Hàng trăm bạn đọc đã thẳng thắn chia sẻ suy nghĩ về vấn nạn bằng cấp giả và những hệ lụy khác của nền giáo dục nước nhà. Đa số thống nhất quan điểm: thà chịu đau một lần để "trị dứt bệnh" cho xã hội phát triển tốt đẹp hơn...
Cũng với quan điểm đó, Lam hoangminhlam@live.com
thổ lộ: “Cách đây 6 - 7 năm tôi cũng đi gia sư cho 1 cô bé học lớp 9.
Trước khi vào dạy có hỏi qua bố mẹ cô bé xem học hành thế nào và được
trả lời rằng: toán, lý học rất tốt chỉ có môn Hoá là hơi kém. Sau khi
dạy được 2 buổi thì nhận ra 1 sự thật phũ phàng. Cô bé chẳng biết một
cái gì cả, học như 1 con vẹt không suy nghĩ. Khi bắt làm 1 bài trong
sách giáo khoa thì em ý bảo bài này đã làm ở lớp rồi, thế nhưng mình vẫn
bắt làm lại thì không làm được. Hỏi ra mới biết ở lớp em chép của bạn.
Còn môn Lý thì ôi thôi, học thuộc lý thuyết làu làu, nhưng bảo áp dụng
vào bài thì không biết làm thế nào. Thế mà hàng năm vẫn đạt học sinh
giỏi mới sợ. Trước đây tôi có đọc bài "Tại sao lại có “Chùa Thầy” và
"Tại sao sinh viên phải đi “Chùa Thầy”, thấy rất thích. Bài này cho tôi
cái nhìn đa chiều về vấn đề dạy và học ở Việt Nam.
Mong rằng các nhà
quản lý đọc những bài như thế này để tìm ra biện pháp giải quyết tận
gốc rễ của vấn đề” – độc giả này nhấn mạnh.
Hàng loạt bằng giả đã bị thu giữ và đang tiếp tục xác minh. (Ảnh: PLTPHCM)
Lã Đinh Hưng Yên Ladinh7@gmail.com phân tích: “Thực trạng đáng buồn không thể vui được vì:
Thứ nhất là cơ quan chủ quản là Bộ GDĐT cũng chưa có đường đi đúng với hướng của mình. Bộ không hề có văn bản nào hướng dẫn về cách thi và học tại các trường đại học, nên người không đỗ vào trường này lại đỗ vào trường khác. Đến khi ra trường đều là tốt nghiệp đại học nên như nhau.
Thứ hai mở quá nhiều trường đại học và cao đẳng nên cứ trượt trường này lại vào trường khác. Thật quá buồn, đến nay hầu như các trường đều không tuyển đủ sinh viên.
Thứ ba hiện tại chúng ta có bao nhiêu sinh viên ra trường đã được đi làm, còn bao nhiêu vẫn đi làm những việc mà hầu như không phải học cũng làm được. Trong số những người đi làm có bao nhiêu là làm đúng ngành mình học. Thực tế buồn hơn là nhiều giới chức không học gì cũng vẫn giữ ghế... Hiện nay bằng cấp là tiêu chí, nhưng có lẽ chỉ đúng là 'tiêu trí' thôi!”
Thứ nhất là cơ quan chủ quản là Bộ GDĐT cũng chưa có đường đi đúng với hướng của mình. Bộ không hề có văn bản nào hướng dẫn về cách thi và học tại các trường đại học, nên người không đỗ vào trường này lại đỗ vào trường khác. Đến khi ra trường đều là tốt nghiệp đại học nên như nhau.
Thứ hai mở quá nhiều trường đại học và cao đẳng nên cứ trượt trường này lại vào trường khác. Thật quá buồn, đến nay hầu như các trường đều không tuyển đủ sinh viên.
Thứ ba hiện tại chúng ta có bao nhiêu sinh viên ra trường đã được đi làm, còn bao nhiêu vẫn đi làm những việc mà hầu như không phải học cũng làm được. Trong số những người đi làm có bao nhiêu là làm đúng ngành mình học. Thực tế buồn hơn là nhiều giới chức không học gì cũng vẫn giữ ghế... Hiện nay bằng cấp là tiêu chí, nhưng có lẽ chỉ đúng là 'tiêu trí' thôi!”
Theo Nguyễn Lê Lenguyen@yahoo.com, thì đến giờ chưa chấm dứt được nạn bằng cấp giả là vì chúng ta chưa “bắt đúng bệnh": “Tôi
cho rằng, chúng ta nhận diện việc mua, bán bằng cấp giả chưa chính xác.
Một người lính mà nhận diện mục tiêu mù mờ thì sao có thể bắn trúng
vòng 10 được? Ai chạy, ai mua, ai bán bằng cấp? Nhiều vụ việc lắm rồi,
vậy chúng ta xử lý được mấy người (có lẽ chỉ 1 phần triệu)?
Cũng giống như chống
tham nhũng. Xử lý cho được những kẻ mua bằng giả ấy khó lắm. Họ không
chỉ có ô, dù, mà chủ yếu là những kẻ lo lót kín kẽ rồi, có mác hẳn hoi,
đang đà thăng tiến... Thành ra, xử lý bọn họ là rất khó. Mà ai
xử họ chứ? Chẳng có anh dân đen nào to gan lớn mật dám làm đâu, đụng vào
họ là mình chết trước...
Tôi xin nói rõ thêm,
có một nơi xem ra bán bằng giả rất phổ biến, thịnh hành... mà còn được
đủ mọi thứ.! Đó là những ngôi trường được phép mở hẳn hoi, nhưng chỉ dạy
- học qua loa, rồi tìm mọi cách để học sinh có được bằng. Ngay cả một
số khoa của các trường CĐ, ĐH cũng thế, học càng lên cao thì tiền mua
tất nhiên càng đắt. Những cái học giả mà bằng thật ấy mới càng nguy hiểm
vô cùng. Khổ nỗi ai cũng biết mà hình như không ai có trách nhiệm để
chấn chỉnh, sửa đổi...."