Hiển thị các bài đăng có nhãn timcook. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn timcook. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

Máy tính Ipad-mối lo khiến cho Apple "lao đao"

Proview, công ty công nghệ Trung Quốc đang tranh chấp thương hiệu iPad với Apple, đã bắt đầu sản xuất một sản phẩm riêng cũng mang tên “iPAD” vào năm 1998. Điều đáng ngạc nhiên là iPAD của Proview là một chiếc máy tính all-in-one trông khá giống iMac của Apple.
iPAD của Proview là tên viết tắt của cụm từ Internet Personal Access Device (thiết bị truy cập Internet cá nhân) và nó không giống với iPad hay bất cứ loại máy tính bảng nào hiện có trên thị trường. iPAD là một chiếc máy tính all-in-one được trang bị màn hình CRT 15 inch độ phân giải 800 x 600 pixel, bộ vi xử lý 265MHz, DRAM 32MB, ROM 16MB, hai cổng USB, hai giắc cắm RJ-11, cổng Ethernet, giắc cắm mic và tai nghe, hai cổng cắm chuột/bàn phím/PS, một cổng dành để kết nối máy in.

iPAD của Proview là một chiếc máy tính all-in-one khá giống iMac của Apple

Máy tính iPAD của Proview có ba phiên bản: WTB, Winner và Master. Phiên bản Master được trang bị ổ cứng 20GB thay cho DOM 16GB. Cả hai phiên bản Winner và Master đều chạy trên hệ điều hành Linux trong khi phiên bản WTB chạy trên nền tảng CITRIX.

Đáng chú ý ở chỗ iPAD chỉ là một phần thuộc dòng sản phẩm iFamily của Proview, bao gồm một máy tính xách tay, một thiết bị kỹ thuật số cá nhân, đầu DVD và các thiết bị khác. Cũng giống như iPAD, Proview đều đặt tên cho các sản phẩm của mình với tiền tố “i” đứng trước. 

"Đại gia đình" sản phẩm iFamily của Proview
 

Tất cả những thông tin trên đã được đích thân Proview công khai tại một cuộc họp báo được tổ chức ở Bắc Kinh vào hôm qua. Chủ tịch Proview (có trụ sở tại Thâm Quyến) Yang Rongshan khẳng định công ty đã chi 30 triệu USD cho dự án máy tính iPAD và đã sản xuất khoảng 10.000 đến 20.000 chiếc iPAD trong khoảng thời gian từ năm 1998-2009 khi cuộc chiến tranh chấp thương hiệu với Apple nổ ra.

Proview đã đăng ký quyền sở hữu thương hiệu iPad vào năm 2011. Sau đó, Apple đã mua lại thương hiệu này từ một chi nhánh của Proview tại Đài Loan mang tên IP Application Development với giá 55.000 USD. Tuy nhiên, Proview tuyên bố họ vẫn sở hữu cái tên iPad ở Trung Quốc và đòi Apple nên bồi thường khoản tiền 1,6 tỷ USD để tránh kiện tụng kéo dài. Rõ ràng, với những bằng chứng mà Proview vừa trưng ra, Apple sẽ rất vất vả để giành được những phán quyết có lợi cho mình trong cuộc chiến pháp lý giành lại thương hiệu iPad.

Võ Hiền
Theo MicGadget

Vụ kiện Apple tại Trung Quốc-Ai được hưởng lợi ?

Việc Apple đang thất thế trong cuộc tranh chấp thương hiệu iPad ở Trung Quốc đang vô tình mở ra cơ hội hiếm có cho các hãng công nghệ đối thủ như Lenovo, Samsung trong nỗ lực giành lấy vị trí thống trị của Apple trên thị trường máy tính bảng rộng lớn của nước này.
Theo giới truyền thông, Apple đã bị tòa án Trung Quốc xử thua cuộc trong vụ tranh chấp thương hiệu iPad với Proview, một công ty công nghệ ít tiếng tăm ở nước này. Kết quả là các cửa hàng bán lẻ và nhiều gian hàng trực tuyến ở hơn 10 thành phố Trung Quốc đã buộc phải ngừng bày bán và trưng bày sản phẩm máy tính bảng của Apple.

Theo số liệu của hãng nghiên cứu IDC, iPad của Apple đang chiếm vị trí dẫn đầu với 76% thị phần thị trường máy tính bảng ở Trung Quốc. Lenovo và Samsung xếp vị trí thứ hai và thứ 3 với lần lượt 7% và 3% thị phần ít ỏi.

“Tổn thất của Apple có thể trở thành cơ hội lớn của Lenovo và Samsung”, ông Jonathan Ng, một nhà phân tích của CIMB (Singapore) nhận xét.

Nhiều khả năng Samsung sẽ được hưởng lợi nhiều hơn vì dòng sản phẩm máy tính bảng Galaxy của hãng điện tử Hàn Quốc này ở cùng phân khúc giá với iPad.

“Samsung có thể sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ vụ kiện của Apple bởi cả hai hãng này đều cùng nhắm đến đối tượng người tiêu dùng cao cấp”, Dickie Chang, nhà phân tích của IDC tại Hong Kong bình luận.

“Tác động của vụ kiện đối với Lenovo có thể ít hơn vì máy tính bảng Lepad có mức giá thấp hơn và nhắm đến đối tượng người tiêu dùng bình dân”.

Vận rủi của Apple lại mang lại may mắn cho các hãng đối thủ như Samsung, Lenovo

Một model iPad 2 thường có giá bán khoảng 3.688 NDT (tương đương 585 USD), xấp xỉ giá bán của một chiếc Samsung Galaxy Tab 7 inch. Trong khi đó, một số phiên bản của Lenovo Lepad đang được bán với giá chỉ bằng một nửa trên các trang web bán lẻ trực tuyến.

IDC cho biết trong quý 3, Apple đã bán được khoảng 1,3 triệu chiếc iPad ở Trung Quốc, trong khi Lenovo, nhà sản xuất PC lớn hàng thứ hai thế giới, chỉ bán được vẻn vẹn 120.000 chiếc Lepad tại đây. Samsung bán được 58.000 chiếc Galaxy Tab. Cả Lepad và Galaxy Tab đều chạy trên hệ điều hành Android của Google.

Tuy nhiên, không chỉ các công ty công nghệ mới được hưởng lợi từ cuộc chiến tranh chấp thương hiệu của Apple.

Trung Quốc hiện có 505 triệu người dùng Internet và số người sử dụng các thiết bị di động để lướt web xấp xỉ 300 triệu người.

Các nhà sản xuất máy tính bảng đang ra sức giàng giật được “miếng bánh” lớn hơn tại đất nước đông dân nhất thế giới này, nơi mà người tiêu dùng đang ngày càng am hiểu công nghệ và thích chơi game trực tuyến, tweet và sử dụng email ngay cả khi đang đi trên đường. Trong khi đó, Apple thừa nhận cho đến nay hãng chỉ mới tiếp cận được “bề nổi” của thị trường này.

Mặc dù nhu cầu đối với iPhone và iPad đang rất mạnh mẽ tại Trung Quốc nhưng Proview đang thành công trong việc ngáng đường đi của các sản phẩm này.

Chỉ vài ngày sau khi chính quyền thành phố Thạch Gia Trang gần Bắc Kinh ra lệnh cấm bán iPad, Proview lại được tòa án ở Quảng Châu ra một phán quyết có lợi, cấm một chuỗi cửa hàng điện tử không được tiếp tục bày bán sản phẩm máy tính bảng đình đám này.

Luật sư đại diện của Proview khẳng định công ty này đang yêu cầu các cơ quan phụ trách thương mại ở 40 thành phố khác có những động thái như vậy.

Trang web Amazon.com và nhà bán lẻ Suning đã ngừng bán iPad nhưng các công ty này giải thích việc này không liên quan đến vụ kiện của Apple. Một hãng bán lẻ trực tuyến lớn là 360buy.com cũng đã ngừng bán chiếc máy tính bảng của Apple nhưng không nói rõ lý do vì sao. Tuy nhiên, khách hàng tại Trung Quốc vẫn có thể mua iPad tại Taobao và Dangdang.com của Alibaba.

IDC cho biết hiện có khoảng 12% iPad được bán qua mạng trong khi phần còn lại đến từ các cửa hàng bán lẻ.

Trong khi đó, những người hâm mộ “Quả táo” tại Trung Quốc vẫn có cách để sở hữu iPad, chủ yếu là qua con đường nhập lậu. Tất nhiên, giá của những chiếc iPad nhập lậu vào Trung Quốc sẽ tăng hơn trước.

Ở Thạch Gia Trang, một trong những thành phố đi đầu thực hiện lệnh cấm bán iPad, những khách hàng muốn sở hữu thiết bị này được yêu cầu phải giữ bí mật về vụ giao dịch.
Các đường dây buôn lậu iPad vào Trung Quốc sẽ phải đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của người tiêu dùng nước này

Với việc một số kênh mua hàng chính thức bị “đóng băng” như hiện nay, sẽ nhiều người phải tìm mua iPad thông qua con đường nhập lậu từ Hong Kong, nơi có mức giá bán iPad thấp hơn hẳn vì hầu như sản phẩm này không bị áp thuế. “Buôn lậu có thể vẫn là nguồn đóng góp chính vào doanh số bán iPad tại Trung Quốc, đặc biệt là khi việc phát hành iPad 3 tại nước này bị trì hoãn vì kiện tụng”, Sun nói.

Võ Hiền
Theo Reuters

Tim Cook CEO Apple đến Trung Quốc thăm nhà máy lắp ráp iPhone

Trong chuyến công du đến Trung Quốc của mình, CEO Apple Tim Cook đã ghé thăm nhà máy của Foxconn tại thành phố Trịnh Châu, nơi có dây chuyền lắp ráp iPhone của Apple, để kiểm tra điều kiện làm việc của các công nhân tại đây.
 >> Vì sao CEO Apple phải đích thân ghé thăm Trung Quốc? Thông tin trên được Carolyn Wu, phát ngôn viên của Apple tại Trung Quốc công bố. Tuy nhiên Wu không tiết lộ chi tiết các hoạt động trong chuyến ghé thăm này của Tim Cook.

Foxconn là đối tác lắp ráp chính các sản phẩm iPhone và iPad của Apple. Hiện dây chuyền lắp ráp iPhone tại nhà máy Foxconn ở Trịnh Châu có 120.000 công nhân.


Tim Cook thăm nhà máy lắp ráp iPhone của Foxconn

Tim Cook đưa tay chào các công nhân trong nhà máy

Sau những chỉ trích gay gắt của các tổ chức hoạt động về điều kiện làm việc của công nhân tại các nhà máy của Foxconn, Apple đã trở thành công ty công nghệ đầu tiên tham gia “Hiệp hội Lao động lành mạnh” vào tháng 1 vừa qua. Qua đó, Apple hứa sẽ điều tra kỹ các cáo buộc và cải thiện hơn nữa điều kiện làm việc của công nhân tại các nhà máy lắp ráp sản phẩm của mình.

Chuyến công du của Tim Cook đến Trịnh Châu chỉ ít ngày sau khi ông có buổi gặp gỡ với Thị trưởng thành phố Bắc Kinh Gou Jinlong vào ngày 26/3 vừa qua. Sau đó 1 ngày, Cook cũng đã có buổi hội kiến với Phó thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.

CEO Apple đã có cuộc hội kiến Phó thủ tướng Trung Quốc vào ngày 27/3

Phát ngôn viên Carolyn Wu đã mô tả những buổi gặp gỡ này là “tuyệt vời”, tuy nhiên không cung cấp thông tin chi tiết và lý do buổi gặp mặt.

Theo thông tin từ Tân Hoa Xã, Phó thủ tướng Lý đã nói với  Tim Cook rằng Trung Quốc sẽ tăng cường quyền sở hữu trí tuệ, và các công ty đa quốc gia đầu tư tại Trung Quốc cần phải chú ý hơn nữa để chăm sóc người lao động của nước này, cũng như chia sẻ cơ hội phát triển với phía Trung Quốc.

Đáp lại, về phần mình, Tim Cook cho biết Apple “sẽ tăng cường hợp tác toàn diện với phía Trung Quốc và tiến hành kinh doanh tại quốc gia này một cách tuân thủ pháp luật và trung thực”.

Hiện chưa Apple chưa tiết lộ sau chuyến ghé thăm đến nhà máy lắp ráp iPhone, Tim Cook sẽ tiếp tục có những hành động gì trong chuyến công du được đánh giá là “mang tính chiến lược” tại Trung Quốc.

Tim Cook chụp ảnh cùng người hâm mộ tại Apple Store ở  Trung Quốc
T.Thủy
Theo Bloomberg

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Ngông cuồng khi đòi Apple bồi thường 1 triệu USD ?

Một người phụ nữ 83 tuổi sống tại thành phố New York (Mỹ) đã khởi kiện Apple sau khi bà bị vỡ mũi do va vào cửa kính trong suốt tại cửa hàng Apple Store. Các cửa hàng Apple Store của Apple nổi tiếng với phong cách thiết kế các cửa kính trong suốt. Tuy nhiên, kiểu thiết kế đặc trưng này cũng đã mang lại rắc rối cho Apple.

Mới đây, Evelyn Paswall, một người phụ nữ 83 tuổi, đã bị vỡ mũi sau khi vô tình va vào một cửa kính tại cửa hàng của Apple tại thành phố New York. Cảm thấy bất mãn với thiết kế “thiếu thiết thực” của Apple Store, Paswall và gia đình mình đã quyết định khởi kiện Apple để đòi bồi thường khoản tiền lên đến 1 triệu USD.


Trên các cửa kính của Apple Store luôn có dán nhãn cảnh báo để người dùng lưu ý

“Không có dấu hiệu nào trên tấm kính, hoặc những cảnh báo là chưa đủ gây chú ý. Thân chủ của tôi là một người hơn 80 tuổi, mặc dù bà vẫn có thể nhìn rõ, nhưng bà đã không nhận ra được những tấm kính” - Luật sư đại diện của Paswall cho biết.

“Apple muốn trở nên đặc biệt và hiện đại hơn với kiểu kiến trúc khác lạ này, giúp thu hút đám đông những người yêu công nghệ. Tuy nhiên, mặt khác, họ cần phải đánh giá cao mối nguy hiểm mà kiểu kiến trúc này có thể gây ra cho một số người” - Vị luật sư này nói thêm.

Vị luật sư này tiết lộ, khoản tiền 1triệu USD mà thân chủ của ông yêu cầu bao gồm 75 ngàn USD để chi trả cho chi phí y tế, cộng thêm khoản bồi thường cho sự sơ suất của Apple.

Kiểu thiết kế cửa hàng với mặt trước hoàn toàn bằng kính là kiểu thiết kế đặc trưng và ấn tượng của Apple, phù hợp với đặc tính thiết kế thanh lịch mà Apple luôn hướng đến. Thực tế, trên tất cả các cửa kính đều được Apple dán nhãn cảnh báo cho người qua lại, như một biện pháp an toàn để tránh va chạm.

Hiện Apple chưa đưa ra bất kỳ bàn luận nào về vụ kiện này.

Ngân Hà
Theo Mashable

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

Ai trong số họ có thể vĩ đại như Steve Jobs

Thị trường thiết bị di động hiện nay đang ở trong một giai đoạn rất hứa hẹn nhưng đầy biến động: cơ hội kinh doanh rộng mở vì nhu cầu lớn, trong khi thị trường ở thế giằng co, không bị thống trị hoàn toàn bởi một nhà sản xuất nào. Để thành công trong hoàn cảnh này, cần những tư duy mới và những con người dám nghĩ, dám làm. Bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về 10 cá nhân tiêu biểu – những con người tài năng và có ảnh hưởng cực lớn đến thị trường di động hiện nay.
 
1. Jack Dorsey
CEO / nhà sáng lập, Square; CEO / nhà sáng lập, mạng xã hội Twitter
 
 
Từ ý tưởng về một hệ thống chia sẻ các SMS ngắn, Dorsey tạo ra mạng xã hội lớn thứ hai thế giới hiện nay – Twitter. Mạng xã hội này phổ biến đến mức nào? Hãy thử tưởng tượng, trong mỗi phút bạn dành thời gian cho Genk.vn thì đã có khoảng 20000 đoạn tweet được chia sẻ trên Twitter. Các ứng viên Tổng thống Mĩ gần đây cũng phải quan tâm đến chiến dịch vận động tranh cử trên mạng xã hội này.

