Khi gia sư là sinh viên
Có
khá nhiều ý kiến phản đối việc chọn sinh viên dạy cho teen năm cuối.
Hầu hết các bậc phụ huynh đều cho rằng sinh viên năm 3, 4 chưa đủ trình
độ và kinh nghiệm dạy học. Năm cuối lại cực kì quan trọng nên không thể
phó thác việc học của con mình cho những sinh viên chưa có tay nghề sư
phạm. Phụ huynh cho rằng, sinh viên chưa thể phân dạng và nắm bắt được
tình hình thi cử như các giáo viên được.
Thật
ra công bằng mà nói thì những điều mà các bậc phụ huynh lo lắng như
trên đều hoàn toàn có cơ sở nhưng không phải bất kì sinh viên nào cũng
đều không có kinh nghiệm. Thực tế có khá nhiều sinh viên giỏi và có năng
lực đảm bảo dạy chất lượng cho các teen năm cuối.
V.Anh (teen 12 THPT KT) chia sẻ: “Mình
biết một anh làm gia sư môn Toán, anh ấy học rất giỏi… lúc thi ĐH anh
ấy là Á khoa nên mình quyết định chọn anh ấy làm gia sư cho mình. Lúc
trước mình cũng rất lo lắng khi tại sao ba mẹ lại bảo anh ấy dạy mình
học… Nhưng sau khi học được một thời gian, mình thấy cách dạy rất dễ
hiểu, khiến mình nắm vững kiến thức, cộng thêm sự nhiệt tình của anh ấy
khi dạy học làm điểm số của mình cải thiện đáng kể. Không phải bất cứ
sinh viên nào cũng dạy qua loa đâu”.
Ảnh minh họa.
Đầu quân cho các trung tâm
Nhắc
đến trung tâm nhiều teen nghĩ đến viễn cảnh phải ngồi chen chúc trong
một phòng học chật chội, là phải học đại trà, là giá thành rẻ... bất
đắc dĩ mới phải học như vậy. Nhưng nếu teen sáng suốt và lựa chọn kĩ
những trung tâm có uy tín thì sẽ tránh được những tình trạng trên. Có
nhiều trung tâm rất coi trọng đến chất lượng dạy và học, luôn để ý đến
kết quả của từng học sinh. Vì thế học sinh theo học ở những nơi này có
khi còn đông hơn khi học tại nhà.
K.Tuyền (teen 12 THPT LQĐ) nói rằng: “Mình
chọn trung tâm học trước hết là chú ý đến người thầy dạy học của mình
là ai, dạy có tốt không, chất lượng dạy như thế nào? Mình đang theo học
một lớp Anh, sỉ số gần 100 người nhưng học rất tốt và rất dễ hiểu bài,
thầy dạy chất lượng".
Một
số phụ huynh cho rằng học tại trung tâm thì sẽ tiện cho việc quản lý
con mình hơn. Thế nhưng tốt hơn hết là teen nên chọn thầy dạy tốt trước
khi chọn trung tâm để học.
Khi gia sư là chính bản thân mình
Ở
đây ta muốn nói đến ý thức tự giác và tinh thần tự học ở bản thân mỗi
người. Với những môn “ruột” thì teen có thể không cần thiết phải tìm cho
mình một gia sư mà có thể tự ở nhà ôn thi được. Vì đó là môn mình thích
nên dễ học và có hứng thú hơn. Suy ra hiệu quả cũng ngang ngửa với việc
đi học thêm. Năm cuối ta cũng không nên quá đặt nặng vấn đề học thêm
lên hàng đầu, không nên học nhồi học nhét mà cần có những khoảng thời
gian thích hợp và ý thức học tập thì mới mau tiến bộ lên được.
H.Châu (teen 12 THPT NT) nói rằng: “Thật
ra thì việc tìm người gia sư cũng tốt nhưng nếu thấy không cần thiết
lắm thì ta cũng không nên cần gia sư làm gì. Với tớ thì môn Văn là môn
yêu thích nên chỉ cần học bài và nghe giảng trên lớp cộng với việc lên
mạng tìm tài liệu và tham khảo cách hành văn của người khác để lấy ý về
bài của mình là đủ. Chăm chỉ và tự giác chút là ta sẽ tiến bộ rất nhanh.
Internet là kho tài liệu bao la mà bất cứ ai cũng đều có thể tìm thấy
những bài học mà mình cần, không nhất thiết phải đi học thêm là có thể
giỏi”.