Hiển thị các bài đăng có nhãn gia sư sư phạm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn gia sư sư phạm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Sinh viên sống rủng rỉnh nhờ làm gia sư

Sự thăng bậc của nghề gia sư

Gia sư là nghề mà khá nhiều sinh viên từng "kinh qua", bởi sự phổ biến, dễ tìm việc cũng như linh động thời gian. Nhiều năm trước, đây được xem là nghề làm thêm ở mức "thường thường bậc trung" trong giới sinh viên, vì thu nhập không cao, đi dạy mệt nhoài 2-3 tiếng mà chỉ được mấy chục ngàn đồng. Tuy nhiên, giờ đây, gia sư được xếp vào hàng nghề làm thêm có thu nhập không hề thấp của giới trẻ.

Nguyễn Diễm My - đang là sinh viên năm thứ 3 trường Học Viện Báo chí và Tuyên truyền (Hà Nội). Tuy nhiên, công việc mà cô đang làm thêm lại chẳng liên quan gì đến ngành học cũng như chuyên môn của mình. Hiện tại, cô đang nhận dạy thêm môn Toán và Anh cho các em học sinh từ lớp 9 trở xuống.


Với sinh viên, 5-8 triệu/tháng là một khoản không nhỏ. Ảnh: (Internet)

Dù không học chuyên ngành sư phạm nhưng My vẫn truyền tải tốt kiến thức cũng như chất lượng dạy ngày càng được nâng lên. Được biết, ban đầu vốn dĩ cô chỉ nhận dạy thêm 2 em nhà hàng xóm, sau đó do phụ huynh thấy kết quả học tập của con mình ngày càng tốt hơn nên cũng giới thiệu cho mấy chị làm cùng cơ quan.
Vậy là từ đấy My nhận được khá nhiều lời mời về dạy. Vì là đang trong thời gian nghỉ hè nên My nhận dạy nhiều học sinh hơn, cô nhận dạy một tuần 4 buổi, một buổi dài 2 tiếng và mỗi lần như vậy thường gộp chung 4 học sinh/buổi. Bởi các em đều học cùng lớp với nhau. Cô chia sẻ mức giá hiện tại của mình là 120.000/học sinh/buổi. Như vậy, tính trung bình trong một tháng My kiếm được khoảng gần 8 triệu đồng/tháng từ công việc dạy thêm của mình.

Nguyễn Cẩm Nhung - sinh viên năm thứ 3 trường ĐH Hà Nội cũng đang nhận dạy thêm môn tiếng Anh. Nếu như My được phụ huynh học sinh “dẫn mối” thì Nhung lại phải thường xuyên đến các trung tâm để tìm việc. Sau khi nộp hồ sơ tại các trung tâm thì cô phải chờ một thời gian để bên phía trung tâm tìm người có nhu cầu.
Đôi khi thời gian này chỉ kéo dài 1-2 tuần nhưng cũng có lúc kéo dài hàng tháng trời. Vậy là cô đành phải đi đến các trung tâm khác nữa với mục đích sẽ có nhận được nhiều việc hơn. Đến khi phía trung tâm gọi điện báo với Nhung rằng đã tìm được công việc theo như mong muốn của cô thì việc đầu tiên là bạn ấy đến để kí kết hợp đồng. Với mỗi khách hàng mà trung tâm giới thiệu, Nhung phải trả 50% lương tháng đầu cho họ.

Hiện tại, cô cũng đang nhận dạy 3 buổi/tuần. Giá cả cũng dao động từ 100.000-120.000 đồng/buổi, tùy vào trình độ của các em học sinh. “Đối với những em học lớp 6 thì mình chỉ nhận khoảng 100.000 đồng/buổi. Vì ở trình độ này, kiến thức của các em không khó mấy, còn đối với lớp 7 hoặc lớp 8 thì mình lấy 120.000 đồng. Tháng này mình đang nhận dạy 3 em/buổi nên tính ra hết tháng mình sẽ kiếm được khoảng gần 5 triệu” - Nhung cho biết.


Gia sư chủ yếu dạy vào buổi tối, một tuần  vài buổi nên ảnh hưởng không nhiều đến việc học của các bạn trẻ (Ảnh: Internet)

Nghề không dành cho người "chảnh"

Trong những ngày hè này, hều hết sinh viên đều lựa chọn làm công việc gia sư bởi nó không mất nhiều thời gian. Việc mỗi buổi học chỉ kéo dài từ 2 tiếng khiến cho các bạn vẫn có thời gian nghỉ ngơi, đi chơi với bạn bè mà vẫn kiếm thêm được thu nhập.

Hơn nữa, việc dạy thêm này đôi khi kéo dài suốt năm học nên một số bạn vẫn có được mức thu nhập ổn định, tuy rằng trong năm thì thời gian dạy sẽ không được nhiều và chủ yếu là dạy vào buổi tối. Vậy mà cũng có những bạn, chỉ đi dạy được một tháng thì bị phía gia đình xin thôi không cho con học nữa. Bởi mức giá đưa ra khá cao.

Dương Mỹ Linh - là sinh viên năm 3 trường Học viện Ngoại giao nên môn dạy chính của cô là tiếng Anh. Dẫu vậy, số lượng học sinh mà Linh đang dạy lại không nhiều lắm, chỉ 2 học sinh/buổi/tuần. Linh vốn là bạn học cùng cấp 3 với My nên nhiều lúc cũng được My giới thiệu cho học sinh để dạy vì cô sợ dạy đông quá thì chất lượng sẽ không đảm bảo.

Tuy nhiên, sau 1-2 tuần thì My lại nhận được những lời phàn nàn của phụ huynh. Tìm hiểu thì cô được biết do Linh hét giá cao quá, 150.000 đồng/tiếng/buổi nên phụ huynh xin phép cho con nghỉ. Cô cho rằng, trình độ của mình tốt hơn nên việc lấy mức giá như vậy là đương nhiên. Cuối cùng, My bị mang tiếng vì đã giới thiệu cô giáo dạy không những đắt mà kết quả của học sinh vẫn thế. Thành ra từ đấy My không dám giới thiệu ai cho Linh nữa.

Nếu nói về việc dạy gia sư thì không thể nào không nhắc đến các bạn đang học tại trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Bởi hàng ngày sinh viên sư phạm được học tập trong môi trường mô phạm nên cách thức truyền tải cũng như phương pháp giảng dạy có vẻ hiện đại và hiệu quả hơn.
Mai Hoa đang là sinh viên năm 2 khoa Toán trường ĐH Sư Phạm Hà Nội. Trong quãng thời gian nghỉ hè này, Hoa nhận dạy kèm từ 3-5 em học sinh và chia đều trong ngày.

Lịch đi dạy của Hoa cũng khá là kín, sáng từ 9h - 11h sau đó kịp về nhà nghỉ trưa, chiều lại từ 3h-5h, tối lại nhận dạy tiếp từ 7h-9h. Có những em học sinh học cùng lớp với nhau thì Hoa lại gộp chung vào dạy chung trong một buổi để có thể tạo ra sự ganh đua lẫn nhau giữa các em học sinh.

Một tuần Hoa có 4 buổi như vậy, mỗi một lần dạy như vậy, cô thỏa thuận với phụ huynh là 140.000 đồng/buổi/ 2 tiếng. Tuy mới đầu, cô cũng nhận được những ý kiến của phụ huynh về giá cả nhưng Hoa đảm bảo với họ rằng nếu tình hình học tập của các em không tiến triển tốt thì cô sẽ không lấy tiền.
Sau một vài tháng kèm cặp thì các em đã có kết quả rõ nét. Thay vì những điểm 6-7 như trước đây trong mỗi bài kiểm tra thì đến kì thi, hầu hết các em đều đạt điểm 9 trở lên. Nhìn thấy thành tích của con ngày một tốt lên, các bậc phụ huynh tỏ ra rất hài lòng vì chất lượng dạy của giáo viên. Có những phụ huynh còn đề nghị Hoa tăng số buổi học thêm của con mình lên thành 3 buổi/tuần thay vì 1-2 buổi/tuần như trước.

Chính vì vậy mà số tiền Hoa kiếm được cũng không hề nhỏ. “Vì đang trong thời gian nghỉ hè nên mình phải tranh thủ mà đi dạy thêm, nếu vào kỳ học rồi thì khó mà được đi dạy nhiều như vậy. Có tháng mình làm cũng được 7 triệu đồng. Đôi khi mình cũng thấy mệt mỏi vì thời tiết nắng nóng, muốn nghỉ ngơi nhưng nếu nghỉ thì lại không có tiền để trang trải cho cuộc sống, nào là trả tiền thuê nhà, tiền ăn, tiền sinh hoạt, chưa kể còn đi chơi với bạn bè" - Hoa tâm sự.

Cô bạn cũng chia sẻ thêm: "Tuy mệt nhưng nhiều khi nhìn thấy kết quả của các em tiến triển rõ rệt thì mình cũng thấy vui. Công việc này, tuy chỉ là làm thêm nhưng mình cũng học được rất nhiều kinh nghiệm, hy vọng rằng sẽ giúp ích cho tương lai sau này”.
 
 
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Những chiêu làm gia sư "điên đảo" của học sinh

Nỗi niềm khi học gia sư... 

Ngày trước, việc học gia sư riêng là niềm tự hào của nhiều teen “quý-sờ tộc”, bởi phải gia đình nào khấm khá một chút mới có đủ thu nhập để mời thầy cô về dạy kèm riêng cho con mình. Thế nhưng thời gian gần đây, việc học gia sư riêng trở nên dần phổ biến hơn và thậm chí nó trở thành nỗi ngán ngẩm của nhiều teen. Nguyên nhân bởi học gia sư riêng thường “gò bó” và bị kiểm soát gắt gao hơn.

Cẩm Vân (học sinh trường Nguyễn Thị Minh Khai) chia sẻ: “Tớ học gia sư ở nhà từ bé nhưng thấy không thích chút nào. Tớ muốn được qua nhà thầy cô học chung với tụi bạn cùng lớp, vui hơn mà thỉnh thoảng kiểm tra còn biết “chút chút”. Học ở nhà cũng tốt nhưng... chán. Ngồi một mình nhiều khi buồn ngủ. Bên cạnh đó, hoc gia sư riêng thì dễ bị gia sư “báo cáo” với bố mẹ ngay khi tớ lỗi lầm gì đó. Thật nản!"

Mặc dù không phải thầy cô nào dạy ở nhà cũng... chán ngắt hoặc thưa gửi với bố mẹ liền tù tì về bất cứ sự thay đổi nào trong việc học của teen. Thế nhưng, không thể phủ nhận việc học một mình với gia sư đôi khi không thể “sôi động” hay thoải mái như việc học trung tâm, lớp đông, có người này người khác, không ai kèm sát. Và có lẽ phần nào cũng bởi thế mà nhiều teen bắt đầu thực hiện những “chiêu” thức xấu xí với gia sư của mình. 


Ảnh minh họa.

Trăm chiêu làm khổ gia sư 

Hầu hết các thầy cô gia sư và teen ở nhà đều có mối quan hệ khá tốt, bởi chuyện một kèm một thì sẽ có thời gian trao đổi để hiểu nhau hơn. Thế nhưng một số bạn lại tận dụng sự thân thiết này để… moi chuyện và kể xấu thầy cô với phụ huynh. Sau đó là chuyện “tung tin” về việc truyền đạt sai lệch kiến thức. Đó là những lí do khiến phụ huynh lo lắng và đủ lớn để phụ huynh nghĩ đến chuyện... có nên đổi gia sư hay thay đổi môi trường học cho con? 

Tất nhiên, không phải phụ huynh nào cũng thiếu tỉnh táo và nghe lời hoàn toàn ở các teen. Lúc bấy giờ, nhiều teen xoay sang tìm những quái chiêu để... phá gia sư. Nhằm cho các thầy cô tức giận mà nghỉ dạy. Phổ biến nhất là chiêu “lầm lì ba không: không học – không biết- không nghe”. Lâu lâu thì xen vào câu nói ngang, chống đối. Mục đích cuối cùng là tạo cho thầy cô cảm giác... bất lực không thể dạy được. 

Nhiều bạn còn “chơi dại” hơn bằng cách tự kéo kết quả của mình xuống. Vào lớp cứ ngồi chơi không chịu học hành, về đến nhà bài không chép, nghe giảng tai này lọt tai kia... đố thầy cô chịu được(!) Hay cứ đến giờ học thêm thì xin ra ngoài, nghe điện thoại, thậm chí vào toilet ngồi để... giết thời gian. Vào tiết học thì kiếm chuyện nói linh tinh lảm nhảm, không làm sao “tắt đài” được.  Nghiễm nhiên, trước tình hình học tập như vậy, nhiều cô quá thất vọng và cũng từ từ phải... rút lui(?) 

Liều lĩnh nhất, nhiều teen không những thể hiện việc... ghét ra mặt, đối xử thiếu lịch sự còn dám giấu cả tiền đóng học thêm. Nghĩa là phụ huynh giao tiền học thêm để nộp thầy nộp cô mà “cất làm của riêng không đóng”. Cứ thế vài tháng, đến khi thầy cô hỏi bố mẹ thì mới chìa ra bảo... quên. 

Ai là người thiệt thòi? 

Quậy phá kiếm chuyện, những mong thoát khỏi tay gia sư nhưng nhiều bạn không biết đang tự đem cho mình đến những rắc rối. Vấn đề đầu tiên nhiều bạn gặp phải là khi thầy cô gia sư trao đổi về phong cách học tập của học trò, chẳng phụ huynh nào không lo lắng và áp dụng những biện pháp mạnh để uốn nắn lại con cái. Sau đó phải kể đến chuyện mối quan hệ “rạn nứt” giữa thầy trò làm cho những buổi học sau sẽ càng thêm căng thẳng. Một số còn không may mắn hơn khi gặp phải những gia sư thực dụng, trò không học kệ trò, mỗi ngày chỉ đến và về như một nhiệm vụ để... kiếm thêm. 

Căng thẳng nhất vẫn là tình hình học tập của teen. Trong quá trình “quậy tưng lên” thì việc học cũng lộn nhào theo sức... quậy. Thậm chí, có được toại nguyện ra học trung tâm thì cũng chỉ càng ngày càng đi xuống vì bị hẫng kiến thức trước đó khá nhiều. Chưa nói đến chuyện, tiền bạc cha mẹ bỏ ra vẫn hao tốn trong thời gian các teen chơi chẳng chịu học 


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Từ gia sư trở thành trông trẻ

Gần Tết, nhiều tờ rơi, quảng cáo đang được dán khắp các trường ĐH, các hộ gia đình chào mời “sinh viên làm bảo mẫu” với mức lương tối thiểu 60.000đ/giờ. nghề trông trẻ đã không còn là lao động giản đơn như trước...

Vào mỗi dịp cận Tết và hè, các bé được nghỉ học dài ngày trong khi cha mẹ vẫn phải đi làm, nên người trông trẻ (NTT) được “săn” ráo riết.
Với nhiều gia đình, điều kiện tuyển dụng “NTT chất lượng cao” không hề đơn giản: trình độ văn hóa tối thiểu 12/12, có bằng cấp liên quan đến sư phạm, kỹ năng chăm sóc trẻ (y tế, mầm non). Vì thế, không ít NTT có bằng cấp ĐH, thạc sĩ các ngành xã hội làm việc theo mùa vụ, theo giờ rất được trọng vọng trong cái nhìn của các gia đình.
Chị Phạm Thanh Nhàn (khu biệt thự Villa Sài Gòn Q.10, TP.HCM) chia sẻ: “Chúng tôi có hai cháu bé 3 và 10 tuổi. Theo kinh nghiệm của tôi, không nên thuê người giúp việc kiêm giữ trẻ. Nếu có thể, nên nhờ ông bà nội ngoại hoặc người thân nấu ăn giúp. NTT chỉ chuyên chăm sóc và vui chơi với trẻ vì chuyện ăn uống, thói quen sinh hoạt cá nhân của NTT ảnh hưởng rất lớn đến tính nết của trẻ sau này. Thêm vào đó, do các cháu học ở trường, một số học trường quốc tế nên ngay cả bố mẹ cũng không bắt kịp được sinh hoạt vui chơi của trẻ hiện nay, vì thế rất cần NTT có trình độ”.

Người giữ trẻ của Công ty Chuyên Việc.
Tiêu chuẩn của NTT ngoài tình yêu thương trẻ, còn phải biết dạy vẽ, giúp bé ráp vần, đọc mặt số, làm quen với chữ, tập đếm, hát, đọc thơ như một cô giáo. Với các bé từ lớp 1-5, NTT phải học và chơi cùng bé theo chương trình của nhà trường. Không chỉ là gia sư dạy bé môn tiếng Việt và toán, các cô hướng dẫn bé làm thủ công, học các môn cắt dán, may thêu với bé. Chị Đào Thị Huyền (khu chung cư cao cấp Phú Mỹ Hưng, Q.7, TP.HCM) cho biết: “Nếu chưa tìm được người có chuyên môn thì phải tìm các em học tối thiểu THPT, thậm chí phải tìm người rồi đào tạo từ từ”. Theo chị Huyền, việc “lên đời” một NTT tuy mất nhiều thời gian nhưng giữ người mới thật sự khó. Phải chăm sóc, tạo tình thân, quan tâm quà cáp như cô giáo riêng của con mới không bị người khác “giựt mối”.
Theo thống kê từ ngành giáo dục, TP.HCM đang thiếu khoảng 20.000 cô giáo mầm non, nên các giáo sinh, SV ngành sư phạm mầm non, SV các ngành xã hội, tâm lý đang ngày càng được săn đón. Cô Ngọc Huệ (thạc sĩ ngành tâm lý - Trường ĐH KHXH&NV) cho  biết, lúc còn là SV, cô nhận dạy kèm HS tiểu học rồi theo các bé hết 5 năm. Cô tâm sự: “Thực tế, đứa trẻ ảnh hưởng bởi NTT nhiều hơn cả bố mẹ, từ tính cách đến thói quen hành xử mỗi ngày”.
Hiện nay, tại các trung tâm giới thiệu việc làm, giá của NTT (có bằng cấp chuyên môn) khoảng hai triệu đồng/tháng/bé, làm việc tuần hai buổi, một buổi hai tiếng hoặc tính theo giờ trung bình 150.000đ/giờ/cô. Bà Trần Thị Túc (Trung tâm dịch vụ việc làm Trí Thức) nhận xét: “Nghề giữ trẻ đang có nhu cầu khá cao, cái nhìn về nghề cũng khác trước, NTT được các gia đình coi trọng chứ không chỉ là việc giữ trẻ và để sai vặt như xưa”.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Hoa khôi Ngoại giao đi làm gia sư

Ai đó có thể nghĩ rằng những nữ sinh có nhan sắc, tiếng tăm như Hoa khôi Học viện Ngoại giao Phạm Tố Quyên sẽ tìm kiếm các công việc part-time thật "hot" như người mẫu, diễn viên, hay chí ít cũng là MC, PG. Nhưng thật bất ngờ khi Quyên cho biết công việc làm thêm hiện tại, cũng là công việc làm thêm được cô yêu thích nhất là làm gia sư. Hiện tại, Quyên đang làm gia sư tiếng Anh cho một học sinh lớp 12.
Quyên khẳng định rằng ngay cả sau khi đăng quang, nhiều cơ hội mở ra hơn, nhiều lời đề nghị với các công việc mới thì Quyên vẫn sẽ tiếp tục làm gia sư. "Làm gia sư có thể không giúp Quyên nổi tiếng, vì nó không phải là công việc được nhiều người biết đến. Nhưng công việc này, ngoài việc đem lại cho Quyên thu nhập ổn định còn mang đến cho Quyên niềm yêu thích và bao kiến thức bổ ích."
 
Hoa khôi Học viện Ngoại giao Phạm Tố Quyên.
Tố Quyên có ước mơ như bao sinh viên Học viện Ngoại giao khác là ra trường được làm đúng ngành nghề đã học. "Công việc gia sư Quyên đang làm cũng giúp Quyên đến gần với ước mơ hơn. Vì tiếng Anh là yêu cầu căn bản của một nhà ngoại giao mà!".

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383