Hàn Thế Trung – khách làng chơi bội thu nhất
|
Hàn Thế Trung cùng với Nhạc
Phi được mệnh danh là những tướng lĩnh ái quốc nổi tiếng thời Nam Tống.
Khi đường quan lộ còn chưa khởi sắc, vị dũng tướng này từng lui tới chốn
thanh lâu tiêu sầu. Kỹ nữ phong trần Lương Hồng Ngọc, người con gái cá
biệt trong nơi nhớp nhúa, ố hoen đã nhận ra phẩm chất phi phàm của viên
quan tiểu tốt vô danh Hàn Thế Trung, rồi can tâm tình nguyện kết duyên
vợ chồng cùng ông. Lúc bấy giờ, đường quan lộ của dũng tướng họ Hàn hãy
còn mờ mịt, gia cảnh lại nghèo hèn, nhưng Lương Hồng Ngọc vẫn một lòng
một dạ sát cánh bên đức lang quân.
Khi
con đường binh nghiệp của Hàn Thế Trung tới hồi khởi sắc, bản lĩnh kiêu
hùng, anh hào của một nữ tướng trong Lương Hồng Ngọc cũng được dịp phát
tiết. Nàng giúp chồng huấn luyện binh sĩ, cai quản quân doanh, trở
thành trợ thủ đắc lực của Hàn Thế Trung trong công cuộc chinh chiến bảo
vệ bờ cõi nước Tống. Chính vì lẽ ấy, Hàn Thế Trung được xem là khách
làng chơi bội thu nhất thời cổ đại.
Chu Bang Ngạn – khách làng chơi may mắn nhất
Chu
Bang Ngạn tự là Mỹ Tài, hiệu là Thanh Chân, người Tiền Đường (nay thuộc
Hàng huyện, Chiết Giang). Từng làm chức tri huyện tri phủ, nhưng đường
quan lộ của Chu Bang Ngạn lắm nỗi thăng trầm. Ông nổi tiếng thời Bắc
Tống bởi tài làm nhạc phú của mình. Chu Bang Ngạn mê đắm Lý Sư Sư – nàng
kiều nữ trong lòng Tống Huy tông hoàng đế.
Nhạc
sư họ Chu biết thu phục trái tim người đẹp bởi những điệu nhạc réo rắt,
linh diệu của mình. Thậm chí kỹ nữ Sư Sư còn đem lòng yêu thương Bang
Ngạn. Điều ấy khiến Tống Huy tông không thể làm ngơ. Biết tính mạng tình
lang rơi vào cảnh “ngàn cân treo sợ tóc”, Lý Sư Sư bèn thảm thiết van
xin nhà vua khai ân tha mạng cho họ Chu, còn khéo léo giới thiệu tài làm
nhạc của người tình. Vốn mang tâm hồn của một nghệ sĩ trời sinh, Tống
Huy tông nhanh chóng tìm thấy điểm tương đồng với tình địch. Và kỳ tích
đã xảy ra, từ một kẻ sắp phải lìa đầu, Chu Bang Ngạn bỗng được tha bổng
rồi may mắn được nhà vua sủng ái, phong làm “đại thịnh nhạc chính”.
Đồng Trị hoàng đế - khách làng chơi thất bại thê thảm
Trong
số những khách làng chơi trứ danh một thời, Đồng Trị hoàng đế là người
có quyền lực tối cao. Nhưng ông ta cũng là kẻ thất bại thê thảm và nhục
nhã nhất vì ham hố nhục dục.
|
Đồng Trị hoàng đế từng mâu
thuẫn gay gắt với Từ Hy thái hậu trong chuyện kết hôn của mình. Kết quả
là Đồng Trị vẫn có được người con gái mình yêu, đồng thời phải chung
sống gượng ép với người mà mình không thích. Từ lúc ấy, tiểu hoàng đế
lâm vào cảnh phu thê nực cười - hễ lên giường cùng người trong mộng là
lại bị mẹ ngăn cản. Vậy là những tranh đấu chính trị đã len lỏi vào tận
chốn khuê phòng. Cuối cùng, vị hoàng đế sở hữu 5 bà vợ và ba ngàn giai
nhân trong cung không thỏa mãn nhục dục, bèn lần mò tới chốn thanh lâu
để tiêu sầu.