Nối tiếp thành công, tại Square Inc., Dorsey đã tạo nên một cuộc cách mạng về thanh toán di động. Rất đơn giản, hãy mua lấy một chiếc Square Card Reader, cắm nó vào jack headphone trong chiếc điện thoại của bạn, và bạn đã có một đầu đọc thẻ tín dụng tại chỗ (lưu ý, ứng dụng này chỉ tích hợp với các smartphone sử dụng iOS và Android). Chi phí sản xuất thiết bị này rẻ đến mức nó được bán theo … từng rổ, tuy nhiên Square vẫn kiếm bộn nhờ việc thu mức phí chuyển tiền bằng 2.75% giá trị của mỗi giao dịch tín dụng.

Là CEO của một trong hai hãng công nghệ trên đã là niềm mơ ước của nhiều người, nhưng Jack Dorsey đảm nhiệm cả 2 chức vụ cùng một lúc. Quả là đáng khâm phục.
 
2. John G. Hering
CEO / nhà sáng lập, Lookout Mobile Security
 
 
Khi phần lớn người sử dụng còn chưa nhận thức được hiểm họa về virus và Trojan trên các thiết bị di động, Hering đã tạo ra một công ty chuyên giải quyết vấn đề đó. Lookout Mobile Security là một trong những công ty bảo mật trên smartphone đầu tiên, và hiện nay cung cấp các ứng dụng bảo mật trên nền tảng Android và iOS. Hering có thể cho bạn biết bằng cách nào một chiếc điện thoại có thể bị tấn công từ khoảng cách 1.2 km chỉ với một điểm yếu trong giao thức Bluetooth.
 
3. Jaakko Iisalo
Nhà thiết kế Game, Rovio
 
 
Một khẩu súng cao su, những chú chim nhiều màu sắc và những thành lũy gian nan, như vậy là đủ để một tín đồ của Angry Birds không dứt khỏi màn hình điện thoại trong vài giờ đồng hồ. “Chim điên” là tâm huyết của cả một tập thể tài năng tại Rovio, song tựa game có số lượt tải lên đến 9 chữ số này có thể sẽ không bao giờ tồn tại, nếu không xuất phát từ ý tưởng sáng tạo tuyệt vời của Jaakko Iisalo.
 
4. Paul E. Jacobs
CEO, Qualcomm
 
 
Có thể bạn không nhận ra, nhưng thương hiệu Qualcomm có mặt ở khắp mọi nơi, từ các chip công nghệ 3G và 4G đến mẫu vi xử lý Snapdragon. Qualcomm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển các thiết bị di động, sản phẩm của họ giúp các smartphone rẻ hơn, tiện dụng hơn và mạnh mẽ hơn.
Người đứng sau những thành công của Qualcomm chính là CEO Paul Jacobs. Ông cũng chính là con trai của nhà sáng lập hãng Qualcomm, Irwin Jacobs. Nhưng đừng vì thế mà đánh giá thấp Paul, ông là tác giả của hơn 40 bằng sáng chế. Trong giai đoạn lãnh đạo của ông, Qualcomm trở mình từ một công ty chuyên sản xuất chip trở thành gã khổng lồ của ngành công nghiệp di động.
 
5. Cliff Kushler
Phó chủ tịch, Nuance Communications
 
 
Cliff Kushler không phải là cái tên được nhiều người biết đến, song ông chính là cha đẻ của T9 – bộ gõ được sử dụng trong hơn 4 tỉ thiết bị di động kể từ những năm 90. Tiếp nối thành công, gần đây, ông tạo ra Swype, phương thức nhập dữ liệu không cần nhấc tay trên màn hình cảm ứng (được sử dụng đầu tiên trên Nokia N9).
Có thể những phát minh của Kushler chỉ giúp tiết kiệm vài giây trong khi gửi một thông điệp; nhưng nhìn xa hơn, với hàng tỉ thông điệp được trao đổi mỗi ngày, ông đã khiến các giao tiếp qua các thiết bị di động trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều.
 
6. Scott Kveton
CEO/nhà sáng lập, Urban Airship
 
 
Nhiều người trong chúng ta không hề biết đến Urban Airship, nhưng các sản phẩm của họ được rất nhiều công ty sử dụng. Các công cụ mà hãng này cung cấp gồm có các bảng thông báo thông minh về vị trí địa lý và thông tin ngữ cảnh, từ đó giúp gửi các thông điệp cần thiết vào đúng thời điểm. Kể từ thời điểm ra mắt năm 2009, Urban Airship đã có 25.000 khách hàng (các công ty sản xuất ứng dụng), kết nối với hơn 100 triệu thiết bị di động và gửi đi hơn 10 tỉ thông điệp.

Scott Kveton, nhà đồng sáng lập Urban Airship, là một con người kì lạ. Anh từng là ông chủ của một dịch vụ vận chuyển... thịt xông khói. Ngoài ra, Scott sở hữu công ty nhận dạng trực tuyến JanRain và có những đóng góp lớn trong phát triển OpenID, công nghệ cho phép người dùng sử dụng tài khoản và mật khẩu ở trang web này cho một trang web khác.
 
7. Mary T. McDowell
Phó chủ tịch, Nokia
 
 
Sự sáng tạo không nhất thiết phải luôn đi liền với sản phẩm, mà có thể được ẩn chứa trong các phương thức quản lý kinh doanh. Tại Nokia, phó chủ tịch Mary T. McDowell chịu trách nhiệm về mảng kinh doanh các mẫu điện thoại bình dân - một nửa nguồn thu của gã khổng lồ Phần Lan này. Những chiếc điện thoại này không hào nhoáng và ít tính năng, nhưng chúng thuộc sở hữu bởi rất nhiều người, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Dưới sự lãnh đạo của bà, Nokia đã cán mốc 1.5 tỉ sản phẩm chạy Symbian S40.
 
8. Terry Myerson
Phó chủ tịch, Microsoft
 
 
Tại Microsoft, từ năm 2008, Myerson đã trở thành trưởng bộ phận kĩ thuật của mảng thiết bị di động; và kể từ năm 2011, ông chịu thêm trách nhiệm giám sát chiến lược và phát triển của nền tảng Microsoft Windows Phone. Myerson góp công lớn cho quá trình hồi sinh Windows Phone – hệ điều hành tưởng chừng đã bị đưa vào quên lãng.

Trên thị trường smartphone, ở thời điểm hiện tại, Windows Phone vẫn chưa đuổi kịp doanh số của BlackBerry, chứ chưa nói tới iOS và Android. Tuy nhiên, chưa thể đánh giá hết tiềm năng của nền tảng này, đặc biệt là khi Microsoft chung tay cùng Nokia để tạo nên một liên minh đáng gờm. Đầu tư vào Windows Phone giống như một canh bạc của Microsoft, và không ai khác, Myerson chính là người dẫn dắt cuộc chơi này.
 
9. Andy Rubin
Phó chủ tịch, Google
 
 
Trong cuộc cách mạng smartphone, ít ai có nhiều đóng góp to lớn như Andy Rubin. Khởi nghiệp, Rubin là nhà đồng sáng lập Danger - công ty sở hữu phần mềm T-Mobile Sidekick. Đây là một trong những phần mềm soạn thảo sơ khai được ưa chuộng nhất.

Sau đó, Rubin sáng lập ra Android Inc., với mục đích tạo ra một hệ điều hành di động mã nguồn mở. Sau khi công ty này được Google mua lại vào năm 2005, Rubin trở thành trưởng bộ phận phát triển hệ điều hành Android. Hiện nay, hệ điều hành này đã trở thành nền tảng được sử dụng phổ biến nhất trong các smartphone (trên 33%), được sử dụng bởi hàng chục nhà sản xuất thiết bị di động khác nhau.
 
10. Ehud Shabtai
Giám đốc kĩ thuật / nhà sáng lập, Waze
 
 
Trong cuốn tự truyện của mình, vị giám đốc kĩ thuật chia sẻ, ông không giỏi định hướng và rất hay đi lạc. Bản thân từng là một hacker, Shabtai tìm đến những giải pháp kĩ thuật, từ đó Waze được thành lập nên.

Ứng dụng tìm đường mà Waze tạo ra hết sức độc đáo: Tất cả bản đồ và dữ liệu giao thông trên đó đều được cung cấp và cập nhật bởi người sử dụng. Waze đã tạo nên một cộng đồng thực sự. Với hơn 15 triệu người dùng, các thông tin trên Waze có tính chính xác rất cao. Thậm chí, công ty này còn phát triển một ứng dụng gần giống với Siri, giúp người lái xe dễ dàng đưa ra yêu cầu về các thông tin giao thông cần thiết. Chính những ứng dụng như Waze sẽ giúp xã hội của chúng ta trở nên thông minh hơn.
 
Tham khảo: Venturebeat.com