Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2012

Suy ngẫm: Án phạt trong ngày khai trường

Gửi một cô giáo chưa gặp mặt và không biết danh!

Thưa cô giáo, chiều nay trên đường đưa con đi học, tôi vô tình nhặt thấy trên vỉa hè… bản kiểm điểm của một học sinh lớp 4. Bản kiểm điểm viết: “Hôm nay, trong giờ khai giảng em không nghiêm túc. Em nghịch bóng bay, không đứng thẳng…Em hứa sẽ không bao giờ như thế nữa. Mong cô tha lỗi cho em…”. Phần xác nhận có chữ ký của phụ huynh ghi: “Chúng tôi sẽ nhắc nhở, uốn nắn để cháu nghiêm túc hơn. Xin cảm ơn cô giáo”.

Nét bút trẻ thơ khá sạch đẹp, vài chỗ không hiểu vì lý do gì bị nhòe mờ? Rất có thể trò đã khóc trong khi viết? Không hiểu cảm giác cô giáo khi đọc bản kiểm điểm của học trò thế nào? Có thể cô đã quên, đã vứt nó vào một xó xỉnh nào đó. Nhưng với tôi, vô tình đó lại là những dòng chữ rất ám ảnh. Tôi chẳng hề muốn chuyện bé xé ra to. Điều đáng nói là dường như đứa bé không có lỗi.

Bản kiểm điểm trong ngày khai giảng



Không ai đứng ra bảo vệ hay bênh vực một đứa trẻ mới lên 9 tuổi. Không nền tảng đạo đức nào là chỗ dựa cho tâm hồn trẻ thơ. Người đáng phải viết kiểm điểm, phải chịu án phạt chính là chúng ta- những người lớn, là nhà trường khốn khó và xã hội đang khốn cùng này?

Thưa cô giáo, nhà trường cho trẻ mang bóng bay đến để làm màu cho lễ hội tại sao không cho chúng chơi? Có quy định, quy chuẩn nào của nhà trường và pháp luật về việc đứng thẳng hay không thẳng? Đứng như thế nào là đúng cách và được phép. Theo văn bản của đứa bé thì “Nghịch bóng bay và không đứng thẳng” đã trở thành “lỗi”? Điều gì ép đứa trẻ phải cam kết một điều rất khó thành hiện thực: “không bao giờ như thế nữa”? Nhà trường vô tình hay cố ý xúi bẩy bọn trẻ tư duy, cảm xúc và sống không trung thực? Sau hành vi này của trò, có nhất thiết phải lôi kéo bố mẹ chúng vào để sự việc trở nên căng thẳng một cách không cần thiết? Nếu là phụ huynh đứa trẻ, cô giáo có cảm thấy mình bị làm phiền? Có thể đặt vấn đề: thầy cô “làm căng” để phụ huynh phải thường xuyên: Cảm ơn, biết ơn, chịu ơn và cả… tạ ơn? Có bao giờ cô giáo tự hỏi: Hàng chục năm qua, ngay cả khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bản thân cô giáo có nhận thấy tất cả các chương trình khai giảng đều không thực sự vì trẻ hay hấp dẫn con trẻ?

Câu hỏi cuối cùng là: hình phạt của cô, bản kiểm điểm khổ ải, không trung thực của trò và thái độ nghiến răng giả vờ nghiêm túc của phụ huynh sẽ mang đến điều gì có lợi cho gia đình, nhà trường và cả xã hội?

Thưa cô giáo, viết đến đây tôi cứ tưởng tưởng ra gương mặt cậu bé. Chắc hẳn khi chịu trận, thần thái cậu bé chẳng thể “rạng ngời” như rất nhiều gương mặt học sinh, thầy cô hay quan chức được lên các kênh truyền hình trong ngày khai giảng sớm 4-9 hay tối nay. Tôi cố hình dung tâm trạng của bố mẹ đứa trẻ khi ký vào bản kiểm điểm này. Họ có quyền lo lắng về môi trường giáo dục quá khắc kỷ, cứng nhắc và rất thiếu tình thương yêu con trẻ? Những hình phạt này có làm cho họ bị tổn thương? Họ sẽ liên hệ gì tới việc thầy giáo đánh học trò dã man ở TP Thái Nguyên, cô bảo mẫu tra tấn trẻ nhỏ một cách khốn nạn ở Đồng Nai hay cô giáo chửi rủa, lăng mạ học sinh ở Hải Phòng?...

Thưa cô giáo, nhiều năm qua, ngành Giáo dục đã sử dụng tối đa công suất từ Không, NÓI KHÔNG. Nào là: Không xúc phạm nhân phẩm học sinh; Không được đánh học sinh dưới mọi hình thức; Không cho học sinh đứng suốt tiết hoặc trước cửa; Không được đuổi học sinh ra khỏi lớp; Không được cho học sinh chép phạt; Không được làm cho học sinh khủng hoảng tinh thần. . .

Rất nhiều giáo sư, tiến sỹ, nhà khoa học, nhà giáo đã trình bày rổn rảng các phương pháp luận Đông - Tây chung quanh đề tài này. Các quan chức thì không ngừng đấm tay lên trời để khẳng định quyết tâm thay đổi chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường. Nhưng như cô giáo biết, cho đến nay chúng ta vẫn chỉ sở hữu một nền giáo dục thiếu triết lý. Cái mà chúng ta đang có chỉ là một cỗ máy giáo điều khổng lồ nhằm đúc ra những lô sản phẩm NGƯỜI bị nhồi sọ, ngoan ngoãn, biết tuân thủ, chấp hành, quen được dẫn lối, đưa đường…

Thưa cô giáo, trong thư riêng, đề cập quá nhiều đến những vấn đề to tát e rằng không lịch lãm cho lắm.

Để kết thúc phần trình bày của mình tôi xin được nhắc về hai cuốn truyện nhỏ: Totto Chan cô bé ngồi bên cửa sổ và cuốn Nhật Ký Anne Frank. Có thể cô chưa đọc hoặc đọc rồi nhưng đã quên. Dù ở Hà Lan hay Nhật Bản, hai câu chuyện cách nay hơn 60 năm vẫn nhắc tôi và rất nhiều thế hệ phụ huynh, học sinh về tình yêu thương vô cùng trân quý của những người thầy trước những học sinh đầy cá tính, rất...cá biệt như Toto Chan hay Anne Frank.

Những dòng nhật ký của Anne Frank  đã làm rung động trái tim hàng triệu người trên toàn cầu


Anne Frank mắc tật rất hay nói chuyện riêng trong lớp. Thay vì kiểm điểm, thầy Keptor liên tiếp giao cho Anne viết bài luận “khẩu liên thanh”, “khẩu liên thanh hết thuốc chữa” hay“ Quác quác quác, bà Liến thoắng oang oác”. Một “hình phạt” rất thông minh, hóm hỉnh, sâu sắc. Phần mình, Anne biện minh với thầy rằng Nói là một nhu cầu. Nói nhiều là một đặc tính của phụ nữ. Mẹ mình cũng nói nhiều. Mình sẽ cố hết sức để kiềm chế cá tính nhưng làm sao chữa trị được một tật di truyền? Khi khác để chơi khó lại thầy, Anne viết thơ về ông bố thiên nga, bà mẹ vịt và ba con vịt con. Vịt con bị ông bố đánh suýt chết vì nói nhiều… Thầy Keptor đã không tự ái. Không những thế, Anne được phép nói chuyện trong lớp và không phải làm bài luận.

Thầy Keptor không thể ngờ rằng câu chuyện này được Anne Frank ghi chép lại trong nhật ký. Chẳng bao lâu sau cuốn sách đã làm rung động trái tim của hàng triệu người trên toàn cầu. Và tên tuổi cũng như tấm lòng của người thầy sẽ mãi lưu danh cùng cô bé học trò “vẫn sống ngay cả khi đã chết”.

Thưa cô giáo, câu chuyện của Totto Chan cũng là một bài học thật khó quên.

Totto Chan bị đuổi khỏi trường học đầu tiên vì quá nhiều những hành vi, lời nói, ứng xử khác thường, bất thường. Khi thì lật mở ầm ĩ hàng trăm lần cái mặt bàn. Lúc đứng giữa lớp dõi theo hay chuyện trò với những người hát rong. Lần khác lại hồn nhiên tâm sự với chim nhạn… May thay cho Totto Chan, cô bé đã gặp được ngôi trường Tomoe Gakuen lạ thường và phương pháp giáo dục.. dị thường của thầy Kobayashi. Cô bé có thể thay đổi ước mơ vài lần trong ngày. Thày Kobayashi có thể ngồi nghe trò luyên thuyên suốt bốn giờ. Thày không hề giận trò khi Totto Chan không thích bài hát của mình về trường. Trong lần Totto Chan bới tung nhà vệ sinh để tìm ví bị rơi, thày không la lên: “Trời ơi, cháu đang làm gì đấy?” hay “Chấm dứt đi, nguy hiểm lắm, bẩn quá”, Thày chỉ hỏi “Cháu sẽ hót trả vào bể sau khi tìm được ví chứ?”…”Rõ ràng niềm vui mà Totto Chan có được một phần là do thầy hiệu trưởng đã tôn trọng em, thầy không mắng mà ngược lại còn tin vào em”.

Totto Chan, cô bé ngồi bên cửa sổ

Hơn thế nữa lúc nào thày Kobayashi cũng dịu dàng với Totto Chan: “Em biết không, em thật là một cô bé ngoan”. Totto Chan là hiện thân, nguyên mẫu của tác giả Tetsuko Kuroyanagi. Ngôi trường Tomoe Gakuen chỉ tồn tại trong hai năm. Thày Kobayashi đã mất năm 1963. Nhưng ngôi trường đó, người thày khả kính đó đã thay đổi số phận Tetsuko Kuroyanagi và trực tiếp tạo nên một huyền thoại Totto Chan.

Thưa cô giáo, nếu ngày khai trường năm nay cô quên đi một án phạt lạnh lùng. Nếu như cả năm học mới, cô sẽ luôn hành xử như thầy Keptor, Kobayashi, biết đâu đó trong tương lai không xa chúng ta sẽ có những học trò rạng danh như Totto Chan, Anne Frank…

Đầu năm học mới, xin gửi tới cô giáo và nhà trường lời chào trân trọng!

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383 

“Chuồng học” ở Huổi Chát

Khó từ viên phấn trắng

Đường lên Huổi Chát ngoằn nghèo bò dọc theo núi. Con đường mới vỡ chỉ rộng độ 3 gang tay, bé đến mức những chiếc xe máy chỉ có thể tiến chứ không thể quay ngang để lùi, nhiều đoạn đã thụt hẳn xuống khe sâu hun hút. Đương mùa trái gió trở giời, lúa nương cây trổ cây trụi. Đường núi thăm thẳm thi thoảng lại ngoi lên một khuôn mặt trẻ con cháy nắng lấm lem bùn đất. Những đứa nhỏ 5-6 tuổi đã phải chui rừng cắt suối bói măng mò cá kiếm cơm. Gùi có khi còn to hơn cả người.

Bấy giờ đã giữa trưa, bữa cơm nhiều nhà chỉ có đôi bát nước suối, mấy chiếc măng to bằng quả chuối, với đĩa muối ớt. Dường như cơm có vị cay, vị mặn. Đám trẻ vừa đi nương về áo quần xốc xếch, mặt mũi nhem nhuốc túm tụm sau lách liếp đầu bản giương cặp mắt trong veo như nước suối tò mò nhìn người lạ. Cô giáo Đinh Thị Vin nói bằng tiếng Mông, vẫy chúng xuống lớp.

“Chuồng học” ở Huổi Chát


Lớp học là một căn chòi lá rộng độ bằng 4 chiếc chiếu đôi xiêu vẹo, vách tre vọc vạch, hở hoác. Bên trong bàn ghế gãy nát, đầy mạng nhện, ngổn ngang phân heo. Không biết đã từ bao giờ, trường học của lũ trẻ đã trở thành nơi trú ngụ cho một cặp heo mán với 4 heo con.

Có người trong số chúng tôi gọi đùa, giọng không ít cay đắng: “Đây là chuồng học chứ đâu phải trường học”. Bế theo một học trò người Mông, cô giáo Vin loay hoay tìm chỗ đặt chân. Lớp học vùng cao khó. Khó từ chiếc bảng đen, viên phấn trắng. Khó đến cả cái sự “bắc cầu Kiều”.

7 năm trước, cô giáo Đinh Thị Vin từ Phú Thọ rừng cọ đồi chè lên Mường Tè theo tiếng gọi tình nguyện. 6 năm trước, cô mang con trai 3 tuổi lên núi, để sau đó chỉ 1 năm phải vội vã đưa con về xuôi vì đứa trẻ bấy giờ chỉ học tiếng người Mông. 5 năm trước, chồng cô mì tôm cá khô tấp tểnh lên thăm vợ, lần đầu và cũng là lần cuối, để chỉ nói một câu: Về.

4 năm trước, cô suýt bị dân bản bắt đền khi giữa đêm dám đem đứa trò nhỏ bấy giờ ốm thập tử nhất sinh vượt “ngang sông Đà”. 3 năm trước, cô khóc cả đêm khi đứa con đứt ruột đẻ ra giờ không còn nhận ra giọng mẹ. Gia đình là thứ gì đó mơ hồ. Có khi chỉ là mười ngày phép mỗi dịp cuối năm và những đồng tiền chắt bóp tháng tháng gửi về quê xa.

Và giờ, cô giáo người Kinh đã trở thành đứa con của Huổi Chát, của Nậm Manh, nói tiếng Mông để dạy tiếng phổ thông, ăn mèn mén, sắn khô, măng rừng, với ước mơ giản dị là một ngày nào đó sẽ có một đứa trò nhỏ người Mông thi đậu vào đại học.

Cái chữ xa xỉ và rau cháo ngày thường

Ở Huổi Chát, ở Mường Tè, ở vùng cao, việc đầu tiên của những cô giáo trước ngày khai trường, không phải là nghĩ ra các khoản thu, nghĩ ra cách thu tiền mà là “dân vận” để cha mẹ học sinh đồng ý đưa con đến trường. Không thể có giáo dục nếu như không có những ngôi trường. Nhưng cũng không thể có những ngôi trường nếu như không có học trò. Chỉ buồn là giáo dục ở vùng cao không thể tách rời chuyện miếng cơm manh áo. Huổi Chát tất nhiên không phải ngoại lệ.

Trưởng bản Lầu Giống Sì khoát khoát cánh tay quanh tứ bề rừng nham nhở xung quanh. Đấy là ông đang giải thích chuyện miếng cơm. 100% hộ sống dưới mức nghèo đói. Cả bản, không một mét vuông ruộng nước, sống nhờ vào những nương lúa. Lúa nương trông cả vào ông giời. Năm nào mưa thuận gió hòa, Nậm Chát có gạo, có ngô ăn đủ trong nửa năm. Nửa năm còn lại thì sao? Thì trông cả vào rừng. Có nghĩa, đến ngay cả chuyện căng cái bụng cũng trông vào ông giời, đủ ăn cũng đã là một niềm mơ ước khi Nậm Chát đói quanh năm chứ không chỉ là mùa giáp hạt.



Trong nhà người Mông Nậm Chát, những chiếc lông gà dán trên cây cột thiêng giờ bạc thếch, xác xơ. Lâu lắm rồi người Huổi Chát không có hội, không làm gà, thậm chí không cả xuống chợ Nậm Hàng phía bờ hữu sông Đà. Cuộc sống là chuỗi những mưu sinh không buồn, chẳng vui, không quá khứ, không tương lai. Miếng cơm manh áo thúc vào sườn họ đau và bức bối đến mức ước mơ đôi khi chỉ là bát cơm có miếng thịt. Và cái chữ, vì thế cũng là thứ gì đó xa xỉ, thậm chí xa lạ.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Những cách kiểm tra bài "khó đỡ" của thầy, cô

Đã là học trò ai chẳng từng lên bảng trả bài cho thầy cô đúng không? Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, các bạn không chỉ phải trả bài mà còn bị thầy cô hỏi vặn cực kì… độc. Cùng điểm danh những kiểu kiểm tra bài khiến chúng mình “ú tim” để đón đầu năm học mới nào!
Ú tim  với cách dò bài cực độc của thầy cô
Ai sẽ lọt vào "tầm ngắm" của cô đây nhỉ?
Kiểm tra bài… theo số
Ngày hôm nay là 7/9? Bạn có số thứ tự là 7 trong sổ điểm của lớp? Vậy thì mời bạn lên bảng nhé! Hoặc cũng có thể là 7 + 9 = 16, “thí sinh” số thứ tự 16 chuẩn bị tinh thần nào. Nếu trời đẹp, quy luật sẽ vẫn được giữ nguyên, nhưng nếu đúng hôm trời có chút “biến chuyển” thì mọi chuyện sẽ thay đổi theo nhiều hướng: cộng có, trừ có, nhân chia có và cả ghép ngày tháng lại với nhau. Lưu ý là nhiều thầy cô tận dụng “chiêu” này lắm đấy các ấy nhé!
Ưu tiên những bạn có tên như… nghệ sĩ
Hoài Linh, Đan Trường, Thanh Thảo, Minh Hằng, Minh Quân… - những bạn có tên “chất lừ” này cứ gọi là luôn nằm trong tầm ngắm của các thầy cô đam mê nghệ thuật. Những teen nào tên đẹp hơn, kiểu như: Tuấn Hưng, Thu Hiền, Mỹ Linh, Hồng Nhung… thì xác suất lên bảng có phần cao hơn. Nhóm bạn Linh, Hiền, Nhung (cựu học sinh trường THPT Quang Trung) từng phải thay phiên nhau lên bảng vì cô giáo dạy sinh là fan hâm mộ của diva Mỹ Linh, chị Bống Hồng Nhung và cô Thu Hiền. Vậy nên, cứ chuẩn bị bài chắc như đinh đóng cột để phòng trừ là không thừa đâu nha bạn.
Kiểm tra những bạn có ngoại hình đặc biệt
Chẳng hạn như bạn bị cận thì kiểu gì cũng sẽ có câu: “Cận, lên bảng trả bài cho thầy!”. Hay những mem nào hơi bé hạt tiêu một tí cũng sẽ được “ưu ái” hơn vì cute, đáng yêu dễ khiến thầy cô “yêu” và “ưng”.
Nếu hôm đấy nhỡ tay make up đậm, trông bạn sẽ nổi bật hơn đấy nhưng hãy dè chừng: “Em môi đỏ, mắt xanh lên bảng” – khả năng này xảy ra cao lắm nhé. Cứ ăn mặc đúng chuẩn là dù bị soi nhưng cũng không bị thầy cô “dìm hàng” đến mức xấu hổ với đám bạn đâu, trả bài xong cơ hội được điểm cao là trong tầm tay.
Ú tim  với cách dò bài cực độc của thầy cô
Thầy cô chỉ muốn tạo không khí vui vẻ thông qua cách kiểm tra bài độc đáo thôi
"Đánh lạc hướng" để kiểm tra
Nếu được thầy cô mớm lời: “Hôm trước chúng ta đã học đến đâu rồi các em nhỉ?” hoặc “Chúng ta học đến chương nào, phần nào rồi các em” nghĩa là thầy cô đang “đánh lạc hướng” cả lớp để xem có ai học bài cũ không đấy! Hic, nếu đáp đúng, bạn sẽ tiếp tục trả lời một câu liên quan hơn. Nhưng phải công nhận là cách kiểm tra này nhẹ nhàng hơn, teen nhỉ? Dù không ít lần khiến chúng mình "đứng tim".
Những ngày đầu đến lớp, hãy nạp thật nhiều kiến thức và chú ý nghe giảng để có những lần trả bài ấn tượng với giáo viên teen nhé! Thầy cô kiểm tra “độc” thì chúng mình sẽ trả bài “lạ”. Biết tạo không khí vui nhộn, dấu ấn khó quên để thầy cô mãi nhớ về mình, về lớp mình là một mẹo cực kỳ hay ho đúng không nào?


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383 

Cùng điểm mặt những hotgirl đình đám của THPT Kim Liên

Dương Tú Anh - Á hậu Việt Nam 2012
Tại cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2012 – cuộc thi sắc đẹp có tẫm cỡ nhất cả nước vừa diễn ra cách đây không lâu, cô nữ sinh Dương Tú Anh đã xuất sắc giành ngôi vị Á hậu 1. Tú Anh từng là học sinh của THPT Kim Liên (khóa 2008 – 2011). Ba năm học tại ngôi trường Kim Liên, Tú Anh đã nổi tiếng là hotgirl của trường bởi chiều cao nổi bật, khuôn mặt xinh xắn và làn da đẹp không tì vết… Việc cô hotgirl của trường trở thành Á khôi 1 tại HHVN 2012 đã khiến các thầy trò của trường nức lòng, đem về niềm hãnh diện, tự hào cho tập thể THPT Kim Liên.
Nữ sinh trường nào ‘hot’ nhất P2 THPT Kim Liên
Hiện Tú Anh đang theo học tại khoa Phát thanh Truyền hình của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Cô bạn được gọi là “Á hậu có vẻ đẹp của hotgirl” này tuyên bố sẽ không bước chân vào giới showbiz, mà muốn gắn bó với ngành học của mình cùng ước mơ được về công tác tại Đài truyền hình Việt Nam.
Nữ sinh trường nào ‘hot’ nhất P2 THPT Kim Liên
Trang Jinny - Hoa khôi Duyên dáng Hà thành 2012
Với chiều cao 1m72, khuôn mặt khả ái, nụ cười thân thiện và câu trả lời ứng xử đầy thuyết phục, cô nữ sinh trường THPT Kim Liên - Dương Thu Trang đã rinh về giải thưởng cao nhất của cuộc thi Hoa khôi Duyên dáng Hà thành vừa qua.

Nữ sinh trường nào ‘hot’ nhất P2 THPT Kim Liên
Dù có lợi thế về ngoại hình cùng danh hiệu Hoa khôi nhưng cô bạn vừa bước vào lớp 11 của trường Kim Liên lại không lấy đó làm “bàn đạp” để tiến vào làng giải trí. Trang chỉ muốn tập trung học tập và nỗ lực cho mục tiêu thi đỗ vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền để thực hiện ước mơ trở thành nhân viên truyền thông của mình.
Nữ sinh trường nào ‘hot’ nhất P2 THPT Kim Liên
Khánh Huyền Dancesport
Nhắc tới những nữ sinh hot nhất trường THPT Kim Liên không thể kể tới cô bạn Khánh Huyền – top 15 cuộc thi Duyên dáng Hà thành 2012 và ngôi sao trong làng dancesport với những thành tích cực khủng.
Nữ sinh trường nào ‘hot’ nhất P2 THPT Kim Liên
Làm quen với bộ môn dancesport từ ngày học lớp 3, sau 7 năm, Huyền đã có trong tay hơn chục tấm huy chương ở các cuộc thi khiêu vũ thể thao toàn quốc. Huyền đam mê dancesport và coi bộ môn này như một “cơ duyên” trong đời. Thậm chí, phương châm sống của cô bạn còn là “Live to dance” (Sống để nhảy). Tuy vậy, Huyền lại đang ấp ủ ước mơ trở thành một doanh nhân thành đạt, chứ không hẳn là một vũ công dancesport chuyên nghiệp.
Hiện Huyền vừa bước vào lớp 11 và là “thần dân” của lớp 11A15, cùng lớp với cô bạn Trang Jinny luôn đấy.
Nữ sinh trường nào ‘hot’ nhất P2 THPT Kim Liên
Nữ sinh trường nào ‘hot’ nhất P2 THPT Kim Liên
Hotgirl Linh Sunny
Tuy đã cựu học sinh, nhưng Linh Sunny vẫn được teen THPT Kim Liên ca ngợi là một hotgirl “vừa xinh vừa giỏi” của trường. Ngay từ những năm học cấp 3, Linh đã được chú ý khi làm người mẫu ảnh cho các trang báo teen. Đến khi trở thành sinh viên ngành Quản trị Khách sạn của ĐH Kinh tế quốc dân, Linh lại tiếp tục khẳng định tên tuổi trong vai trò một MC duyên dáng và là gương mặt đại diện cho một hãng xe.

Nữ sinh trường nào ‘hot’ nhất P2 THPT Kim Liên
Linh Sunny còn được biết đến như một hot girl “sạch” - không có scandal và chưa bao giờ có ý định từ bỏ con đường học hành chính quy. “Dù rất muốn theo đuổi nghệ thuật nhưng mình vẫn muốn hoàn thành việc học ở trường trước”, Linh tâm sự.
Nữ sinh trường nào ‘hot’ nhất P2 THPT Kim Liên
Nữ sinh trường nào ‘hot’ nhất P2 THPT Kim Liên
4 nữ sinh trên có lẽ là những đại diện nổi bật nhất trong số những gương mặt hotgirl đình đám của THPT Kim Liên. Các bạn ấy thực sự là niềm tự hào của ngôi trường giàu truyền thống này khi không chỉ xinh đẹp mà còn vô cùng giỏi giang nữa. Bạn có biết nữ sinh nào “hot” nữa không? Hãy chia sẻ với chúng tớ nhé!

 Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Cô giáo chuyển giới được học trò ngưỡng mộ

Hơn 200 học sinh ở một vùng quê nghèo tỉnh Bình Phước đã thi đậu vào những trường đại học có tiếng ở TP HCM như: Y dược, Công nghệ Sài Gòn, Kiến trúc, Công nghiệp..., có sự góp công lớn của cô giáo Quỳnh Trâm - trước đây là một chàng trai mang tên Phạm Văn Hiệp.
Kể về cô giáo cũ, Đạo bảo: "Không có từ ngữ nào diễn tả hết sự ngưỡng mộ và kính trọng của mình đối với cô. Nhà chúng mình đứa nào cũng nghèo, cô thì chẳng giàu nhưng thấy học trò cần gì là giúp đỡ ngay. Bạn nào không có tiền, cô sẵn sàng dạy miễn phí. Ngày học trò đi thi đại học ở TP HCM cô cũng đưa đi, rồi lo cho chỗ ăn, chỗ ở".
Đạo là một trong những học trò thế hệ đầu tiên của cô giáo Phạm Lê Quỳnh Trâm - người phẫu thuật xác định lại giới tính từ nam sang nữ vào năm 2009.
Nam sinh viên quê Bình Phước cho biết, 7 năm trước cậu học lớp 10, yếu một số môn khối A nên muốn tìm một giáo viên dạy kèm tại nhà. Lúc đó cô Trâm - vẫn còn là thầy Hiệp - từ TP HCM trở về Bình Phước để chăm mẹ bệnh và đăng tin nhận dạy kèm các môn khối A (toán, lý, hóa). "Mình thấy cô rất thân thiện và vui vẻ nên xin theo học luôn", cậu học trò nhớ lại.
Cô giáo Phạm Lê Quỳnh Trâm - người phẫu thuật xác định lại giới tính đầu tiên được công nhận tại Việt Nam. Ảnh: Q.T.
Ngày đầu tiên đến nhà học trò dạy kèm, "thầy Hiệp" luôn cố tỏ ra dáng dấp của một thầy giáo, song những cử chỉ dịu dàng, cách ăn nói nhẹ nhàng của "thầy" đã không qua được cặp mắt tinh tường của cậu học trò ở tuổi 16.
Nhớ lại thời gian ấy, Đạo kể: "Mình đã nhận ra điều đó ngay từ lần gặp đầu tiên rồi, nhưng đối với mình thầy cô dạy kiến thức là quan trọng nhất, mình không quan tâm giới tính của người giáo viên phải như thế nào. Ngày cô đến nhà dạy kèm, mình nói với cô rằng 'em biết cô không phải là thầy nên cô cứ sống thật với mình, không việc gì phải che giấu'".
Từ đó hai cô trò trở nên thân thiện hơn, ngoài giờ học, cô giáo còn chia sẻ với Đạo về những vui buồn trong cuộc sống và luôn dặn dò cậu học trò phải cố gắng học vì "chỉ có con đường tri thức mới mong đưa các em thoát cảnh nghèo khó".
Nhờ sự động viên và tận tâm chỉ dạy của cô giáo mà lực học của Đạo về sau tiến bộ hẳn, kết quả tăng rõ theo từng học kỳ. Cậu học trò vẫn còn nhớ hồi thi tốt nghiệp lớp 12 đạt 9,5 điểm môn hóa. "Đó là điều mà bản thân mình cũng không thể tin được vì trước đó học lực chỉ ở mức trung bình - khá thôi". Cũng trong năm đó Đạo thi đậu vào trường Đại học Công nghệ Sài Gòn học rồi du học ở Singapore đến năm ngoái mới trở về Việt Nam học tiếp chương trình đại học.
Cũng là học trò cưng của cô giáo Quỳnh Trâm, Nguyễn Thị Phương Trinh (sinh viên năm hai trường Đại học Y dược TP HCM) kể, biết cô giáo từ nhỏ học giỏi và sau này dạy giỏi có tiếng trong vùng. Ban đầu nghe mọi người xì xầm bàn tán về "giáo viên pê đê", Trinh cũng sợ không dám đến nhà cô. "Nhưng bạn bè đi học về kháo nhau là cô dạy dễ hiểu mà tận tâm với học sinh lắm, thế là mình tìm đến nhà cô xin học. Sau này mình mới hiểu những khổ cực mà cô phải trải qua nên quý trọng cô hơn", Trinh nhớ lại.
Nơi Trinh sinh sống là một vùng quê nghèo, đa phần người dân làm rẫy trồng cao su, khoai từ. Hàng ngày ngoài giờ đến lớp, các em phải ra rẫy phụ cha mẹ lao động. cuộc sống cơ cực thiếu ăn thiếu mặc nên nhiều trẻ em ở đây phải bỏ học sớm. Số lượng học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học chỉ đếm trên đầu ngón tay thì việc đậu đại học là ước mơ xa vời.
Vậy mà nhờ sự tận tâm hết mình của cô giáo Trâm, hơn 200 em đã thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng ở TP HCM. Trong số đó, Trinh thi đạt kết quả xuất sắc nhất, là người đầu tiên trong xã vào được trường Đại học Y dược TP HCM. "Mình biết ơn cô Trâm nhiều lắm. Dù cô không phải là giáo viên dạy trực tiếp ở trường nhưng chính sự tận tâm chỉ bảo và động viên của cô đã giúp chúng mình có thêm nghị lực học tập để có được ngày hôm nay", nữ sinh 19 tuổi chia sẻ.
Giải thích tại sao các môn học khối A thường khô khan và khó hiểu nhưng các bạn luôn thích học, một trong số "đệ tử" của cô Trâm là nam sinh Chế Văn Việt (năm 3 trường Đại học Công nghệ Sài Gòn) cho rằng nhờ cách dạy vui tươi hóm hỉnh của cô giáo nên học trò rất dễ tiếp thu.
"Mỗi lần giảng giải công thức khó nhớ, cô thường pha trò vui lồng ghép vào đó là những phương pháp ghi nhớ đơn giản. Nhờ vậy mà chúng mình hiểu bài nhanh và ghi nhớ lâu hơn. Còn bạn nào chưa hiểu thì cô gọi riêng lên giải thích cho đến khi nào hiểu thì thôi", chàng sinh viên tâm đắc.
Vốn học lực trung bình, Việt tâm sự, mình không dám nghĩ có thể đậu được đại học. Nhưng sau thời gian được cô giáo kèm, sức học của mình tiến bộ hẳn. Năm đó toàn bộ gần 30 học sinh lớp cô Trâm đều đậu vào các trường đại học và cao đẳng tại TP HCM, là niềm hãnh diện của cả làng.
Việt nhớ như in năm đó nhận được giấy báo kết quả đậu đại học đúng ngày sinh nhật mình nên gia đình đã tổ chức một bữa tiệc linh đình và mời cô Trâm đến dự. "Hôm đó tụi mình đứa nào cũng xúc động khi nghe cô tâm sự về cuộc đời cô và dặn dò chúng mình phải nỗ lực phấn đấu sống tốt. Cô luôn nhắc nhở rằng tương lai sau này ra sao là do chính mình quyết định, đừng ngồi đó mà chờ người khác ban cho", cậu bạn bồi hồi kể.

 Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Cô gái thủ khoa xinh xắn có trí nhớ siêu việt

Cô nàng thủ khoa Nguyễn Thị Hương (quê ở Cẩm Viền, Cẩm Giàng, Hải Dương) là người nổi tiếng ở lớp chuyên Địa, Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương. Hương bất ngờ và hạnh phúc khi giành vị trí thủ khoa khối C của Trường ĐH Luật Hà Nội. Mặc dù học chuyên Địa, nhưng bạn ấy vẫn có niềm yêu thích môn Văn và môn Lịch sử.
Theo Hương thì những môn thuộc lĩnh vực xã hội không cần phải học quá nhiều như mọi người nghĩ. Với môn Văn, Hương chỉ cần học theo ý, rồi tự triển khai theo lời văn của mình. Với môn Sử thì cần học nhiều trong sách giáo khoa để nắm vững kiến thức cơ bản.
Hương không hề cảm thấy sợ hay chán môn Sử như nhiều bạn vẫn nghĩ.“Mình không dành quá nhiều thời gian để học văn, sử mà chủ yếu học địa vì đó là môn chuyên của lớp mình. Cách học tốt nhất là chú ý nghe giảng. Mình có thể nhớ được kha khá, rồi đọc lại vài lượt. Dù văn có hay nhưng thiếu ý cũng không được điểm cao”, Hương chia sẻ.
Hương hóm hỉnh nói, các bạn ở lớp đặt cho mình biệt hiệu “trí nhớ siêu việt” bởi khả năng nhớ lâu. Cô bạn này kể lại, ban đầu cấp 2 học chuyên Văn, nhưng sau thấy văn khó nên chuyển sang chuyên Địa. Tuy nhiên, không vì thế mà Hương lại bỏ cuộc, thành tích học văn của Hương thật đáng nể. Kỳ thi đại học vừa rồi, Hương đạt 8.75 môn Văn (bằng số điểm môn chuyên), nhưng đối với Hương đó là bình thường.
Hương không chỉ học giỏi mà còn xinh xắn dễ thương.
“Bản thân mình không đi học thêm nhiều, chỉ học trong sách giáo khoa. Nói có thể các bạn không tin, nhưng thời gian học của mình không nhiều, mỗi tối chỉ từ 7h -11h. Nhiều người nghĩ rằng học khối C phải học ngày học đêm, đọc thuộc mấy trăm trang, nhưng đó không phải là cách học tốt nhất”, nữ thủ khoa bộc bạch.
Thầy cô và bạn bè của Hương nhận xét, một bài giảng trên lớp Hương đã nhớ được tới 70%, sau đó chỉ cần xem lại một hai lần là nhớ được và hệ thống toàn bộ kiến thức.
Suốt 12 năm học, Hương đều đạt học sinh giỏi, đặc biệt năm lớp 9 và lớp 12, Hương giành giải 3 môn Địa của tỉnh Hải Dương. Mặc dù xa nhà từ năm lớp 6 để theo học trường THCS chuyên Nguyễn Huệ, cô bé gặp vô vàn khó khăn, nhưng luôn lạc quan, mạnh mẽ, sống tự lập hơn.
Theo Hương, để đạt được kết quả này thì “điều mình hạnh phúc nhất là bố mẹ không hề đặt áp lực mà tin tưởng để con gái quyết định việc học tập của mình. Cấp 2, cấp 3 đều xa nhà, không ở gần bố mẹ, nhưng mình đều có bạn bè trong ký túc xá nên cũng thành quen”.
Từ nhỏ Hương đã có ước mơ trở thành một luật sư giỏi để đòi lại công lý cho nhân dân. Vì thế Hương tỏ ra rất hào hứng trước ngày nhập trường. Hương nói rằng, khi vào trường, Hương sẽ học thêm tiếng Anh vì nó rất tốt cho công việc sau này và Hương còn dự định làm thêm để đỡ đần bố mẹ, nhưng vẫn đặt việc học lên hàng đầu.
Ngoài thành tích học tập tốt, Hương còn tham gia năng nổ hoạt động văn nghệ của trường, lớp. Đối với Hương thần tượng chẳng ở đâu xa, mà chính là cha mẹ đã sinh thành và nuôi mình khôn lớn. Ca sỹ, những người nổi tiếng chỉ đơn giản là thích, chứ không đến mức thần tượng. Nói về đề Văn về cuồng thần tượng, Hương chia sẻ: "Bản thân mình thích Suju, nhưng chỉ thích nghe nhạc. Còn nếu hành động như bỏ nhà đi vì Suju ốm, hôn lên ghế thần tượng ngồi... thì thật là thảm họa. Đối với mình, mẹ là người giàu lòng hy sinh, luôn chăm sóc, yêu quý và theo em suốt hành trình cuộc đời".
Theo Hương thì để trở thành một luật sư giỏi cần phải có bản lĩnh và lòng nhiệt huyết, với mục tiêu là bảo vệ công lý, góp phần xây dựng đất nước. “Nhưng trước hết mình sẽ cố gắng học tốt, phấn đấu vươn lên ở Trường ĐH Luật Hà Nội để chuẩn bị hành trang trở thành luật sư giỏi”, Hương khẳng định.
Hương chia sẻ, nói bản lĩnh của luật sư, không phải luật sư nào cũng có, bản lĩnh chính là gan dạ, tự tin vào chính mình, đứng lên chống lại thế lực đen tối hoặc từ chối những đồng tiền để mua chuộc người luật sư đi trái với luật pháp, nhân cách. Hương nói: "Không phải là mình không sợ, nhưng mình nghĩ bản lĩnh sẽ được tôi luyện dần dần trong mái trường ĐH Luật HN và trong cuộc sống".
Đưa ra lời khuyên cho những bạn không may mắn đỗ đại học, Hương nói: “Đại học không phải con đường duy nhất nhưng nó là con đường ngắn nhất để dẫn tới thành công. Theo mình có nhiều con đường đưa ta đến thành công và tất nhiên đều không dễ dàng gì, nhưng quyết tâm thì sẽ làm được. Các bạn trượt đại học không nên bi quan, chán nản mà hãy nghĩ thoá

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Những mỹ nữ học rộng, tài cao

Natalie Portman.
Natalie Portman là nữ diễn viên người Mỹ gốc Israel từng đoạt giải Quả Cầu Vàng và giải Oscar. Nổi tiếng gần đây nhất với vai diễn Nina Sayers trong Thiên nga đen.
Mang trong mình dòng máu Do Thái, nữ nghệ sỹ sinh năm 1981 này từng đoạt nhiều giải thưởng cao quý như Quả cầu vàng cho Nữ diễn phụ xuất sắc nhất trong phim Closer năm 2005. Thành viên trẻ nhất trong ban giám khảo của Liên hoan phim Cannes lần thứ 61.
Nói về con đường học hành, cô từng tốt nghiệp Đại học Harvard với bằng cử nhân về tâm lý học. Giảng viên thỉnh giảng tại ĐH Columbia về chủ nghĩa khủng bố. Nói thành thạo tiếng Anh, Do Thái, biết tiếng Pháp, Nhật, Đức, Ả rập và tiếng Đức.
Fan Muke - Jensen.
Tốt nghiệp chuyên ngành văn học của trường đại học Columbia ở New York. Fan Muke - Jensen không chỉ là người phụ nữ xinh đẹp, thông minh, cô nổi tiếng với bộ phim X-Men. Famke nói thành thạo tiếng Hà Lan, Đức, Anh và Pháp.
Kate - Beckinsale
Kate - Beckinsale nổi tiếng với gương mặt xinh đẹp, thông minh. Ngoài những thành công gặt hái được từ bộ phim ăn khách The Aviator (2004), Click (2006)... Kate nổi bật từ khi đi học, giải thưởng cuộc thi sáng tác truyện ngắn và thơ dành cho học sinh, từng học chuyên ngành văn học Pháp, tiếng Nga ở ĐH Oxford và du học tại Paris.
Maggie - Gyllenhaal
Tốt nghiệp ngành văn học và tôn giáo phương Đông, trường Columbia, Maggie là một nghệ sỹ hoạt động mạnh trong lĩnh vực nhân quyền, cô bảo vệ quyền tự do dân sự, quyền con người, các cuộc chinh chiến chống đói nghèo trên thế giới.
Emma - Watson
Nữ diễn viên của Harry Porter từng đánh cắp trái tim của không biết bao con người bất ngờ từ chối những vai diễn trên màn ảnh để tập trung cho sự nghiệp học hành. Emma - Watson nghiên cứu lịch sử và phim truyền hình tại Đại học Brown, sau đó tiếp tục 1 năm tại ĐH Oxford. Không chỉ là ngôi sao trẻ triển vọng, Emma còn nổi tiếng bởi xây dựng thành công hình tượng trong sạch và ngoan ngoãn.
Jennifer - Connelly
Xinh đẹp, thông minh, giàu có, hiểu biết nhiều lĩnh vực khác năng, Jennifer từng theo học trường Yale trong vòng 2 năm, chuyển sang trường đại học Stanford để hoàn thành chứng chỉ tiếng Anh. Jen sử dụng thông thạo tiếng Pháp, tiếng Ý, và chuyên ngành triết học. Mặc dù rất nổi tiếng và giàu có nhưng Jennifer Connelly từ chối cuộc sống ở Hollywood để sống tại Brooklyn, một nơi yên ả và thanh bình.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383