Quen sống trong lầu son nhung lụa, Đồng Trị hoàng đế trở thành kẻ ngây ngô không chút kinh nghiệm ở lầu xanh. Nếm mùi sung sướng chưa được mấy nỗi, tiểu hoàng đế đã mắc bệnh giang mai rồi qua đời khi mới 19 tuổi. Vì lẽ ấy, Đồng Trị trở thành kẻ phải nhận hậu quả thảm hại và nhục nhã nhất trong số những khách làng chơi quyền quý “nghiện” gái lầu xanh.
Liễu Vĩnh – khách làng chơi thành công nhất
Quen sống trong lầu son nhung lụa, Đồng Trị hoàng đế trở thành kẻ ngây ngô không chút kinh nghiệm ở lầu xanh. Nếm mùi sung sướng chưa được mấy nỗi, tiểu hoàng đế đã mắc bệnh giang mai rồi qua đời khi mới 19 tuổi. Vì lẽ ấy, Đồng Trị trở thành kẻ phải nhận hậu quả thảm hại và nhục nhã nhất trong số những khách làng chơi quyền quý “nghiện” gái lầu xanh.
Liễu Vĩnh – khách làng chơi thành công nhất
Liễu
Vĩnh là một từ nhân (nhà làm từ) trứ danh thời Bắc Tống, trước có tên
Tam Biến, tự Kỳ Khanh, quê ở Sùng An, tỉnh Phúc Kiến. Ông xuất thân
trong một gia đình có truyền thống Nho học mấy đời. Thời làm quan, Liễu
Vĩnh có chính tích bình bình, cũng chẳng giàu sang phú quý nhưng vẫn
ngày ngày lui tới chốn thanh lâu. Khác với những khách làng chơi chỉ vục
đầu vào nhục dục và coi khinh kỹ nữ, Liễu Vĩnh luôn trân trọng, coi các
cô gái lầu xanh là người bạn tâm tình. Chỉ cần từ nhân họ Liễu nổi hứng
viết tặng kỹ nữ nào một bài từ, người ấy chắc chắn sẽ được tú bà trọng
dụng, được khách làng chơi sủng ái và vị thế trong chốn thanh lâu sẽ một
tấc lên trời. Vì lẽ ấy, đám kỹ nữ ai ai cũng ưu ái, mến mộ Liễu Vĩnh.
Chính
trong những lúc vui vầy, đàm đạo với các gái thanh lâu, Liễu Vĩnh đã để
lại cho đời vô vàn những thiên cổ tuyệt xướng. Cuối cùng, vì bất mãn
trong chính trị, vì những cơ cực trong cuộc sống, Liễu Vĩnh qua đời khi
mới ngũ tuần. Tương truyền, từ nhân ra đi trong cô quạnh, chỉ vài kỹ nữ
gom góp chút tiền để mai táng cho ông. Sau đó, tin Liễu Vĩnh qua đời
được lan truyền khắp chốn, cả ngàn gái lầu xanh nườm nượp lui tới mộ
phần truy điệu, khóc thương cho kẻ “phiêu khách” có tấm lòng nhân hậu.
Cổ Dịch – khách làng chơi to gan nhất
Cổ
Dịch từng có “tình một đêm” với Lý Sư Sư – một trong tứ đại minh kỹ
thời cổ đại. Sở dĩ thi nhân triều Tống này được tôn là khách làng chơi
to gan nhất, bởi ông ta cả gan ghen tuông đố kỵ với cả đấng quân vương.
Sau đêm ân ái cùng Lý Sư Sư, Cổ Dịch bèn dồn mọi thù ghét lên Tống Huy
tông vì bị vị hoàng đế này “nẫng tay trên”.
Mê
đắm tài sắc vẹn toàn của Lý Sư Sư, Tống Huy tông thường xuyên lui tới
chốn thanh lâu để thỏa nỗi thèm khát. Sự xuất hiện của nhà vua khiến Cổ
Dịch không thể gặp lại người con gái trong mộng. Lòng đầy căm ghét, Cổ
Dịch bèn sáng tác bài “Nam hương tử” để chế giễu, châm biếm bậc đế
vương. Tống Huy tông biết chuyện, nổi trận lôi đình, muốn giết chết kẻ
không biết trời cao đất dày. May nhờ người khác khuyên giải, hoàng đế
mới hạ hỏa, miễn tội chết cho Cổ Dịch. “Chơi” gái tới mức trút hận ghen
tuông lên cả hoàng đế, chắc thế gian này chỉ có thi nhân họ Từ là độc
nhất vô nhị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét