Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Ước mơ bên nồi cám lợn

Trong gian bếp nhỏ đầy khói, Võ Thị Trang Nơ (lớp 11A2 trường THPT Trung Phú, huyện Củ Chi) hì hụi bên những nồi cám lợn to đùng, đôi tay thoăn thoắt chuẩn bị thức ăn cho hơn 60 chú lợn đang inh ỏi đòi ăn…

Không dám rủ bạn đến nhà chơi

Cha bỏ đi từ khi Nơ còn trong bụng mẹ, Nơ sống cùng mẹ trong căn nhà chật hẹp vài mét vuông ở xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi. Một ngày, Nơ bỗng hốt hoảng khi sáng sớm thức dậy, mẹ không nhớ bất cứ điều gì, thậm chí quên cả tên Trang Nơ. Từ đó, Nơ ấp ủ ước mơ trở thành bác sĩ để chăm sóc sức khỏe cho mẹ. Bị chứng đau cột sống hành hạ mỗi đêm, mẹ Nơ không thể tiếp tục nghề may nên chuyển sang nghề làm thuê và nuôi lợn. Đôi tay khuấy nồi cám lợn, Nơ bật mí chiêu cho lợn ăn: “Cám lợn vừa nấu xong phải cho vào nước lạnh và khuấy cho đến khi vừa ấm thì cho lợn ăn.
Cám nóng quá lợn ăn sẽ bị phỏng, nên đôi khi mình bị phỏng vì cứ cho tay nhúng thử độ nóng của cám”. 3 năm phụ mẹ chăm đàn lợn, Nơ không chỉ thành thạo việc tắm lợn, vệ sinh chuồng lợn mà còn lập kỉ luật cho 60 chú lợn ăn xong chỉ trong vòng 15 phút.


Khi bầy lợn đã no nê, Nơ liền vào bếp chuẩn bị bữa tối cho mẹ. Gian bếp nhỏ xíu với một bếp ga mini, vài cái nồi nhỏ và không gian chỉ đủ cho mỗi Nơ ngồi, không thể thêm người thứ hai. Kế bên gian bếp “tí hon” là phòng ngủ “tí hon” của hai mẹ con. Nhiều lúc bạn bẻ rủ nhau đến nhà Nơ chơi nhưng cô bạn khéo léo từ chối “vì nhà không đủ chỗ cho hai mẹ con thi lấy đâu chỗ cho bạn bè chơi, mình ngại lắm”. Cuộc sống nghèo khó nhưng Trang Nơ chưa bao giờ ngừng lạc quan: “Có chỗ che mưa, che nắng và có mẹ trong cuộc đời này là hạnh phúc rồi”, vừa nói khuôn mặt Trang Nơ vừa ánh lên nụ cười.

Điểm “to” từ góc học tập nhỏ

Xong hết việc chăm lợn và nấu ăn, Trang Nơ trở lại góc học tập bên chiếc bàn nhỏ đã cũ và có phần xiêu vẹo, cũng là nơi mẹ Nơ ủi đồ hàng ngày hồi còn làm nghề may vá. Bên cạnh bàn học là tủ quàn áo cũ và chồng sách vở. Những ngày mưa, những bức tường thâ´m nươ´c, nước nhỏ long tong dột ướt cả căn phòng. “Trời mà mưa lớn, mẹ phải leo lên nóc nhà che tạm lại những chỗ dột nước, nhìn thấy mẹ mà thương!", đôi mắt Trang Nơ rưng rưng lệ?
Mỗi đêm, Trang Nơ học từ 7 giờ tối đến 12 giờ khuya. Trong 5 tiếng đồng hồ ấy, Trang Nơ luôn giải quyết hết bài tập trong ngày và chuẩn bị bài vở cho hôm sau. Nhiều ngày chăm lợn mệt quá, Nơ muốn gục luôn trên bàn học, nhưng nghĩ đến những vất vả của mẹ, Nơ đã vượt qua những cơn buồn ngủ để học cho xong. Năm học vừa qua Trang Nơ đạt học sinh giỏi với số điểm trung bình 8,7. Là học sinh lớp chọn khối A của trường nhưng Trang Nơ học rất tốt các môn xã hội đấy nhé. "Mình chủ yếu giải nhiều bài tập, đọc thêm một số sách tham khảo của các anh chị lớp trên cho mượn. Ngoài ra, mình rất hay ghé thư viện trường để tìm sách nghiên cứu thêm", Nơ bật mí bí quyết học. 10 năm liền là học sinh giỏi, Trang Nơ chưa bao giờ biết đến lớp học thêm là gì.
Mỗi ngày gắn bó với nồi cám lợn nghi ngút khói, cô bạn Trang Nơ vẫn mỉm cười hi vọng vào ước mơ của những ngày mai.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383 

Việt Nam bị đánh tụt chỉ số trí tuệ

Năm 2012, Việt Nam tụt hạng trên bảng chỉ số đổi mới toàn cầu (Global Innovation Index) của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual Property Organization - WIPO) thuộc Liên Hiệp Quốc.
Từ thông tin này, chúng tôi có cuộc trao đổi với PGS-TSKH Phan Dũng, Giám đốc Trung tâm sáng tạo khoa học - kỹ thuật Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, xung quanh vấn đề sáng tạo, đổi mới.
- Theo bảng xếp hạng của WIPO, Việt Nam xếp thứ 76/141, thuộc phần nửa dưới của các nước trên thế giới - nghĩa là tính đổi mới, sáng tạo của nước ta thuộc vào loại kém. Là người dạy cho người khác phương pháp luận sáng tạo, ông suy nghĩ gì về điều này?
- Theo hai tiến sĩ Lê Văn Út (Phần Lan) và Thái Lâm Toàn, từ năm 2006 - 2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ (trung bình mỗi năm có 1 bằng sáng chế).
Đến năm 2011, Việt Nam với dân số hơn 80 triệu dân nhưng không có bằng sáng chế nào được đăng ký.Trong khi đó, con số này ở năm 2011 của một số nước trong khu vực Đông Nam Á như sau: Singapore: 647 bằng/4,8 triệu dân, Malaysia: 161/27,9 triệu,
Thái Lan: 53/68,1 triệu, Philippines: 27/93,6 triệu, Indonesia: 7/232 triệu, Brunei: 1/0,407 triệu.
Trừ Mỹ ra, theo thống kê, 10 quốc gia/vùng lãnh thổ đứng đầu về số bằng sáng chế trong năm 2011 lần lượt: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Đài Loan, Canada, Pháp, Anh, Trung Quốc, Israel, Úc.
Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn (Úc), từ năm 1998-2008, Việt Nam có 5.070 bài. Trong khi đó, Thái Lan công bố 23.163 bài, cao hơn Việt Nam 4,5 lần dù số lượng giáo sư và tiến sĩ thấp hơn ta. Số bài báo của Việt Nam chỉ bằng 10% so với Singapore, 34% với Malaysia...
Theo WIPO, sở hữu trí tuệ có 2 nhánh chính: sở hữu công nghiệp và bản quyền tác giả. Nói đến đổi mới (Innovation) không thể không nói đến sáng tạo (Creativity). Trong các loại sáng tạo của con người, cần nhấn mạnh sáng chế (Invention) thuộc sở hữu công nghiệp, được bảo hộ bằng patent (bằng độc quyền sáng chế) và phát minh (Discovery) thuộc bản quyền tác giả thể hiện dưới dạng các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học.
Theo tôi hiểu, khi đưa ra chỉ số đổi mới toàn cầu, WIPO phải tính đến số lượng các patent được cấp; các hợp đồng chuyển giao sáng chế, bản quyền; số lượng và chất lượng các bài báo khoa học đăng trong các tạp chí quốc tế chuyên ngành của quốc gia mà WIPO muốn đánh giá.
Với những thông tin tôi có được về 2 loại sáng tạo vừa nêu, tôi nghĩ rằng vị trí 76/141 của Việt Nam là khá chính xác.
PGS-TSKH Phan Dũng, Giám đốc Trung tâm sáng tạo khoa học - kỹ thuật Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM cho biết: Năm 2011, Việt Nam với dân số hơn 80 triệu dân nhưng không có bằng sáng chế nào được đăng ký.
- Ông cho rằng sự sáng tạo và đổi mới thật sự quan trọng với cuộc sống như thế nào? Vì sao Việt Nam tụt hạng về chỉ số trí tuệ?

- Quan trọng như thế nào ư? Dẫn chứng mới đây thôi. Hội nghị APEC 20 ở Vladivostok, miền Viễn Đông nước Nga vừa mới đây đã đưa ra tuyên bố chung: “Liên kết để tăng trưởng, sáng tạo để thịnh vượng”.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383 

Teen bị đuổi vì những lý do cô cùng "củ chuối" (phần 1)

Hôn người đồng giới, nam sinh trả giá đắt

Mới đây, một sinh viên nam 18 tuổi quốc tịch Mỹ đã bị huấn luyện viên của mình đuổi cổ ra khỏi đội bóng vì... hôn một người đàn ông 65 tuổi ngay trong thời gian diễn ra trận đấu bóng bầu dục! Chuyện xảy ra ngay tại trường ĐH Khoa học North Dakota (Mỹ).

Jamie Kuntz vốn là một thành viên của đội tuyển bóng bầu dục của trường. Tuy nhiên, vì chấn thương mà Kuntz đã phải ngồi ngoài xem và cổ vũ cho các bạn của mình. Gần đến cuối trận đấu, đội bóng của cậu vẫn bị đội bạn dẫn trước tới hơn 40 điểm.

Quá chán nản cho tình cảnh của đội nhà, nam sinh này đã... hôn người đàn ông 65 tuổi ngồi bên cạnh! Khi bị mọi người phát hiện, vị huấn luyện viên Parsons Chuck của cậu đã vô cùng tức giận và hậu quả là Kuntz đã bị loại ra khỏi đội tuyển trường.

Teen bị phạt vì những lý do ‘vô duyên’ nhất P1
Anh chàng đã bị tống cổ khỏi đội bóng vì nụ hôn đồng giới

Ban đầu Kuntz nói dối rằng, người đàn ông đó là ông nội mình nhưng sau đó cậu đã thừa nhận, “Tôi đã nói dối. Tôi là gay và đó chính là người tôi yêu”. Cậu nói thêm: “Tôi đồng tính nên bị lên án. Nếu người tôi đã hôn là một người con gái hay một người phụ nữ lớn tuổi thì tôi sẽ được chào đón và các đồng đội sẽ cổ vũ cho mình”.

Còn huấn luyện viên Parsons Chuck thì đã kiên quyết đuổi Kuntz ra khỏi đội vì nhiều lý do khác nhau như: nói dối huấn luyện viên, hành động gây phân tâm cho các đồng đội và quan trọng là do anh ta là người đồng tính.

Bị đuổi học vì mặc quần bó

Cô bạn Lauren Entwistle, 15 tuổi, học sinh trường Trung học Swayvesey Village ở Cambridgeshire (Anh) vừa bị đuổi một ngày học (ngày 12/9/2012) chỉ vì mặc quần bó tới trường.

Cô Mandy Entwistle (37 tuổi), mẹ của Lauren cho biết đang tức giận vì con gái mình bị lỡ một buổi học chỉ vì mặc quần bó mà cô đã mua: “Tôi thực sự không hiểu tại sao giáo viên lại đuổi học con bé, có thể là do mặc đồng phục không đúng kiểu. Tuy nhiên, chiếc quần đó tôi mua từ một trang web bán đồng phục học sinh. Theo quy định thì học sinh phải mặc quần ống loe nhưng kiểu quần này thường bị mắc vào xe đạp, giày dép nên rất bất tiện cho học sinh”.

Teen bị phạt vì những lý do ‘vô duyên’ nhất P1
Vì chiếc quần bó hết sức bình thường này mà Lauren phải nghỉ học

Ông Andrew Daly, hiệu trưởng trường học lên chỉ tiếng rằng: theo quy định thì nữ sinh phải mặc quần mới, ống loe theo đúng yêu cầu đồng phục đã đề ra.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư hóagia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383 

Cách làm quen 'ma mới' độc đáo của teen Ams

Không hổ danh là một trong những ngôi trường cấp 3 có hoạt động ngoại khoá dẫn đầu Hà Nội, các học sinh chuyên Hà Nội - Amsterdam luôn có những ý tưởng độc đáo để khuấy động phong trào trường lớp. Mới đây, ban tổ chức Ngày hội anh tài - gồm những học trò năng động nhất (và cũng "quậy" nhất) - đã nảy ra sáng kiến tổ chức một bữa tiệc âm nhạc "nho nhỏ" với sự tham gia của khoảng 100 học sinh, chủ yếu là các em lớp 10 mới vào trường, nhằm giúp các đàn em có cơ hội giao lưu kết bạn và truyền lửa năng động cho lớp người mới.
Ý tưởng của các bạn trẻ vừa được đề xuất đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của toàn thể học sinh khối lớp 10. Các bạn gọi vui, đây là vũ hội "làm quen", bởi nhờ nó, học sinh lớp 10 đã bớt e ngại, làm quen được rất nhiều bạn mới và học tập tinh thần của các anh chị khoá trước. Đến hôm nay, sau nhiều ngày tập luyện miệt mài, màn biểu diễn với tiêu chí "vui - khoẻ - có ích" đã chính thức ra mắt chông chúng Amser (học sinh trường Ams thường gọi nhau là Amser).
Được biết, hoạt động này mang tên Crowd dance. Nó không chỉ có ý nghĩa chào mừng các "tân binh" chuyên Ams mà còn là một sự kiện khởi động cho Ngày hội anh tài - sự kiện ngoại khoá lớn nhất trong năm của trường THPT Hà Nội - Amsterdam, sẽ diễn ra vào ngày 29/9 tới đây.
Kiểu làm quen ma mới độc và lạ của teen trường Ams
 Sau hồi chuông tan học, các học sinh tụ hội tại sảnh lớn, chuẩn bị tham gia vũ hội.
Kiểu làm quen ma mới độc và lạ của teen trường Ams
 Khán giả cũng đã có mặt đông đủ.
Kiểu làm quen ma mới độc và lạ của teen trường Ams
Kiểu làm quen ma mới độc và lạ của teen trường Ams
Vũ hội chính thứuc bắt đầu với âm nhạc sôi động.
Kiểu làm quen ma mới độc và lạ của teen trường Ams
Kiểu làm quen ma mới độc và lạ của teen trường Ams
Kiểu làm quen ma mới độc và lạ của teen trường Ams
Những động tác đơn giản tương tự như flashmob, tạo nên hiệu ứng phong trào.
Kiểu làm quen ma mới độc và lạ của teen trường Ams
Các cặp đôi "gà bông" chuyên Ams.
Kiểu làm quen ma mới độc và lạ của teen trường Ams
Quan trọng là sau quãng thời gian tập luyện để tham gia vũ hội, học sinh lớp 10 đã nhanh chóng hoà nhập với trường lớp và tìm được những người bạn ăn ý.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư hóagia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Lớp học bốc mùi hôi thối giữa lòng Hà Nội

Trường TH Chu Văn An hiện có 40 lớp với gần 2.000 học sinh, cơ sở chính 1.500m2 trên phố Thụy Khuê chỉ đủ chỗ cho 6 lớp học 2 buổi/ngày. Khu vực tầng trệt của trường vừa làm nơi dạy thể dục, vừa tổ chức cho học sinh ăn bán trú.
Lớp học bốc mùi giữa lòng Hà Nội
Tầng trệt của trường được dùng làm nơi dạy thể dục và cũng là nơi ăn uống của học sinh

Hiệu trưởng nhà trường, cô Nguyễn Thị Thúy Minh cho biết: “Do điều kiện làm việc, không có người chăm sóc thường xuyên nên phụ huynh hầu hết đều có nhu cầu cho con học bán trú”. Vì vậy nhà trường đã kết hợp mở nhóm lớp trông giữ học sinh ngoài giờ, giúp quản lí nửa buổi còn lại của các cháu chỉ học 1 buổi/ngày.


Cạnh nhà văn hóa là con mương đen ngòm, đặc quánh. Nước sinh hoạt của người dân và các cơ sở sản xuất bánh kẹo vô tư thải trực tiếp ra khiến cho khu vực này luôn sống trong cảnh ngột ngạt và nồng nặc vì mùi hôi thối.

“Sáng nào đưa con đi học, lòng cũng cảm thấy trĩu nặng. Và cái tâm trạng đó ám ảnh cả ngày, cả tuần. Ôi sao thế kỷ 21, ngay giữa thủ đô mà ban giám hiệu nhà trường nỡ nào để con trẻ học tập trong môi trường độc hại, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tinh thần thế này?” – một phụ huynh tâm sự.

Dù các lớp học này ở trên tầng ba của nhà văn hóa nhưng theo phản ánh của phụ huynh và người dân sống quanh khu vực thì những ngày nóng mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, cửa đóng kín và điều hòa bật hết công suất vẫn không tránh được cảm giác khó chịu.
Giờ ra chơi các trò cũng chỉ quẩn quanh trong khoảng sân chật hẹp chỉ hơn 10m2 của nhà văn hóa. Đến giờ ăn trưa các cô chăm sóc trẻ hướng dẫn các con đi theo hàng một sát tường nhà dân, phòng trường hợp học sinh nô đùa có thể ngã xuống mương.
Lớp học bốc mùi giữa lòng Hà Nội
Cảnh dạy và học của cô trò trường Chu Văn An tại NVH phường Thụy Khuê
 
Biết nhưng vẫn phải chờ

Trao đổi với phóng viên, hiệu trưởng Nguyễn Thị Thúy Minh cho biết: “Từ năm 2007, UBND TP đã có phương án xây dựng cơ sở mới cho trường TH Chu Văn An tại 260 Thụy Khuê với diện tích 6.000m2. Nếu theo phương án này, trường hoàn toàn đủ cơ sở vật chất để tiến hành dạy và học 2 buổi/ngày cho tất cả học sinh mà không phải đi mượn địa điểm.

Tuy nhiên, do vướng mắc ở khâu đền bù, giải phóng mặt bằng nên việc xây dựng chưa biết khi nào mới tiến hành”.

Trước thực tế học sinh phải học cạnh dòng mương ô nhiễm, cô Minh cho hay: “Phụ huynh cũng đã nhiều lần có ý kiến mong trường và địa phương sớm giải quyết tình trạng để bố mẹ yên tâm”.
“Một dự án làm cống bê tông cho con mương này để tránh mùi hôi thối và mở rộng lối đi đã có cả bản vẽ chi tiết, tưởng sẽ hoàn thành xong trong dịp kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội nhưng cuối cùng lại hoãn. Có lẽ vì lí do kinh phí quá lớn” – cô Minh nói thêm.

Cô Hà Thị Thu Hương, giáo viên dạy Toán cho học sinh lớp 3 ở cơ sở này cho biết: “Bản thân mình cũng sống ở khu vực này nên thấu hiểu nỗi vất vả của học sinh. Đây không chỉ là bức xúc của phụ huynh mà của tất cả người dân quanh khu vực. Biết thế nhưng làm được gì nên vẫn phải chờ thôi”
.
Lớp học bốc mùi giữa lòng Hà Nội
Người dân phải mang khẩu trang khi đi qua khu vực này
Lớp học bốc mùi giữa lòng Hà Nội
HS xếp hàng đi qua con mương bốc mùi hôi thối
Lớp học bốc mùi giữa lòng Hà Nội
Các bạn bịt mũi đi qua con mương đen ngòm



Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Học sinh đến lớp không có giáo viên

Hơn hai tuần qua, kể từ khi khai giảng đầu năm học mới đến nay, hàng chục học sinh lớp 2B trường tiểu học Cẩm Trung, Cẩm, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đến lớp học mà không có có giáo viên dạy.

Thấy chuyện “lạ” nhiều phụ huynh lo lắng, kiên nhẫn chờ đợi. Tuy nhiên, nhiều ngày sự việc không có giáo viên đứng lớp khiến học sinh phải nghỉ học khiến phụ huynh bức xúc.

Nhiều phụ huynh phản ánh với phóng viên, từ sau khai giảng đến nay, hàng ngày con em họ sáng vẫn đến trường đúng giờ, trưa tan học ra về nhưng không có thầy, cô giảng dạy. Bước sang tuần học thứ 3 rồi, kiểm tra sách vở của con đều thấy nhiều cuốn vẫn còn nguyên giấy trắng.

Chuyện lạ Học sinh đến lớp không có giáo viên
Đã hơn hai tuần nay kể từ ngày khai giảng năm học mới, 25 em học sinh lớp 2B này vẫn không có giáo viên giảng dạy 
Chị T., có con là V. bức xúc: "Đang vào giữa mùa thu hoạch lúa, bận rộn lắm nhưng vì quyền lợi của con nên phải đến để yêu cầu nhà trường bố trí giáo viên dạy, chứ không thể để con hổng kiến lâu thêm được nữa".
 
Tìm gặp anh Võ Đình Phúc, hội trưởng hội phụ huynh lớp 2B, anh cũng bức xúc, cho biết: “Về nhà nghe con nói đến lớp không có thầy cô dạy chính thức, thỉnh thoảng có thầy sang ra bài tập cho làm rồi thầy đi… tôi có gặp thầy Huế, Phó hiệu trưởng nhà trường để hỏi thì thầy Huế bảo phụ huynh thông cảm, hiện đã có cô giáo mới chuyển về, sẽ bố trí cho dạy luôn".
 
Trong buổi chiều ngày 17/9, chúng tôi tìm tới lớp 2B thấy đã có cô giáo đang đứng lớp. Cô này cho biết đã đến dạy từ buổi sáng nay theo quyết định của UBND huyện. Qua kiểm tra sách vở của một số học sinh, cũng thấy hầu hết vở của các em đang nguyên giấy trắng. Chỉ có vở môn toán là có bài tập đầu tiên và được cô giáo chấm điểm.
 
Trao đổi với Hiệu Trưởng trường Tiểu học Cẩm Trung, cô Nguyễn Thị Khương cho biết, năm học 2011 - 2012 lớp 1B do cô Hoàng Thị Hóa chủ nhiệm, nhưng trước dịp khai giảng vừa rồi, giáo viên đó hết thời gian tăng cường nên đã về lại trường cũ.

Sau khai giảng, ngày 10/9 là bắt đầu học chính thức tuần 1, nhưng cả trường có 18 lớp thì mới được 17 giáo viên, còn thiếu 1 người. Ngày 11/9, nhà trường có tờ trình gửi Phòng giáo dục cho bổ sung giáo viên còn thiếu thì họ hứa chỉ chậm một vài ngày.


Ba ngày sau, vẫn chưa thấy có giáo viên mới bổ sung, nhà trường trực tiếp lên gặp Phòng giáo dục đề nghị sớm bổ sung thì mãi đến sáng 17/9 đã có cô Nguyễn Thị Thanh từ trường Tiểu học Cẩm Bình được điều về tham gia dạy lớp 2B.
Để có thêm lời nói từ cơ quan quản lý về sự việc này, chúng tôi tìm đến ông Đặng Quốc Hiền – trưởng phòng Giáo dục huyện Cẩm Xuyên tìm hiểu thực hư thì phòng ông Hiền “đóng cửa cài then”.
Qua điện thoại, ông Hiền trả lời một cách thiếu trách nhiệm: “Sự việc đó tôi chưa nắm rõ, để kiểm tra lại đã rồi trả lời cụ thể sau” trong lúc đó cô hiệu trưởng trường tiểu học Cẩm Trung đã nhiều lần đích thân báo cáo sự việc với ông Hiền.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383 

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

Những cách học sáng tạo của teen

Học qua Facebook
Học tập trên mạng, sử dụng Facebook để ôn tập, tìm kiếm thông tin, lập hội học cùng đã trở nên quen thuộc với đa số "bà con dân tình". Xôn xao thời gian thi cử, những hội thi Đại học với số like hàng chục nghìn đua nở. Admin mở ra nhiều cuộc tranh luận nảy lửa, vui có, hóc búa có, khiến cho không ít bạn phải cày bài suy nghĩ ngày đêm. Mùa thi, hội trên Facebook rôm rả hơn mùa nghỉ ngơi.
Việc học giờ không chỉ gói gọn trong nhà trường, với thầy cô bạn bè tại lớp. Những người bạn cùng sở thích, yêu kiến thức giống nhau có thể kết thân thông qua các trang page: Hội những người yêu môn Hóa, Hội những người yêu thích võ thuật, thậm chí những cái tên page rất dễ thương khác: Tôi thích nấu ăn cho người tôi yêu thương với số like hàng nghìn.
Học qua tranh ảnh, clip, công cụ tìm kiếm
Chưa bao giờ, bạn có thể tìm kiếm thông tin dễ dàng như lúc này. Dân gian đồn đại câu nói vui: "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có bác... Google". Học lịch sử vốn dĩ cực khoai với đa số teen nhà ta, giờ đây cũng... thoải mái hơn bao giờ hết.
Thời gian trước, trang Việt Nam sử lược cũng khiến dân tình lên cơn sốt. Một phần, bởi tâm huyết của những người lập ra trang page, đều là du học sinh Việt. Phần nữa, page Việt Nam lược sử phục vụ cho các kỳ thi, góp tiếng nói vào cộng đồng yêu môn Sử khắp nơi nơi. Tư liệu cho kiến thức từ lớp 1 - lớp 12, những nguồn như Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, Đại Việt Sử Kí Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên làm nền tảng quan trọng cho page.
Tự chế clip là một cách học "ngấm sâu sắc" nhất đấy các teen nhé!
Chịu khó để ý một chút, bạn có thể dễ dàng nhận ra những clip tự chế rất vui của teen thời gian qua trước những vấn đề được giảng dạy trong nhà trường. Từ những vấn đề nhạy cảm như... bạn đã sex bao giờ chưa, bạn nghĩ thế nào về thủ dâm của nhóm teen trường Hà Nội - Amsterdam...đến những clip về mái trường, thầy cô, kỷ niệm tuổi học trò... Những điều thú vị nho nhỏ mỗi ngày góp nhặt thêm một niềm vui ý nghĩa như thế các bạn ạ!
Học qua... đóng kịch
Đây là cách học được nhiều thế hệ teen THPT Chuyên Ngoại Ngữ, ĐH Quốc Gia Hà Nội hứng thú. Tên gọi của cách học này là "Trả tác phẩm cho học sinh", được thầy giáo Nguyễn Quang Trung, tổ trưởng tổ Văn sáng tạo ra và truyền lại cho các thế hệ học trò.
Một cảnh trong giờ học Trả tác phẩm cho học sinh của lớp tiếng Nhật K42.
Hiểu đơn giản, Trả tác phẩm về cho học sinh nghĩa là thay việc thầy giảng chay, học sinh học văn bằng cách diễn xuất y như thật, xây dựng thành tiểu phẩm, trình bày nội dung phân tích, tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn của thầy. Thầy phân các bạn ra thành nhóm và hướng dẫn chuẩn bị. Mỗi nhóm có 2 tuần để ổn định mọi việc, sau đó sẽ trình bày tác phẩm của mình trước "quần chúng" là thầy và các bạn.
Vui nhất là khâu chuẩn bị, ví dụ, với tác phẩm Mùa lạc chẳng hạn, ngoài việc đọc hiểu tác phẩm, bạn phải hiểu bối cảnh của cuộc chiến tranh, để xây dựng cảnh đạn bom trên tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mỹ. Phân ai đóng nhân vật gì, đóng thế nào cho toát lên "bản chất" ngoài tài năng của cá nhân, là sự tập hợp trí lực của cả tập thể. Có thể nói, đây là một hình thức học thông minh và khá hiếm, độc đáo chỉ có ở trường THPT Chuyên Ngữ thôi đấy nhé!

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383