năm 2012

Quy chế tuyển sinh 2012, bổ sung quy định thí sinh là người dân tộc thiểu số, thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển tại các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, nếu học 3 năm cuối cấp và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các huyện này, thì Hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định xét tuyển cho vào học. Những thí sinh này, sau khi nhập học, được học bổ sung kiến thức 1 năm học, trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng các trường quy định.
 
Học sinh Trường THCS bán trú cụm xã Trà Nam (huyện Nam Trà My, Quảng Nam). (Ảnh: Công Bính)
Học sinh Trường THCS bán trú cụm xã Trà Nam (huyện Nam Trà My, Quảng Nam). (Ảnh: Công Bính)
Trường từ chối
Tại tỉnh Thanh Hóa, năm nay thí sinh ở 7 huyện là Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân, Quan Hóa, Bá Thước, Mường Lát và Quan Sơn được hưởng ưu tiên quy định mới trên.
Ông Nguyễn Văn Lạng, Phó phòng giáo dục Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết: “Sở đã chuyển hơn 1.000 bộ hồ sơ của các em được hưởng chính sách này tới hơn 100 trường ĐH, CĐ. Tuy nhiên, đến nay đã có 2 trường hồi âm không nhận là trường CĐ Y tế Thái Nguyên và trường ĐH Kinh tế - ĐH QGHN. Trường trả lời vậy thì chúng tôi đành chịu”.
Nhiều trường đại học không từ chối thẳng thừng như 2 trường đại học trên nhưng đưa ra chỉ tiêu nhận rất ít và quy định quy định xét tuyển rất cao như ĐH Ngoại thương yêu cầu xếp loại học lực các năm lớp 10, 11, 12 và tốt nghiệp THPT đạt loại Giỏi. Chỉ tiêu xét tuyển không quá 1% tổng chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường năm 2012.
Trường ĐH Kinh tế quốc dân tuyển mỗi huyện tuyển không quá một chỉ tiêu, thí sinh phải có lực học 3 năm THPT đạt Khá trở lên; trong đó 3 môn tương ứng với 3 môn thi tuyển sinh vào trường, mỗi môn phải đạt điểm 7 trở lên và hạnh kiểm tốt thì mới được tham gia xét tuyển. Trường không xét tuyển vào ngành Tài chính ngân hàng và ngành Kế toán.
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội năm nay nhận được gần 400 bộ hồ sơ đăng ký xét tuyển của học sinh các huyện nghèo trong khi đó chỉ tiêu của trường năm nay xét tuyển là 150. Ông Đinh Văn Chỉnh - Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Nhà trường nhận đủ chỉ tiêu rồi đào tạo lại các em sau 1 năm học tại trường nếu các em nào đạt tiêu chuẩn thì xét tuyển vào trường. Chỉ tiêu này chúng tôi sẽ tính vào chỉ tiêu tuyển sinh sang năm”.
Còn tại ĐH Lâm Nghiệp Việt Nam, hiện cũng đã nhận được 150 hồ sơ nhưng chỉ tiêu của trường chỉ có 40. Lãnh đạo nhà trường cho biết, để tạo điều kiện cho các thí sinh này, trường sẽ điều chỉnh chỉ tiêu để các em vào học nhưng sẽ không tăng nhiều.
Theo lãnh đạo nhiều Sở GD-ĐT, lực học của các thí sinh thuộc đối tượng huyện nghèo này đều trung bình và yếu. Số lượng thí sinh đạt học lực giỏi và khá rất ít.
Tỉnh lo
Tỉnh Lào Cai, năm nay học sinh 3 huyện được hưởng chính sách này là Si Ma Cai, Mường Khương và Bắc Hà. Năm nay, 3 huyện này có 930 thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường ĐH,CĐ, trong đó các trường khối Sư phạm hơn 100 bộ, trường Nông nghiệp gần 100 bộ.
Ông Bùi Xuân Tiệp - trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp tỉnh Lào Cai cho biết: “Nhiều trường đại học không tiếp nhận thí sinh đối tượng này cũng phải bởi quy định ra quá gấp, không có điều tra khảo sát nên hiện chưa có hướng dẫn cụ thể về chính sách cho các em như thế nào, địa phương chi trả hay Nhà nước chi trả. Nếu thí sinh thuộc các huyện nghèo này đỗ hết đại học thì ra trường bố trí việc làm như thế nào. Hiện nay đối tượng cử tuyển (mỗi năm tỉnh có 35 chỉ tiêu) ra trường tỉnh chưa bố trí được việc làm vì địa phương cần lao động tay nghề nhiều hơn huống chi là tất cả các em này đỗ thì tỉnh sẽ bố trí thế nào”.
Với vấn đề trên, theo ông Tiệp, Sở GD-ĐT Lào Cai đã có công văn gửi Bộ GD-ĐT đề nghị có hướng dẫn cụ thể về vấn đề trên.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Lạng, Phó phòng giáo dục Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho hay, có thể do quy định mới nên Bộ chưa có hướng dẫn cụ thể tới các trường, nên có trường thực hiện có trường không.
Tuy nhiên, ông Lạng cho rằng: “Đáp ứng nhu cầu học tập của các em học sinh huyện nghèo là rất quan trọng và cần được ưu tiên hàng đầu. Cơ quan quản lý cần tính tới chuyện bố trí việc làm khi ra trường của các em, đó cũng là vấn đề quan trọng vì hiện nay tỉnh bố trí việc làm cho các thí sinh thuộc diện cử tuyển cũng đang gặp nhiều khó khăn”.


Quy định mới của tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay, thí sinh là người dân tộc thiểu số, thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) tại các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, nếu học 3 năm cuối cấp và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các huyện này, thì hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định xét tuyển cho vào học. Những thí sinh này, sau khi nhập học, được học bổ sung kiến thức 1 năm học, trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do hiệu trưởng các trường quy định. Như vậy, theo quy định này thì những học sinh thuộc đối tượng này sẽ được tuyển thẳng vào học, không phải thi.
 
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, quy định này nhằm thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo của Chính phủ. Đây được xem là mở cơ hội học đại học cho thí sinh thuộc các huyện nghèo. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay Bộ GD-ĐT vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể thực hiện ưu tiên này nên mỗi trường thực hiện một kiểu. Trường khắt khe, trường dễ dãi. Thậm chí nhiều trường đại học chưa có thông tin quyết định tuyển thẳng với đối tượng này vì cho rằng chưa có quy định hướng dẫn.


Tốt nghiệp khu vực nào thì được hưởng ưu tiên khu vực đó
Thí sinh học liên tục và tốt nghiệp trung học tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Nếu trong 3 năm học trung học có chuyển trường thì thời gian học ở khu vực nào lâu hơn được hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Nếu mỗi năm học một trường hoặc nửa thời gian học ở trường này, nửa thời gian học ở trường kia thì tốt nghiệp ở khu vực nào, hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Quy định này áp dụng cho tất cả thí sinh, kể cả thí sinh đã tốt nghiệp từ trước năm thi tuyển sinh;
Các trường hợp sau đây được hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú:
Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú; Học sinh các trường, lớp dự bị ĐH; Học sinh các lớp tạo nguồn được mở theo quyết định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc UBND cấp tỉnh.
Quân nhân, công an nhân dân được cử đi dự thi, nếu đóng quân từ 18tháng trở lên tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó hoặc theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ, tùy theo khu vực nào có mức ưu tiên cao hơn; nếu dưới 18 tháng thì hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia su bach khoaGia su hoagia su tieng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Học phi: Hà Nội giảm,Hồ Chí Minh tăng

Chiều 11/7, HĐND Hà Nội thông qua nghị quyết về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục của thủ đô. Mức học phí được UBND thành phố đề xuất ở mức thấp nhất trong khung cho phép của Chính phủ và thực hiện thống nhất tại 29 quận, huyện, thị xã.
Đối với các bậc học nhà trẻ, mẫu giáo, THCS, THPT, bổ túc THPT học phí tại khu vực thành thị là 40.000 đồng một tháng; nông thôn 20.000 đồng. Riêng học phí học nghề THPT; nghề THCS lần lượt là 40.000 và 20.000 đồng mỗi năm.
Mức học phí mới của Hà Nội thống nhất trên toàn địa bàn. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Mức học phí mới của Hà Nội thống nhất trên toàn địa bàn. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
So với học phí hiện hành, các mức mới đề xuất phần lớn đều giảm 30.000-40.000 đồng. Thành phố cũng đề nghị thông qua chính sách cho phép học sinh 13 xã miền núi khó khăn của Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức và Phúc Thọ được miễn học phí và hỗ trợ chi phí học tập, và số khác được giảm học phí theo quy định.
Theo Phó chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc với điều kiện kinh tế thủ đô cũng như sự quan tâm của thành phố với giáo dục, việc áp mức học phí thấp nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh. "Với mức học phí mới, mỗi năm thành phố phải bù cho các trường 27 tỷ đồng", bà Ngọc cho biết.
Dù đề xuất này nhận được tỷ lệ tán thành cao nhưng một số đại biểu cũng lưu ý ngành giáo dục thủ đô cần chú trọng hơn đến chất lượng giáo dục và như kiểm soát các khoản thu ngoài học phí vốn gây nhiều bức xúc cho các bậc phụ huynh.
Trong khi đây tại Tp.Hồ Chí Minh

UBND TP HCM vừa có tờ trình gửi HĐND thành phố về việc thu học phí đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn để xem xét thông qua trong kỳ họp sắp tới. Trong đó, mức tăng gấp 3 đến 5 lần so với hiện nay.

Cụ thể, mỗi tháng mức học phí mới dự kiến cho bậc nhà trẻ các quận là 150.000 đồng, còn ở các huyện là 90.000 đồng. Bậc mẫu giáo, các mức thu tương ứng là 120.000 đồng và 60.000 đồng. Riêng bậc tiểu học không thu học phí.
TP HCM dự kiến tăng thu học phí lên gấp 3 đến 5 lần đối với các cơ sở giáo dục. Ảnh: H.D
TP HCM dự kiến tăng thu học phí lên gấp 3 đến 5 lần đối với các cơ sở giáo dục. Ảnh: H.D
Ở bậc THCS, có các mức thu tương ứng là 75.000 đồng và 60.000 đồng. Bậc bổ túc THCS là 112.000 đồng và 90.000 đồng. Ở bậc THPT là 90.000 đồng và 75.000 đồng. Còn bậc bổ túc THPT là 135.000 đồng và 112.000 đồng.
Các mức học phí trên đã tăng 3 - 5 lần so với mức thu như hiện nay. Cụ thể, các bậc nhà trẻ, mẫu giáo và THPT tăng 3 lần, bậc THCS tăng đến 5 lần. Hiện, bậc THCS ở nội thành thu 15.000 đồng, ở ngoại thành 10.000 đồng mỗi tháng.
Theo UBND thành phố, mức học phí được đề nghị trên đã bao gồm tiền cơ sở vật chất, phí vệ sinh và sẽ được áp dụng từ năm học 2012-2013. Các năm học sau, mức thu sẽ được điều chỉnh tăng theo chỉ số giá tiêu dùng bình quân hàng năm. Mức thu đó cũng không vượt quá 5% thu nhập bình quân hộ gia đình và khung học phí Nghị định 49 của Chính phủ.
Đối với các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học, thành phố cho phép hiệu trưởng các trường căn cứ mức trần học phí từng năm học và hệ số điều chỉnh tại Nghị định 49 để xác định mức thu học phí cụ thể. Các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề trực thuộc UBND thành phố cũng sẽ cho phép hiệu trưởng căn cứ vào mức trần học phí từng năm học theo Nghị định 49.
Còn các khoản thu trường công lập chất lượng cao và các môn tự chọn, Sở Giáo dục thành phố chịu trách nhiệm xây dựng các mức thu theo từng loại hình trường bán trú, ngoại khóa...
Để đưa ra đề xuất tăng học phí gấp 3 - 5 lần, UBND thành phố cho rằng, hiện khung học phí ban hành từ năm 1998 không còn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của TP HCM vì đã có những thay đổi lớn về mặt bằng giá cả hàng năm.
Mức học phí cũng đã bộc lộ nhiều yếu kém và bất hợp lý. Cụ thể, từ năm 1998 đến nay đã 7 lần điều chỉnh lương tối thiểu chung (từ 290.000 đồng lên 1.050.000 đồng) nên tỷ trọng chi tiền lương giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đã tăng lên. Do đó, kinh phí phục vụ giảng dạy, học tập và quản lý để đáp ứng đổi mới chương trình giáo dục bị hạn chế.
Nhiều trường vì mức thu học phí hiện nay thấp nên đã thu những khoản khác khiến cho tình hình tài chính nhà trường thiếu minh bạch, nhất là ở các trường phổ thông công lập.
Ngoài ra, UBND thành phố cũng cho rằng nguyên nhân để tăng học phí là do hiện nay học phí quá thấp so với giá trị thật của xã hội nên các trường không phát huy được cơ chế tự chủ tài chính.
Hiện, ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo lên đến hơn 26% ngân sách chi thường xuyên hàng năm của thành phố.
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm gia su ngoai thuongGia su toangia su tieng phap Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383
Cục phó Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) Trần Văn Kiên cho biết, 6 học sinh Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế lần thứ 53 ở Argentina đều đoạt giải, xếp thứ 9 toàn đoàn.
Đoàn học sinh Việt Nam tham dự IMO 2012. Ảnh: TTX.
Đậu Hải Đăng (lớp 12 THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội) giành huy chương Vàng; Nguyễn Tạ Duy, Nguyễn Phương Minh (lớp 12 THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội) và Nguyễn Hùng Tâm (lớp 12, THPT chuyên Hà Nội Amsterdam) giành huy chương Bạc. Còn Trần Hoàng Bảo Linh (lớp 11, THPT năng khiếu ĐH Quốc gia TP HCM) và Lê Quang Lâm (lớp 12, THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa) giành huy chương Đồng.
Lãnh đạo Cục khảo thí cho rằng, đây là tín hiệu đáng mừng bởi tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế 52 ở Amsterdam (Hà Lan), Việt Nam chỉ giành được 6 huy chương Đồng và xếp thứ 31 toàn đoàn. Đó là thứ hạng thấp nhất trong 36 lần nước ta có đoàn tham dự Olympic Toán quốc tế. 

Trước băn khoăn tại sao những năm gần đây Việt Nam không có thành tích cao trong các cuộc thi Olympic Toán quốc tế, GS Ngô Bảo Châu cho rằng, đó một phần là hệ quả của trường chuyên lớp chọn. Theo giáo sư, nền tảng của các em là cấp 1, cấp 2 nhưng hiện chúng ta chưa chú trọng đầu tư hai giai đoạn này.
GS Ngô Bảo Châu cho rằng nền tảng của các em lớp chuyên là cấp 1, cấp 2 nhưng hiện chúng ta chưa chú trọng đầu tư hai giai đoạn này. Ảnh: Hoàng Thùy.
Ngoài ra, tâm lý phụ huynh cũng ảnh hưởng rất lớn. Họ cho rằng Toán học là ngành thiếu thực tế nên hướng con mình đi theo ngành đảm bảo vật chất hơn. Lương giáo viên Toán cũng thấp khiến họ không hứng thú với việc giảng dạy mà tổ chức các lớp luyện thi để kiếm thêm thu nhập khiến cho tình yêu Toán học của thế hệ trẻ giảm sút.
"Để lấp những lỗ hổng này cần phải có thời gian. Chính phủ đã có chương trình Toán học trọng điểm quốc gia và Viện nghiên cứu cao cấp về Toán nằm trong chương trình đấy", GS Châu nói.
GS Dương Minh Đức (ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP HCM) cho hay, theo quan sát của ông, những người đam mê với môn Toán vẫn còn rất nhiều. Sinh viên ngày nay so với thế hệ các ông trước đây có nhiều em rất giỏi và đam mê Toán học. Nếu chỉ xem xét từ kết quả thi Olympic năm nay và việc những thành viên đã đoạt giải quốc tế Toán sau đó không theo đuổi đến cùng mà kết luận rằng ngành Toán đang đi xuống thì chưa chính xác.
"Toán học của chúng ta đang phát triển điển hình là việc ra đời của Viện Toán cao cấp. Đây sẽ là nơi để các nhà Toán học hàng đầu đang làm việc ở khắp nơi trên thế giới kết nối hay thành lập các nhóm nghiên cứu", thầy Đức chia sẻ.
Tuy nhiên, GS Đức cũng thẳng thắn nhìn nhận, lẽ ra thầy dạy Toán cũng như thầy dạy võ, khi dạy kiến thức phải truyền đạt luôn cho các em lòng đam mê, như vậy chắc chắn sẽ đạt kết quả cao. Nhưng thực tế hiện nay các thầy ngày càng nghiêng về dạy mẹo làm Toán mà bỏ qua việc khuyến khích, khơi dậy tình yêu Toán học đối với các em.
GS Phan Quốc Khánh. Ảnh: Hoàng Thùy.
GS Nguyễn Hữu Việt Hưng (ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) chia sẻ, toán học Việt Nam đang đi lên hay xuống cần phải nhận xét thận trọng bởi một câu, từ không thể chuyển tải hết được. Theo ông, không nên nhìn vào kết quả thi Olympic quốc tế, nhất là kết quả thi của một năm mà nói là toán học Việt Nam đang đi xuống.
GS Hưng cho rằng, về toán đỉnh cao thì có thể nói thời điểm này đang đạt được kết quả tốt nhất. Nhưng ông cũng cảnh báo, không nên đặt lên vai Viện Toán cao cấp tất cả những tồn đọng của nền khoa học nước nhà. "Chúng ta cũng nên tin tưởng vào giới trẻ bởi họ học Toán, không theo Toán đến cùng nhưng đang đóng góp cho xã hội rất nhiều bằng tư duy Toán học", thầy Hưng khẳng định.
Ông Vũ Đình Chuẩn cho biết Bộ Giáo dục đang nghiên cứu phương thức tuyển chọn vào trường chuyên thế nào cho tốt nhất. Ảnh: Hoàng Thùy.
GS Phan Quốc Khánh (ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP HCM) thì cho rằng thời gian qua cũng có nhiều người đam mê Toán nhưng chỉ giới hạn ở những nhóm nghiên cứu nhỏ. Theo GS Khánh, ngày xưa số người theo Toán rất đông. Ông nhớ Bộ trưởng Tạ Quang Bửu khi đó nói rằng khoa học cơ bản đi đầu là ngành Toán nên thời điểm đó học sinh miền Bắc đa số học Toán. Nhưng càng về sau, số lượng càng ít cho đến khi GS Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields, niềm đam mê Toán mới lại được khơi dậy.
Tham dự buổi gặp mặt, ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho rằng, từ năm 2007, khi Olympic Toán quốc tế tổ chức ở Việt Nam mọi người quan tâm đến Toán hơn. Khi có Viện nghiên cứu về Toán, rồi GS Ngô Bảo Châu, Trần Văn Nhung đi nói chuyện với học sinh chuyên, các em càng hào hứng hơn bởi có thể nhìn thấy những tấm gương bằng xương bằng thịt.
"Chúng tôi đang nghiên cứu phương thức tuyển chọn vào trường chuyên thế nào cho tốt nhất. Đội tuyển thi Quốc tế cũng sẽ được tạo nguồn từ trước, bồi dưỡng kỹ càng và có nguồn dự bị", ông Chuẩn thông tin.

IMO 2012 diễn ra ngày 10 và 11/7, với sự tham dự của 548 thí sinh đến từ 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Còn tại cuộc thi Olympic Sinh học lần thứ 23 (IBO 2012) tổ chức ở Singapore ngày 7-16/7, 4 thí sinh của Việt Nam đã giành được một huy chương Bạc và 3 huy chương Đồng. Kết quả này tiến bộ hơn so với 3 năm trước.
Chủ nhân huy chương Bạc là Nguyễn Thu Trang (lớp 12, THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định). Còn Nguyễn Thị Hải Anh (lớp 11, THPT chuyên Vĩnh Phúc), Nguyễn Thị Ngọc Hồng (lớp 12, THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội), Trần Đức Huy (lớp 12, THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định) đoạt huy chương Đồng.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm gia su su phamgia su lygia su tieng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Tăng trí tuệ cho trẻ

Khả năng tư duy, học hỏi của trẻ chỉ phụ thuộc một phần nhỏ vào gene di truyền, phần còn lại là yếu tố dinh dưỡng. Dinh dưỡng có vai trò quan trọng và tác động lớn đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Khả năng nhạy bén quan sát, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề từ lâu không phải là điểm mạnh của hầu hết học sinh Việt Nam. Tuy nhiên, theo công bố của Viện Nghiên cứu Giáo dục từ cuộc khảo sát vào tháng 5, 7,1% học sinh tiểu học tại Hà Nội và TP HCM được đánh giá có kỹ năng phân tích thông tin tốt. Kết quả này khiến nhiều người băn khoăn.
Những bảng điểm cao hàng tháng các em học sinh mang về báo cáo với phụ huynh chưa hẳn là một kết quả đáng mừng. Với phương pháp dạy và học còn nhiều bất cập, nặng về lý thuyết như hiện nay, không nhiều học sinh tiểu học đạt điểm 9,10 biết cách xử lý và phân tích thông tin.
Phụ huynh cần quan tâm và bồi dưỡng khả năng nhạy bén cho con.
Ở cấp tiểu học, bài toán “vừa gà vừa chó, bó lại cho tròn, ba mươi sáu con, một trăm chân chẵn” được xem là bài toán mẫu điển hình của dạng toán giả thiết tạm. Các em học sinh sẽ đặt các giả thiết tạm để tìm ra số lượng gà và chó khi biết được tổng số chân và số chân con này hơn số chân con khác. Đa phần với bài toán giả thiết tạm thông thường, học sinh học thuộc lòng theo cách giải của bài toán mẫu trên và thực hiện với những phép toán tương tự.
Khi giáo viên cho thêm đối tượng ẩn vào đề bài, hầu hết các em đều cảm thấy rối, kể cả học sinh giỏi. Với bài toán có nhiều đối tượng là nhiều loại xe có số bánh xe khác nhau, ta phải giả thiết tạm 2 lần để lần lượt tìm ra đáp số là số bánh xe của mỗi loại. Đây chính là dạng giả thiết tạm kép, đòi hỏi học sinh phải tư duy, tìm ra hướng giải quyết sáng tạo so với bài toán mẫu.
Việc tìm các cách giải khác nhau của một bài toán gắn liền với việc nhìn vấn đề dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Chẳng hạn, trong bài toán trên, các em phải xác định được xe ôtô thì có 4 bánh, xe đạp thì có 2 bánh nhưng xe xích lô có 3 bánh.
Nếu không có óc quan sát và vận dụng từ thực tế, các em sẽ lúng túng khi xác định số bánh của mỗi loại xe. Điều quan trọng sau mỗi bài toán không chỉ dừng lại ở việc tìm được nhiều cách giải khác nhau mà còn là việc rèn luyện năng lực tư duy nhạy bén, sáng tạo cho học sinh.
Theo tiến sĩ Kim Dung, Viện phó Viện Nghiên cứu giáo dục, đối với học sinh tiểu học, kỹ năng giải quyết vấn đề rất quan trọng, giúp các em hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ hợp lý. Giải quyết vấn đề là một quá trình làm việc trí óc nhằm phát hiện, phân tích và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày, trong học tập và làm việc.
Khi có khả năng tự mình phân tích, giải quyết vấn đề để vượt qua khó khăn, trẻ sẽ tự tin hơn, đồng thời hào hứng khám phá những kiến thức mới, từ đó phát triển niềm đam mê học tập thực sự xuất phát từ bản thân và luôn mong muốn tiến bộ hơn.
Mong muốn con cái đạt thành tích cao trong học tập và thành công trong cuộc sống về sau là điều mà các bậc phụ huynh đặt lên hàng đầu. Để giúp trẻ phát triển vững chắc và phát huy trí tuệ, phụ huynh cần quan tâm đầu tiên đến việc chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Khả năng tư duy, học hỏi của bé chỉ phụ thuộc một phần nhỏ vào gene di truyền, phần còn lại yếu tố dinh dưỡng. Dinh dưỡng có vai trò quan trọng hơn và tác động lớn đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Cấp một chính là thời gian bé phát triển mạnh mẽ cả thể chất lẫn trí não nên rất cần nhiều năng lượng.
Vì thế, phụ huynh nên có sự đầu tư về chất hơn nữa cho bữa ăn của con em mình, đặc biệt là các acid béo như Omega 3 và 6 cùng các nguyên tố vi lượng - những thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khả năng nhạy bén trong quan sát, phân tích và giải quyết vấn đề của trẻ.
Phát triển khả năng tư duy của trẻ là một việc quan trọng, nhưng bạn cũng có thể biến thể biến nó thành một hoạt động nhẹ nhàng, hay thậm chí là trò chơi vui của gia đình.

Để phát triển kỹ năng tư duy của trẻ, bạn nên đặt những câu hỏi dùng từ ngữ đơn giản, gần gũi và chính xác; và quan trọng nhất là bạn đừng yêu cầu quá cao ở trẻ, chỉ nên tập trung thực hiện từng bước một một cách hệ thống và đúng cách.

Các chuyên gia tâm lý chia kỹ năng tư duy làm 6 loại. Đây là các loại phổ biến đối với tất cả mọi người, nên khi áp dụng với mỗi đứa trẻ khác nhau, bạn cần phải chỉnh sửa câu hỏi linh hoạt sao cho trẻ có thể hiểu một cách rõ ràng nhất.

Giúp con phát triển khả năng tư duy
Bao nhiêu quả cam nhỉ? 

1. Phát triển kỹ năng nhận biết: Kỹ năng nhận biết bao gồm ghi nhớ, nhắc lại, sửa lại cho chính xác, phù hợp và cả nhận xét đúng – sai từ các dữ liệu có sẵn.

Phát triển kỹ năng này như thế nào?

Bạn nên sử dụng đúng những từ và cụm từ như: “khi nào”, “như thế nào”, “bao nhiêu”, “ở đâu”, “gì”… Những từ ngữ đơn giản và dễ hiểu sẽ giúp con bạn có được những câu trả lời chính xác nhất.

Câu hỏi gợi ý:
- Một tá quả cam là bao nhiêu quả?
- Cái này có màu gì?
- Khi nào thì đến sinh nhật của con?

2. Phát triển kỹ năng nhận thức: Nhận thức tức là nắm vấn đề hoặc hiểu được chính xác ý nghĩa thực sự của vấn đề, trong đó bao gồm cả việc nhận biết các sự vật và chất liệu.

Phát triển kỹ năng này như thế nào?

Sử dụng các từ và cụm từ như: “giải thích”, “mô tả”, “đoán”, dự đoán”, “phát hiện”, “xác định”… để giúp con bạn có thể giải thích, mô tả và đoán được nhiều thứ trong thế giới tự nhiên.

Câu hỏi gợi ý:
- Con tả cho mẹ xem chó Bim nhà mình ăn như thế nào nào?
- Mẹ quên mất hạt giống nảy mầm thành cây như thế nào, con giải thích cho mẹ được không?
- Con có đoán được hình này là hình gì không?

3. Phát triển kỹ năng ứng dụng: Kỹ năng này bao gồm việc vận dụng những thông tin hay chi tiết đã được học hoặc biết vào những điều mới lạ, chưa từng gặp trước đây.

Phát triển kỹ năng này như thế nào?

Sử dụng các từ để khuyến khích trẻ áp dụng vào các tình huống mới. Các từ này có thể là: “chứng minh”, “chỉ cho mẹ”, “nói cho mẹ”…

Câu hỏi gợi ý:
- Trái đất và quả bóng này có gì giống nhau?
- Chỉ cho mẹ xem cái cây to với cây bụi khác nhau thế nào?
- Nói cho mẹ nghe chó sủa thế nào nào?

4. Phát triển kỹ năng phân tích: Kỹ năng này bao gồm việc tách thông tin thành nhiều phần, đoạn để xem xét một cách chi tiết.

Phát triển kỹ năng này như thế nào?

Bạn có thể sử dụng những từ đơn giản và dễ hiểu như: “đâu là điểm khác nhau”, “giải thích”, “so sánh”… Khi được hỏi những câu có chứa các từ khóa này, bé sẽ bắt đầu suy nghĩ bằng cách chia tách câu hỏi thành nhiều phần.

Giúp con phát triển khả năng tư duy
Tìm điểm khác nhau nào 

Câu hỏi gợi ý:
- Nói cho mẹ nghe một điểm khác nhau giữa em bé với cái cây nào.
- Con còn biết gì về quả trứng này nữa nào?
- Con so sánh xem búp bê Barbie với chuột Mickey khác nhau những gì?

5. Phát triển kỹ năng tổng hợp: Đây là kỹ năng hơi khó để trẻ em có thể học và hiểu được, vì nó liên quan đến việc vận dụng các thông tin, kiến thức hay kỹ năng trẻ đã được học và kết dính chúng lại thành một hình ảnh rõ ràng mà trước đó chính trẻ cũng chưa nghĩ đến.

Phát triển kỹ năng này như thế nào?

Bạn nên sử dụng những từ và cụm từ đơn giản giúp con mình kết hợp các thông tin mà bé biết để tạo nên một ý niệm mới thật rõ ràng. 

Câu hỏi gợi ý: 
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu con vứt bộ ghép hình này xuống sàn?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu cái cây cảnh này ra trái?
- Theo con thì chúng ta nên sắp xếp căn phòng này như thế nào?

6. Phát triển kỹ năng đánh giá: Kỹ năng này bao gồm việc xem xét, suy luận, quyết định và đưa ra kết luận dựa trên một tập hợp các điều kiện hoặc tiêu chuẩn, không bao gồm trả lời đúng hay sai.

Phát triển kỹ năng này như thế nào?

Bạn có thể dùng các từ khóa như: “đánh giá”, “ước lượng”, “giải thích”, “so sánh”…

Câu hỏi gợi ý: 
- Quả địa cầu và quả trứng có điểm gì giống nhau?
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu con mọc ra một đôi cánh?
- Con có thể nói cho mẹ có chính xác bao nhiêu quả trứng trong giỏ không?



Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Điểm chuẩn 2012 cao hơn năm 2011

Ngày 19-7, nhiều trường ĐH ở khu vực phía Nam đã hoàn tất công tác chấm thi, một số trường dự kiến sẽ công bố điểm trong tuần này. Tình hình chung cho thấy điểm thi các khối khả quan hơn các năm trước. Đặc biệt, điểm môn toán các khối A, B, D cao và đã có nhiều điểm 9 hoặc 10.

Ít điểm 1 - 2 môn toán

Thạc sĩ (ThS) Trương Hồng Khánh, Phó trưởng Ban Chấm thi Trường ĐH Kinh tế TPHCM, cho biết qua chấm vòng 1 trên 10.000 bài thi môn toán thì có trên 10 thí sinh (TS) đạt điểm 10, điểm 8 và điểm 9,75 có trên 50 bài. Bài thi đạt 7 điểm trở lên đạt 30%, 5 điểm trở lên đạt 85%. “Nhìn chung, điểm toán năm nay cao hơn mọi năm. Do vậy, dự kiến điểm chuẩn vào trường có thể bằng hoặc cao hơn 0,5 so với năm ngoái”- ông Khánh nhận định.

Tại Trường ĐH Tài chính - Marketing, ThS Hứa Minh Tuấn, trưởng phòng đào tạo, cho biết công tác chấm thi đã hoàn tất, dự kiến công bố điểm trong ngày 20 hoặc 21-7. Điểm toán khối D khá cao, trong đó có 4 bài đạt điểm 10, tỉ lệ TS đạt điểm 7-8 trên 10%; môn toán khối A điểm có thấp hơn và chỉ 4 TS đạt điểm 9 (không có điểm 10), điểm 7-8 chiếm khoảng 9%, trên 5 điểm chiếm hơn 10%. Ông Tuấn cũng khẳng định với mức điểm cao hơn năm ngoái, dự kiến điểm chuẩn một số ngành vào trường sẽ cao hơn 1 điểm.

ThS Phan Thiện Danh, tổ trưởng chấm thi môn toán Trường ĐH Sư phạm TPHCM, cho biết khối A môn toán điểm cao nhất là 9,5 nhưng có đến 120 bài thi đạt điểm 9; môn toán khối D và B cũng có nhiều TS đạt mức điểm này. Ông Danh nói môn toán năm nay có nhiều điểm 9 nhất trong vài năm trở lại đây (năm 2010, cả 3 khối chỉ có 6 bài điểm 9 và năm 2012 khoảng 100 bài). Trong khi đó, phổ điểm ở mức 5-6 rất nhiều và cũng nhiều TS đạt điểm 7-8, điểm 1-2 rất ít so với các năm trước.

Môn hóa năm nay khá dễ, do vậy theo ông Danh, điểm chuẩn khối A một số ngành dự kiến sẽ tăng 1 so với năm ngoái.


Môn sử rất ít điểm 0-1

Tại Trường ĐH Luật TPHCM, ông Ngô Đức Tuấn, trưởng phòng đào tạo, cho biết điểm văn cao nhất là 8,75 và điểm 7-8 không nhiều, chủ yếu phổ điểm ở mức 4-6 (chiếm 50%). Tương tự, môn sử không có điểm 10, cao nhất là 8,75. Đáng nói là khác với năm 2011 điểm sử rất thấp, nhiều điểm 0 thì năm nay, điểm 0-1 rất ít, phổ điểm chủ yếu ở mức trung bình.

Văn, sử, địa ít điểm cao

Trường ĐH Cần Thơ đã hoàn tất chấm thi môn sử, địa. Trong 20 túi bài ngẫu nhiên được mở, tương đương với 700 bài thi, kết quả TS đạt 6,5 điểm trở lên môn sử chỉ chiếm 3,45% và địa chiếm 3,5%; từ 5 điểm trở lên, sử chiếm 16,4% và địa chiếm 33,96%.

ThS Võ Thị Ngọc Mỹ, Phó Phòng Đào tạo Trường ĐH Cần Thơ, nhận định điểm môn địa tương đương với năm ngoái, riêng môn sử điểm cao hơn (năm 2011 tỉ lệ môn sử đạt 5 điểm trở lên chỉ 2,7%) cho dù vẫn có 1,29% bài thi đạt điểm 0.

Ở môn văn, điểm cao nhất ở mức 8,75 nhưng khối C điểm thấp hơn khối D khi chỉ có 2,5% đạt 6,5 điểm trở lên trong lúc khối D có 17,55% đạt mức điểm này. Tỉ lệ TS đạt điểm văn khối C từ 5 trở lên cũng chỉ chiếm 29,26% trong khi tỉ lệ này ở khối D đạt 59,76%. Trường ĐH Cần Thơ dự kiến công bố điểm vào ngày 24-7.

Nhiều ngành kinh tế tuyển bằng điểm sàn

Tại Trường ĐH Luật TPHCM, nhiều bài thi bỏ trống câu 6A và 6B nên môn toán ở khối A cao nhất chỉ là điểm 9, trong khi khối D có 2 điểm 10.

Tại Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm, điểm toán cao nhất là 9,25 (khối D), điểm 7-8 trở lên chỉ chiếm 2%, điểm 4 trở lên chiếm 10%-15%. Với mức điểm này, ông Phạm Thái Sơn, phó phòng đào tạo, cho biết trường dự kiến điểm chuẩn nhóm ngành kinh tế tăng 0,5, nhóm ngành công nghệ thực phẩm tăng 0,5-1 điểm, các ngành công nghệ thông tin, điện tử, môi trường, cơ khí, thủy sản điểm chuẩn sẽ bằng điểm sàn. Trường dự kiến công bố điểm vào ngày 23-7.

Điểm chuẩn tăng ở trường “tốp giữa”

Theo ông Phạm Văn Điển - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Lâm nghiệp, ngay tại thời điểm hiện tại cũng có thể xác định điểm chuẩn vào các ngành của trường năm 2012 có thể tăng hơn một chút so với năm trước. Năm 2011, điểm chuẩn xét tuyển vào trường phân theo các ngành dao động 13-18 điểm. Tuy nhiên, ông Điển cũng xác định nhà trường sẽ dành đến 40% chỉ tiêu để tuyển nguyện vọng 2.

Trong khi đó, ông Lê Thanh Tùng - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định - khẳng định căn cứ vào đề thi tỉ lệ “chọi” giữa số dự thi thực tế và chỉ tiêu của trường khoảng 1:10, điểm chuẩn vào trường năm nay có thể tăng từ 17 điểm năm 2011 lên 17,5-18 điểm.

“Năm nay bộ cho phép các trường được linh hoạt xét tuyển, xét tuyển nhiều đợt, nên trường dự kiến sẽ thay đổi phương thức tuyển sinh. Năm 2011 trường dành 20% chỉ tiêu để tuyển nguyện vọng 2 vì không thể hạ điểm chuẩn, hạ xuống một chút cũng sẽ bị thừa chỉ tiêu. Năm nay trường dự kiến chỉ lấy thí sinh của nguyện vọng 1 vì bộ cho phép các trường chủ động gọi thí sinh trúng tuyển cho đến khi đủ chỉ tiêu thì thôi” - ông Tùng cho biết.

Tại Trường ĐH Hà Nội, hội đồng thi của trường cho biết việc xác định điểm chuẩn sẽ có những biến động theo từng ngành, phụ thuộc sự chọn lựa của thí sinh. Theo ông Lê Quốc Hạnh - trưởng phòng đào tạo nhà trường, thí sinh thi vào trường thường căn cứ điểm xét tuyển của năm trước, điểm chuẩn năm trước cao thì “né”, điểm chuẩn năm trước thấp thì số dự thi năm sau lại tăng.

“Đó là lý do khiến việc xét điểm chuẩn các ngành thi tuyển khối D trong đợt 2 cũng như khối A trong đợt 1 của trường phụ thuộc từng ngành, vào sự “quan tâm” cụ thể của thí sinh. Chẳng hạn ngành công nghệ thông tin bằng tiếng Anh năm ngoái điểm chuẩn thấp thì năm nay số dự thi tăng gấp bốn lần khiến điểm chuẩn dự kiến tăng 1-2 điểm với khối D và tăng khoảng 3 điểm với khối A” - ông Hạnh nói.

Cũng theo quy luật này, ông Hạnh dự kiến ngành tiếng Anh điểm chuẩn sẽ thấp hơn do năm ngoái điểm đầu vào cao đến 27 điểm, trong khi các ngành tiếng Nhật, tiếng Ý, tiếng Trung điểm chuẩn sẽ cao hơn năm ngoái.

“Tốp trên” không biến động nhiều

Điểm chuẩn của nhiều trường được xác định sẽ tăng theo xu hướng đề thi được ra vừa sức, song ở một số trường vốn có điểm chuẩn cao, hội đồng tuyển sinh lại cho rằng điểm thi sẽ không có nhiều biến động.

Ông Tô Ngọc Hưng, giám đốc Học viện Ngân hàng, xác nhận: “Đề thi được đánh giá nhẹ nhàng, nhưng là nhẹ nhàng để giành điểm trung bình, chứ để đạt điểm 7-8 trở lên thí sinh vẫn phải căn cứ vào sức học thật sự của mình do đề phân loại rất tốt. Như vậy, nếu điểm chuẩn trước nay sàn sàn 14-15 thì có thể nâng lên cao hơn, chứ với trường, với ngành có điểm chuẩn cao chắc sẽ không có biến động lớn”.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Dự kiến điểm chuẩn đại học 1 số trường

ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) chấm thi xong và dự kiến sẽ nhanh chóng công bố điểm cho thí sinh.





Ông Nguyễn Hữu Dư - Phó Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Tự nhiên cho biết: điểm thi của thí sinh tương đương năm ngoái. “Môn Toán điểm cao nhất là 9,75, các môn trắc nghiệm cũng chưa thấy xuất hiện điểm 10”.

Vì điểm thi của thí sinh tương đương năm ngoái nên theo vị Phó hiệu trưởng nhà trường thì dự kiến điểm chuẩn vào trường cũng tương đương năm ngoái. Các ngành điểm chuẩn dự kiến dao động từ 17 - 22,5 điểm.
Theo đánh giá của lãnh đạo một số trường, mặt bằng điểm thi khối A năm nay cao hơn năm trước, nên điểm chuẩn có thể sẽ bằng hoặc nhỉnh hơn năm ngoái. Tuy nhiên, điểm tuyệt đối môn Toán khối A lại không nhiều bằng khối B, D.

Khối A mặt bằng cao hơn, ít điểm tuyệt đối

Học viện Bưu chính Viễn thông, ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Cần Thơ cho biết nhiều khả năng điểm chuẩn khối A vào các trường này sẽ bằng hoặc cao hơn năm ngoái.

PGS.TS Lê Hữu Lập, phó giám đốc Học viện Bưu chính viễn thông, cho biết: “Học viện chấm chưa xong vòng 1 nhưng nhìn chung điểm thi khá hơn năm trước một chút. Năm trước có 40% bài thi đạt 5 điểm trở lên thì năm nay khoảng 50% bài thi đạt 5 điểm trở lên. Hiện chưa có điểm 10 môn toán bởi câu số 6 quá khó, nhiều thí sinh chưa làm được”.




PGS.TS Đỗ Văn Xê - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ tiết lộ năm nay điểm chuẩn dự kiến của trường sẽ cao hơn năm trước từ 0,5 đến 1 điểm.

Theo nhận định của nhiều hội đồng tuyển sinh, đề Toán năm nay nhẹ nhàng nhưng phân loại cao nên ít điểm 10. Hiện tại, có ĐH Ngoại thương, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) là những trường hiếm hoi đã có thí sinh đạt điểm 10 môn Toán. ĐH Ngoại thương cho biết trung bình khoảng 40% bài thi đạt điểm 7 trở lên. Trường dự kiến điểm chuẩn không có nhiều thay đổi so với năm 2011.


Trong khi môn Toán khối A ít điểm tuyệt đối thì đề Toán khối B, D “dễ thở” hơn nên xuất hiện nhiều điểm 9, 10 hơn. Hiệu trưởng ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM) cho biết trong khi môn toán khối A điểm cao nhất là 9, khối B có 5 điểm 10 và khối D1 có 4 điểm 10. ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) chỉ có 1 điểm 10 môn Toán khối A, nhưng khối B đã xuất hiện điểm 10 khi mới chấm được một số bài thi. 

Khối D nhỉnh hơn khối C

ThS Trần Thúy Liễu - trưởng Khoa sư phạm, khoa học xã hội Trường ĐH Sài Gòn - cho biết điểm thi môn văn tập trung chủ yếu ở mức 5, 6 điểm, điểm 8 rất ít. Trong đó, thí sinh khối D có điểm thi cao hơn khối C.

Một cán bộ chấm thi môn sử Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho biết qua hai ngày chấm thi, điểm thi cao nhất do cán bộ này chấm là 7,5. Đa số điểm thi tập trung ở mức từ 3 trở xuống, có một bài thi bị điểm 0. Trong khi đó, một cán bộ chấm thi môn Lịch sử tại Trường ĐH Sài Gòn cho biết đã chấm được 5 túi bài thi nhưng điểm cao nhất chỉ là 6,25, một số bài được 5, 6 điểm. Đa số bài thi chỉ 2-3 điểm.

Điểm thi cao nhất môn văn của ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM) là 8,5. Riêng ĐH Ngoại thương, đã có bài đạt điểm 9 môn Văn. 

Theo thống kê sơ bộ của ĐH Cần Thơ, điểm cao nhất môn Văn khối C là 7,5 (trong đó từ 5 - 6,5 điểm trở lên khoảng 2,5% - 29,2%). Môn Văn khối D điểm cao nhất là 8,5. Môn Sử điểm cao nhất 8 điểm, môn Địa cao nhất 8,5 điểm. 



Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định: “Dự kiến trước 10/8 Bộ sẽ tổ chức xét và công bố điểm sàn, sau đó các trường sẽ đưa ra điểm chuẩn và xét tuyển. Với kết quả số điểm ở mức khả quan thì Bộ sẽ có mức điểm sàn hợp lý để các trường có nguồn tuyển dồi dào trong năm nay”.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

Chế độ ăn trong mùa thi

Theo TS-BS Trần Thị Minh Hạnh, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, ở lứa tuổi học sinh, năng lượng không chỉ cần thiết cho học tập, lao động mà còn để cơ thể phát triển nên nhu cầu năng lượng cao.

Trung bình, mỗi ngày các em cần khoảng 2.300 kcal (nữ) và 2.700 kcal (nam). Để cơ thể nhận đủ năng lượng, các em cần ăn đủ 3 bữa chính (mỗi bữa phải được khoảng 2 chén cơm hoặc có thể thay phở, hủ tiếu, bánh mì...) với đầy đủ các nhóm thực phẩm. Và nên nhớ thêm 3 bữa phụ như sữa, yaourt, trái cây, bắp, khoai, chè đậu...

Còn ăn gì bổ não để học tập với hiệu quả cao nhất? Theo các tài liệu về dinh dưỡng, để phát triển trí não, có 5 chất dinh dưỡng cần nhất cho bộ não. Đó là: 1/ Glucose: Nên hạn chế các loại đường hấp thu nhanh vào máu như đường tinh (nước ngọt, bánh kẹo ngọt, thức uống có đường). Nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu, khoai, rau củ, trái cây sẽ tốt hơn; 2/ Chất béo thiết yếu (omega-3 và omega-6): Các chất béo thiết yếu này có trong các loại cá như cá basa, cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá trích và các loại hạt nhiều dầu như hạt bí đỏ, hướng dương, mè; 3/ Phospholipid: Có nhiều trong lòng đỏ trứng và thịt nội tạng; 4/ Acid amin: Có nhiều trong thức ăn giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành và các loại đậu khác. Trung bình, các em cần khoảng 55 – 60 g chất đạm mỗi ngày; 5/ Vitamin và khoáng chất: Đặc biệt là các vitamin nhóm B như B1, B3, B5, B6, B12 (có trong ngũ cốc nguyên hạt và các loại rau), vitamin C (có trong rau và trái cây), acid folic (có trong rau lá xanh đậm), ma-nhê (có trong rau xanh và các loại hạt), man-gan (có trong các loại hạt, trái cây, trà) và kẽm (có trong hàu, cá và các loại hạt).

Bổ sung chất béo

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nếu không nạp đủ chất béo vào cơ thể sẽ gây nguy hiểm đối với cơ thể và bộ não. Chất béo omega- 3 giúp bộ não phát triển có rất nhiều trong các loại cá như: Cá ba-sa, cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá trích, cá mòi. Omega - 6 có nhiều trong các loại hạt nhiều dầu như hạt bí đỏ, hạt hướng dương, mè và dầu thực vật. Tuy nhiên, chất béo động vật có rất nhiều acid béo no và cholestrol. Vì vậy, không nên ăn quá nhiều chất béo động vật dễ dẫn tới tình trạng tăng sự tích lũy lipid cao trong máu gây nên các bệnh về tim mạch và đái đường.

Tăng cường rau quả

Rau quả là nguồn cung cấp các vitamin và muối khoáng cho cơ thể để phòng chống các bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng. Các loại rau như ớt vàng to, rau ngót, rau mùi, mùng tơi, súp lơ, hành tươi, cà chua và các loại quả như cam, chanh, quýt... là nguồn vitamin C tốt. Rau quả còn chứa nhiều chất khoáng có tính kiềm đặc biệt là kali, canxi, magiê (có trong rau màu xanh, các loại hạt), acid folic (có trong rau lá xanh đậm), B1, B2 (các loại đậu) có vai trò quan trọng trong nhiều chức phận hoạt động của cơ thể. Đặc biệt là chất bêta- Caronten có nhiều trong các loại rau quả có màu vàng, đỏ da cam hay xanh sẫm như: Ớt đỏ, cà rốt, cà chua, xoài, gấc, hồng đỏ, rau muống, hành lá... có tác dụng bảo vệ não. Ngoài ra, sữa và các chế phẩm từ sữa như yaout hoặc phô mai có chứa loại axít amin quan trọng giúp não thư giãn và năng động hơn.

Không để thiếu sắt

Cũng theo TS Minh Hạnh, nếu thiếu chất sắt, sĩ tử sẽ dễ bị thiếu máu dẫn đến hay mệt mỏi, học kém tập trung. Chất sắt có nhiều trong huyết, gan, thịt, cá, trứng hoặc rau xanh và các loại đậu. Trong đó chất sắt từ thức ăn động vật hấp thu tốt hơn thực vật.

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong 100g bầu dục lợn có 16g đạm, 7,8mg sắt, 2,6mg kẽm và 117 mcg vitamin A. Tuy nhiên, thức ăn là nội tạng động vật có nhiều chất sắt nhưng cũng chứa nhiều lượng cholesterol (chẳng hạn như bầu dục của lợn, bò, hoặc gan lợn có tới 300 - 4.000mg% cholesterol) nên nếu ăn thường xuyên loại thức ăn này lại không tốt cho cơ thể. Vì vậy, nên tăng cường bổ sung chất sắt ở thực phẩm có nguồn gốc thực vật như: Đậu tương, đậu xanh, đậu đen, lạc, vừng...

Để hấp thu được chất sắt tốt nhất, các sĩ tử nên ăn những thức ăn chứa nhiều vitamin C như: Chuối, đu đủ, cam, bưởi, táo. Không nên uống nước trà đặc ngay sau bữa ăn chính vì sẽ ức chế hấp thu chất sắt vào cơ thể.

