Có chuyện có thật, có những chuyện là
giai thoại, mang tính ngụ ngôn, GS. Bùi Trọng Liễu (Nguyên GS đại học,
Paris, Pháp) tập hợp lại thành một khối nhất quán để minh họa cho những
bức xúc đang tồn tại trong ngành giáo dục.
Câu chuyện thứ nhất: Cành hoa cắm giả làm cây
Câu chuyện thứ nhất: Cành hoa cắm giả làm cây
Năm 1960, Hồ Chủ Tịch phát động phong
trào "trồng cây", cụ lại có câu nổi tiếng, được nhắc đi nhắc lại nhiều
lần: "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì
phải trồng người". Nhưng không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của câu
"trồng người".
Cũng năm 1960, Bác về thăm quê. Về đến
nhà khách tỉnh ủy Nghệ An, Người phát hiện ra ngoài vườn có những cành
hoa cắm xuống đất, giả như cây trồng, để đón cụ. Bác đã nghiêm khắc phê
phán coi đó là một căn bệnh phô trương hình thức.
Hiện nay, đọc thông tin về kế hoạch và
đề án đào tạo nhân lực, nhiều người trong và ngoài nước không khỏi
hoang mang, hoài nghi về sự khả thi của một số đề án này, với những số
liệu và mốc thời gian. E rằng những con người mà những đề án này giả
định là sẽ đào tạo ra, cũng như những cành cây không rễ, cắm xuống đất
cho có số lượng, chứ không phải là thực sự trồng cây, trồng người.
Ảnh minh họa |
Câu chuyện thứ hai: Chuyện mua kính và ĐH đẳng cấp
Thuở nhỏ, tôi có đọc trong một cuốn
Giáo khoa thư câu chuyện sau đây: Có một bác nông dân, ra tỉnh, vào một
hàng kính, hỏi mua một cặp kính trắng. Chủ hiệu đưa cho bác một trang
sách để bác thử đọc. Bác thử tất cả các cặp kính của hiệu mà vẫn không
vừa lòng.
Chủ hiệu đâm nghi hỏi: "Thế bác đã
biết đọc chưa đã?". Bác ta nổi giận gắt lên: "Nếu tôi biết đọc rồi, thì
tôi đi mua kính làm gì!". Té ra bác ấy thấy mấy người già đọc sách
thường đeo kính, nên ngỡ rằng cứ đeo kính lên thì đọc được chữ mà chẳng
cần phải học.
Ngày nay, có một số người Việt Nam
"cưỡi ngựa xem hoa" ở nước ngoài, quáng mắt ngỡ rằng cứ có vài chục
héc-ta đất, xây những tòa nhà hoành tráng, trang bị bàn ghế cho bảnh,
thư viện đầy ắp sách, phòng làm việc đầy ắp máy tính, phòng thí nghiệm
có máy móc tối tân... chẳng cần chú ý giảng viên có trình độ tương xứng
hay không, sinh viên học hành thế nào. Ấy vậy mà vẫn mơ tưởng vào khoảng
năm 2020 Việt Nam cũng sẽ có những đại học đẳng cấp, lọt vào top 200
trường ĐH hàng đầu thế giới. Dễ vậy sao?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét