Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

Những phố "đèn đỏ' khét tiếng tại Việt Nam

Phố Phan Đăng Lưu (thị trấn Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội) có rất nhiều tên gọi lóng được các ông rỉ tai nhau: phố “Thái Lan”, phố đèn đỏ, tam giác sung sướng (vì phố này hợp với dốc cầu Đuống và QL3 tạo thành một tam giác), và phổ biến nhất là cái tên “phố vẫy”. Cứ cuối giờ chiều, các cô gái mặc quần áo ngắn cũn cớn, tô son điểm phấn lả lơi mời gọi khách. Các cô gái ở đây chủ yếu hoạt động kích dục cho khách, nếu khách nào muốn đi tới "Z" thì họ sẽ ngã giá và ra ngoài. Nữ nhân viên phải cam kết mọi hoạt động ở bên ngoài không liên quan gì tới chủ quán.. 
 
Gái làng chơi lởn vởn ở Phố Phan Đăng Lưu (Ảnh: ANTĐ)

Tại khu vực trên đường Phạm Văn Đồng hướng đi về phía cầu Thăng Long, ngay gần công viên Hòa Bình, có một bãi đất trống, lâu này đang là địa điểm lý tưởng cho gái mại dâm hành nghề. Cứ tối đến là những cô gái "làng chơi" xuất hiện dọc đường trong bãi đất này đứng chờ khách.
 
Một cảnh ngã giá của khách làng chơi với gái mại dâm tại công viên Hoà Bình (Ảnh: Người đưa tin)
Gái mại dâm mời chào khách làng chơi ở công viên Hoà Bình (Ảnh: Gia đình Việt Nam)
Trên địa bàn thôn La Dương, xã Dương Nội (quận Hà Đông), các quán cà phê trá hình cũng tấp nập khách.(Ảnh: VNE)
Cầu Sài Gòn là cây cầu lớn nhất TP.HCM nối liên thông nhiều quận với nhau và mỗi ngày có rất nhiều người lưu thông qua đó. Tại cây cầu nổi tiếng nhất Sài thành này, chợ tình “thiếu vải” cũng hoạt động quanh năm, nổi tiếng như chính tên gọi của cây cầu. Từng đoàn 'bướm đêm' cùng tú ông xe ôm lượn lờ câu khách trơ trẽn, chỉ cần khách đi đường có ánh mắt lạ hướng về phía 'đào', sẽ bị bủa vây mời chào gạ gẫm bay đêm từ A tới Z...
(Ảnh: Xzone)
(Ảnh: Xzone)
Tại tuyến đường Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Q. Bình Thạnh dài chưa đầy một cây số song có tới mấy chục tiệm mại hớt tóc mại dâm trá hình, nhà hàng, quá karaoke nằm san sát nhau hoạt động.(Ảnh: Thanh Niên)
“Bướm ngày” bắt khách ở khu vực Nguyễn Chí Thanh - Sư Vạn Hạnh (TP.HCM)(Ảnh: Tuổi Trẻ)




Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Kinh hoàng việc viết tắt


Chuyện thứ nhất: GS VS là... giáo sư vệ sinh?
Trên tờ Nghề báo (hội Nhà báo TP.HCM) số 103 + 104, 5.2011, trong bài MC truyền hình sau những sự cố, tác giả đã kể một sự cố “điếng người”.
Đó là khi giới thiệu đại biểu trong một cuộc họp quan trọng, thay vì xướng danh “trợ lý tổng bí thư” thì người dẫn chương trình nọ lại dõng dạc giới thiệu là “trợ lý tổng biên tập”! Nguyên do là người cung cấp thông tin cho MC trước giờ khai mạc đã viết tắt mấy chữ TBT để MC phải suy đoán theo thói quen thường gặp (tổ hợp TBT dùng chỉ “tổng biên tập” là chủ yếu trong giao tiếp, nó hoàn toàn hợp lý trong một cuộc gặp mặt lãnh đạo các cơ quan báo chí).
Trong thực tế, có không ít những trường hợp viết tắt dẫn đến dở khóc dở cười như thế, như NT (nhạc trưởng) được giới thiệu là “nhà thơ”, NS (nhạc sĩ) là “nghệ sĩ”, CN (cử nhân) là “công nhân”, ĐC (địa chỉ) là “đồng chí”, VN (văn nghệ) là “Việt Nam”, NLĐ (người lao động) là “nhà lãnh đạo”, QC (quảng cáo) là “quần chúng”, v.v.
Đây là những lỗi mang tính “kỹ thuật” bởi trong nhiều tình huống người đọc chỉ còn cách suy luận chủ quan. MC đã vào cuộc, hình đã lên sóng, không thể dừng lại hoặc chạy đi hỏi cho ra lẽ được… Thường thì người ta dựa vào tần số xuất hiện được coi là phổ biến của tổ hợp chữ tắt đó để phỏng đoán.
TS có thể là từ viết tắt thay cho tiến sĩ, thí sinh, toà soạn, tập sự… nhưng có lẽ số người dùng TS để chỉ “tiến sĩ” là nhiều hơn, do đó có ưu thế cho suy luận hơn.
Cố giáo sư Vũ Tuyên Hoàng, nguyên chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã yêu cầu các báo (cụ thể là bản tin Liên hiệp hội) không viết tắt tổ hợp chức danh của ông “Giáo sư viện sĩ” thành “GS VS” bởi ông cho rằng “Nhân dân không mấy ai biết đến từ viện sĩ và họ sẽ đọc hai chữ VS này thành “vệ sinh” ngay!”
Chuyện thứ hai: Prof. hay Professor?
Chuyện viết tắt có hai vấn đề cần quan tâm: phải viết sao cho hợp lý, không gây cản trở trong giao tiếp (như mơ hồ, hiểu sai, không suy luận được); và phù hợp với thuần phong mỹ tục của mỗi dân tộc.
Khi làm mục lục và tóm tắt bản tiếng Anh cho tờ tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư số 3 (5.2011), chúng tôi phải dịch các bài cho chuyên mục đột xuất Tưởng nhớ GS Nguyễn Tài Cẩn (vừa mất tháng 2.2011). Trong các tít bài về ông, biên tập viên đều viết “Prof. Nguyễn Tài Cẩn (Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn)”.
Khi chuẩn bị đưa in thì học giả Hồ Hải Thuỵ (người chịu trách nhiệm hiệu đính tiếng Anh) yêu cầu phải viết lại cho đầy đủ: “Professor…”.
Ông nói là, ở các nước phương Tây, trong những văn phong trang trọng, nhất là khi nói về các nhân vật cần tôn kính, hay những người đã khuất, người ta tối kỵ dùng chữ tắt. Pre., Pres. (tổng thống, chủ tịch…), Pr., Prof. (giáo sư), Dr (tiến sĩ)… là cách viết tắt quá thông dụng của tiếng Anh, nhưng trong nhiều trường hợp, văn hoá giao tiếp không chấp nhận cách nói tắt và viết tắt.
Tôi giật mình ngẫm lại, báo chí ta đã không ít lần viết tắt các từ: TBT (Tổng bí thư), TT (Thủ tướng), CT QH (Chủ tịch Quốc hội) ở ngay tiêu đề các văn bản trang trọng. Không ít các bài văn học sinh đã tuỳ tiện viết tắt các nhân vật lịch sử, các lãnh tụ của Đảng và Nhà nước: LTK (Lý Thường Kiệt), THĐ (Trần Hưng Đạo), PVĐ (Phạm Văn Đồng) ...
Như vậy, chuyện viết tắt có hai vấn đề cần quan tâm: phải viết sao cho hợp lý, không gây cản trở trong giao tiếp (như mơ hồ, hiểu sai, không suy luận được); và phù hợp với thuần phong mỹ tục của mỗi dân tộc. Một vấn đề đơn giản tưởng chỉ là kỹ năng đơn thuần về tạo dựng văn bản hoá ra lại còn liên quan cả đến văn hoá giao tiếp.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Những khách làng chơi "bội thu" nhất trong lịch sử Trung Quốc


Hàn Thế Trung – khách làng chơi bội thu nhất
 

 
Hàn Thế Trung cùng với Nhạc Phi được mệnh danh là những tướng lĩnh ái quốc nổi tiếng thời Nam Tống. Khi đường quan lộ còn chưa khởi sắc, vị dũng tướng này từng lui tới chốn thanh lâu tiêu sầu. Kỹ nữ phong trần Lương Hồng Ngọc, người con gái cá biệt trong nơi nhớp nhúa, ố hoen đã nhận ra phẩm chất phi phàm của viên quan tiểu tốt vô danh Hàn Thế Trung, rồi can tâm tình nguyện kết duyên vợ chồng cùng ông. Lúc bấy giờ, đường quan lộ của dũng tướng họ Hàn hãy còn mờ mịt, gia cảnh lại nghèo hèn, nhưng Lương Hồng Ngọc vẫn một lòng một dạ sát cánh bên đức lang quân.
Khi con đường binh nghiệp của Hàn Thế Trung tới hồi khởi sắc, bản lĩnh kiêu hùng, anh hào của một nữ tướng trong Lương Hồng Ngọc cũng được dịp phát tiết. Nàng giúp chồng huấn luyện binh sĩ, cai quản quân doanh, trở thành trợ thủ đắc lực của Hàn Thế Trung trong công cuộc chinh chiến bảo vệ bờ cõi nước Tống. Chính vì lẽ ấy, Hàn Thế Trung được xem là khách làng chơi bội thu nhất thời cổ đại.
Chu Bang Ngạn – khách làng chơi may mắn nhất
Chu Bang Ngạn tự là Mỹ Tài, hiệu là Thanh Chân, người Tiền Đường (nay thuộc Hàng huyện, Chiết Giang). Từng làm chức tri huyện tri phủ, nhưng đường quan lộ của Chu Bang Ngạn lắm nỗi thăng trầm. Ông nổi tiếng thời Bắc Tống bởi tài làm nhạc phú của mình. Chu Bang Ngạn mê đắm Lý Sư Sư – nàng kiều nữ trong lòng Tống Huy tông hoàng đế.
Nhạc sư họ Chu biết thu phục trái tim người đẹp bởi những điệu nhạc réo rắt, linh diệu của mình. Thậm chí kỹ nữ Sư Sư còn đem lòng yêu thương Bang Ngạn. Điều ấy khiến Tống Huy tông không thể làm ngơ. Biết tính mạng tình lang rơi vào cảnh “ngàn cân treo sợ tóc”, Lý Sư Sư bèn thảm thiết van xin nhà vua khai ân tha mạng cho họ Chu, còn khéo léo giới thiệu tài làm nhạc của người tình. Vốn mang tâm hồn của một nghệ sĩ trời sinh, Tống Huy tông nhanh chóng tìm thấy điểm tương đồng với tình địch. Và kỳ tích đã xảy ra, từ một kẻ sắp phải lìa đầu, Chu Bang Ngạn bỗng được tha bổng rồi may mắn được nhà vua sủng ái, phong làm “đại thịnh nhạc chính”.
Đồng Trị hoàng đế - khách làng chơi thất bại thê thảm
Trong số những khách làng chơi trứ danh một thời, Đồng Trị hoàng đế là người có quyền lực tối cao. Nhưng ông ta cũng là kẻ thất bại thê thảm và nhục nhã nhất vì ham hố nhục dục.
 

 
Đồng Trị hoàng đế từng mâu thuẫn gay gắt với Từ Hy thái hậu trong chuyện kết hôn của mình. Kết quả là Đồng Trị vẫn có được người con gái mình yêu, đồng thời phải chung sống gượng ép với người mà mình không thích. Từ lúc ấy, tiểu hoàng đế lâm vào cảnh phu thê nực cười - hễ lên giường cùng người trong mộng là lại bị mẹ ngăn cản. Vậy là những tranh đấu chính trị đã len lỏi vào tận chốn khuê phòng. Cuối cùng, vị hoàng đế sở hữu 5 bà vợ và ba ngàn giai nhân trong cung không thỏa mãn nhục dục, bèn lần mò tới chốn thanh lâu để tiêu sầu.

Quen sống trong lầu son nhung lụa, Đồng Trị hoàng đế trở thành kẻ ngây ngô không chút kinh nghiệm ở lầu xanh. Nếm mùi sung sướng chưa được mấy nỗi, tiểu hoàng đế đã mắc bệnh giang mai rồi qua đời khi mới 19 tuổi. Vì lẽ ấy, Đồng Trị trở thành kẻ phải nhận hậu quả thảm hại và nhục nhã nhất trong số những khách làng chơi quyền quý “nghiện” gái lầu xanh.

