Khả năng tư duy, học hỏi của trẻ chỉ phụ thuộc một phần nhỏ vào gene di truyền, phần còn lại là yếu tố dinh dưỡng. Dinh dưỡng có vai trò quan trọng và tác động lớn đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Khả năng nhạy bén quan sát, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề từ lâu không phải là điểm mạnh của hầu hết học sinh Việt Nam. Tuy nhiên, theo công bố của Viện Nghiên cứu Giáo dục từ cuộc khảo sát vào tháng 5, 7,1% học sinh tiểu học tại Hà Nội và TP HCM được đánh giá có kỹ năng phân tích thông tin tốt. Kết quả này khiến nhiều người băn khoăn.Những bảng điểm cao hàng tháng các em học sinh mang về báo cáo với phụ huynh chưa hẳn là một kết quả đáng mừng. Với phương pháp dạy và học còn nhiều bất cập, nặng về lý thuyết như hiện nay, không nhiều học sinh tiểu học đạt điểm 9,10 biết cách xử lý và phân tích thông tin.
Phụ huynh cần quan tâm và bồi dưỡng khả năng nhạy bén cho con. |
Khi giáo viên cho thêm đối tượng ẩn vào đề bài, hầu hết các em đều cảm thấy rối, kể cả học sinh giỏi. Với bài toán có nhiều đối tượng là nhiều loại xe có số bánh xe khác nhau, ta phải giả thiết tạm 2 lần để lần lượt tìm ra đáp số là số bánh xe của mỗi loại. Đây chính là dạng giả thiết tạm kép, đòi hỏi học sinh phải tư duy, tìm ra hướng giải quyết sáng tạo so với bài toán mẫu.
Việc tìm các cách giải khác nhau của một bài toán gắn liền với việc nhìn vấn đề dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Chẳng hạn, trong bài toán trên, các em phải xác định được xe ôtô thì có 4 bánh, xe đạp thì có 2 bánh nhưng xe xích lô có 3 bánh.
Nếu không có óc quan sát và vận dụng từ thực tế, các em sẽ lúng túng khi xác định số bánh của mỗi loại xe. Điều quan trọng sau mỗi bài toán không chỉ dừng lại ở việc tìm được nhiều cách giải khác nhau mà còn là việc rèn luyện năng lực tư duy nhạy bén, sáng tạo cho học sinh.
Theo tiến sĩ Kim Dung, Viện phó Viện Nghiên cứu giáo dục, đối với học sinh tiểu học, kỹ năng giải quyết vấn đề rất quan trọng, giúp các em hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ hợp lý. Giải quyết vấn đề là một quá trình làm việc trí óc nhằm phát hiện, phân tích và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày, trong học tập và làm việc.
Khi có khả năng tự mình phân tích, giải quyết vấn đề để vượt qua khó khăn, trẻ sẽ tự tin hơn, đồng thời hào hứng khám phá những kiến thức mới, từ đó phát triển niềm đam mê học tập thực sự xuất phát từ bản thân và luôn mong muốn tiến bộ hơn.
Mong muốn con cái đạt thành tích cao trong học tập và thành công trong cuộc sống về sau là điều mà các bậc phụ huynh đặt lên hàng đầu. Để giúp trẻ phát triển vững chắc và phát huy trí tuệ, phụ huynh cần quan tâm đầu tiên đến việc chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Khả năng tư duy, học hỏi của bé chỉ phụ thuộc một phần nhỏ vào gene di truyền, phần còn lại yếu tố dinh dưỡng. Dinh dưỡng có vai trò quan trọng hơn và tác động lớn đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Cấp một chính là thời gian bé phát triển mạnh mẽ cả thể chất lẫn trí não nên rất cần nhiều năng lượng.
Vì thế, phụ huynh nên có sự đầu tư về chất hơn nữa cho bữa ăn của con em mình, đặc biệt là các acid béo như Omega 3 và 6 cùng các nguyên tố vi lượng - những thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khả năng nhạy bén trong quan sát, phân tích và giải quyết vấn đề của trẻ.
Phát triển khả
năng tư duy của trẻ là một việc quan trọng, nhưng bạn cũng có thể biến
thể biến nó thành một hoạt động nhẹ nhàng, hay thậm chí là trò chơi vui
của gia đình.
Để
phát triển kỹ năng tư duy của trẻ, bạn nên đặt những câu hỏi dùng từ
ngữ đơn giản, gần gũi và chính xác; và quan trọng nhất là bạn đừng yêu
cầu quá cao ở trẻ, chỉ nên tập trung thực hiện từng bước một một cách hệ
thống và đúng cách.
Các
chuyên gia tâm lý chia kỹ năng tư duy làm 6 loại. Đây là các loại phổ
biến đối với tất cả mọi người, nên khi áp dụng với mỗi đứa trẻ khác
nhau, bạn cần phải chỉnh sửa câu hỏi linh hoạt sao cho trẻ có thể hiểu
một cách rõ ràng nhất.
Bao nhiêu quả cam nhỉ? |
1. Phát triển kỹ năng nhận biết: Kỹ năng nhận biết bao gồm ghi nhớ, nhắc lại, sửa lại cho chính xác, phù hợp và cả nhận xét đúng – sai từ các dữ liệu có sẵn.
Phát triển kỹ năng này như thế nào?
Bạn
nên sử dụng đúng những từ và cụm từ như: “khi nào”, “như thế nào”, “bao
nhiêu”, “ở đâu”, “gì”… Những từ ngữ đơn giản và dễ hiểu sẽ giúp con bạn
có được những câu trả lời chính xác nhất.
Câu hỏi gợi ý:
- Một tá quả cam là bao nhiêu quả?
- Cái này có màu gì?
- Khi nào thì đến sinh nhật của con?
2. Phát triển kỹ năng nhận thức:
Nhận thức tức là nắm vấn đề hoặc hiểu được chính xác ý nghĩa thực sự
của vấn đề, trong đó bao gồm cả việc nhận biết các sự vật và chất liệu.
Phát triển kỹ năng này như thế nào?
Sử
dụng các từ và cụm từ như: “giải thích”, “mô tả”, “đoán”, dự đoán”,
“phát hiện”, “xác định”… để giúp con bạn có thể giải thích, mô tả và
đoán được nhiều thứ trong thế giới tự nhiên.
Câu hỏi gợi ý:
- Con tả cho mẹ xem chó Bim nhà mình ăn như thế nào nào?
- Mẹ quên mất hạt giống nảy mầm thành cây như thế nào, con giải thích cho mẹ được không?
- Con có đoán được hình này là hình gì không?
3. Phát triển kỹ năng ứng dụng:
Kỹ năng này bao gồm việc vận dụng những thông tin hay chi tiết đã được
học hoặc biết vào những điều mới lạ, chưa từng gặp trước đây.
Phát triển kỹ năng này như thế nào?
Sử
dụng các từ để khuyến khích trẻ áp dụng vào các tình huống mới. Các từ
này có thể là: “chứng minh”, “chỉ cho mẹ”, “nói cho mẹ”…
Câu hỏi gợi ý:
- Trái đất và quả bóng này có gì giống nhau?
- Chỉ cho mẹ xem cái cây to với cây bụi khác nhau thế nào?
- Nói cho mẹ nghe chó sủa thế nào nào?
4. Phát triển kỹ năng phân tích: Kỹ năng này bao gồm việc tách thông tin thành nhiều phần, đoạn để xem xét một cách chi tiết.
Phát triển kỹ năng này như thế nào?
Bạn
có thể sử dụng những từ đơn giản và dễ hiểu như: “đâu là điểm khác
nhau”, “giải thích”, “so sánh”… Khi được hỏi những câu có chứa các từ
khóa này, bé sẽ bắt đầu suy nghĩ bằng cách chia tách câu hỏi thành nhiều
phần.
Tìm điểm khác nhau nào |
Câu hỏi gợi ý:
- Nói cho mẹ nghe một điểm khác nhau giữa em bé với cái cây nào.
- Con còn biết gì về quả trứng này nữa nào?
- Con so sánh xem búp bê Barbie với chuột Mickey khác nhau những gì?
5. Phát triển kỹ năng tổng hợp:
Đây là kỹ năng hơi khó để trẻ em có thể học và hiểu được, vì nó liên
quan đến việc vận dụng các thông tin, kiến thức hay kỹ năng trẻ đã được
học và kết dính chúng lại thành một hình ảnh rõ ràng mà trước đó chính
trẻ cũng chưa nghĩ đến.
Phát triển kỹ năng này như thế nào?
Bạn
nên sử dụng những từ và cụm từ đơn giản giúp con mình kết hợp các thông
tin mà bé biết để tạo nên một ý niệm mới thật rõ ràng.
Câu hỏi gợi ý:
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu con vứt bộ ghép hình này xuống sàn?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu cái cây cảnh này ra trái?
- Theo con thì chúng ta nên sắp xếp căn phòng này như thế nào?
6. Phát triển kỹ năng đánh giá:
Kỹ năng này bao gồm việc xem xét, suy luận, quyết định và đưa ra kết
luận dựa trên một tập hợp các điều kiện hoặc tiêu chuẩn, không bao gồm
trả lời đúng hay sai.
Phát triển kỹ năng này như thế nào?
Bạn có thể dùng các từ khóa như: “đánh giá”, “ước lượng”, “giải thích”, “so sánh”…
Câu hỏi gợi ý:
- Quả địa cầu và quả trứng có điểm gì giống nhau?
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu con mọc ra một đôi cánh?
- Con có thể nói cho mẹ có chính xác bao nhiêu quả trứng trong giỏ không?
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoa và Gia sư toán và gia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét