Hiển thị các bài đăng có nhãn người kế nhiệm steve jobs. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người kế nhiệm steve jobs. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Đề án kết nối đất liền biển đảo giành học bổng 80.000 USD

Đề án dự thi của Tùng được đánh giá cao về tính thực tế và thời sự.

Tạ Đức Tùng - Tân chủ nhân học bổng Panasonic 2013.
Tạ Đức Tùng - Tân chủ nhân học bổng Panasonic 2013.
Dự án gắn kết đất liền - biển đảo
Theo quy định của BGK, mỗi thí sinh sẽ phải nộp một đề tài dự định nghiên cứu ở bậc Thạc sĩ kèm theo hồ sơ xin học bổng. Tùng đã không đắn đo suy nghĩ quyết định lựa chọn đề tài mang tính cộng đồng cao và ý nghĩa nhân văn sâu sắc liên quan đến biển đảo của Tổ quốc.
Xuất phát từ sự đồng cảm với những khó khăn của ngư dân trong việc tiếp nhận thông tin khi đánh bắt xa bờ, cùng những thiệt hại về người và của trong các trận bão biển, Tùng ấp ủ trong đầu ước muốn tạo ra một cầu nối giúp gắn kết chặt chẽ đất liền với các vùng biển đảo của đất nước. Từ những băn khoăn trăn trở đó, Tùng đã cùng các bạn bắt tay thực hiện đề tài xây dựng hệ thống truyền tin từ các trạm đất liền ra các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam trên biển Đông.
Nếu như ở các hệ thống hiện hành, việc truyền tin hoàn toàn dựa trên bộ đàm, dẫn đến khả năng bị nhiễu thông tin rất cao và không thể truyền ra xa bờ được, thì hệ thống mới trong đề án Tùng thực hiện đã ứng dụng công nghệ mã hóa tín hiệu số thành âm thanh và ngược lại để tin tức có thể được truyền đi thông suốt, ổn định.
Với đề tài lớn này, trước khi hoàn thiện thêm để nộp cùng hồ sơ học bổng Panasonic, Tùng đã cùng nhóm bạn của mình thực hiện và giành giải Nhì của cuộc thi Imagine Cup 2012 do Microsoft tổ chức, cũng như bảo vệ xuất sắc đồ án tốt nghiệp của mình. Cũng nhờ vậy, nộp hồ sơ thi học bổng, Tùng có thêm nhiều phần tự tin.
Dù đề án xây dựng hệ thống truyền tin trên biển không phải là một đề tài dễ dàng để thuyết phục Hội đồng xét duyệt học bổng, nhưng với lợi thế của một sinh viên được trang bị nền tảng kiến thức tốt cùng khả năng ngoại ngữ cũng như vốn hiểu biết về văn hóa, con người Nhật Bản, sự tự tin, niềm đam mê theo đuổi đến cùng dự án, Tùng đã xuất sắc bảo vệ thành công đề tài và thuyết phục được các thành viên hội đồng cấp học bổng cho mình sang Nhật tiếp tục học tập, nghiên cứu.
Cơ hội học từ những chuyến đi
Trong suốt bốn năm theo học tại ĐH FPT, Tùng chưa bao giờ bỏ lỡ một cơ hội nào để mở rộng vốn hiểu biết, tích lũy kinh nghiệm và làm dày thêm CV của mình. Chính điều này đã trở thành "vũ khí" lợi hại giúp Tùng chiến thắng trong vòng phỏng vấn quyết định cuối cùng và ghi điểm cộng để giành học bổng.
Trong 2 lần đặt chân sang Nhật Bản để học tập theo chương trình hợp tác quốc tế của ĐH FPT, Tùng đã tận dụng để học và trải nghiệm tác phong làm việc nghiêm túc của người Nhật từ trang phục khi phỏng vấn đến vị trí ngồi trong phòng họp... Tùng cũng trực tiếp đi tham quan các nhà máy và tận mắt kiểm chứng những nguyên tắc làm việc khoa học mà cậu từng biết đến thông qua lớp học về quy trình sản xuất, quản lý chất lượng mà Nhật Bản áp dụng. 
Tùng cũng tận dụng hết sức kỳ thực tập bắt buộc theo yêu cầu dành cho mọi sinh viên năm thứ ba của ĐH FPT tại FPT Software để trau dồi thêm chuyên môn. Những công cụ lập kế hoạch, quản trị dự án học được ở trường và trong quá trình thực tập ở công ty FPT Software được cậu sử dụng để lập bản định hướng chi tiết, tỉ mỉ nộp cùng hồ sơ, nhằm chứng minh cho Hội đồng xét duyệt học bổng thấy sự quyết tâm và sự chuẩn bị chu đáo - điều người Nhật thật sự coi trọng.
Ngay cả khi còn chưa kịp nhận tấm bằng tốt nghiệp đại học hay ăn mừng chiến thắng suất học bổng 80.000 USD, Tùng vẫn cần mẫn hàng ngày đi làm tại một công ty lập trình nước ngoài để tích lũy thêm kinh nghiệm.
Bí quyết giúp Tùng luôn có nguồn năng lượng dồi dào để làm việc không biết mệt mỏi đơn giản chỉ là luôn tập trung cao độ vào những thứ mình thấy thích và học tập thật chăm chỉ.
Tùng cho biết, sau hai năm theo học Thạc sĩ tại Nhật, Tùng nhất định sẽ quay trở về Việt Nam để mang sức trẻ, trí tuệ trẻ đóng góp vào việc xây dựng và phát triển đất nước. Trước mắt, gần nhất là Tùng trông đợi vào việc đề án của cậu trở thành hiện thực, để thông tin trên mọi vùng biển đảo của Tổ quốc được nối liền thông suốt.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

ĐH Tiền Giang: Điểm khối C khả quan hơn năm trước

Thông tin trên được lãnh đạo nhà trường báo cáo với đoàn công tác của Bộ GD-ĐT do Thứ trưởng Bùi Văn Ga dẫn đầu kiểm tra chấm thi tại trường vào sáng ngày 18/7.
Báo cáo với đoàn công tác, lãnh đạo Trường ĐH Tiền Giang cho biết, nhà trường cho tổ chức chấm thi các môn tự luận từ ngày 12/7.
Theo thống kê của trường, tính đến hết ngày 17/7, đối với khối C, trường đã chấm trên 90 bài môn Văn, có 18 bài đạt điểm 5 trở lên (tỷ lệ 20%); môn Lịch sử cũng đã chấm gần 90 bài, có 9 bài điểm 5 trở lên (tỷ lệ 11%) và môn Địa lý có khoảng 17 bài từ 5 điểm trở lên (tỷ lệ khoảng 28%).
Đối với môn Văn khối D, mức điểm từ 5 trở lên chiếm trên 18%. Còn môn Toán khối A, qua thống kê ban đầu, mức điểm từ 5 trở lên chỉ khoảng gần 2%.
Lãnh đạo Trường ĐH Tiền Giang đánh giá, nhìn chung khối C năm nay có phổ điểm trung bình cao hơn năm trước rất nhiều. Dự kiến năm nay trường sẽ tuyển đủ chỉ tiêu.  
Chỉ tiêu của trường ĐH Tiền Giang năm nay tuyển 800 SV cho 7 ngành ĐH và 1.720 cho 14 ngành bậc CĐ. Tỷ lệ thí sinh đến dự thi tại trường năm nay khoảng 80%.

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

Ai trong số họ có thể vĩ đại như Steve Jobs

Thị trường thiết bị di động hiện nay đang ở trong một giai đoạn rất hứa hẹn nhưng đầy biến động: cơ hội kinh doanh rộng mở vì nhu cầu lớn, trong khi thị trường ở thế giằng co, không bị thống trị hoàn toàn bởi một nhà sản xuất nào. Để thành công trong hoàn cảnh này, cần những tư duy mới và những con người dám nghĩ, dám làm. Bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về 10 cá nhân tiêu biểu – những con người tài năng và có ảnh hưởng cực lớn đến thị trường di động hiện nay.
 
1. Jack Dorsey
CEO / nhà sáng lập, Square; CEO / nhà sáng lập, mạng xã hội Twitter
 
 
Từ ý tưởng về một hệ thống chia sẻ các SMS ngắn, Dorsey tạo ra mạng xã hội lớn thứ hai thế giới hiện nay – Twitter. Mạng xã hội này phổ biến đến mức nào? Hãy thử tưởng tượng, trong mỗi phút bạn dành thời gian cho Genk.vn thì đã có khoảng 20000 đoạn tweet được chia sẻ trên Twitter. Các ứng viên Tổng thống Mĩ gần đây cũng phải quan tâm đến chiến dịch vận động tranh cử trên mạng xã hội này.

Nối tiếp thành công, tại Square Inc., Dorsey đã tạo nên một cuộc cách mạng về thanh toán di động. Rất đơn giản, hãy mua lấy một chiếc Square Card Reader, cắm nó vào jack headphone trong chiếc điện thoại của bạn, và bạn đã có một đầu đọc thẻ tín dụng tại chỗ (lưu ý, ứng dụng này chỉ tích hợp với các smartphone sử dụng iOS và Android). Chi phí sản xuất thiết bị này rẻ đến mức nó được bán theo … từng rổ, tuy nhiên Square vẫn kiếm bộn nhờ việc thu mức phí chuyển tiền bằng 2.75% giá trị của mỗi giao dịch tín dụng.

Là CEO của một trong hai hãng công nghệ trên đã là niềm mơ ước của nhiều người, nhưng Jack Dorsey đảm nhiệm cả 2 chức vụ cùng một lúc. Quả là đáng khâm phục.
 
2. John G. Hering
CEO / nhà sáng lập, Lookout Mobile Security
 
 
Khi phần lớn người sử dụng còn chưa nhận thức được hiểm họa về virus và Trojan trên các thiết bị di động, Hering đã tạo ra một công ty chuyên giải quyết vấn đề đó. Lookout Mobile Security là một trong những công ty bảo mật trên smartphone đầu tiên, và hiện nay cung cấp các ứng dụng bảo mật trên nền tảng Android và iOS. Hering có thể cho bạn biết bằng cách nào một chiếc điện thoại có thể bị tấn công từ khoảng cách 1.2 km chỉ với một điểm yếu trong giao thức Bluetooth.
 
3. Jaakko Iisalo
Nhà thiết kế Game, Rovio
 
 
Một khẩu súng cao su, những chú chim nhiều màu sắc và những thành lũy gian nan, như vậy là đủ để một tín đồ của Angry Birds không dứt khỏi màn hình điện thoại trong vài giờ đồng hồ. “Chim điên” là tâm huyết của cả một tập thể tài năng tại Rovio, song tựa game có số lượt tải lên đến 9 chữ số này có thể sẽ không bao giờ tồn tại, nếu không xuất phát từ ý tưởng sáng tạo tuyệt vời của Jaakko Iisalo.
 
4. Paul E. Jacobs
CEO, Qualcomm
 
 
Có thể bạn không nhận ra, nhưng thương hiệu Qualcomm có mặt ở khắp mọi nơi, từ các chip công nghệ 3G và 4G đến mẫu vi xử lý Snapdragon. Qualcomm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển các thiết bị di động, sản phẩm của họ giúp các smartphone rẻ hơn, tiện dụng hơn và mạnh mẽ hơn.
Người đứng sau những thành công của Qualcomm chính là CEO Paul Jacobs. Ông cũng chính là con trai của nhà sáng lập hãng Qualcomm, Irwin Jacobs. Nhưng đừng vì thế mà đánh giá thấp Paul, ông là tác giả của hơn 40 bằng sáng chế. Trong giai đoạn lãnh đạo của ông, Qualcomm trở mình từ một công ty chuyên sản xuất chip trở thành gã khổng lồ của ngành công nghiệp di động.
 
5. Cliff Kushler
Phó chủ tịch, Nuance Communications
 
 
Cliff Kushler không phải là cái tên được nhiều người biết đến, song ông chính là cha đẻ của T9 – bộ gõ được sử dụng trong hơn 4 tỉ thiết bị di động kể từ những năm 90. Tiếp nối thành công, gần đây, ông tạo ra Swype, phương thức nhập dữ liệu không cần nhấc tay trên màn hình cảm ứng (được sử dụng đầu tiên trên Nokia N9).
Có thể những phát minh của Kushler chỉ giúp tiết kiệm vài giây trong khi gửi một thông điệp; nhưng nhìn xa hơn, với hàng tỉ thông điệp được trao đổi mỗi ngày, ông đã khiến các giao tiếp qua các thiết bị di động trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều.
 
6. Scott Kveton
CEO/nhà sáng lập, Urban Airship
 
 
Nhiều người trong chúng ta không hề biết đến Urban Airship, nhưng các sản phẩm của họ được rất nhiều công ty sử dụng. Các công cụ mà hãng này cung cấp gồm có các bảng thông báo thông minh về vị trí địa lý và thông tin ngữ cảnh, từ đó giúp gửi các thông điệp cần thiết vào đúng thời điểm. Kể từ thời điểm ra mắt năm 2009, Urban Airship đã có 25.000 khách hàng (các công ty sản xuất ứng dụng), kết nối với hơn 100 triệu thiết bị di động và gửi đi hơn 10 tỉ thông điệp.

Scott Kveton, nhà đồng sáng lập Urban Airship, là một con người kì lạ. Anh từng là ông chủ của một dịch vụ vận chuyển... thịt xông khói. Ngoài ra, Scott sở hữu công ty nhận dạng trực tuyến JanRain và có những đóng góp lớn trong phát triển OpenID, công nghệ cho phép người dùng sử dụng tài khoản và mật khẩu ở trang web này cho một trang web khác.
 
7. Mary T. McDowell
Phó chủ tịch, Nokia
 
 
Sự sáng tạo không nhất thiết phải luôn đi liền với sản phẩm, mà có thể được ẩn chứa trong các phương thức quản lý kinh doanh. Tại Nokia, phó chủ tịch Mary T. McDowell chịu trách nhiệm về mảng kinh doanh các mẫu điện thoại bình dân - một nửa nguồn thu của gã khổng lồ Phần Lan này. Những chiếc điện thoại này không hào nhoáng và ít tính năng, nhưng chúng thuộc sở hữu bởi rất nhiều người, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Dưới sự lãnh đạo của bà, Nokia đã cán mốc 1.5 tỉ sản phẩm chạy Symbian S40.
 
8. Terry Myerson
Phó chủ tịch, Microsoft
 
 
Tại Microsoft, từ năm 2008, Myerson đã trở thành trưởng bộ phận kĩ thuật của mảng thiết bị di động; và kể từ năm 2011, ông chịu thêm trách nhiệm giám sát chiến lược và phát triển của nền tảng Microsoft Windows Phone. Myerson góp công lớn cho quá trình hồi sinh Windows Phone – hệ điều hành tưởng chừng đã bị đưa vào quên lãng.

Trên thị trường smartphone, ở thời điểm hiện tại, Windows Phone vẫn chưa đuổi kịp doanh số của BlackBerry, chứ chưa nói tới iOS và Android. Tuy nhiên, chưa thể đánh giá hết tiềm năng của nền tảng này, đặc biệt là khi Microsoft chung tay cùng Nokia để tạo nên một liên minh đáng gờm. Đầu tư vào Windows Phone giống như một canh bạc của Microsoft, và không ai khác, Myerson chính là người dẫn dắt cuộc chơi này.
 
9. Andy Rubin
Phó chủ tịch, Google
 
 
Trong cuộc cách mạng smartphone, ít ai có nhiều đóng góp to lớn như Andy Rubin. Khởi nghiệp, Rubin là nhà đồng sáng lập Danger - công ty sở hữu phần mềm T-Mobile Sidekick. Đây là một trong những phần mềm soạn thảo sơ khai được ưa chuộng nhất.

Sau đó, Rubin sáng lập ra Android Inc., với mục đích tạo ra một hệ điều hành di động mã nguồn mở. Sau khi công ty này được Google mua lại vào năm 2005, Rubin trở thành trưởng bộ phận phát triển hệ điều hành Android. Hiện nay, hệ điều hành này đã trở thành nền tảng được sử dụng phổ biến nhất trong các smartphone (trên 33%), được sử dụng bởi hàng chục nhà sản xuất thiết bị di động khác nhau.
 
10. Ehud Shabtai
Giám đốc kĩ thuật / nhà sáng lập, Waze
 
 
Trong cuốn tự truyện của mình, vị giám đốc kĩ thuật chia sẻ, ông không giỏi định hướng và rất hay đi lạc. Bản thân từng là một hacker, Shabtai tìm đến những giải pháp kĩ thuật, từ đó Waze được thành lập nên.

Ứng dụng tìm đường mà Waze tạo ra hết sức độc đáo: Tất cả bản đồ và dữ liệu giao thông trên đó đều được cung cấp và cập nhật bởi người sử dụng. Waze đã tạo nên một cộng đồng thực sự. Với hơn 15 triệu người dùng, các thông tin trên Waze có tính chính xác rất cao. Thậm chí, công ty này còn phát triển một ứng dụng gần giống với Siri, giúp người lái xe dễ dàng đưa ra yêu cầu về các thông tin giao thông cần thiết. Chính những ứng dụng như Waze sẽ giúp xã hội của chúng ta trở nên thông minh hơn.
 
Tham khảo: Venturebeat.com