Hiển thị các bài đăng có nhãn gia sư kinh tế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn gia sư kinh tế. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Khó khăn việc chọn gia sư năm cuối cấp

Khi gia sư là sinh viên 

Có khá nhiều ý kiến phản đối việc chọn sinh viên dạy cho teen năm cuối. Hầu hết các bậc phụ huynh đều cho rằng sinh viên năm 3, 4 chưa đủ trình độ và kinh nghiệm dạy học. Năm cuối lại cực kì quan trọng nên không thể phó thác việc học của con mình cho những sinh viên chưa có tay nghề sư phạm. Phụ huynh cho rằng, sinh viên chưa thể phân dạng và nắm bắt được tình hình thi cử như các giáo viên được. 

Thật ra công bằng mà nói thì những điều mà các bậc phụ huynh lo lắng như trên đều hoàn toàn có cơ sở nhưng không phải bất kì sinh viên nào cũng đều không có kinh nghiệm. Thực tế có khá nhiều sinh viên giỏi và có năng lực đảm bảo dạy chất lượng cho các teen năm cuối. 

V.Anh (teen 12 THPT KT) chia sẻ: “Mình biết một anh làm gia sư môn Toán, anh ấy học rất giỏi… lúc thi ĐH anh ấy là Á khoa nên mình quyết định chọn anh ấy làm gia sư cho mình. Lúc trước mình cũng rất lo lắng khi tại sao ba mẹ lại bảo anh ấy dạy mình học… Nhưng sau khi học được một thời gian, mình thấy cách dạy rất dễ hiểu, khiến mình nắm vững kiến thức, cộng thêm sự nhiệt tình của anh ấy khi dạy học làm điểm số của mình cải thiện đáng kể. Không phải bất cứ sinh viên nào cũng dạy qua loa đâu”.


Ảnh minh họa.

Đầu quân cho các trung tâm 

Nhắc đến trung tâm nhiều teen nghĩ đến viễn cảnh phải ngồi chen chúc trong một phòng học chật chội, là phải học đại trà, là giá thành rẻ...  bất đắc dĩ mới phải học như vậy. Nhưng nếu teen sáng suốt và lựa chọn kĩ những trung tâm có uy tín thì sẽ tránh được những tình trạng trên. Có nhiều trung tâm rất coi trọng đến chất lượng dạy và học, luôn để ý đến kết quả của từng học sinh. Vì thế học sinh theo học ở những nơi này có khi còn đông hơn khi học tại nhà.

K.Tuyền (teen 12 THPT LQĐ) nói rằng: “Mình chọn trung tâm học trước hết là chú ý đến người thầy dạy học của mình là ai, dạy có tốt không, chất lượng dạy như thế nào? Mình đang theo học một lớp Anh, sỉ số gần 100 người nhưng học rất tốt và rất dễ hiểu bài, thầy dạy chất lượng".

Một số phụ huynh cho rằng học tại trung tâm thì sẽ tiện cho việc quản lý con mình hơn. Thế nhưng tốt hơn hết là teen nên chọn thầy dạy tốt trước khi chọn trung tâm để học.

Khi gia sư là chính bản thân mình 

Ở đây ta muốn nói đến ý thức tự giác và tinh thần tự học ở bản thân mỗi người. Với những môn “ruột” thì teen có thể không cần thiết phải tìm cho mình một gia sư mà có thể tự ở nhà ôn thi được. Vì đó là môn mình thích nên dễ học và có hứng thú hơn. Suy ra hiệu quả cũng ngang ngửa với việc đi học thêm. Năm cuối ta cũng không nên quá đặt nặng vấn đề học thêm lên hàng đầu, không nên học nhồi học nhét mà cần có những khoảng thời gian thích hợp và ý thức học tập thì mới mau tiến bộ lên được. 

H.Châu (teen 12 THPT NT) nói rằng: “Thật ra thì việc tìm người gia sư cũng tốt nhưng nếu thấy không cần thiết lắm thì ta cũng không nên cần gia sư làm gì. Với tớ thì môn Văn là môn yêu thích nên chỉ cần học bài và nghe giảng trên lớp cộng với việc lên mạng tìm tài liệu và tham khảo cách hành văn của người khác để lấy ý về bài của mình là đủ. Chăm chỉ và tự giác chút là ta sẽ tiến bộ rất nhanh. Internet là kho tài liệu bao la mà bất cứ ai cũng đều có thể tìm thấy những bài học mà mình cần, không nhất thiết phải đi học thêm là có thể giỏi”.



Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

Đổi giờ học: Thuê gia sư đón con


Nguy hiểm rình rập học sinh tan học tối
Ngay trong những ngày đầu tiên của việc thực hiện đổi giờ học, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có các đoàn đi kiểm tra thực tế ở các trường học. Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, hầu hết các trường đều nêu những khó khăn nhất định, cha mẹ học sinh cũng có ý kiến với những mức độ khác nhau. Đó là việc giao giữa hai ca sáng và chiều của khối THCS quá gấp gáp, học sinh THPT học về quá muộn. Tiết học cuối buổi sáng của cấp THCS và cuối giờ chiều của THPT, học sinh thường đói bụng, khả năng tiếp thu kém, thiếu tập trung hơn.
Rồi việc học sinh các trường THPT về muộn thường phải đi xa, nhiều gia đình không yên tâm về an ninh cho các em, nhất là các trường ở vùng ngoại thành như Thượng Cát (Từ Liêm), Ngọc Hồi, Ngô Thì Nhậm (Thanh Trì)... Các em gái phải tự mình đạp xe qua khu vực đường đồng vắng vẻ, qua nghĩa trang Văn Điển lúc 7h30-8h tối trong mùa đông rét mướt.
Không chỉ bố mẹ mà cả các thầy cô cũng đều lo lắng cho các em khi đi học quá sớm và tan trường về quá muộn.
Còn Hiệu trưởng trường THPT dân lập Lương Thế Vinh, GS Văn Như Cương thì xót xa: “20 giờ ngày 2/2, tôi đi dọc đường Hà Nội vẫn thấy có rất nhiều học sinh đang lóc cóc, hối hả đạp xe về nhà. Học sinh thẫn thờ chờ bố mẹ đến đón. Thấy vậy mà thương, mà lo lắng, mà buồn… và thấy sao học sinh khổ thế! 19 giờ học sinh mới ở trường về, 20 giờ 30 phút mới tắm giặt và ăn cơm tối xong, 21 giờ mới được ngồi vào bàn học.”
Lo lắng cho con cái tự đi xe đạp về mỗi tối tan học là tâm lý chung của nhiều vị phụ huynh. Rất nhiều gia đình đã chọn phương án đi xe đạp hoặc xe đạp điện thay xe buýt bởi đi học sớm thì đường vắng, không sợ tắc đường hay bị lỡ chuyến bởi xe buýt bỏ bến. Trong khi đó, nhiều gia đình có điều kiện hơn thì tìm thuê xe ôm để đưa đón con thay vì để các em chờ đợi ở cổng trường trong điều kiện trời tối.
“Không lẽ các cô giáo không có gia đình”
Trong khi chờ phụ huynh đến đón con ở trường tiểu học Yên Hòa (Cầu Giấy), một cô giáo than thở: “Bố mẹ có con thì các cô giáo cũng có con chứ.” Với khung giờ làm việc như thế này, cuộc sống gia đình các thầy cô giáo đã bị đảo lộn rất nhiều.
GS Văn Như Cương thì lo lắng: “Khung giờ mới cũng “hành” giáo viên. Bởi lẽ, ngoài thời gian đứng lớp, giáo viên còn con cái, nhà cửa. Với quỹ thời gian eo hẹp như vậy, giáo viên còn đâu thời gian để soạn bài, để nghiên cứu, tìm tòi, sang tạo trong từng bài giảng cho học sinh?...”,
Còn PGĐ Sở GD&ĐT Hà Nội cũng bày tỏ băn khoăn khi giáo viên ngoài nhiệm vụ nhà giáo thì họ cũng là phụ huynh. Các nữ giáo viên phải thực hiện thiên chức làm vợ, làm mẹ chăm lo cho con. Việc tan làm quá muộn phần nào gây xáo trộn cuộc sống của họ.
Bất ổn từ môi trường ngoài học đường
Việc điều chỉnh khung giờ học mới, không chỉ gây thay đổi về nhịp sống sinh học mà cũng có thể còn ẩn chứa những điều chưa thật hợp lý.
Chị Hoàng Quỳnh Anh, có con học trường THPT Việt Đức cho biết, giờ học ca chiều bắt đầu từ 14h30, trong quãng thời gian hơn 2 tiếng chờ vào học, chắc chắn nhiều em sẽ không chọn giải pháp ngủ trưa mà lang thang đường phố, hay chơi game hoặc tụ tập bạn bè là điều khó tránh khỏi. Và câu hỏi nhiều phụ huynh đặt ra là: Ai sẽ quản lý các cháu.
Còn cô Kim Anh - phó Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh chia sẻ, cái khó của trường dân lập là khi tan học việc học sinh nam và nữ ở lứa tuổi mới lớn được rong chơi tự do trong trường mà giáo viên thì lại không thể giám sát hết, chắc chắn sẽ ẩn chứa những chuyện không hay.
Chị Hồng Anh, có con học trường Đại Đoàn Kết cho biết, chị thực sự lo lắng với khung giờ học mới: Cháu là con gái, nhà thì ở xa trường, với giờ tan học 19h như vậy, gia đình tôi phải để cháu đi xe đạp dù rất lo lắng cho con trên đường từ trường về nhà.”
Bên cạnh đó, nắm bắt tâm lý học sinh học tối sẽ đói, chỉ qua ba ngày đổi giờ học, các hàng ăn nhanh như bánh mỳ thịt nguội, bánh bao, thịt xiên nướng, sữa đậu nành... bắt đầu bám xung quanh các trường học để phục vụ học sinh ăn uống khiến nhiều trường quan ngại cho sức khoẻ của học sinh.

Đáp ứng nhu cầu của học sinh, hàng quán mọc lên nhanh chóng ở các cổng trường phục vụ thượng đế.
Chồng chéo lịch học thêm
Khi khung giờ học mới được ban hành, nhiều người đã đồng tình vì cho rằng sẽ giảm được tình trạng học thêm. Tuy nhiên, thực tế thì sau ba ngày đổi giờ học, lịch học thêm cũng được xê dịch cho phù hợp. Nhiều cơ sở dạy thêm, ngoại khoá và thậm chí cả giáo viên một số trường đã đổi giờ học thêm lên buổi sáng nếu học sinh học ca chiều. Một số phụ huynh chọn cách thuê gia sư tới nhà để con giảm thời gian chạy sô học thêm.
Chị Hoàng Quỳnh Anh cho biết, con chị năm nay thi ĐH, nếu không học thêm, cháu sẽ khó có cơ hội đỗ cao vào trường ĐH “top” trên. Tuy nhiên, với giờ học chính thay đổi thế này, con chị rất vất vả để theo học các buổi học thêm diễn ra vào buổi tối.
Hơn thế, vì giờ học chính bị đẩy xuống muộn nên các ca học thêm cũng sẽ đẩy xuống muộn hơn vì thế nhiều em khi tan học thì đêm đã khuya.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

Hoảng hồn: Tôi làm gia sư bị gạ tình


Tôi năm nay 22 tuổi, xuất thân trong một gia đình nông thôn nghèo quanh năm mưa lũ. Cuộc sống của tôi và những gia đình khác luôn trong tình trạng nghèo đói, thiếu thốn trăm bề. Chính vì vậy mà ngay từ nhỏ, tôi đã ý thức được rằng: không có cách nào khác thoát nghèo ngoài việc học hành thật giỏi, bước ra khỏi lũy tre làng. Còn bố mẹ tôi cũng nuôi ý nghĩ: dù có khốn khó như thế nào cũng phải chắt bóp, vay mượn để nuôi tôi ăn học.
 
Không giống với những bạn bè cùng chang nứa, chúng chỉ dừng lại khi tốt nghiệp hết cấp 2. Còn tôi, dù nhiều hôm chỉ có cháo ăn nhưng nhất quyết bố mẹ tôi không cho nghỉ học. Và rồi tôi đã không làm mọi người thất vọng. Tôi đã đỗ thủ khoa khoa công nghệ thông tin của trường đại học Bách khoa.
 
 
Vì cuộc sống nghèo khó nên ngay khi bước chân lên Hà Nội tôi đã tìm việc làm thêm ngoài giờ để đỡ đần cha mẹ tiền chi phí ăn học, cũng là để tôi có đồng ra, đồng vào khi đi chơi với đám bạn bè. Ban đầu, tôi theo chân lũ bạn đi làm phục vụ trong các quán ăn. Tuy nhiên, công việc này quá vất vả, mất nhiều thời gian mà thu nhập chẳng đáng là bao. Hơn nữa, thời gian làm việc lại vào ban đêm. Có nhiều hôm, khi trở về nhà trọ đồng hồ đã điểm 1 giờ sáng. Rồi sáng lại phải lên giảng đường sớm nên tôi luôn trong tình trạng buồn ngủ.
 
Tình trạng sức khỏe và học hành của tôi giảm sút trầm trọng. Học kỳ đầu, tôi phải thi lại 2 môn vì đi học không đầy đủ. Sợ khi biết tình hình học tập của tôi như vậy sẽ làm họ phiền lòng nên tôi quyết định nghỉ làm phục vụ, tìm kiếm một công việc nhẹ nhàng mà không ảnh hưởng đến việc học tập.
 
Hôm ấy, khi đang lang thang khắp phố phường để xem có chỗ nào tuyển nhân viên làm thêm hay không tình cờ tôi bắt gặp một thông báo tuyển gia sư. Với trình độ của mình, cộng thêm việc được “gắn mác” trường đại học danh tiếng, thật không có gì khó khăn cho tôi khi ứng tuyển vào vị trí này.
 
May mắn cho tôi, khi vừa đến đăng kí dạy đã nhận được lớp ngay. Học trò của tôi không phải là những cô cậu học sinh cấp 2, cấp 3 như tôi nghĩ. Môn học tôi dạy cũng chẳng phải là những môn học tự nhiên tôi được học tại trường cấp 3 để ôn thi đại học mà tôi được nhận về làm giáo viên tin học. Học trò của tôi là một người phụ nữ trung niên, khoảng ngoài 40 tuổi, đang làm kinh doanh. Bà muốn học máy tính để thuận tiện hơn cho việc tính toán cũng như kinh doanh của bà trong thời gian tới.
 
Ấn tượng đầu tiên của tôi về người đàn bà này là bà có một thân hình khá đẫy đà, đôi mắt nhỏ và sắc, cặp môi cong. Cách nói chuyện của bà khá đưa đẩy (có lẽ do môi trường nghề nghiệp). Buổi đầu gặp mặt, bà đón tiếp tôi khá nồng hậu và thân thiện. Trong buổi học này, chủ yếu là để “thầy” và “trò” tìm hiểu lần nhau chứ học hành không phải là mục đích chính.
 
Qua câu chuyện của bà, tôi biết được rằng bà chỉ có một đứa con trai duy nhất, kém tôi 3 tuổi. Trong một vụ tai nạn giao thông, bà may mắn thoát chết. Còn chồng bà xấu số nên đã qua đời, để lại cho bà một đứa trẻ vẫn còn trong bụng. Thương con, sợ con khổ khi phải sống trong cảnh “con anh, con em” nên bà nhất quyết ở vậy để nuôi nấng đứa trẻ. Trời đã không phụ lòng người khi đứa bé lớn lên ngoan ngoãn, học giỏi và rất biết thương bà. Còn công việc của bà cứ phất lên vùn vụt. Chẳng mấy chốc, bà đã trở thành bà chủ của một chuỗi đại lý phân phối hàng tiêu dùng trong thành phố.
 
Bà học hành rất chăm chỉ, nhờ sự sáng dạ nên bà học đến đâu biết đến đó, không cần tôi phải nhắc lại nhiều lần các thao tác. Đặc biệt, sau một thời gian tiếp xúc, tôi thấy thái độ của bà với tôi đã dần thay đổi. Bà không còn xưng hô với tôi như trước đây nữa (tôi – cậu) mà đổi thành gọi tên (Liên – Hùng). Ánh mắt của bà nhìn tôi cũng rất lạ. Nhiều lần, khi bất chợt ngẩng lên, tôi thấy bà đang nhìn tôi một cách chăm chú. Điều đó khiến tôi thấy hơi lo lắng và bất an dù không biết tôi đang lo lắng chuyện gì nữa. Và rồi những điều tôi sợ cũng đã trở thành hiện thực.
 
Hôm đó là thứ 7, tôi có ca dạy cho bà từ lúc 7h30 tới 9h30 tối. Sau khi theo chân bà vào phòng, tôi như mọi ngày. Học được khoảng 30 phút, bà xin phép ra ngoài lấy nước cho tôi vì hôm nay lúc theo tôi vào phòng, bà quên chưa lấy. Khi bước vào phòng, bất ngờ, bà đóng sầm cửa phòng lại, miệng giải thích “Hôm nay con trai Liên về quê, không có ai trông nhà nên đóng cửa lại cho an tâm Hùng ạ”.
 

Khi tôi đưa tay đỡ cốc nước từ tay của bà, tôi có cảm giác như bàn tay bà cố tình nắm lấy tay tôi thật chặt. Tim tôi đập thình thịch, mặt đỏ lựng như trái gấc chín vội vàng rút tay ra khỏi bàn tay bà rồi vội vã đưa cốc nước vào miệng để che dấu sự bối rối.
 
Thế nhưng, người tôi như bủn rủn, mềm nhũn ra khi bàn ta bà nhẹ nhàng đặt xuống đùi tôi, vuốt ve nhè nhẹ. Chưa dừng lại ở đó, bàn tay đó nhanh như cắt đã đưa lên phần eo tôi, lần mò trong làm áo của tôi, một tay rờ mở từng cúc áo. Hốt hoảng, tôi đứng bật dậy, sẵn cốc nước trên tay, tôi hất mạnh vào mặt bà, cuống cuồng chạy ra phía cửa, mặc cho những tiếng gọi của bà vang lên phía sau lưng. Về đến nhà mà tim tôi vẫn đập liên hồi, chưa hoàn hồi sau những gì vừa trải qua.
 
Kể từ sau vụ việc đó đến nay, tôi thấy ghê sợ đàn bà, đặc biệt là những người đàn bà giàu có mà không có chồng. Thậm chí, cả những bạn nữ xung quanh tôi cũng tìm cách xa lánh họ. Không ít người nghĩ rằng tôi là một người có vấn đề về giới tính nhưng tôi bỏ ngoài tai tất cả những gì họ nói. Nếu bạn là tôi, trải qua một cú shock tinh thần đầu đời như vậy, tôi tin chắc bạn cũng co mình lại để tự bảo vệ bản thân như tôi mà thôi.
 
 
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Từ gia sư trở thành trông trẻ

Gần Tết, nhiều tờ rơi, quảng cáo đang được dán khắp các trường ĐH, các hộ gia đình chào mời “sinh viên làm bảo mẫu” với mức lương tối thiểu 60.000đ/giờ. nghề trông trẻ đã không còn là lao động giản đơn như trước...

Vào mỗi dịp cận Tết và hè, các bé được nghỉ học dài ngày trong khi cha mẹ vẫn phải đi làm, nên người trông trẻ (NTT) được “săn” ráo riết.
Với nhiều gia đình, điều kiện tuyển dụng “NTT chất lượng cao” không hề đơn giản: trình độ văn hóa tối thiểu 12/12, có bằng cấp liên quan đến sư phạm, kỹ năng chăm sóc trẻ (y tế, mầm non). Vì thế, không ít NTT có bằng cấp ĐH, thạc sĩ các ngành xã hội làm việc theo mùa vụ, theo giờ rất được trọng vọng trong cái nhìn của các gia đình.
Chị Phạm Thanh Nhàn (khu biệt thự Villa Sài Gòn Q.10, TP.HCM) chia sẻ: “Chúng tôi có hai cháu bé 3 và 10 tuổi. Theo kinh nghiệm của tôi, không nên thuê người giúp việc kiêm giữ trẻ. Nếu có thể, nên nhờ ông bà nội ngoại hoặc người thân nấu ăn giúp. NTT chỉ chuyên chăm sóc và vui chơi với trẻ vì chuyện ăn uống, thói quen sinh hoạt cá nhân của NTT ảnh hưởng rất lớn đến tính nết của trẻ sau này. Thêm vào đó, do các cháu học ở trường, một số học trường quốc tế nên ngay cả bố mẹ cũng không bắt kịp được sinh hoạt vui chơi của trẻ hiện nay, vì thế rất cần NTT có trình độ”.

Người giữ trẻ của Công ty Chuyên Việc.
Tiêu chuẩn của NTT ngoài tình yêu thương trẻ, còn phải biết dạy vẽ, giúp bé ráp vần, đọc mặt số, làm quen với chữ, tập đếm, hát, đọc thơ như một cô giáo. Với các bé từ lớp 1-5, NTT phải học và chơi cùng bé theo chương trình của nhà trường. Không chỉ là gia sư dạy bé môn tiếng Việt và toán, các cô hướng dẫn bé làm thủ công, học các môn cắt dán, may thêu với bé. Chị Đào Thị Huyền (khu chung cư cao cấp Phú Mỹ Hưng, Q.7, TP.HCM) cho biết: “Nếu chưa tìm được người có chuyên môn thì phải tìm các em học tối thiểu THPT, thậm chí phải tìm người rồi đào tạo từ từ”. Theo chị Huyền, việc “lên đời” một NTT tuy mất nhiều thời gian nhưng giữ người mới thật sự khó. Phải chăm sóc, tạo tình thân, quan tâm quà cáp như cô giáo riêng của con mới không bị người khác “giựt mối”.
Theo thống kê từ ngành giáo dục, TP.HCM đang thiếu khoảng 20.000 cô giáo mầm non, nên các giáo sinh, SV ngành sư phạm mầm non, SV các ngành xã hội, tâm lý đang ngày càng được săn đón. Cô Ngọc Huệ (thạc sĩ ngành tâm lý - Trường ĐH KHXH&NV) cho  biết, lúc còn là SV, cô nhận dạy kèm HS tiểu học rồi theo các bé hết 5 năm. Cô tâm sự: “Thực tế, đứa trẻ ảnh hưởng bởi NTT nhiều hơn cả bố mẹ, từ tính cách đến thói quen hành xử mỗi ngày”.
Hiện nay, tại các trung tâm giới thiệu việc làm, giá của NTT (có bằng cấp chuyên môn) khoảng hai triệu đồng/tháng/bé, làm việc tuần hai buổi, một buổi hai tiếng hoặc tính theo giờ trung bình 150.000đ/giờ/cô. Bà Trần Thị Túc (Trung tâm dịch vụ việc làm Trí Thức) nhận xét: “Nghề giữ trẻ đang có nhu cầu khá cao, cái nhìn về nghề cũng khác trước, NTT được các gia đình coi trọng chứ không chỉ là việc giữ trẻ và để sai vặt như xưa”.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

150 tình nguyện viên ra quân “Gia sư áo xanh”

Sáng 11-7, tại Thành đoàn TP.HCM chương trình tình nguyện “Gia sư áo xanh” đã thu hút 150 tình nguyện viên tham gia. Chương trình do Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên phối hợp cùng Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Việc làm – trường Đại học Bách Khoa TP.HCM tổ chức. Lễ ra quân thu hút đông đảo phụ huynh, học sinh cùng các bạn sinh viên tham dự- Ảnh Hải Yến Các tình nguyện viên gia sư sẽ được giới thiệu đến các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có học lực trung bình hoặc dưới trung bình từ lớp 6-12 để tổ chức ôn tập hè và chuẩn bị kiến thức năm học mới. Với các môn học gồm: Toán, Lý, Hóa, Anh văn, Ngữ văn sẽ được dự kiến diễn ra từ 12-7 đến 31-9-2012. Ngoài ra, phụ huynh, học sinh có thể đăng ký lập nhóm học từ 3-5 người và đăng ký trực tiếp tại Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM (số 33, Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1) hoặc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Việc làm – trường Đại học Bách Khoa TP.HCM (268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10 Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Giáo sư Ngô Bảo Châu ngộ nhận Cù Huy Hà Vũ?

Chỉ là một sự ngộ nhận của niềm tin nếu chỉ nhìn nhận bằng sự lấp lánh của ngôn từ. Điều đó cũng giống như sự ngộ nhận về "anh hùng" Cù Huy Hà Vũ của GS Ngô Bảo Châu vậy. Giáo sư Ngô Bảo Châu ngộ nhận Cù Huy Hà Vũ? GS Ngô Bảo Châu chưa hiểu rõ con người Cù Huy Hà Vũ? Gót chân Achilles? Giờ đây, hình ảnh về Cù Huy Hà Vũ và GS Ngô Bảo Châu xuất hiện dày đặc trên một số luồng thông tin với những mỹ từ cao cả nhất. Nhưng sẽ chỉ là một sự ngộ nhận của niềm tin nếu chỉ nhìn nhận bằng sự lấp lánh của ngôn từ. Điều đó cũng giống như sự ngộ nhận về "anh hùng" Cù Huy Hà Vũ của GS Ngô Bảo Châu vậy. Khoảnh khắc Hector ngã xuống dưới ngọn lao của Achilles dưới chân thành Troy cũng là khoảnh khắc chàng dũng sỹ đi vào tâm thức của nhân loại như biểu tượng về một phẩm giá cá nhân và tài năng mang tính thời đại. Đó là nhân vật hiếm hoi trong thần thoại Hy Lạp chiến đấu không phải cho danh vọng, oán thù hay khát khao quyền lực mà chàng chiến đấu để bảo vệ chính quê hương mình, gia đình mình, nhân dân mình. Hector với trí tuệ và hiểu biết của mình đã phản đối chiến tranh. Nhưng khi chiến tranh xảy ra, chính Hector không do dự khi đối đầu với một Achilles mình đồng da sắt, một việc không khác gì tìm đến cái chết trong khi chàng có thể có những lựa chọn khác. Nhân cách ấy, tài năng ấy và tinh thần ấy đã đưa Hector vào bất tử. Chàng trở thành một trong số Chín Hiệp Sĩ Được Kính Trọng để sánh vai cùng Alexander đại đế, Julius Caesar, vua Arthur, hoàng đế Charle-magne… Trong blog cá nhân của mình (blog Thích học toán - entry ngày 13/4/2011), GS Ngô Bảo Châu đã so sánh: "Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt. Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường. Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình. Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này". Phát biểu ấy, dù vô tình hay cố ý, đã đặt Cù Huy Hà Vũ ngang với những người anh hùng trong lịch sử nhân loại. So sánh ấy thật sự là một điều đáng tiếc cho hình tượng của Hector, hoàng tử thành Troy, vua Turnus của người Rutuli hay tráng sỹ Kinh Kha người nước Vệ. Những con người ấy trong tất cả những điều kiện tương ứng của thời đại đã đạt tới tầm vóc của anh hùng nhờ vượt lên những cám dỗ tầm thường của cuộc sống. Kể cả ham muốn sống với họ cũng trở thành nhỏ bé khi đi đến cùng những giá trị tinh thần của mình. “Vũ chỉ là một kẻ nhỏ bé” Cù Huy Hà Vũ sống trong một thời đại khác. Dù sức mạnh bạo lực không còn được tôn vinh nhưng giá trị của nhân cách và trí tuệ vẫn là những yếu tố bất biến để tạo nên một anh hùng. Cù Huy Hà Vũ đã làm gì để đạt tới một tầm vóc như vậy? Đây là một câu hỏi không khó trả lời. Từ trước đến nay, không ai biết đến Cù Huy Hà Vũ trong các lĩnh vực học thuật hay tư cách cá nhân. Có hai con đường để mọi người biết đến Vũ. Thứ nhất là cái bóng của những thế hệ đi trước. Thứ hai là cách gây ra những sự vụ chẳng giống ai qua những lá đơn kiện. Nó hao hao như cách những ngôi sao đánh bóng tên tuổi bằng những scandal. Khi chạm tới những giá trị cá nhân, Vũ chỉ là một kẻ nhỏ bé với những cư xử tầm thường. Bỏ qua những mưu đồ chiếm dụng nhà đất, bỏ qua những cách ứng xử đoạn tuyệt tình nghĩa gia đình, bỏ qua quá khứ học hành và làm việc không rõ ràng, chỉ cần vài chi tiết nhỏ cũng đủ nói lên bản chất của Vũ. Giáo sư Ngô Bảo Châu ngộ nhận Cù Huy Hà Vũ? Minh họa: Hữu Khoa. Đơn cử như năm 2006, Vũ tự ứng cử mình vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin. Khi trả lời về khả năng để có thể đảm đương chức vụ, Vũ nói: "Bố của tôi là nhà thơ, nhà cách mạng Cù Huy Cận. Tôi học được ở ông rất nhiều điều, nhất là nhiệt huyết. Còn nếu nói về đức và tài, tôi xin tự khẳng định là tôi thừa đủ. Đảng đã nói là cần phải lựa chọn cán bộ có đức có tài cơ mà, vậy tôi có những điều đó tại sao lại không được lựa chọn?". Với một người có khả năng trả lời một cách kiêu ngạo và tùy tiện như vậy, hẳn cũng không phải nói thêm nhiều. Nhiệt huyết thì do bố truyền lại, đức tài thì tự mình phong cho mình. Hơn nữa với cách trả lời trên thì gần như duy nhất Vũ là người có đức có tài hoặc cái đức cái tài của Vũ hơn hẳn thiên hạ. Ứng cử vào một chức vụ liên quan nhiều đến văn hóa, ngay từ vốn văn hóa ứng xử cơ bản Vũ đã hiểu hết chưa? GS Ngô Bảo Châu bị lợi dụng? GS Ngô Bảo Châu đã quá tùy tiện khi đặt Cù Huy Hà Vũ ngang với những biểu tượng anh hùng. Dù những anh hùng đó thuộc về những thời đại đã qua nhưng mang một sự trân trọng trong tâm thức mỗi người. Nó dễ gây sự lầm lẫn biến Cù Huy Hà Vũ từ một kẻ vô giá trị thành một biểu tượng. Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng nhất được đặt ra là mục đích của tất cả những hành động trên của Cù Huy Hà Vũ là gì? Liệu nó có phải vì đất nước, vì dân tộc như một số người vẫn thổi phồng hay không? Nhìn lại cả quá trình, Vũ chưa bao giờ biết hy sinh cho xã hội. Vũ kiên quyết giữ căn nhà 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội như một tài sản cá nhân thay vì chấp nhận để Nhà nước xây dựng một phần thành Bảo tàng Xuân Diệu, một công trình mang tính cộng đồng. Những đơn kiện chẳng giống ai chỉ là những scandal nhằm đánh bóng tên tuổi Vũ. Chỉ khác với giới nghệ sỹ đánh bóng mình trên sân khấu, Vũ đánh bóng mình trên vũ đài chính trị. Và chi tiết thể hiện ham muốn quyền lực mang tính chất cá nhân lớn nhất của Vũ chính là việc tự ứng cử chức vụ Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin năm 2006. Cứ giả sử Vũ muốn cống hiến thật thì đó cũng là một cống hiến có điều kiện, một điều kiện không hề khiêm tốn. Có những kẻ muốn biến Vũ thành anh hùng. Bằng những tụng ca đầy tính từ, Cù Huy Hà Vũ đã được đẩy lên đến tận mây xanh. Dân chủ đã trở thành những chiêu bài chính được đưa ra trong những ý kiến cá nhân đó. Tuy nhiên, nếu những cá nhân trên thật sự muốn dân chủ, hẳn họ phải hiểu rằng dân chủ đi đôi với trí tuệ. Một người có trí tuệ không bao giờ chấp nhận một tư cách như Vũ làm anh hùng. Trường hợp còn lại, họ hiểu Vũ không đủ khả năng làm anh hùng nhưng vẫn biến Vũ thành anh hùng thì đây là những hành động đơn thuần nhằm thực hiện những mưu đồ cá nhân. Vũ khoác lên bộ y phục lóng lánh của những mỹ từ, trong khi giá trị thực cũng chỉ là một con bài trong tay kẻ khác mà thôi. Chỉ có điều đáng tiếc ý kiến của GS Ngô Bảo Châu đã vô tình trở thành một luận cứ tâm lý có lợi cho những kẻ ngu dốt hoặc cơ hội đó. GS là niềm tự hào của Việt Nam. Trong bối cảnh hiện tại, GS là biểu tượng về mặt trí thông minh cho một dân tộc. Bởi vậy, những phát ngôn của GS không đơn thuần là những câu nói mang tính chất cá nhân nữa vì nó có tác động mãnh liệt đến suy nghĩ và niềm tin của hơn 80 triệu dân. Có điều chính GS hình như cũng không lường trước được hết những tác động từ những phát biểu của mình. Hệ quả là chính GS cũng được biến thành một kiểu biểu tượng về trí tuệ uyên bác trên các diễn đàn. Là một tài năng trong lĩnh vực toán học, GS đã được đám đông mặc định như một trí tuệ ở một ngạch khác bao trùm hơn: hình ảnh của GS đã trở thành một cái gì đó hao hao như một nhà triết học, một nhà chính trị học, một nhà xã hội học có khả năng phán xét đúng sai cho mọi vấn đề trong cuộc sống Việt Nam. “Cuộc sống rộng hơn toán học…” Trong khi đó hơn một nửa cuộc đời mình GS Ngô Bảo Châu làm việc, học tập và nghiên cứu ở châu Âu. Lĩnh vực chuyên môn và chắc chắn cũng là lĩnh vực GS dành nhiều thời gian nghiên cứu nhất là toán học. Cuộc sống thì rộng hơn toán học và mang nhiều những phức tạp trong mỗi toan tính của con người. Phải sống trên chính đất nước của mình, thấu hiểu từng niềm vui, nỗi buồn, từng thành công, khổ cực của con người mới hiểu phần nào thực tại đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ. Việc phân tích từng câu nói, mổ xẻ từng ý tứ của Ngô Bảo Châu tưởng như để thể hiện sự tôn vinh, hóa ra lại trở thành một sự lợi dụng. Chân lý không quan tâm đến người phát ngôn. Việc trích dẫn Ngô Bảo Châu xét cho cùng cũng chỉ là mượn gió bẻ măng. Có những kẻ cần sự nổi tiếng, cần niềm tin mà những người Việt Nam đang đặt trên hình tượng Ngô Bảo Châu. Về mặt phương pháp cũng không khác gì việc thổi Cù Huy Hà Vũ lên thành một anh hùng để thực hiện những toan tính cá nhân. Việt Nam rất cần những anh hùng. Tuy nhiên, những anh hùng của thời hiện đại không thể giống những Hector, Turnus hay Kinh Kha ngày trước. Cả thế giới đang bước vào thời kỳ mà trí thức quyết định phần lớn những tiến bộ trong xã hội. Người anh hùng của hiện tại trước hết phải là những người có trí tuệ, có trái tim, có tầm vóc văn hóa và kỹ năng đối thoại với thế giới. Trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với nhiều vấn đề mang tính chất thời đại như biến đổi khí hậu, suy thoái kinh tế, khủng hoảng văn hóa thì khả năng hành động của những con người như vậy chính là chìa khóa để vươn lên. Ngược lại, việc tạo nên những anh hùng một cách áp đặt hay thổi phồng những cá nhân không xứng đáng chỉ tạo nên những hiệu ứng tiêu cực. Nó tạo ra sự hoang mang trong xã hội và sự sụp đổ của niềm tin. Đó chính là những thảm họa của văn hóa và chính trị. Cho nên bất kỳ người trí thức nào trước khi tạo ra những so sánh cần sự cân nhắc kỹ càng. Ngạn ngữ Hy Lạp nói: "Nếu Thượng đế muốn hủy hoại ai đó, thì trước hết, ngài sẽ biến người ấy thành một vị thần". Thường con người muốn lợi dụng ai thì trước hết biến người đó thành một biểu tượng. Giờ đây, những hình ảnh về Cù Huy Hà Vũ và GS Ngô Bảo Châu xuất hiện dày đặc trên một số luồng thông tin với những mỹ từ cao cả nhất. Nhưng sẽ chỉ là một sự ngộ nhận của niềm tin nếu chỉ nhìn nhận bằng sự lấp lánh của ngôn từ. Điều đó cũng giống như sự ngộ nhận về "anh hùng" Cù Huy Hà Vũ của GS Ngô Bảo Châu vậy. Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Yêu thuê, học thuê: SV trở thành chai sạn

Có thể gọi yêu thuê, học thuê cũng là một nghề “thú vị” của nhiều sinh viên. Nhưng nhận lại là vô số bi hài, đôi khi khổ sở và đau đớn. Yêu thuê, học thuê: SV trở thành chai sạn Ảnh minh họa Học thuê… Trên mạng Internet, ở các trang rao vặt xuất hiện nhiều lời quảng cáo đi học thuê, cần người học thuê rất mùi mẫn. Ví như: "Nhận đi học thuê trong khu vực nội thành Hà Nội. Nếu học ngành tài chính ngân hàng hay ngành kinh tế thì càng tốt. Giá cả phải chăng theo thỏa thuận (khoảng 300k/tháng là ok rồi). Tớ 19 tuổi, đang học năm thứ 2. Đảm bảo về sự chăm chỉ, chuyên cần và chất lượng. Mọi chi tiết xin liên hệ Meosuttc23@...". Càng chứng tỏ dịch vụ học thuê đã và đang rất phát triển. Người thuê là người sinh con, mới lấy chồng ngại đến lớp, những cậu ấm cô chiêu thích chơi hơn học... Họ cần có người thay thế mình trên giảng đường để duy trì các chương trình và cuối năm vẫn có điểm. Chỉ cần bỏ một ít tiền ra mướn người thay mình lên lớp là "thân chủ" an tâm vắng mặt. Dịch vụ học thuê ra đời từ đó. Đỗ Thị Mai, cựu sinh viên trường Đại học Thương Mại đã tốt nghiệp 3 năm trước nhưng chưa kiếm được việc. Từ ngày tìm được mối học thuê, cô đã có việc làm và ký được nhiều hợp đồng khá tốt. Mai bị cuốn theo công việc và chẳng nghĩ gì đến chuyện đi tìm một công việc khác. Mỗi tháng, nhờ chạy "sô" 3 ca: sáng, chiều, tối, cô cũng kiếm được chừng 3 triệu mỗi tháng. Nhờ có thâm niên mà cô có nhiều lời mời mọc. Mai đã giới thiệu cho một số bạn bè đang thất nghiệp để có cơ trụ lại đất Hà Nội. Ở các trường đại học hiện nay, nhiều chương trình học mà một lớp ngồi rất nhiều sinh viên. Thầy giáo đến dạy có điểm danh, nhưng chẳng cần nhớ mặt sinh viên, nên dân học thuê mới sống được. Người học thuê chỉ cần đến đúng giờ, ghi chép đầy đủ. Người có ý thức thì tự nhiên được nạp thêm kiến thức, kẻ chẳng hào hứng thì thấy mỗi buổn học rất nhàm chán, buồn ngủ, giống như một buổi tra tấn. Không ít sinh viên đi làm gia sư, thì dính luôn vào việc phải học thuê cho học sinh cấp III mà mình đang dạy. Những cô chiêu cậu ấm này mải chơi, không thích học. Dù được bố mẹ ép học, cũng cứ nhận gia sư cho đẹp lòng. Minh Thu (sinh viên đại học Công đoàn) là một ví dụ. Cô được mời gia sư cho Quý, học sinh lớp 11. Ngay buổi đầu đến dạy, Quý đã nói thẳng: "Chị dạy em là làm cho bố mẹ em. Thì cứ việc. Nhưng em không học. Ngược lại, tất cả bài vở cô giáo cho, việc soạn bài chị phải làm hết cho em. Chị mà tiết lộ bí mật thì em sẽ nói chị dạy kém, chị sẽ bị đuổi việc. Nếu làm tốt, em thưởng thêm". Thu nghĩ mình tạm thời chẳng có chỗ nào bấu víu, đành chấp nhận đề nghị của cậu bé. Thêm nữa, dân học thuê cũng rất thích vớ được hợp đồng với một ông giám đốc nào đó. Ông ta muốn có thêm bằng cấp để khẳng định mình, nhưng lại không có thời gian. Đành phải thuê một người học thay để toàn tâm toàn ý cho công việc. Thường ông trả rất hậu. Yêu thuê... Dịch vụ này mới phát triển trong vài năm trở lại đây. Có cả một công ty lớn làm dịch vụ này và đã quảng cáo rầm rộ trên báo chí. Dịch vụ này để phục vụ những người chưa có (hoặc đã có) người yêu. Đặc biệt là những chàng trai đã đứng tuổi, chưa muốn lấy vợ, nhưng mỗi lần về quê, luôn bị gia đình giục lấy vợ. Họ cần một cô gái vừa mắt, để đi cùng chàng trai về quê giới thiệu gia đình. Ngoài ra, vào những ngày lễ Tết, nhiều chàng trai chưa vợ muốn có một cô gái ở bên cạnh mình cho đỡ buồn. Họ bỏ ra một số tiền khá, theo thỏa thuận để có người đi chơi, trò chuyện trong một vài ngày. Đối tượng tham gia vào dịch vụ yêu thuê này phần nhiều là sinh viên và sinh viên mới ra trường. Đây là một dịch vụ, cũng là một cuộc chơi mang lại lợi ích cho cả hai bên. Nhưng cả hai bên tham gia đều rất khó lường trước những hệ lụy của nó. Điều thiệt hại lớn nhất ở các bạn gái đi làm người yêu thuê, rất có thể sau một thời gian thì các bạn sẽ bị chai sạn, bị công thức hóa khi yêu thật, khiến các bạn rất khó rung động. Nhiều nhà tâm lý học, nhà khoa học đã chỉ ra những bất cập trong dịch vụ yêu thuê. Đó là việc "lập trình" ngay cả vấn đề thiêng liêng, chuyện yêu đương cũng biến thành hàng hóa, để thỏa mãn nhu cầu của một số người, thì sẽ phần nào làm xuống cấp đạo lý nhân văn của dân tộc. Khi nhập vai, cô gái phải "diễn", phải đóng vai người yêu và đôi khi gặp phải những trường hợp trớ trêu. Ví như về nhà người yêu mà gia đình hỏi gì cũng ngớ ra. Hoặc chàng trai thể hiện tình cảm thì cứ run cầm cập vì sợ. Rồi cảm thấy có lỗi với người yêu (nếu là người đã có người yêu thật). Nếu người yêu cô gái biết bạn gái mình tham gia dịch vụ này, họ dễ cảm thấy bị xúc phạm, không chịu được cảnh người yêu mình đóng thế. Chuyện đổ vỡ trong tình yêu có thể xảy ra. Những cô gái làm việc này có nguy cơ rủi ro cao. Vì đôi khi người thuê yêu rượu chè vào, tỏ ra không tôn trọng họ, đi quá giới hạn hợp đồng. Theo nhiều chuyên gia tâm lý thì dịch vụ "cho thuê người yêu" sẽ phát triển, nhưng sẽ không giúp con người lấp được chỗ trống khi thiếu vắng tình cảm. Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam kể chuyện

Là tiến sĩ năm 26 tuổi và trở thành phó giáo sư năm 31 tuổi, Bùi Thế Duy sớm nổi tiếng trong giới trí thức Việt Nam hiện nay. Trong số 701 nhà giáo được trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2009, vừa được công bố cuối tháng 11, Bùi Thế Duy là người trẻ nhất được vinh danh. Anh hiện là Chủ nhiệm khoa Công nghệ thông tin, ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội). Ba năm chuyển trường một lần Con đường học vấn của Bùi Thế Duy, theo lời kể của chính anh, giống như hình một mũi tên luôn hướng lên trên. “Hồi nhỏ tôi học cũng không xuất sắc lắm, tôi chẳng bao giờ xuất sắc cả, luôn có rất nhiều người mà tôi biết rất giỏi, nên suốt ngày phải phấn đấu”, Duy tâm sự. Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam kể chuyện Bùi Thế Duy (ngoài cùng bên trái) cùng bạn bè tham dự một hội nghị Quốc tế do Anh tổ chức tại khách sạn Daewoo, Hà Nội. Chính mặc cảm "không xuất sắc lắm" đó khiến cứ ba năm, Duy lại chuyển trường một lần và mỗi lần lại đến một môi trường có "nhiều người giỏi hơn". Từ lớp 3 đến lớp 6, Duy học lớp chọn của Tiểu học và THCS Đống Đa (quận Đống Đa). Lớp 7, Duy thi đỗ lớp chuyên Toán, THCS Bế Văn Đàn, quận Đống Đa. Năm tốt nghiệp THCS, anh thi đỗ vào lớp chuyên Toán - Tin, ĐH Tổng hợp và học ở đây suốt ba năm THPT. Giải nhất Tin học toàn quốc lớp 12 đưa Duy vào thẳng ĐH Quốc gia Hà Nội. Học hết năm thứ nhất, anh du học ở Australia theo học bổng toàn phần của Chính phủ nước này. Sau ba năm, cầm trong tay tấm bằng cử nhân của ĐH Wollongong, năm 2001, Duy tiếp tục "sự học" ở ĐH Twente, Hà Lan, làm nghiên cứu sinh và cũng chỉ mất ba năm để hoàn thành bằng tiến sĩ. Năm 2004, Bùi Thế Duy trở về nước làm giảng viên tại ĐH Quốc gia Hà Nội đến nay. Giải tỏa stress bằng... đi ngủ Ít người biết rằng, vị phó giáo sư trẻ tuổi rất giỏi nấu ăn. "Gia sư" dạy anh tài lẻ này chính là bà nội. Cũng nhờ bà dạy cách nấu ăn mà suốt những năm du học, Duy luôn tự biết chăm sóc mình bằng những món ăn hợp với khẩu vị tự nấu. Ngoài dạy nấu ăn, người đặt dấu ấn nhiều trong tuổi thơ êm đềm của Duy cũng là bà, với kỷ niệm không quên là những lần theo bà xếp hàng đi mua gạo những năm còn bao cấp. Khi nhắc về gia đình của mình, anh Duy không giấu vẻ tự hào về một gia đình hạnh phúc. Sinh ra trong một gia đình công chức bậc trung, bố mẹ Duy khá vất vả để nuôi hai anh em ăn học. Từ bé, Duy đã được bố kèm cặp học hành nghiêm khắc. “Bố bận rộn với công việc ở cơ quan nhưng vẫn dành rất nhiều thời gian kèm cặp con cái học hành”, anh Duy chia sẻ. Những năm du học ở xứ người, Duy đã may mắn tìm được "một nửa" của mình. Đến nay, vợ chồng anh có hai con. “Với mức lương của hai vợ chồng cũng đủ để lo cho cuộc sống gia đình. Tuy hơi vất vả nhưng mình rất hài lòng với cuộc sống hiện tại. Vợ mình và hai bên nội ngoại giúp đỡ mình rất nhiều, để mình tập trung thời gian cho công việc, nghiên cứu. Hai đứa nhỏ nhà mình rất ngoan”, anh Duy tự hào khoe. Tuy nhiên, với những áp lực của công việc, cuộc sống đôi lúc vị phó giáo sư trẻ cũng bị stress. Tuy nhiên, với Duy, không stress thì không có áp lực, mà không áp lực thì khó làm việc hiệu quả nên anh anh coi stress là động lực. Có điều, mỗi khi stress "ghé thăm", anh lại giải tỏa bằng cách... đi ngủ. Theo anh đây là cách giải tỏa tốt nhất và mỗi lúc ngủ dậy, mọi thứ lại như bắt đầu. Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam kể chuyện Bùi Thế Duy nhận giấy chứng nhận chức danh PGS tại Văn miếu Quốc Tử Giám. Bằng cấp cũng chỉ giỏi trong một lĩnh vực Đi nhiều, học nhiều, Bùi Thế Duy cho rằng, không cần cứ là người quản lý đều phải là tiến sĩ, giáo sư vì các cử nhân quản lý (management) hay thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA)... cũng đều có khả năng làm việc rất tốt. Thậm chí, ở các công ty, kỹ sư giỏi hơn tiến sĩ rất nhiều. Trong nhà máy, những người giỏi nhất lại là những thợ lành nghề. Ở nước ngoài, những người tốt nghiệp hệ CĐ, học nghề có tay nghề giỏi có mức thu nhập tốt hơn những người khác, kể cả người bằng cấp cao. Nhìn lại Việt Nam, vị phó giáo sư trẻ nhận xét, chính thói quen nhìn bằng cấp đánh giá con người nên nhiều người dễ "soi" người được nhận bằng cấp có xứng đáng hay không. "Thật ra, tiến sĩ, phó giáo sư hay giáo sư chỉ là để đánh giá những người làm nghiên cứu và giảng dạy trong trường không có nghĩa là người ta giỏi hơn người khác ở lĩnh vực khác", anh nói. Với Duy, những bằng cấp, danh hiệu anh đạt được là vì ham nghiên cứu chứ không phải vì mục đích thăng tiến bởi theo anh, học hàm cao hay cử nhân thì cơ hội thăng tiến như nhau. "Nhiều người bạn của tôi chọn hướng ra làm công ty và cũng rất thành công. Mỗi người có những điểm mạnh nhất định, người thành công là người biết cách khai thác điểm mạnh của mình. Theo tôi, ĐH là một cơ quan nghiên cứu hợp lý nhất. Tôi thích nghiên cứu nên môi trường này hợp với tôi”, anh chia sẻ. Trước mắt phó giáo sư Bùi Thế Duy là một con đường dài với mũi tên tiếp tục hướng về phía trước. "Tham vọng" của Duy trên con đường đó là "tiếp tục làm việc, nghiên cứu", kết nối tri thức trong và ngoài nước, đặc biệt là "tạo điều kiện cho những người trẻ tuổi có một niềm tin vào bằng cấp". Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Gia sư dạy nhạc dở trò đồi bại với học trò 7 tuổi

Ngày 12/8, nguồn tin từ Công an quận 11 cho hay đã bắt giữ đối tượng Trần Trọng Vũ Khoa (SN 1993, trú quận Phú Nhuận) để điều tra làm rõ hành vi “hiếp dâm trẻ em”. Trước đó, Chị Nguyễn T. Y, ở phường 11, quận 11 (TP.Hồ Chí Minh) đến Công an phường 11 trình báo: con gái chị là Trần T. N.U (7 tuổi) đã bị tên Vũ Khoa hiếp dâm. Theo đó, khoảng giữa năm 2008, Khoa đến nhà để dạy đàn Piano cho U (tại phòng riêng của cháu), từ đó Khoa đã nhiều lần thực hiện hành vi hiếp dâm đối với cháu. Đến ngày 26/7/2010, do không thực hiện được hành vi hiếp dâm bé U, Khoa đã không đến dạy đàn cho U nữa. Ngay sau khi nhận được tin báo, Công an quận 11 đã vào cuộc điều tra. Qua truy xét, ngày 11/8, Công an quận 11 đã bắt giữ Khoa, lập hồ sơ chuyển PC45 thụ lý điều tra. Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ. *Trong một diễn biến khác, Chị P. T. M. H (SN 1976, tạm trú ở phường 22, quận Bình Thạnh (TP.Hồ Chí Minh) đến Công an phường 21, quận Bình Thạnh trình báo: Cách đây khoảng 1 tháng, con gái chị là Lê T. M. L (15 tuổi) bị tên Nguyễn Trọng Nghĩa (SN 1994, trú ở phường 21, quận Bình Thạnh, hiếp dâm (chưa rõ địa điểm gây án vì cháu L không nhớ). Qua điều tra ngày 11/8, Công an quận Bình Thạnh đã bắt tên Nghĩa để điều tra làm rõ. Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Con gái dậy thì và chàng gia sư

Chị Hằng tức giận, tắt dàn âm thanh, quát ầm ĩ: “Anh làm cái trò gì thế này? Ra khỏi nhà tôi ngay!”. Đôi trai gái luống cuống. Chưa kịp vung tay đuổi cậu gia sư, chị đã bị con gái ngăn lại: “Con yêu anh ấy. Mẹ đừng có ngăn cấm”. Chị gọi điện ngay bắt chồng về giải quyết chuyện gia đình. Cô con gái khóc tru tréo: “Mẹ mà cấm là con bỏ nhà theo anh ấy luôn”. Chị vừa thương con, vừa thấy giận chính mình. Từ trước đến nay chị quên rằng con gái đang tuổi mới lớn. Thảo, con gái chị, đang là học sinh lớp 11. Nhà khá giả, lại con một nên Thảo rất được chiều, lúc nào cũng ngúng nguẩy. Cô bé lớn nhất lớp, sành điệu nhất lớp và cũng học kém nhất lớp. Nhiều gia sư giỏi từng phải “bó tay” trước cô học trò cứng đầu. Vậy mà Tuấn lần đầu tiên đến đã trị được Thảo. Sau một thời gian ngắn, tình hình học tập của Thảo được cải thiện. Chị Hằng không còn phải muối mặt đến nhà cô chủ nhiệm vì con. Cậu gia sư sinh viên nhìn cũng hiền lành, lại do người quen giới thiệu nên chị Hằng an tâm lắm. Vì con, chị không tiếc gì, tháng nào cũng thêm tiền bồi dưỡng cho Tuấn. Do việc công ty luôn bận, chuyện học hành của con gái chị giao hết cho Tuấn. Tuần ba buổi chiều, Tuấn dạy kèm cho Thảo. Nhiều lần, nhà trường mời họp hành phụ huynh, chị cũng nhờ Tuấn đi hộ. Chị chẳng có thời gian hỏi han nói chuyện với con, về đến nhà là lo cơm nước, giặt giũ rồi chợp mắt. Chồng chị cũng đi suốt cũng chẳng mấy khi quan tâm đến chuyện học hành của con. Một khoảng thời gian dài, chị không để mắt tới cô con gái đang tuổi dậy thì với những tò mò, thắc mắc đầu đời. Tuấn, anh chàng sinh viên đẹp trai lại tâm lý nên nhanh chóng lấy được cảm tình của Thảo. Thỉnh thoảng, tan học có Tuấn đứng chờ, Thảo nửa đùa, nửa thật: “Người yêu tao đó”. Tuấn chủ động tấn công Thảo bằng những tin nhắn ngọt ngào và những lời an ủi, chia sẻ khi Thảo buồn. Chàng sinh viên đầu độc cô bé cấp ba non nớt bằng những quyển truyện tranh, những băng đĩa có nội dung không lành mạnh. Có lần đi xem ở rạp trong bóng tối, Tuấn đã lợi dụng động chạm vào người Thảo. Rồi Thảo qua bài học đầu tiên về “vượt rào”. Những giờ học đã biến thành những buổi xem phim, nhảy nhót rồi “đóng phim tình cảm”. Cô học trò ngoan say sưa nghe theo lời thày dạy. Thảo càng đỏm dáng, suốt ngày lo ăn diện. Kết quả học hành của Thảo sa sút mà chị Hằng không hay biết. Chuyện con gái sa bẫy gia sư vỡ lở, cả nhà như có đám. Chồng chị Hằng đi ra đi vào không nói một câu. Chị nổi quạu: “Anh là bố mà không dạy bảo con. Suốt ngày đổ lên đầu em. Cứ có tội gì lại bảo là tại mẹ”. Thấy bố mẹ to tiếng, Thảo vừa khóc vừa nói: “Con yêu anh ấy. Nếu bố mẹ cấm, con sẽ bỏ nhà theo anh ấy. Con chán học lắm rồi. Chỉ có anh ấy là người hiểu con. Bố mẹ ai cũng chỉ biết lo cho mình”. Từng lời của con gái như nhát dao cắt vào lòng, chị Hằng nghẹn ngào. Chị ân hận vì đã không dành nhiều thời gian cho nó. Những thắc mắc của con, chị thấy ngại trả lời, rồi lảng tránh. Chuyện học hành cũng để gia sư tự quyết định. Chẳng bao giờ chị tìm hiểu con mình đang học gì, làm gì với gia sư trong những buổi chiều nhà đi vắng. Sự việc là lời cảnh báo khiến chị giật mình. Trong xã hội hiện đại, nhiều bậc phụ huynh mải lo kiếm tiền mà bỏ bẵng nhiệm vụ giáo dục con. Điều kiện vật chất tốt cho con chưa đủ, quan trọng là xây dựng đạo đức và nhân cách tốt cho chúng. Muốn vậy, cần thường xuyên quan tâm sát sao, để mắt đến con, hướng dẫn con kịp thời trong những trường hợp cần thiết. Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp

Giáo sư Vật lý Hà Huy Bằng bị "tố" đạo văn

GS Hà Huy Bằng (Phó Khoa Vật lý – ĐH KHTN) bị “tố” là tham gia cùng cộng sự viết bài gửi báo quốc tế, nhưng trong nội dung đã copy từ nguồn khác. Các tác giả được cho là cùng viết bài với GS. Hà Huy Bằng gồm Lê Đức Thông, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Thu Hương. Bài báo khoa học này có nhan đề: Search for time variation of the fine -structure constant using emission lines (tạm dịch là: Tìm kiếm sự biến thiên thời gian của hằng số cấu trúc tinh tế bằng cách sử dụng dòng khí thải). Bị rút bài vì copy từ nguồn khác Bài báo khoa học trên được đăng trên trang mạng OnlineFirst. Trang mạng OnlineFirst nhận được bài báo khoa học của các tác giả trên ngày 23/3/2010, duyệt lần cuối ngày 15/6 và xuất bản ngày 12/8/2010. Giáo sư Vật lý Hà Huy Bằng bị "tố" đạo văn Thư của trang mạng OnlineFirst gửi những người liên quan về việc rút bài báo khoa học. Trong đó nói rõ việc đạo văn. Sau khi đăng tải trên trang mạng OnlineFirst, số 2 năm 2012 của trang mạng này đã quyết định rút bài của các tác giả trên với lí do “đạo văn” – nguyên văn: plagiarism. Trước đó, theo OnlineFirst, nhóm tác giả trên đã viết bài dựa trên nội dung chủ yếu đến từ các bài báo khác, trong đó đáng chú ý nhất là Paolo Molaro, xuất bản 2005 Preceedings IAU Symposium số 292, điều đáng nói các tác giả đã dẫn nguồn nhưng không được ghi chú. Theo kết luận của OnlineFirst, đây rõ ràng là một trường hợp đạo văn, thể hiện sự thiếu kinh nghiệm của tác giả trong việc việc gửi bài báo khoa học. OnlineFirst cũng cho rằng, dù với bất kỳ lí do nào, đạo văn với bất kỳ hình thức nào đều không được cho phép và khuyến khích. Trên trang mạng OnlineFirst cho biết, Tổng biên tập cùng tác giả của các tờ báo khác không biết chuyện đạo văn này và không liên quan. GS. Hà Huy Bằng: Đó là chuyện trên trời rơi xuống Trả lời tin đồn và báo chí, GS. Bằng cho rằng, đó chỉ là chuyện “trên trời” rơi xuống đầu ông. Ông hoàn toàn bị vạ lây và không hề liên quan tới nội dung bài báo khoa học trên. GS. Bằng cho biết, bài báo khoa học trên đứng tác giải chính là Lê Đức Thông và Nguyễn Thị Thu Hương. Giáo sư Vật lý Hà Huy Bằng bị "tố" đạo văn GS. Hà Huy Bằng khẳng định một mực: "Hoàn toàn không liên quan tới nội dung bài báo bị rút, Lê Đức Thông đã tự cho tên tôi vào và chưa xin phép". Năm 2010 Lê Đức Thông cùng bạn gái Nguyễn Thị Thu Hương (hiện nay là vợ chồng) có viết một bài báo khoa học gửi báo quốc tế. Lúc đó, Nguyễn Thị Thu Hương là học trò của GS. Hà Huy Bằng và có nhờ GS. Bằng góp ý thêm phần cuối bài. Theo GS Bằng, bài báo mà Lê Đức Thông gửi OnlineFirst đã hoàn toàn Accepted, tức đã được duyệt trước khi có tên GS. Bằng: “Tôi chỉ tham gian phần góp ý cuối bài với nội dung: “Cần tính toán chính xác hơn ngưỡng bị chặn của số liệu về hằng số anpha, nêu lên sự liên quan của anpha với các mô hình thống nhất tương tác…, mở rộng mô hình chuẩn thì nên khái quát hóa như thế nào…”. Ngoài ra, GS. Bằng cũng giải thích thêm khi phóng viên đề cập tới nội dung bài báo bị rút: "Những gì tôi góp ý hoàn toàn là ý của tôi, tuyệt đối không cóp nhặt ở đâu. Sau khi anh Thông hỏi ý kiến tòa soạn, đồng ý bổ sung tên tôi (Ý kiến đóng góp của tôi chứng tỏ là quan trọng) và bổ sung tên tôi vào. Tuy nhiên, nội dung bài báo trước đó hoàn toàn không dính dáng gì tới tôi”. Để minh chứng mình không liên quan trong nội dung bài báo mà Lê Đức Thông đã tự ý cho tên mình vào, GS. Hà Huy Bằng đã cung cấp cho báo chí những bức thư điện tử gửi Ban biên tập OnlineFirst rằng, muốn được không đăng tên cùng Lê Đức Thông trong bài báo trên, bức thư được gửi hôm thứ 6, ngày 24/9/2010 (tức 16 ngày sau khi bài báo được đăng). Bức thư có nội dung: “Ông Lê Đức Thông gửi bài báo Vật lý cho OnlineFirst quá nhanh, tôi không thể xem lại một lần nữa…”. GS. Bằng cho rằng, sự đóng góp của mình trong bài của Lê Đức Thông chỉ là góp ý nhỏ nên không muốn đưa tên mình lên báo và đề nghị Ban biên tập rút tên. Một chi tiết khác, theo GS. Hà Huy Bằng, trước khi gửi đăng lần cuối Lê Đức Thông hoàn toàn không hề có lời xin phép nào đối với ông trước khi cho tên cùng trong bài báo khoa học trên. GS. Hà Huy Bằng cũng thông tin rằng, bị Lê Đức Thông cho tên kèm trong một bài báo khoa học khác có tên: Constraining the cosmological time variation of the fine structure constant” đăng ở Astrofizika, vol.53, No3, pp. 493-500. Gửi đăng ngày 20/4/2010. Bài báo khoa học này tác giả Lê Đức Thông cũng không xin phép dùng tên chung trước khi gửi (bài báo này chưa bị rút). GS. Bằng thẳng thắn: “Tôi hoàn toàn không cần hai bài báo khoa học kia để đủ tiêu chuẩn nhận chức danh Giáo sư, đồng nghĩa với việc cũng không bao giờ dùng hai bài báo này để nghiệm thu công trình khoa học nào”. Được biết, trước đó ngày 9/4/2012, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã có QĐ số 1371 về việc bổ nhiệm chức danh Giáo sư đối với 8 nhà giáo, trong đó có GS Hà Huy Bằng. GS. Bằng khẳng định, ông hoàn toàn không dùng hai bài báo khoa học trên để có điều kiện xét danh hiệu chức danh Giáo sư. “Nếu để nói các bài báo khoa học đăng trên báo quốc tế, tôi có khoảng hơn 20 bài, số điểm xét danh hiệu Giáo sư là 12 thì tôi đã vượt lên 52,3 điểm. Tôi hoàn toàn không cần dùng tới hai bài báo mà được cho là ké tên cùng Lê Đức Thông. Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Ở Hong Kong những gia sư kiếm triệu đô

Với nụ cười tự tin rạng rỡ trên khuôn mặt, các gia sư tại Hong Kong xuất hiện trên khắp các biển quảng cáo trong thành phố, từ nhà ga xe bus, tàu điện ngầm, hộp đèn và thậm chí trên truyền hình.
Những “ngôi sao” gia sư bằng khả năng của mình biến những môn học trở nên thú vị hơn và giúp học sinh vượt qua các kỳ thi ở tất cả các môn từ tiếng Anh đến hóa học. Họ được các gia đình đánh giá cao và tôn trọng.
Tại châu Á nói chung và Hong Kong nói riêng, điểm số và thi cử luôn được coi trọng chính vì thế nhiều cha mẹ sẵn sàng bỏ hầu bao để thuê những gia sư tốt nhất cho con mình. Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy, hơn một nửa thanh thiếu niên ở Hong Kong có sự hỗ trợ học hành bởi các gia sư ngoài giờ học ở trường.

Gia sư cũng được coi là một nghề cạnh tranh đặc biệt và được thương mại hóa. Các gia sư thu hút học sinh bằng những chiêu đánh bóng tên tuổi giống như giới showbiz quảng cáo, nhằm chia sẻ thị trường 460 triệu đô la Mỹ. 
Gia sư xuất hiện trên các biển quảng cáo.
Ông Gerald Postliglione, giáo sư Trường đại học Hong Kong cho hay: “Hình ảnh của sự nổi tiếng và những ngôi sao màn bạc được tạo ra và duy trì bằng những hình thức khác nhau. Các gia sư cũng vậy, họ phải tự biến mình như những ngôi sao trong ngành giáo dục để gây ấn tượng với học sinh”.
Những gia sư phải tự phát triển mình để gây ấn tượng với học sinh. Những người thành công có tới hàng trăm học viên.
Những gia sư nổi tiếng luôn xuất hiện trên các tạp chí “chuyện phiếm” của thành phố, tiết lộ những chiếc xe hơi đắt tiền mà họ lái, những tài sản “kếch xù” họ sở hữu. Thậm chí, vài báo cáo đã cho thấy lương của họ cao với mức 1,5 triệu đô la Mỹ/năm. Một gia sư tiếng Anh, Richard Eng, nổi tiếng với niềm yêu thích những chiếc xe Ferraris.
Những nhà phê bình lo ngại rằng việc chú trọng về hình thức và hàng hiệu của những gia sư có thể gửi tới giới trẻ những thông điệp sai lệch. Nhưng theo những gia sư, các mánh lới quảng cáo cần thiết và kết quả là có thật. “Tiếp thị là chiêu thức để thu hút học sinh, chúng tôi cần tạo ra điều này để giữ sinh viên trở lại”, Antonia Cheng, một gia sư tiếng Anh nói.
Cheng đã phải cố gắng làm cho tiếng Anh trở nên thú vị hơn bằng những phương pháp tương tác và thảo luận các vấn đề đang diễn ra. Cheng và những gia sư khác đã đưa số điện thoại của mình lên mạng xã hội để quảng cáo.
“Các giáo viên dạy kèm giao tiếp với chúng em theo cách dễ hiểu, không giống như việc học ở trường rất nhàm chán”, Casper Chan, một học sinh chia sẻ.
Ông Trino Chan, giám đốc một trung tâm gia sư mới khai trương cho rằng: “Khi hệ thống giáo dục không đáp ứng đủ như mong đợi, các bậc phụ huynh sẵn sàng bỏ ra tiền triệu để thuê gia sư. Đây cũng chính là lý do tại ra một đội ngũ lớn gia sư hiện nay ở Hong Kong”.


____________

Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung

Thủ khoa ĐH Kinh tế Đà Nẵng đạt 28 điểm

Theo đó, thủ khoa của trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng năm nay là thí sinh Trương Thế Tuấn (trú tại Lệ Thủy, Quảng Bình), dự thi khối A, SBD DDQ.A 48725, với tổng điểm 3 môn thi đã làm tròn là 28 điểm. Điểm cụ thể từng môn Toán - Lý - Hóa lần lượt là 9 - 9,5 - 9,25.
Thí sinh đỗ á khoa vào trường là Dương Đức Anh (trú tại Q. Hải Châu, Đà Nẵng), SBD DDQA 40064, đạt tổng điểm 3 môn thi đã làm tròn là 27,5 điểm. Điểm cụ thể từng môn Toán - Lý - Hóa lầ lượt là 9 - 8,75 - 9,5.
Ở khối A1, thí sinh đạt tổng điểm 3 môn thi cao nhất là TS. Ngô Thanh Tùng (trú tại Q. Hải Châu, Đà Nẵng), SBD DDQA1 52956, với 26 điểm. Điểm cụ thể từng môn Toán - Lý - Anh là 9 - 8,5 - 8,5.
Theo kết quả điểm thi các thí sinh thi các khối A, A1 và C vào trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng, thí sinh đỗ thủ khoa khối A vào trường này là TS. Nguyễn Thị Phương Dung (trú tại Q. Sơn Trà, Đà Nẵng), SBD DDS.A 60238, đạt tổng điểm 3 môn thi là 25 điểm. Điểm cụ thể từng môn Toán - Lý - Hóa lần lượt là 8,5 - 8 - 8,5.
Thí sinh đổ á khoa là TS. Đỗ Trần Tuấn Anh (trú tại Q. Thanh Khê, Đà Nẵng), SBD DDS.A 60035, đạt tổng điểm 3 môn thi là 24,5 điểm. Điểm cụ thể từng môn Toán - Lý - Hóa là 7,75 - 8,25 - 8,5.
Ở khối A1, thí sinh đạt tổng điểm 3 môn thi cao nhất là TS. Dương Phước Luân (trú tại Q. Thanh Khê, Đà Nẵng), đạt 21 điểm, với điểm cụ thể từng môn Toán - Lý - Anh là 5,75 - 6,5 - 8,5.
Ở khối C, thí sinh đạt tổng điểm 3 môn thi cao nhất là TS. Thân Thị Thư, SBD DDS.C 68690, với 24 điểm. Điểm cụ thể từng môn Văn - Sử - Địa lần lượt là 8,5 - 7 - 8,5.

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Các trung tâm gia sư "bủa vây" ngày họp phụ huynh

Sáng 18/9, cũng là buổi họp phụ huynh đầu năm của trường THPT Phan Chu Trinh (đường Lê Lợi, quận Hải Châu, Đà Nẵng). Đây cũng là lúc các trung tâm gia sư, dạy kèm, luyện thi… tranh thủ phát tờ rơi tiếp thị đến phụ huynh.
Các nhân viên của trung tâm gia sư, dạy kèm…phát tờ rơi cho phụ huynh
Chỉ mới 8h sáng, hơn 10 nhân viên tiếp thị của các trung tâm Bình Minh, Vinh Sang, Minh Trí… đứng trước cổng trường phát tờ rơi cho các phụ huynh vào lớp họp phụ huynh cho con em của mình.
Điều đáng nói, nhiều phụ huynh sau khi cầm và xem xong tờ rơi về các trung tâm dạy kèm này thì vứt ngay tại chỗ khiến cổng trường Phan Chu Trinh mới buổi sáng đã tràn ngập trong rác của hàng ngàn tờ rơi bị vứt bỏ.
Cổng trường ngập tràn hàng ngàn tờ rơi
 
Chưa hết, khi buổi họp phụ huynh kết thúc, lượng rác còn nhiều hơn do các phụ huynh vứt bỏ lại làm cho đoạn đường Lê Lợi trước cổng trường Phan Chu Trinh ngập ngụa trong rác, gặp cơn gió rất nhiều các tờ rơi này bay lên tung tóe.
Tờ rơi bị vứt rồi bị dẫm dưới chân trông rất phản cảm
 
Không chỉ phát đến tận tay phụ huynh để rồi phải vứt bỏ ngay tại chỗ mà trên các xe máy của phụ huynh đang được gởi trước trường, mỗi xe còn “gánh thêm” gần 10 tờ rơi mà nhân viên của các trung tâm dạy kèm, luyện thi kẹp vào cho chắc ăn.
Không những phát tận tay cho phụ huynh, nhân viên các trung tâm gia sư còn kẹp vào xe cho chắc ăn
 
Một phụ huynh sau khi nhìn đống rác tờ rơi trước cổng trường lắc đầu ngao ngán: Đáng lẽ trước cổng trường phải sạch đẹp chứ ai lại vứt lung tung thế này? Không biết các trung tâm gia sư, dạy kèm nghĩ gì khi tờ rơi của mình phát ra bị vứt đi rồi người ta dẫm chân lên đó trông rất phản cảm.
Tên các trung tâm gia sư, dạy kèm phát tờ rơi sáng 18/9 tại trường Phan Chu Trinh
Phụ huynh này cũng cho biết, thường vào các buổi họp phụ huynh, trường Phan Chu Trinh hay diễn ra cảnh tượng này trông rất không văn minh chút nào đối với một ngôi trường nổi tiếng của TP Đà Nẵng.

Em sẽ đi gia sư kiếm tiền trang trải việc học

Nam“12 trứng”
Từ năm lớp 10, khi chưa ra phụ mẹ bán trứng vịt lộn nơi ngã tư Trường Chinh - Nguyễn Văn Cừ (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) bạn bè đã gọi Lê Hồng Nam là Nam “12 trứng”. Bắt đầu từ năm lớp 11, không cầm lòng khi thấy bệnh thái hóa cột sống của mẹ ngày càng nặng, đi lại đau đớn, Nam quyết tâm ra giúp mẹ bán hàng.
Thủ khoa Lê Hồng Nam (ngoài cùng bên trái) nhận giấy khen của Trường ĐH Ngoại thương trong lễ khai giảng.
Bố Nam là thương binh, trước còn gắng đi phụ hồ kiếm tiền nuôi con nhưng mấy năm trở lại đây, sức đã xuống, lúc trở trời cũng bị những cơn đau hành hạ. Cuộc sống gia đình dựa hết vào gánh trứng của mẹ.
Hơn năm liền, thậm chí cả đến sát hôm thi ĐH, hàng tối từ 9 giờ đến 10 giờ rưỡi, Nam lại xếp sách vở ra bán trứng cùng mẹ. Đêm về, sau khi thu dọn “hành trang buôn bán”, Nam mới ngồi vào bạn học. Không ít đêm bán trứng về đến nhà là mệt phờ, Nam lăn ra ngủ.
Bố mẹ lo lắng việc học của Nam bị ảnh hưởng nhưng riêng Nam lại lạc quan xem đó không chỉ là công việc kiếm tiền mà như là một cách… giải trí.
Hoàn cảnh gia đình như vậy, với Nam mua tài liệu để học là quá xa xỉ, với cậu chỉ là mượn và mượn. Nam “có tiếng” ở Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên) là cậu học trò bán trứng chăm ngoan, học giỏi và chăm… mượn tài liệu thầy cô, bạn bè.
Nam mê học Toán bởi đó là môn học theo Nam đòi hỏi nhiều tư duy sáng tạo và cũng là môn học tạo nền tảng cho các môn học khác. Nam từng đoạt Huy chương vàng môn Toán Olympic truyền thống 30/4. Khi nghe tin mình giành ngôi thủ khoa khối A Trường ĐH Ngoại thương cơ sở 2, Nam vẫn ngờ ngợ: “Em nghĩ thủ khoa phải 30 điểm mà em chỉ được 29 thôi”.
Khó khăn chỉ là tạm thời
Vào thành phố nhập học với nhiều bỡ ngỡ, “choáng” với những khoản tiền chi tiêu, bố mẹ đi vay vốn ngân hàng cho Nam ăn học nhưng chưa bao giờ những điều đó trở thành bước cản trên con đường học hành của Nam. Cậu luôn là người chủ động đối đầu với khó khăn và tin rằng ráng hết sức thì sẽ vượt qua. Nam quan niệm: “Khó khăn chỉ là tạm thời và là bàn đạp để vươn tới những điều mình mong muốn”.
Con đường phía trước còn nhiều khó khăn nhưng Lê Hồng Nam rất lạc quan.
Nam chia sẻ: “Bố mẹ em nghèo nhưng luôn động viên nhau phải cho con ăn học đến nơi đến chốn. Em tính sau khi nhập học, em sẽ đi gia sư kiếm tiền trang trải thêm cho việc học. Mình không có điều kiện để học thêm này nọ như nhiều người nhưng con đường ĐH thì chắc chắn phải vượt qua được”.
Ngoài việc đi làm thêm, Nam cũng có nhiều kế hoạch dài hơi khi vào đại học như đầu tư học Anh văn. Nam cười hồn nhiên: “Nhiều người hỏi về ưu khuyết điểm của em, em không trả lời được. Giảng đường có lẽ chính là môi trường để em khám phá nhiều điều về bản thân mà trước giờ mình không biết”.
Nam mong muốn trở thành một doanh nhân để có thể trở về xây dựng, làm giàu cho quê hương Phú Yên.
Lạc quan với con đường phía trước như vậy, Nam lặng đi khi nhắc lại chuyện hôm mẹ khăn gói đưa mình vào TPHCM nhập học, lúc mẹ lên xe về, mắt Nam cay xè. “Em sợ nhất là trời mưa. Trời mưa không chỉ bệnh đau lưng của mẹ tái phát đau lắm mà trứng còn bị ế hàng, mẹ em thì hay gắng gượng. Từ hôm nay, mẹ bán trứng một mình…”, điều đó là lo lắng lớn nhất trong lòng thủ khoa Lê Hồng Nam.

Từ "gia sư" trở thành Bộ trưởng Bộ Giáo dục

Tại hội thảo “Bí quyết thành công của những phụ nữ Việt Nam thành đạt trong lĩnh vực giáo dục và hoạt động xã hội” do Liên minh Vì giáo dục cho mọi người vừa tổ chức tại Hà Nội, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã chia sẻ bí quyết thành công của mình một cách giản dị đời thường.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: "Phải có trình độ giáo dục nhất định thì mới làm được nhiệm vụ".
Ước mơ trở thành bác sĩ
Tâm sự về bước ngoặt đưa mình đến con đường hoạt động chính trị, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình nhớ lại: “Mẹ tôi mất sớm, ba tôi nói rằng: Con cố gắng học vì bản thân con có tới 5 em cần con giúp đỡ. Nếu con học tốt, con có vị trí trong xã hội, nếu ba đi rồi con có thể lo được cho các em”.
Ngày đó, tôi có ước mơ làm bác sĩ vì tôi thấy mẹ tôi ốm, mời bác sĩ khó khăn lắm, lúc mời được, lúc không. Tôi nghĩ người ốm cần phải có bác sĩ tốt. Cho nên tôi dự định học trở thành bác sĩ.
Đến năm 1945, Cách mạng tháng Tám nổ ra thì tất cả đi theo cách mạng, đi theo kháng chiến. Cũng vì nhờ trình độ về văn hóa nhất định (hết tú tài) nên đi vào kháng chiến tôi có ý thức học những điều mình chưa biết như về cách mạng, về duy vật biện chứng… nhờ vậy trình độ chính trị được nâng cao. Năm 20 tuổi tôi đã là Bí thư Đảng Đoàn Phụ nữ cứu quốc của thành phố Sài Gòn - Chợ lớn. Lúc đó, phong trào Phụ nữ cứu quốc hoạt động rất mạnh nhưng trong bí mật, sau đó tôi làm Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ.
Vì tôi vừa có trình độ văn hóa nhất định và biết tiếng Pháp, tiếng Anh lúc đó còn bập bẹ. Nhờ tiếng Pháp đó mà tôi rất thuận lợi trong công việc. Lúc bây giờ, cách mạng cần một người có bản lĩnh chính trị, có trình độ văn hóa, ngoại ngữ để làm đối ngoại và tôi đã được lựa chọn đi làm trưởng đoàn đàm phán của Hội nghị Paris.
Không lâu sau, tôi làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, khi ấy còn trẻ mới 41 tuổi, nhưng lúc đó do yêu cầu công việc. Tuy còn trẻ nhưng tôi tự tin mình có thể làm được. Thực tế, ngay bản thân tôi luôn ý thức học tập và đặt ra nhiệm vụ: hôm nay phải làm tốt hơn ngày hôm qua.
Tôi nghĩ, không biết trong điều kiện bình thường tôi có may mắn đó không (làm các nhiệm vụ quan trọng - PV) nhưng thực tế, tôi có may mắn và thực sự tôi có năng lực nhất định để đảm đương nhiệm vụ. Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ khá nặng nề nhưng rất vinh quang ở Hội nghị Paris.
Con đường trở thành Bộ trưởng Bộ Giáo dục
Nói về “duyên” trở thành Bộ trưởng Bộ Giáo dục, nguyên PCT nước Nguyễn Thị Bình tâm sự: “Trước đây, khi hoạt động ở Sài Gòn - Chợ Lớn tôi cũng có đi dạy học. Mặc dù không học sư phạm nhưng do học giỏi Toán nên tôi chuyên về dạy môn Toán, đi kèm cặp học sinh mà bây giờ gọi là "gia sư".
Sau khi làm ngoại giao về nước, các đồng chí bảo tôi làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Lúc đó, các đồng chí nói: “Cô đã đi làm cô giáo rồi cho nên làm giáo dục chắc được”. Giai đoạn đó làm giáo dục quan trọng lắm. Tôi cũng lo nhưng các đồng chí thuyết phục, tín nhiệm thì tôi cố gắng làm.
Khi về làm Bộ Giáo dục, người ta nói ở Bộ này có nhiều cây đa, cây đề, nhiều giáo sư, trong khi đó tôi không phải là giáo sư. Tôi nghĩ rằng, mình có bản lĩnh của mình và xác định quan điểm làm việc rõ ràng: “Tôi sẽ lắng nghe tất cả các đồng chí sau đó tôi sẽ quyết định, tôi mong các đồng chí ủng hộ”.
Trong thời gian 10 năm tôi làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục được sự ủng hộ anh em trong cơ quan nên 10 năm tôi có sự đóng góp nhất định.
Đến năm tôi 60 tuổi, do hoàn cảnh nhất định, các đồng chí nói cần Phó Chủ tịch nước và nói tôi có thể làm được. Tôi tiếp tục cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ của mình. 10 năm tôi làm Phó Chủ tịch nước, tôi cố gắng đóng góp vào sự nghiệp chung, trong đó luôn quan tâm tới vấn đề phụ nữ và giáo dục.
Sau khi chia sẻ trải nghiệm về sự nghiệp của mình, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình khẳng định: “Phải có trình độ giáo dục nhất định thì mới làm được nhiệm vụ. So với các đồng chí lúc đó thì tôi được học nhiều nhưng so với thời điểm bây giờ phải nói các chị em học hơn tôi rất nhiều. Trình độ văn hóa hết sức quan trọng nhưng cũng còn cần ý chí phấn đấu để đóng góp cho đất nước một cách xứng đáng hơn. Với ý thức như vậy nên tôi đã hoàn thành nhiệm vụ trong tất cả các nhiệm vụ được giao. Năm nay tôi 85 tuổi, tiếp tục nghiên cứu đề tài giáo dục”.

Cô gia sư nhí đáng yêu “đa năng”


Tham gia tiết mục biểu diễn tại Quảng trường Đỏ
“Chỗ dựa”của Mẹ

Tình cờ tôi được gặp cô bé  Vũ Thanh Mai, 14 tuổi, học sinh lớp 8 và cũng là một gia sư nhí giữa lòng thủ đô Mátxcơva tại nhà của họa sĩ Đào Văn Dũng khi cháu đến chơi với các con gái của họa sĩ.

Thanh Mai được gọi là gia sư nhí bởi cháu đã có “thâm niên” 2 năm đi dạy học môn tiếng Nga cho một số sinh viên từ Việt Nam mới sang hoặc cho những người lớn tuổi cần học tiếng Nga để giao tiếp, bán hàng. Ngoài ra Thanh Mai còn kèm cặp cho các em nhỏ ở độ tuổi lên 7 và 8 cả về tiếng Nga và các môn học khác. Dĩ nhiên Mai chỉ có thể làm gia sư vào dịp nghỉ hè.
 
Thanh Mai tâm sự: “Thấy mẹ một mình làm việc vất vả, thương mẹ nên cháu tự đi kiếm việc làm để có thêm tiền phụ mẹ”.  Đang tuổi ăn tuổi lớn mà Thanh Mai đã có những nghĩ suy và hành động như vậy khiến ai nghe chuyện cũng cảm động. Chẳng bù cho những “cậu ấm, cô chiêu” thời nay thường được bố mẹ cưng chiều quá mức, đòi gì được nấy, nói gì tới việc đi làm để phụ giúp gia đình.
 
Chúng ta cùng học nhé!

Ba mất từ lúc Thanh Mai mới được 2 tháng tuổi. Một mình ở vậy nuôi con, nay chị Phạm Thị Vân, 52 tuổi (quê ở Đà Nẵng) đang bán buôn ở trung tâm thương mại Dubrovka cũng đã tạo dựng được cuộc sống tạm gọi là đủ cho 2 mẹ con.  Nhưng Thanh Mai không vì thế mà ỉ lại, dựa dẫm vào mẹ.
 
Chị Vân kể: “Thanh Mai thiếu thốn tình cảm của cha từ trong bụng mẹ nên cháu rất ngoan, biết nghe lời mẹ, chăm học lắm”. Còn vợ chồng họa sĩ Dũng thì cứ tấm tắc khen: “Thanh Mai học rất giỏi toán, tiếng Nga, tiếng Anh, vi tính, nhạc. Cháu lại rất chịu thương chịu khó. Còn ít tuổi thế mà đã tự tìm việc làm kiếm tiền giúp đỡ mẹ, quả thật là đáng khen!”

Nhìn Thanh Mai hồn nhiên, nghịch ngợm chơi đùa ngoài khu vườn cùng 3 cháu gái con của họa sĩ Đào Văn Dũng, quả là khác hẳn so với những nghĩ suy khôn trước tuổi của cháu.  

Chắp cánh ước mơ

Khi tôi hỏi về những ước mơ, Thanh Mai hồn nhiên: “Cháu mơ làm bác sĩ bác ạ. Từ bé cháu đã thích được mặc áo bờ lu trắng,  tiêm cho búp bê. Và cháu cũng muốn giúp đỡ cho những người nghèo không có tiền chữa bệnh”. Nói về quê hương VN, Mai khoe: “Từ bé đến giờ cháu mới được 2 lần về thăm quê. Cháu thích lắm, thấy quê mình thật là đẹp, nhiều nắng, nhiều mưa,  nhiều loại hoa quả rất ngon…”

Thanh Mai nói tiếng Nga rất chuẩn, nhưng tiếng Việt lại lơ lớ, thậm chí nhiều từ còn nói chưa sõi. Cũng phải thôi vì cháu sinh ra và lớn lên trên xứ sở bạch dương và tuyết trắng này, nên cũng như bao trẻ Việt khác học chung trường với các bạn Nga, tình trạng giỏi tiếng nước bạn hơn tiếng mẹ đẻ là khá phổ biến. Chúng tôi nghĩ đây cũng là một điều đáng báo động cho các gia đình Việt ở nước ngoài, nếu các bậc cha mẹ không chú tâm gìn giữ tiếng Việt cho các thế hệ con cháu sau này.
 
Giờ học nhạc

Về hình thức, cô gia sư nhí này hứa hẹn một hoa hậu tương lai với chiều cao lý tưởng – 1m74 dù mới 14 tuổi. Vừa thông minh xinh đẹp, vừa nết na, Mai còn luôn là một học sinh giỏi. Bảng thành tích học tập của Thanh Mai đỏ chói những điểm 5 (cao nhất theo thang điểm của Nga) và cháu thường xuyên giữ vị trí nhất nhì lớp.

Bên cạnh đó, Thanh Mai còn là một trong những vận động viên aerobic của trường từng nhiều lần cùng các bạn đi biểu diễn tại Điện Kremlin và Quảng trường Đỏ, được Thị trưởng Mátxcơva Luzkov phát phần thưởng và khen ngợi.

Thanh Mai còn rất thích làm từ thiện, mà chúng tôi nghĩ có lẽ một phần xuất phát từ hoàn cảnh gia đình (họ hàng nội ngoại của cháu có tới 7 liệt sĩ thời chống Mĩ). “Cháu muốn làm gì đó giúp đỡ các em nhỏ cùng cảnh gia đình liệt sĩ” – Mai bày tỏ.
 
Nhớ về quê hương thân yêu

Nhìn Thanh Mai bày vẽ cho các em nhỏ từ những bài học cho tới chơi đàn hoặc nô đùa, tôi cũng thầm mong cho những ước mơ bình dị mà đẹp đẽ của cháu sớm thành hiện thực.

Hiện nay Gia sư thật, chất lượng “rởm”

Cũng chính thế mà nhu cầu về gia sư trở nên cần thiết hơn. Nhưng còn về chất lượng cụ thể thế nào thì không ai đong đếm được và dường như còn khá mập mờ.
 
Chất lượng gia sư thế nào cũng khó mà biết được
(ảnh minh họa)
Sự thật chất lượng gia sư
Hiện nay vẫn có nhiều hình thức chiêu mộ gia sư như tìm gia sư qua trung tâm giới thiệu gia sư, tìm gia sư qua mạng internet… thậm chí cả tìm gia sư theo số điện thoại dán ở các dãy tường nơi công cộng. Nhưng thực chất, chất lượng gia sư thế nào thì còn phải bàn nhiều.
Là sinh viên ở quê ra Hà Nội học, Ngọc (sinh viên năm thứ nhất Học viện Báo chí và Tuyên truyền) muốn tìm một công việc để có thêm thu nhập đỡ cho gia đình. Và gia sư là công việc phù hợp với con gái nên cô đã lựa chọn. Nghe bạn bè giới thiệu Ngọc qua một trung tâm gia sư (trên đường Nguyễn Khánh Toàn) để nhờ giới thiệu. Sau khi thỏa thuận tiền lương, các môn học sẽ dạy cùng với khoản đặt cọc là 40% tiền lương tháng đầu (với mức lương 1,5 triệu đồng/tháng), cô đồng ý và về nhà đợi điện thoại của trung tâm.
Hai ngày sau, Ngọc nhận được điện thoại, cô vội vàng đến để người của trung tâm dẫn tới nhà gia đình học sinh và kèm thêm một vài cam kết miệng khác: “khi em đến gặp gia đình học sinh, nếu họ hỏi học năm thứ mấy, học ở đâu thì phải nói là mình đang học năm thứ 3, Đại học Sư phạm Hà Nội nhé. Học sư phạm sẽ thuyết phục được họ hơn vì mình đã có kĩ năng dạy”. Thực sự Ngọc không muốn nói dối, song vì đã nộp tiền đặt cọc rồi, không thể rút ra được nên cô đành chấp nhận.
Nhưng chưa dừng ở đó. Khi đến gặp mặt gia đình học sinh, sau khi hỏi qua loa về trường đại học mà cô đang học và là sinh viên năm thứ mấy,  mẹ của học sinh cho biết luôn mục đích của mình: “Chị bận đi dạy, không kèm được cho 2 cháu nhà chị, mà môn tiếng Anh của cháu còn nhiều chỗ hổng. Vì vậy chị muốn em kèm cho cháu thêm để tiếng Anh cơ bản của cháu được tốt hơn”.
 
Ngọc hết sức bất ngờ không biết phía trung tâm đã nói gì với bố mẹ của học sinh, vì trong hợp đồng với trung tâm cô không được biết là sẽ dạy ngoại ngữ, mà trình độ ngoại ngữ của cô lại không tốt lắm. Nhưng nghĩ chắc chỉ dạy học sinh lớp hai cũng đơn giản nên cô đành “nhắm mắt làm liều”. Và cứ thế Ngọc đi dạy với vai trò là một sinh viên sư phạm học năm thứ 3 - điều mà bố mẹ học sinh vì quá tin tưởng trung tâm nên không hề biết được sự thực.
Không dễ “qua mặt” các bậc phụ huynh học sinh như Ngọc. Quỳnh, sinh viên Cao đẳng Du lịch (năm 2) cũng phải thỏa thuận với trung tâm gia sư  với cái “mác” là sinh viên sư phạm đến dạy môn toán lớp 8. Nhưng không trót lọt như Ngọc, khi đến gặp mặt gia đình lần đầu, bố mẹ của học sinh đã khá cẩn thận trong việc tìm hiểu gia sư. Họ hỏi thăm đôi điều về các nhân vật kì cựu trong trường như thầy Hiệu trưởng tên gì, giảng viên bộ môn văn học thế giới là ai, các hoạt động thường niên của trường...
Với mức độ thông tin ngoài khả năng của cô được trang bị trước khi gặp mặt lần đầu, nên cuối cùng vì sợ lộ, vì không muốn nói dối, Quỳnh đành quay lại trung tâm “thương lượng” để không phải tiếp tục làm gia sư nữa. Nhưng lúc này trung tâm gia sư chỉ hoàn lại cho cô 2/3 số tiền đặt cọc, số còn lại gọi là “phí dịch vụ” (?)
Ngoài ra, cũng có nhiều cô, cậu gia sư khi được trung tâm giới thiệu tới dạy học sinh tiểu học, dù nói dối trót lọt nhưng sau đó vẫn  phải bỏ cuộc vì không đáp ứng được những điều kiện cần thiết cho việc giảng dạy.
 
Nhung (sinh viên Đại học Văn Hóa) đang dạy cho một cậu học sinh lớp 3 ở Đường Láng. Dù rất yên tâm với kiến thức toán, văn đơn giản của chương trình tiểu học, nhưng cô lại lùi bước trước các kĩ năng viết chính tả của học sinh - điều mà lâu rồi cô không để ý. Viết sao cho đúng nét, đúng cỡ chữ, viết nét thanh, nét đậm, chữ in hoa, in thường, viết bao nhiêu ô li… Điều này không phải dễ, nếu không phải học sư phạm chắc chắn Nhung cũng như nhiều gia sư không thể biết được.
Chất lượng “rởm” lên tiếng
Trên thực tế, hiện nay các hoạt động của trung tâm gia sư phần lớn còn mang tính tự phát, chưa có sự quản lí chặt chẽ của các cơ quan chức năng. Điều này dẫn đến việc nhiều trung tâm gia sư vì lợi nhuận cá nhân mà không quan tâm tới chất lượng gia sư, không đảm bảo được các kĩ năng cần thiết cho những người làm công việc gia sư. Thậm chí dưới danh nghĩa là trung tâm gia sư, họ trở thành những kẻ lừa đảo.  
Về phía gia sư, chính những yêu cầu khắt khe như trường hợp bạn Nhung gặp phải, là cơ hội để nhiều bậc phụ huynh phát hiện được “cô giáo” của con mình không đảm bảo chất lượng. Khi đó để tiếp tục được dạy học cho con em họ là rất khó. Nhưng lúc này, những “cô giáo”, “thầy giáo” tại gia không thể quay lại trung tâm để đòi “bình đẳng”, nói chuyện phải trái với trung tâm, mà đành cắn răng chịu cảnh “tiền mất, tật mang”.
 
Hoặc như Quỳnh cho dù cho vượt qua được thử thách của ngày đầu gặp mặt, nhưng liệu những ngày sau cô có thể dạy được không khi nỗi lo bị phát hiện sự thật mình không học sư phạm cứ canh cánh trong lòng, và cuối cùng lại đành chịu mất 1/3 số tiền đặt cọc để lấy lại sự trung thực.
 
Với những bậc phụ huynh và học sinh, chắc chắn không phải ai cũng cẩn thận tìm hiểu về gia sư của con mình. Nhiều người quá bận rộn, không có thời gian trong việc tuyển chọn gia sư, họ phó thác nhiệm vụ này cho trung tâm, và rất có thể họ gặp phải những gia sư như Ngọc. Và nếu như vậy, liệu con của họ có thể “có kiến thức tiếng Anh cơ bản được tốt hơn”? 
 
 Vì vậy, có lẽ cũng nên có những lời cảnh báo để các bậc phụ huynh cẩn thận hơn trong việc tìm hiểu cũng như bổ sung những kinh nghiệm trong việc tìm kiếm gia sư cho con mình.

Giả sư đi lừa , đề nghị khởi tố 4 đối tượng

Các đối tượng gồm: Đỗ Minh Tuấn (32 tuổi, trú quán tại xã Chroroh Pơnan, huyện Phú Thiện, Gia Lai), Đỗ Hoàng Tâm (32 tuổi), Nguyễn Minh Sang (24 tuổi) và Nguyễn Văn Ten (34 tuổi) đều trú tại thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
 

Bốn đối tượng giả sư lừa tiền
 
Cụ thể, ngày 23/12/2010, cả 4 đối tượng trên cải trang thành các nhà sư đến nhà chị Nguyễn Thị Hiền (thôn Hưng Phú, xã Phú Cần, huyện Krông Pa) bán nhang.

Một tên tự giới thiệu mình là Tuấn - sư trụ trì một chùa ở thị xã Ayun Pa, rồi nói nhà chị Hiền đang có vận hạn đen và nhiều vấn đề mê tín khác. Muốn giải hạn thì phải đưa tiền cho chúng để về chùa cúng cơm chay. Chị Hiền tin và đưa cho 4 đối tượng trên số tiền 2,5 triệu đồng. 

Lừa lấy được của chị Hiền, các đối tượng tiếp tục đến bán nhang và lừa chị Trần Thị Mến với chiêu thức nói con trai của chị Mến (cháu Nguyễn Ngọc Diện, SN 2000) đang gặp hạn nếu không giải thì sẽ có chuyện không hay. Nghe vậy, chị Mến lo sợ, ngay lập tức đưa cho các đối tượng trên 3 triệu đồng để về chùa cúng giải hạn.

Sau khi xác minh ở thị xã Ayun Pa không có chùa nào có những nhà sư mang tên như các đối tượng đã nói, chị Hiền và chị Mến đến trình báo với Công an huyện Krông Pa.

Nhận được tin báo, Công an huyện Krông Pa triển khai lực lượng, phối hợp với Công an các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh truy bắt các đối tượng. Đến ngày 27/12/2010, các đối tượng trên đã ra đầu thú trước cơ quan Công an phường Phù Đổng, TP Pleiku. 

Tại cơ quan điều tra, chúng khai: ngoài việc đóng giả nhà sư lừa tiền của nhân dân địa bàn huyện Krông Pa, chúng đã thực hiện các vụ lừa tiền ở huyện Đức Cơ, thị xã An Khê và một số địa phương khác trong tỉnh Gia Lai.

Trang học ngoại ngữ gây sốt bởi các cô “gia sư nội y”


Theo ước tính, có khoảng gần 900 triệu người sử dụng tiếng Trung phổ thông như tiếng mẹ đẻ và 1.4 tỷ người trên khắp thế giới sử dụng ngôn ngữ này như một ngoại ngữ thứ hai. Thực tế, Trung Quốc đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu nên số người nỗ lực học ngôn ngữ này cũng gia tăng theo.

Tuy nhiên, tiếng Trung Quốc phổ thông được biết là một trong những ngôn ngữ “khó nhằn” nhất trên thế giới và chỉ nhìn vào những ký hiệu phức tạp đó thôi đã khiến người học nản chí. Vì thế, trang học ngoại ngữ SexyMandarin với sự xuất hiện của các giáo viên ảo diện nội y được xem là cách hiệu quả giúp người học vượt qua được khó khăn đó. 

Trang học ngoại ngữ gây sốt bởi các cô “gia sư nội y”


Được biết, ngay từ khi ra mắt vào tháng 12/2011, Sexy Mandarin đã thu được lợi nhuận khủng và gây sốt nhờ những clip gợi cảm của những cô người mẫu Trung Quốc. Những ứng viên muốn trở thành giáo viên “nội y” cho trường học trực tuyến này phải gửi những bức hình toàn thân và cung cấp thông tin về kinh nghiệm giảng dạy hay làm người mẫu. Ngoài ra, ông Fung, một giáo sư hoạt hình, cũng tham gia "giảng dạy" với phong cách khá hài hước và hấp dẫn.

Điểm thu hút người học của Sexy Mandarin là ở chỗ họ sẽ khó có thể rời mắt trước những hình ảnh clip các cô người mẫu gợi cảm chơi đùa với nhau trên giường, tạo dáng khi rửa xe bằng bọt biển hay các nàng môi mọng đang ăn một trái chanh.

Trang học ngoại ngữ có một không hai này là ý tưởng của bà Kaoru Kikuchi, một kiến trúc sư tốt nghiệp trường đại học Nottingham, Anh. Nguời mẫu kiêm nhà thiết kế người Nhật này cho rằng mục đích của bà là giúp người học tiếp cận tiếng Trung phổ thông một cách dễ dàng hơn.

Trang học ngoại ngữ gây sốt bởi các cô “gia sư nội y”


“Nếu việc học tiếng Trung thông qua các cuốn sách giáo khoa với những ký hiệu rắc rối khiến bạn sợ hãi thì khi tiếp cận trang học ngoại ngữ mới với những clip gợi cảm này, bạn sẽ thấy việc học đơn giản hơn nhiều. Tương tự như việc chúng ta học chơi đàn piano, nếu ngay từ đầu bạn đã cố gắng chơi những bản nhạc của Chopin, bạn sẽ dễ dàng bỏ cuộc. Nhưng nếu bạn chơi những bài hát của trẻ con, bạn sẽ thốt lên rằng: Ồ, thật dễ và thú vị”, bà Kaoru giải thích về ý tưởng của mình.

Hầu hết những video của Sexy Mandarin được tải trên trang Youtube đều thu hút hàng chục nghìn lượt xem. Trong đó, riêng bài học đầu tiên đã dẫn đầu với số lượt xem lên tới 350.000. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi nguời đều đánh giá cao mục đích giáo dục của trang học ngoại ngữ này.

Ông Wu Yue, một giáo viên của trường Mandarin Connection tại Bắc Kinh cho biết: “Trang học ngoại ngữ này mang tính giải trí và có thể tốt cho tiếp thị và quảng bá hơn chứ không tốt cho học ngoại ngữ. Các học viên sẽ dễ bị sao nhãng trong lớp học với những hình ảnh gợi cảm hơn là mục đích chính: học ngoại ngữ”.