Liễu Vĩnh – khách làng chơi thành công nhất
Liễu Vĩnh là một từ nhân (nhà làm từ) trứ danh thời Bắc Tống, trước có tên Tam Biến, tự Kỳ Khanh, quê ở Sùng An, tỉnh Phúc Kiến. Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học mấy đời. Thời làm quan, Liễu Vĩnh có chính tích bình bình, cũng chẳng giàu sang phú quý nhưng vẫn ngày ngày lui tới chốn thanh lâu. Khác với những khách làng chơi chỉ vục đầu vào nhục dục và coi khinh kỹ nữ, Liễu Vĩnh luôn trân trọng, coi các cô gái lầu xanh là người bạn tâm tình. Chỉ cần từ nhân họ Liễu nổi hứng viết tặng kỹ nữ nào một bài từ, người ấy chắc chắn sẽ được tú bà trọng dụng, được khách làng chơi sủng ái và vị thế trong chốn thanh lâu sẽ một tấc lên trời. Vì lẽ ấy, đám kỹ nữ ai ai cũng ưu ái, mến mộ Liễu Vĩnh.
Chính trong những lúc vui vầy, đàm đạo với các gái thanh lâu, Liễu Vĩnh đã để lại cho đời vô vàn những thiên cổ tuyệt xướng. Cuối cùng, vì bất mãn trong chính trị, vì những cơ cực trong cuộc sống, Liễu Vĩnh qua đời khi mới ngũ tuần. Tương truyền, từ nhân ra đi trong cô quạnh, chỉ vài kỹ nữ gom góp chút tiền để mai táng cho ông. Sau đó, tin Liễu Vĩnh qua đời được lan truyền khắp chốn, cả ngàn gái lầu xanh nườm nượp lui tới mộ phần truy điệu, khóc thương cho kẻ “phiêu khách” có tấm lòng nhân hậu.
Cổ Dịch – khách làng chơi to gan nhất
Cổ Dịch từng có “tình một đêm” với Lý Sư Sư – một trong tứ đại minh kỹ thời cổ đại. Sở dĩ thi nhân triều Tống này được tôn là khách làng chơi to gan nhất, bởi ông ta cả gan ghen tuông đố kỵ với cả đấng quân vương. Sau đêm ân ái cùng Lý Sư Sư, Cổ Dịch bèn dồn mọi thù ghét lên Tống Huy tông vì bị vị hoàng đế này “nẫng tay trên”.
Mê đắm tài sắc vẹn toàn của Lý Sư Sư, Tống Huy tông thường xuyên lui tới chốn thanh lâu để thỏa nỗi thèm khát. Sự xuất hiện của nhà vua khiến Cổ Dịch không thể gặp lại người con gái trong mộng. Lòng đầy căm ghét, Cổ Dịch bèn sáng tác bài “Nam hương tử” để chế giễu, châm biếm bậc đế vương. Tống Huy tông biết chuyện, nổi trận lôi đình, muốn giết chết kẻ không biết trời cao đất dày. May nhờ người khác khuyên giải, hoàng đế mới hạ hỏa, miễn tội chết cho Cổ Dịch. “Chơi” gái tới mức trút hận ghen tuông lên cả hoàng đế, chắc thế gian này chỉ có thi nhân họ Từ là độc nhất vô nhị. 
 
 
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Làm gia sư để tìm lại... tên mình


Không nhà, không gia đình, không ký ức
Huyền nhớ lại: “Trên đường đi bộ về Hà Nội, thỉnh thoảng tôi lại dừng hỏi người đi đường: “Có người nào biết tôi là ai không?”. Câu này thành câu cửa miệng của tôi khiến nhiều người tưởng tôi bị điên. Tưởng bị điên cũng đúng thôi, chẳng ai lại đi bộ từ Lạng Sơn về Hà Nội, miệng lẩm bẩm hỏi ngớ ngẩn như thế.
“Trên đường đi, không có tiền, Huyền làm thế nào để sống?”. “Tôi sống dựa vào các nhà chùa. Khi trời sắp tối, tôi ghé vào chùa xin chút cơm chay và ngủ nhờ. Nhà chùa thấy gương mặt tôi hiền lành nên cũng sẵn lòng giúp đỡ. Sáng sớm tinh mơ lại lên đường. Tôi đi như hành xác, gian nan khổ cực như sang Tây Thiên lấy kinh. Điều mà tôi cố gắng nhất là kể cho người dân nghe hoàn cảnh của mình để mong tìm ra manh mối gia đình”.
Một lần nọ sau khi nghe Huyền kể, một người đàn bà Lạng Sơn đã nằng nặc nhận ngay cô chính là đứa con gái đã mất tích của mình. Huyền cả tin, đã cùng người đàn bà đó về “nhà”.
 
 
Nhưng đến nơi, thấy anh em họ hàng của người đàn bà hoàn toàn dửng dưng, Huyền mới nhận ra đây không phải gia đình, quê hương của mình. Cô lại ngược đường về Hà Nội.
Huyền chẳng nhớ thời gian đi bộ từ Lạng Sơn về đến Hà Nội mất bao lâu, có lẽ phải một tháng hoặc hơn thế, chỉ biết đôi giày đã mòn vẹt, gương mặt đã bạc đi vì nắng gió, bụi đường. Và cái đầu gần như trọc ngày nào giờ tóc đã lên xanh.
Về đến Hà Nội, Huyền vẫn đối diện với những con số không tròn trĩnh: không tiền, không nơi ở, không gia đình, không trí nhớ... Huyền lại xin rửa bát cho quán cơm ở Cầu Giấy. Nhưng lần này với Huyền rửa bát ở Cầu Giấy khác với rửa chai lọ bên Mỹ ở chỗ: được trả lương.
Ngày làm thuê, đêm về đã thành thói quen, Huyền tìm tới các ngôi chùa xin ngủ nhờ. Và cũng đã thành một thứ phản xạ: Huyền cứ đi hỏi người dưng câu “điên rồ” cửa miệng: “Có biết tôi là ai?...”. Nhưng càng hỏi, càng vô vọng.
Cách gia đình 30 km nhưng vẫn tuyệt vọng
Trong khi đó, gia đình ông Lâm Văn Bảng ở huyện Phú Xuyên - Hà Tây buồn như có tang. Sau một thời gian, không nhận được thư hay bất cứ tin tức gì của con gái, ông Bảng đã gọi điện sang Australia hỏi nhưng nhà trường cũng chỉ trả lời: Huyền không còn học ở đây nữa, chúng tôi không biết em đi đâu. Tin nghe như sét đánh ngang tai.
Ông Bảng hốt hoảng định bay qua Australia nhưng vợ ngăn lại vì sợ sang đó thì “chẳng tìm được con lại mất luôn cả bố”. Gần như tuyệt vọng, sức khoẻ ông Bảng suy sụp.
Ở Australia, sau khi thấy Huyền đi chữa bệnh rồi mãi không quay lại trường, tưởng cô đã về nước, bạn bè đã gom tất cả đồ đạc gửi về Việt Nam. Trong đó có cả cuốn sách Gương Nhân - Quả. Thế nhưng địa chỉ họ gửi không rõ ràng nên những thứ đồ đó bị thất lạc.
Chẳng ai hay biết, Huyền đang rửa bát thuê ở Cầu Giấy, cách gia đình có ba mươi cây số. Ngoài thời gian đi rửa bát thuê, Huyền thường lân la lên hàng sách cũ ở vỉa hè đường Láng đọc nhờ.
Một chị chủ quầy sách thấy Huyền hiền lành rủ về ở cùng nhà trọ gần trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Thế là Huyền bỏ công việc rửa bát thuê, ngày đi bán sách với người đàn bà kia, tối đi bán bánh mì. Khuya, Huyền chong đèn đọc sách.
Cô đọc ngấu nghiến như chưa bao giờ được đọc. Huyền đói kiến thức. Tất cả những kiến thức trong đầu nữ sinh viên xuất sắc ngày nào đã bị xóa sạch cùng với chứng mất trí nhớ.
Bằng cách đọc sách, Huyền học lại từ đầu. Một đêm Huyền chỉ ngủ khoảng hai tiếng, thời gian còn lại cô “ngốn” những cuốn sách cũ mà ban ngày sẽ bày bán ven đường Láng... Cuộc sống cứ thế trôi đi.
Đêm nọ, đi bán bánh mì về, Huyền chẳng thấy người đàn bà ở cùng mình đâu nữa. Chị ta đã biến mất cùng với toàn bộ số tiền mà Huyền bán bánh mì đạp xe rã cả chân một năm qua. Chỉ để lại một số sách cũ. Huyền “tiếp quản” “gia tài” đó và vẫn tiếp tục bán sách.
Với lượng kiến thức đã đọc, Huyền tự tin đến mức gõ cửa nhà người lạ xin... luyện thi đại học với điều kiện: nếu học sinh tiến bộ mới nhận tiền. Thế rồi gia sư Lâm Thị Thanh Huyền dần dần được các bậc phụ huynh hết sức tín nhiệm vì kết quả học tập của con em họ ngày càng tốt.
Người này giới thiệu người kia, Huyền trở nên bận rộn với những “cua” dạy dày đặc. Có hôm, đạp xe mệt quá, Huyền ngất giữa đường. Cũng may gần một hiệu thuốc, nên Huyền được cấp cứu ngay. Tích góp mãi rồi Huyền cũng mua được một chiếc xe máy. Nhưng “chó cắn áo rách”, Huyền bị kẻ cắp lấy mất.
Trong một lần đi làm gia sư, Huyền gặp một chàng trai. Chàng trai đó có tình cảm đặc biệt với cô gái dịu dàng này. Nhưng khi anh ngỏ lời, Huyền đã nói thật về hoàn cảnh của mình. Chàng trai lại càng yêu thương Huyền hơn và xin hỏi cưới. Nhưng Huyền bảo: “Em phải tìm được gia đình mới tính chuyện chồng con”.
Chẳng hiểu sao mấy từ “Việt Nam - Hồ Chí Minh” từ sâu thẳm tiềm thức đã luôn khiến Huyền nghĩ rằng: gia đình mình ở thành phố mang tên Bác. Huyền đã toan khăn gói hành phương Nam, nhưng người yêu ngăn lại.
Huyền đã sống ở Hà Nội gần bốn năm mà chẳng một mảy may dấu hiệu nào cho thấy sẽ biết - mình - là - ai? Gia đình mình ở đâu? Có lúc, Huyền đã lên truyền hình Hà Nội đăng nhắn tin tìm người nhà. Nhưng tin nhắn trở nên ngây ngô và như gió bay lên trời khi mà bản thân Huyền chẳng biết mình tên gì...?


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Tương lai của Bạc Hy Lai và phu nhân mù mịt


Theo nguồn tin tờ The Washington Post, ông Bạc Hy Lai hiện bị quản thúc tại nhà, chưa biết sắp tới số phận sẽ ra sao. Ông bị bắt hồi tháng 4-2012 cùng một ngày với Cốc phu nhân nhưng với tội trạng khác nhau.
Xử lý nội bộ ?

Chính thức mà nói, ông Bạc, cựu bí thư Thành ủy Trùng Khánh, một trong 25 ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, bị bắt vì “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng”, còn bà Cốc Khai Lai bị bắt vì tình nghi gây ra cái chết của doanh nhân người Anh Neil Heywood.

Tội trạng khác nhau, cách xử lý cũng sẽ khác. Bà Cốc Khai Lai đã chính thức bị truy tố về tội cố sát Neil Heywood với sự giúp đỡ của một người tâm phúc trong gia đình hôm 26-7 nhưng phần buộc tội bị cáo họ Cốc không có dòng chữ nào đề cập về ông Bạc Hy Lai là một dấu hiệu cho thấy điều đó. Cho tới nay, ông Bạc cũng chưa bị khởi tố bất cứ tội gì.
 
Bà Cốc Khai Lai và ông Bạc Hy Lai trong buổi lễ tưởng niệm cha mình - ông Bạc Nhất Ba (ảnh sau) năm 2007. Ảnh: REUTERS

“Vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng” là một cụm từ thường có hàm ý - nhưng không nhất thiết -  là tham nhũng. Truyền thông Trung Quốc cho biết ông Bạc đang bị điều tra về chuyện này nhưng liệu ông có bị đem ra xét xử ở tòa án hình sự hay không thì không rõ.
Cơ quan quản lý hồ sơ vụ án ông Bạc là Ủy ban Chính pháp Trung ương Đảng do ông Chu Vĩnh Khang làm chủ nhiệm. Vị tướng về hưu này, người đang giữ vị trí thứ 9 trong ban lãnh đạo đảng,  được cho là người ủng hộ ông Bạc. “Mô hình Trùng Khánh” của ông Bạc cũng từng được ông Chu ca ngợi. Cho nên, theo ông Lưu Hiểu Yến, một luật gia ở Bắc Kinh, không chắc ông Bạc sẽ bị xét xử tại một tòa án nào đó mà sẽ bị đảng xử lý nội bộ.
Ông Trương Minh, giáo sư Khoa Chính trị học Trường ĐH Bắc Kinh, nhận định: “Không lý gì vụ án Bạc Hy Lai lại để Bộ Chính trị mới xử lý. Tôi cho rằng hiện giờ họ đã định đoạt số phận họ Bạc trong đảng rồi. Còn bây giờ họ cần giải quyết vụ án ở ngoài đảng”.
Nếu nhận định của giáo sư Trương là chính xác thì chuyện đem vợ ông Bạc ra xét xử trong lúc này chính là “giải quyết ở ngoài đảng” vụ án họ Bạc. Bằng cách đó, dư luận bị thu hút vào vụ án mà quên đi vụ án ông Bạc.
Ông Bạc Hy Lai sẽ bị xử lý như thế nào? Tờ Financial Times, dẫn lời một cựu công tố viên cao cấp giấu tên cho biết có nhiều khả năng ông  sẽ bị xử lý như cựu tổng bí thư Triệu Tử Dương.

Là người chủ trương cải cách đảng và khoan dung trong vụ xử lý sinh viên biểu tình ở Thiên An Môn năm 1989, ông Triệu bị cách chức và bị quản thúc tại nhà cho đến khi qua đời năm 2005 mà không hề chính thức bị khép vào tội gì. Một cựu công tố viên giải thích: “ Xử lý như thế ít làm tổn thương đảng nhất. Nếu đem ông Bạc ra xét xử về tội hối lộ sẽ rất có hại cho hình ảnh đảng”.
Hình phạt nào cho Cốc phu nhân?
Câu hỏi nóng bỏng hiện nay là bị cáo Cốc Khai Lai sẽ bị kết án như thế nào?  Phạm tội cố sát ở Trung Quốc, các bị cáo thường bị tuyên  án từ 10 năm đến chung thân và trong những trường hợp nghiêm trọng thì bị xử tử hình.
 
Tòa án Nhân dân Trung cấp Hợp Phì, tỉnh An Huy, nơi xử án Cốc phu nhân. Ảnh: TÂN HOA XÃ
Tuy nhiên, vụ án bà Cốc Khai Lai rất đặc biệt nên có thể có nhiều kịch bản. Theo ông Lý Phương Bình, một luật gia có tiếng ở Bắc Kinh, nếu bà Cốc Khai Lai và Trương Hiểu Quân bị kết tội cố sát, cả 2 sẽ bị tử hình.
Tuy nhiên, bị cáo có thể được giảm xuống còn chung thân nếu mắc bệnh tâm thần. Về điểm này, Tờ The Washington Post dẫn nguồn tin thân cận gia đình bà Cốc Khai Lai cho biết trong 3 năm qua, bà Cốc ở nhà chữa bệnh suy nhược thần kinh, không còn làm việc, ít khi đi đâu và không liên lạc với ai cho đến ngày bị cảnh sát bắt. Bà sống ẩn dật với bà mẹ 90 tuổi Phạm Thành Tú ở Trùng Khánh.
Giả thuyết nói trên của ông Lý không phải không có cơ sở. Trước khi chính quyền tuyên bố chính thức khởi tố vụ án, nguồn tin thân cận cơ quan điều tra cho biết bà Cốc  giết Neil Heywood vì ông này dọa tiết lộ chuyện gia đình họ Bạc chuyển tiền trái phép ra nước ngoài. Nhưng sau đó, bà Cốc chính thức bị buộc tội giết người vì Heywood đe dọa tính mạng con trai bà là Bạc Qua Qua do xung đột lợi ích kinh tế. Một động cơ cho thấy tâm thần bà Cốc bất ổn và có dấu hiệu mắc bệnh hoang tưởng.
Thậm chí, nếu có lãnh án tử hình đi nữa thì bà Cốc cũng có thể  được hưởng chế độ hoãn thi hành án 2 năm, một đặc ân của Trung Quốc, thường được chuyển qua án chung thân nếu bị cáo không cố tình phạm thêm tội gì khác trong thời gian hoãn án. Cộng thêm tình tiết mắc bệnh hoang tưởng, bản án cuối cùng cho bà Cốc có thể chỉ còn 15 năm.
 
 
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

Tháng kiếm 10 triệu nhờ làm... gia sư


Đại gia thường chơi trội và cách chơi trội của họ thường chẳng giống ai. Có người chi tiền không tiếc tay vào các bữa tiệc, liên tục đổi siêu xe, liên tục thay chân dài... Nhưng cái cuối cùng mà các đại gia muốn khoe với thiên hạ là cách họ tiêu tiền và hưởng cuộc sống sung sướng như thế nào.
Đại gia Minh Khánh (Hà Nội) khoe tiền của mình qua cách thuê ô sin. Người giúp việc của nhà đại gia Khánh được huấn luyện và đào tạo thành hẳn một hệ thống chuyên nghiệp gồm tất cả 20 người. Trong đó, một đầu bếp từng làm trong một khách sạn nổi tiếng lương tháng 3000 USD, 8 người chuyên làm nhiệm vụ lau dọn, các thành viên còn lại chia nhau việc dắt chó đi dạo, cắt tỉa cây cảnh, sắp xếp sách trong thư viện...
Nhiều gia đình "chịu chơi", thể hiện đẳng cấp bằng việc thuê hẳn đội ngũ osin chuyên môn hóa
Theo lời của bà Khánh, mỗi tháng, số tiền bà chi cho đội ngũ giúp việc của mình không dưới 200 triệu nhưng bù lại: "Cuộc sống của gia đình tôi vô cùng thoải mái. Máy móc không bao giờ có thể phục vụ con người tốt bằng con người phục vụ con người".
Nhưng đó vẫn chưa phải là điều đáng nói nhất trong số những người giúp việc của bà. Người giúp việc đáng giá mà bà Khánh phải trả tới 100 triệu một tháng là một giáo sư ngoài 50 tuổi. Nhiệm vụ của giáo sư này trong gia đình bà là dạy học cho các con của bà và là người tiếp khách cho gia đình bà mỗi khi không có ai ở nhà.
Để mời được vị giáo sư này về làm trong nhà mình với vị trí là một người giúp việc, bà Khánh đã tốn không ít tâm sức và tiền của. Giáo sư thông hiểu nhiều chuyện, cách nói chuyện cũng mang một hình thái khác hẳn. Nhất là mỗi khi có khách quan trọng đến nhà, giáo sư tiếp khách hộ đại gia này và trò chuyện cùng khách khiến đại gia mát mày mát mặt vì giáo sư có vốn kiến thức rất sâu rộng. Để mời được ông về làm cho gia đình mình, đại gia Minh Khánh đã phải mua tặng giáo sư một căn nhà trên phố cổ, đồng thời cam kết rằng sẽ không bao giờ ra lệnh cho giáo sư mà nhất nhất nghe theo mọi điều ông muốn.
Đến khi giáo sư đồng ý làm việc, gia đình bà Khánh vẫn phải nâng niu, chiều chuộng vì sợ nhỡ làm điều gì phật lòng, phật ý giáo sư thì ông sẽ ngay lập tức bỏ việc và rời khỏi vị trí người giúp việc tri thức. Cũng vì vị giáo sư này, bà Khánh đã hai lần phải thay đội ngũ người giúp việc bởi họ lỡ làm giáo sư khó chịu. Người ngoài không biết, khi đến nhà đại gia Minh Khánh sẽ ngỡ rằng vị giáo sư này là một bề trên trong gia đình chứ chằng ai có thể ngờ được đó là người giúp việc nhà bà. Nhưng nếu có nhầm tưởng như vậy cũng chẳng hề sai bởi quả thật, trong gia đình đại gia này, vị giáo sư được xếp vào hàng ngũ phía trên, được kính trọng và được nghe lời hết mức.
Chưa biết lợi hại thế nào nhưng bao nhiêu thoải mái mà đội ngũ người giúp việc chuyên môn hóa mang lại cho gia đình bà Minh Khánh đều bị vị giáo sư này xóa sạch hết bởi những yêu sách của ông.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Hàn Quốc: Từ bỏ nghề gia sư làm "thợ săn tiền thưởng"


Với khoản nợ lớn và tiền lương thì không đủ trả lãi, Im Hyung-seok quyết định tìm một công việc mới. Tay gia sư tiếng Anh nền tính này đã gia nhập vào đội ngũ những tay săn tiền thưởng. Được gọi là "tay săn ảnh", những người giống như Im vác chiếc máy ảnh đi khắp nơi để "săn mồi".

"Một số người ghét chúng tôi", Im phân trần. "Nhưng chúng tôi chỉ làm điều mà luật pháp khuyến khích". Cơ hội cho Im ở khắp mọi nơi: một nhà máy thải chất thải công nghiệp xuống sông, một chủ tòa nhà khóa chặt cửa thoát hiểm, bác sỹ và luật sư không đưa hóa đơn khi thanh toán phí dịch vụ để trốn thuế thu nhập. "Tôi kiếm được gấp ba lần so với hồi làm gia sư tiếng Anh", Im năm nay 30 tuổi nói. Anh đã bắt đầu công việc này cách đây 7 năm và cho biết mỗi năm kiếm khoảng 85.000 USD.


Thầy giáo Moon Seong-ok đang hướng dẫn thao tác nghiệp vụ cho các "thợ săn"
 
Cùng với đà suy thoái kinh tế, việc đi săn tiền thưởng càng trở nên phổ biến ở xứ sở Kim chi. Các tay săn ảnh nói rằng hầu hết đồng nghiệp của họ đã mất việc do suy thoái và họ lao theo nghề này sau khi có tin hai công dân Hàn Quốc kiếm được hàng chục nghìn USD mỗi năm nhờ tố giác các  hành vi phạm tội.

Moon Seong-ok, 64 tuổi, mở một trường đào tạo những tay săn lĩnh thưởng. Tính thiếu kiên nhẫn và nôn nóng trong những lúc vội vã của người Hàn khiến họ thường xuyên vi phạm pháp luật như vượt đèn đỏ, chuyển  làn đường, quay đầu xe không theo quy định, ném mẩu thuốc lá khi đang lái xe" - ông Moon Seong-ok nói. Miễn là "tính cách Hàn" này còn tồn tại, thì những tay "thợ săn" vẫn còn có “đất sống”.

Với các cơ quan chính quyền Hàn Quốc, việc này giúp tiết kiệm chi phí trả lương cho các nhân viên cảnh sát và số tiền phạt thu từ những người vi phạm thường nhiều gấp bội số tiền phải thưởng cho người tố giác. Ví du, tiền thưởng cho thông tin người vứt rác sai nơi quy định là khoảng 40 USD trong khi tiền phạt người vứt rác gấp 10 lần như thế.

Trong hầu hết các trường hợp, tiền thưởng có thể từ khoảng 5 USD (tin người vứt thuốc lá) đến khoảng 850 USD (tố cáo người bán gia súc không giấy phép). Nhưng cũng có những vụ “ăn đậm”, ví dụ như chính quyền thành phố Seoul hứa sẽ thưởng 1,7 triệu USD cho thông tin về hành vi tham nhũng của bất kỳ ai trong số công chức thành phố. 
 
 
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383