Ngoài việc không để cơ thể thiếu sắt, khi nấu ăn lưu ý nên sử dụng muối iốt khi chế biến thức ăn vì iốt cũng là một vi chất rất cần thiết cho bộ não.

Cách chọn thực phẩm
Não sử dụng một lượng lớn đường để hoạt động (khoảng 20% tổng lượng bột đường cung cấp cho cơ thể). Tuy nhiên, cần chọn loại thực phẩm có dạng bột đường hấp thu chậm để mức đường trong máu luôn ổn định. Khi đó, não được cung cấp "nhiên liệu" một cách liên tục để hoạt động.
Các loại thực phẩm có đường hấp thu chậm như ngũ cốc thô (gạo không xát trắng, bánh mỳ đen, ngô, khoai lang...), trái cây không quá ngọt như bưởi, táo, sơ-ri, nho ta (nên nhớ ăn cả trái sẽ tốt hơn chỉ uống nước ép trái cây).
Tránh xa các thực phẩm nhiều đường tinh như nước ngọt, bánh kẹo ngọt, thức uống có đường... Các em học sinh lại "háo ngọt" nên có thể ăn bánh kẹo ngọt nhưng không ăn lúc đói mà ăn ngay sau bữa ăn chính để không làm đường huyết tăng vọt.

Chất béo thiết yếu (omega-3 và  omega-6) là nguyên liệu cấu tạo nên tế bào thần kinh. Những chất này rất dễ bị thiếu do cơ thể không tự tổng hợp được mà phải đưa từ thức ăn bên ngoài vào với tỷ lệ omega-3 và omega-6 ngang nhau.
Tránh ăn quá no sẽ dễ buồn ngủ. Buổi chiều tối để não thư giãn, nên ăn ít đạm, nhiều tinh bột.

Tuy nhiên, omega-3 dễ bị thiếu hơn do chế độ ăn ít cá. Omega-3 có trong các loại cá béo như cá basa, cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá trích, cá mòi. Omega-6 có trong các loại hạt nhiều dầu như hạt bí đỏ, hạt hướng dương, mè và dầu thực vật. Thế nên, để hoạt động trí não được tốt thì các em nên ăn ít nhất 3 lần cá trong tuần.

Phospholipid có nhiều trong lòng đỏ trứng và thịt nội tạng, giúp tạo myelin bao bọc dây thần kinh nên thúc đẩy sự truyền các tín hiệu một cách trơn tru trong não.

Một số axit amin làm thức tỉnh não, còn một số khác lại giúp não thư giãn, nghỉ ngơi. Hai loại axit amin quan trọng là tryptophan & tyrosine, là tiền chất tạo nên các chất dẫn truyền thần kinh, giúp não thư giãn. Tryptophan có nhiều trong sữa, yaourt, phô mai, thịt, cá, trứng, hạt hướng dương, hạt bí đỏ, vừng, lạc...

Iốt và sắt là hai vi chất rất cần cho bộ não, vì thiếu iốt thì học sinh sẽ thụ động, dẫn đến trì trệ, kém sáng tạo, giảm tiếp thu. Chất sắt có nhiều trong huyết, gan, thịt, cá, trứng hoặc rau xanh và các loại đậu.
Chất sắt từ nguồn thức ăn động vật sẽ hấp thu tốt hơn từ nguồn thực vật. Trái cây tươi giàu vitamin C như cam, bưởi, táo, đu đủ sẽ giúp hấp thu tốt chất sắt. Không nên uống nước trà đặc ngay sau bữa ăn chính vì sẽ ức chế hấp thu sắt.

Hoạt động thể lực tuy không phải là "thức ăn bổ não" nhưng lại hết sức cần thiết vì giúp máu lưu thông tốt, mang oxy và dưỡng chất đến cho não nhiều hơn nên các em sẽ "sáng trí" hơn khi học tập.
Bổ sung chất béo Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nếu không nạp đủ chất béo vào cơ thể sẽ gây nguy hiểm đối với cơ thể và bộ não. Chất béo omega- 3 giúp bộ não phát triển có rất nhiều trong các loại cá như: Cá ba-sa, cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá trích, cá mòi. Omega - 6 có nhiều trong các loại hạt nhiều dầu như hạt bí đỏ, hạt hướng dương, mè và dầu thực vật. Tuy nhiên, chất béo động vật có rất nhiều acid béo no và cholestrol. Vì vậy, không nên ăn quá nhiều chất béo động vật dễ dẫn tới tình trạng tăng sự tích lũy lipid cao trong máu gây nên các bệnh về tim mạch và đái đường. Tăng cường rau quả Rau quả là nguồn cung cấp các vitamin và muối khoáng cho cơ thể để phòng chống các bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng. Các loại rau như ớt vàng to, rau ngót, rau mùi, mùng tơi, súp lơ, hành tươi, cà chua và các loại quả như cam, chanh, quýt... là nguồn vitamin C tốt. Rau quả còn chứa nhiều chất khoáng có tính kiềm đặc biệt là kali, canxi, magiê (có trong rau màu xanh, các loại hạt), acid folic (có trong rau lá xanh đậm), B1, B2 (các loại đậu) có vai trò quan trọng trong nhiều chức phận hoạt động của cơ thể. Đặc biệt là chất bêta- Caronten có nhiều trong các loại rau quả có màu vàng, đỏ da cam hay xanh sẫm như: Ớt đỏ, cà rốt, cà chua, xoài, gấc, hồng đỏ, rau muống, hành lá... có tác dụng bảo vệ não. Ngoài ra, sữa và các chế phẩm từ sữa như yaout hoặc phô mai có chứa loại axít amin quan trọng giúp não thư giãn và năng động hơn. Không để thiếu sắt Cũng theo TS Minh Hạnh, nếu thiếu chất sắt, sĩ tử sẽ dễ bị thiếu máu dẫn đến hay mệt mỏi, học kém tập trung. Chất sắt có nhiều trong huyết, gan, thịt, cá, trứng hoặc rau xanh và các loại đậu. Trong đó chất sắt từ thức ăn động vật hấp thu tốt hơn thực vật. Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong 100g bầu dục lợn có 16g đạm, 7,8mg sắt, 2,6mg kẽm và 117 mcg vitamin A. Tuy nhiên, thức ăn là nội tạng động vật có nhiều chất sắt nhưng cũng chứa nhiều lượng cholesterol (chẳng hạn như bầu dục của lợn, bò, hoặc gan lợn có tới 300 - 4.000mg% cholesterol) nên nếu ăn thường xuyên loại thức ăn này lại không tốt cho cơ thể. Vì vậy, nên tăng cường bổ sung chất sắt ở thực phẩm có nguồn gốc thực vật như: Đậu tương, đậu xanh, đậu đen, lạc, vừng... Để hấp thu được chất sắt tốt nhất, các sĩ tử nên ăn những thức ăn chứa nhiều vitamin C như: Chuối, đu đủ, cam, bưởi, táo. Không nên uống nước trà đặc ngay sau bữa ăn chính vì sẽ ức chế hấp thu chất sắt vào cơ thể. Ngoài việc không để cơ thể thiếu sắt, khi nấu ăn lưu ý nên sử dụng muối iốt khi chế biến thức ăn vì iốt cũng là một vi chất rất cần thiết cho bộ não. Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia su bach khoaGia su hoagia su tieng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383