Không nhà, không gia đình, không ký ức
Huyền
nhớ lại: “Trên đường đi bộ về Hà Nội, thỉnh thoảng tôi lại dừng hỏi
người đi đường: “Có người nào biết tôi là ai không?”. Câu này thành câu
cửa miệng của tôi khiến nhiều người tưởng tôi bị điên. Tưởng bị điên
cũng đúng thôi, chẳng ai lại đi bộ từ Lạng Sơn về Hà Nội, miệng lẩm bẩm
hỏi ngớ ngẩn như thế.
“Trên
đường đi, không có tiền, Huyền làm thế nào để sống?”. “Tôi sống dựa vào
các nhà chùa. Khi trời sắp tối, tôi ghé vào chùa xin chút cơm chay và
ngủ nhờ. Nhà chùa thấy gương mặt tôi hiền lành nên cũng sẵn lòng giúp
đỡ. Sáng sớm tinh mơ lại lên đường. Tôi đi như hành xác, gian nan khổ
cực như sang Tây Thiên lấy kinh. Điều mà tôi cố gắng nhất là kể cho
người dân nghe hoàn cảnh của mình để mong tìm ra manh mối gia đình”.
Một
lần nọ sau khi nghe Huyền kể, một người đàn bà Lạng Sơn đã nằng nặc
nhận ngay cô chính là đứa con gái đã mất tích của mình. Huyền cả tin, đã
cùng người đàn bà đó về “nhà”.
Nhưng
đến nơi, thấy anh em họ hàng của người đàn bà hoàn toàn dửng dưng,
Huyền mới nhận ra đây không phải gia đình, quê hương của mình. Cô lại
ngược đường về Hà Nội.
Huyền
chẳng nhớ thời gian đi bộ từ Lạng Sơn về đến Hà Nội mất bao lâu, có lẽ
phải một tháng hoặc hơn thế, chỉ biết đôi giày đã mòn vẹt, gương mặt đã
bạc đi vì nắng gió, bụi đường. Và cái đầu gần như trọc ngày nào giờ tóc
đã lên xanh.
Về
đến Hà Nội, Huyền vẫn đối diện với những con số không tròn trĩnh: không
tiền, không nơi ở, không gia đình, không trí nhớ... Huyền lại xin rửa
bát cho quán cơm ở Cầu Giấy. Nhưng lần này với Huyền rửa bát ở Cầu Giấy
khác với rửa chai lọ bên Mỹ ở chỗ: được trả lương.
Ngày
làm thuê, đêm về đã thành thói quen, Huyền tìm tới các ngôi chùa xin
ngủ nhờ. Và cũng đã thành một thứ phản xạ: Huyền cứ đi hỏi người dưng
câu “điên rồ” cửa miệng: “Có biết tôi là ai?...”. Nhưng càng hỏi, càng
vô vọng.
Cách gia đình 30 km nhưng vẫn tuyệt vọng
Trong
khi đó, gia đình ông Lâm Văn Bảng ở huyện Phú Xuyên - Hà Tây buồn như
có tang. Sau một thời gian, không nhận được thư hay bất cứ tin tức gì
của con gái, ông Bảng đã gọi điện sang Australia hỏi nhưng nhà trường
cũng chỉ trả lời: Huyền không còn học ở đây nữa, chúng tôi không biết em
đi đâu. Tin nghe như sét đánh ngang tai.
Ông
Bảng hốt hoảng định bay qua Australia nhưng vợ ngăn lại vì sợ sang đó
thì “chẳng tìm được con lại mất luôn cả bố”. Gần như tuyệt vọng, sức
khoẻ ông Bảng suy sụp.
Ở
Australia, sau khi thấy Huyền đi chữa bệnh rồi mãi không quay lại
trường, tưởng cô đã về nước, bạn bè đã gom tất cả đồ đạc gửi về Việt
Nam. Trong đó có cả cuốn sách Gương Nhân - Quả. Thế nhưng địa chỉ họ gửi không rõ ràng nên những thứ đồ đó bị thất lạc.
Chẳng
ai hay biết, Huyền đang rửa bát thuê ở Cầu Giấy, cách gia đình có ba
mươi cây số. Ngoài thời gian đi rửa bát thuê, Huyền thường lân la lên
hàng sách cũ ở vỉa hè đường Láng đọc nhờ.
Một
chị chủ quầy sách thấy Huyền hiền lành rủ về ở cùng nhà trọ gần trường
Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Thế là Huyền bỏ công việc rửa bát thuê, ngày đi
bán sách với người đàn bà kia, tối đi bán bánh mì. Khuya, Huyền chong
đèn đọc sách.
Cô
đọc ngấu nghiến như chưa bao giờ được đọc. Huyền đói kiến thức. Tất cả
những kiến thức trong đầu nữ sinh viên xuất sắc ngày nào đã bị xóa sạch
cùng với chứng mất trí nhớ.
Bằng
cách đọc sách, Huyền học lại từ đầu. Một đêm Huyền chỉ ngủ khoảng hai
tiếng, thời gian còn lại cô “ngốn” những cuốn sách cũ mà ban ngày sẽ bày
bán ven đường Láng... Cuộc sống cứ thế trôi đi.
Đêm
nọ, đi bán bánh mì về, Huyền chẳng thấy người đàn bà ở cùng mình đâu
nữa. Chị ta đã biến mất cùng với toàn bộ số tiền mà Huyền bán bánh mì
đạp xe rã cả chân một năm qua. Chỉ để lại một số sách cũ. Huyền “tiếp
quản” “gia tài” đó và vẫn tiếp tục bán sách.
Với
lượng kiến thức đã đọc, Huyền tự tin đến mức gõ cửa nhà người lạ xin...
luyện thi đại học với điều kiện: nếu học sinh tiến bộ mới nhận tiền.
Thế rồi gia sư Lâm Thị Thanh Huyền dần dần được các bậc phụ huynh hết
sức tín nhiệm vì kết quả học tập của con em họ ngày càng tốt.
Người
này giới thiệu người kia, Huyền trở nên bận rộn với những “cua” dạy dày
đặc. Có hôm, đạp xe mệt quá, Huyền ngất giữa đường. Cũng may gần một
hiệu thuốc, nên Huyền được cấp cứu ngay. Tích góp mãi rồi Huyền cũng mua
được một chiếc xe máy. Nhưng “chó cắn áo rách”, Huyền bị kẻ cắp lấy
mất.
Trong
một lần đi làm gia sư, Huyền gặp một chàng trai. Chàng trai đó có tình
cảm đặc biệt với cô gái dịu dàng này. Nhưng khi anh ngỏ lời, Huyền đã
nói thật về hoàn cảnh của mình. Chàng trai lại càng yêu thương Huyền hơn
và xin hỏi cưới. Nhưng Huyền bảo: “Em phải tìm được gia đình mới tính
chuyện chồng con”.
Chẳng
hiểu sao mấy từ “Việt Nam - Hồ Chí Minh” từ sâu thẳm tiềm thức đã luôn
khiến Huyền nghĩ rằng: gia đình mình ở thành phố mang tên Bác. Huyền đã
toan khăn gói hành phương Nam, nhưng người yêu ngăn lại.
Huyền
đã sống ở Hà Nội gần bốn năm mà chẳng một mảy may dấu hiệu nào cho thấy
sẽ biết - mình - là - ai? Gia đình mình ở đâu? Có lúc, Huyền đã lên
truyền hình Hà Nội đăng nhắn tin tìm người nhà. Nhưng tin nhắn trở nên
ngây ngô và như gió bay lên trời khi mà bản thân Huyền chẳng biết mình
tên gì...?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét