Không nên học dẫn chứng quá dài
Để ôn tập hiệu quả, ngoài việc bám sát cấu trúc đề thi do Bộ GD-ĐT
ban hành, nắm chắc kiến thức cơ bản, TS cần chủ động trang bị tốt kỹ
năng làm bài... Với cách ra đề kết hợp cao giữa yêu cầu tái hiện và vận
dụng kiến thức như hiện nay, TS không nên chỉ tập trung học các bài
văn học sử (khái quát giai đoạn văn học, tác giả văn học) mà cần chú ý
vào những kiến thức thuộc tác phẩm văn học cụ thể. Một cách học hiệu
quả là tập phân loại các dạng câu hỏi rồi hình dung cách trình bày sao
cho ngắn gọn, đầy đủ và thuyết phục (ví dụ các dạng câu hỏi về nội dung
tác phẩm, nghệ thuật tác phẩm như tình huống, chi tiết...). Khi trả
lời câu hỏi tái hiện kiến thức, các em cần trình bày rõ ràng, ngắn gọn,
không nhất thiết phải viết thành bài văn hay đoạn văn.
Chỉ còn 1 ngày nữa, các sĩ tử chính thức bước vào kỳ thi đại học (Ảnh minh họa, nguồn internet)
Ở câu nghị luận xã hội, để có lập luận
chặt chẽ, cần đáp ứng được các yêu cầu chính: giải thích, bàn luận,
rút ra bài học nhận thức - hành động (bàn về tư tưởng đạo lý); miêu tả
hiện tượng, bàn luận về hiện tượng, rút ra nhận thức - hành động (bàn
về hiện tượng đời sống). Khi làm bài nghị luận xã hội, TS có thể sử
dụng dẫn chứng văn học nhưng nên ưu tiên sử dụng dẫn chứng thực tế đời
sống.
Với câu nghị luận văn học, cần chủ
động rèn các dạng đề khác nhau. Thực tế cho thấy, nhiều TS còn chưa nắm
chắc kỹ năng làm bài đối với các dạng đề khai thác nghệ thuật của một
tác phẩm truyện. Với dạng đề này, không thể trình bày bài viết chung
chung theo kiểu phân tích tác phẩm mà cần triển khai vấn đề theo một hệ
thống ý phù hợp.
Nhiều TS băn khoăn về việc làm thế nào
để nhớ chính xác dẫn chứng trong tác phẩm văn xuôi. Cách giải quyết
tốt nhất, hợp lý nhất là không nên học dẫn chứng quá dài, kết hợp cả
hai cách đưa dẫn chứng (trực tiếp và gián tiếp) khi làm bài.
Thạc sĩ Triệu Thị Huệ
(Tổ trưởng bộ môn vănTrường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM)
- Lập dàn ý cơ bản hoặc sơ đồ tư duy đơn giản, nêu các ý chính cần trình bày theo yêu cầu của đề thi. Thao tác này giúp TS không bị thiếu sót ý trong quá trình làm bài, mạch bài sẽ lô gíc, rõ ràng, mạch lạc. Lưu ý các sự kiện quan trọng không được phép trình bày mơ hồ, chung chung mà phải rõ ràng, chính xác về không gian, thời gian, sự kiện...
- Cần phân phối thời gian làm bài cho hợp lý: Lấy thời gian làm bài chia cho thang điểm là 10. Ví dụ: thời gian làm bài là 180 phút, lấy 150 phút (dành 20 phút để đọc đề và viết đề cương sơ lược, 10 phút đọc lại bài sau khi làm xong) chia cho 10, như vậy mỗi điểm tương ứng với 15 phút.
- Đối với loại câu hỏi đơn giản như yêu cầu trình bày sự kiện, vấn đề... lịch sử, phải trình bày theo thứ tự: hoàn cảnh, chủ trương, diễn biễn, kết quả, ý nghĩa sự kiện. Đối với câu hỏi nâng cao (phân tích, chứng minh, so sánh...), phải trình bày tóm tắt sự kiện trước khi giải thích, phân tích, chứng minh...
Thạc sĩ Nguyễn Kim Tường Vy
(Giáo viên Trường THPT Nguyễn Hiền, TP.HCM)
Bí quyets thi môn Lịch sử
Bất
kỳ môn học nào, để học tốt cũng có thể là dễ nhưng cũng thật là khó
nếu chúng ta không tìm hiểu kinh nghiệm và phương pháp để học và thi.
Nếu với ban A là sự tư duy lôgic của những con số thì khối C lại là sự tư duy lô gic của những dòng chữ, lời văn.
Riêng
trong khối C, mỗi môn lại có những cách học khác nhau, với môn lịch sử
cũng vậy, lịch sử là dòng chảy của những sự kiện những cột mốc thời
gian khác nhau. Ở đó bạn phải có sự ghi nhớ, không phải là ghi nhớ một
cách mơ hồ mà lịch sử đòi hỏi tính chính xác.
Chính
vì vậy để học tốt bộ môn lich sử cần phải có những phương pháp và kinh
nghiệm học hợp lý về tâm lý và thời gian. Sau đây chúng tôi xin chia
sẻ với các bạn về kinh nghiệm để học và thi môn lịch sử.
Về tâm lý
Trong
khi học đừng nên tạo cho mình quá nhiều áp lực, thường thì khi thấy
quá nhiều sự kiện và thời gian thì các bạn cảm thấy nản và không muốn
học, càng như vậy bạn sẽ học không tốt bộ môn này.
Hãy
tạo cho mình tâm lý thoải mái khi học, học không chỉ để thi mà còn để
biết, để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về lịch sử xã hội.
Vì những kiến thức lịch sử cũng là điều rất đáng để khám phá đấy.
Về phương pháp học
Ngoài
niềm đam mê yêu thích thì để học tốt lịch sử bạn cần có cho mình những
phương pháp học phù hợp, với mỗi bạn có thể có những phương pháp khác
nhau miễn sao là có hiệu quả.
Vì
vậy, bạn có thể tự sáng tạo cho mình các cách học riêng, khi làm bài
cần đọc kỹ câu hỏi, xác định đề yêu cầu những gì và mình sẽ triển khai ý
trong đề ra như thế nào, tránh dài dòng lan man. Sau đây là 1 số gợi ý
phương pháp học để các bạn tham khảo.
1.
"Phân tán lực lượng địch": chia các bài học thành các giai đoạn, liệt
kê các vấn đề chính của từng giai đoạn rồi bắt đầu "chiến đấu" từng
chút một. Mỗi ngày 1 phần hoặc nhiều hơn cũng được.
2.
"Đánh chắc thắng chắc": học bài nào dù cho có khó đến mấy cũng phải
học cho xong, không được bỏ cuộc, xong bài nào là dứt điểm bài đó.
3.
"Có đốt cháy dãy Trường Sơn cũng phải dành cho được độc lập tự do”:
học tập kiên trì và không để các ứng dụng của cuộc sống hiện đại quấy
nhiễu như mạng xã hội, game...Những khi mệt mỏi, hãy nấu một bữa ăn,
đọc 1 cuốn truyện, hoặc là đi long nhong trong xóm chơi... khuây khỏa
rồi học tiếp.
4.
Học các diễn biến thì nên vẽ sơ đồ ra, rồi đọc lại như tự kể chuyện
cho người khác nghe, không cần vẽ đẹp, chỉ cần giúp cho bản thân hình
dung được nó đánh nhau ở đâu, tấn công đường nào, rồi rút đường nào.
5.
Học các con số ngày tháng thì chỉ cần nhớ những ngày tháng năm quan
trọng, còn các thời điểm khác thì nhớ "tương đối", tối thiểu là cuối
hoặc giữa hoặc đầu tháng là được rồi.
6.
Dùng sơ đồ tự vẽ để học diễn biến, dùng sơ đồ nhánh để học chi tiết
các hoạt động, âm mưu, ý nghĩa, ... Học từ khóa trước rồi học cả nội
dung của đoạn đó....Học từng bài xong, nắm chắc các sự kiện thì mới
"bon chen" làm các câu đối chiếu, so sánh, phân tích, …
7.
Hãy thường xuyên kiểm tra kiến thức lịch sử của mình đến đâu bằng cách
làm những đề năm trước hoặc cũng có thể là những câu hỏi ngẫu nhiên do
mình đặt ra, cũng có thể kiểm tra với bạn của mình. Từ đó bổ sung
những kiến thức lịch sử còn hổng .
Về thời gian học
Cần
phải có thời gian học hợp lý, lúc cảm thấy mệt không thể tập trung thì
bạn hãy giành thời gian để nghỉ ngơi thư giãn, đừng ép bản thân học
trong khi tâm lý bị gò bó áp lực, tuy nhiên sau khi giải lao ban phải
vào guồng và học một cách nghiêm túc.
Về kiến thức
Cần
phải đọc kỹ đọc nhiều lần để ghi nhớ, người ta bảo văn ôn võ luyện.
Nếu những gì đập vào mắt nhiều lần thì ta sẽ càng nhớ sâu. Trong quá
trình học cần phải biết phân tích tổng hợp, nhìn nhận một vấn đề, các
sự kiện lịch sử trong một chỉnh thể, học sự kiện này thì ta cần phải
liên tưởng đến sự kiện trước và sau nó.
Tuy
nhiên không nên chỉ học theo kiểu ghi nhớ mà không có sự tư duy. Nếu
bạn cho rằng học khối C nói chung, lịch sử nói riêng chỉ cần nhớ là đủ
thì suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm.
Trong
các kỳ thi tốt nghiệp, đại học luôn cần các thí sinh có khả năng phân
tích tổng hợp đánh giá dựa trên sự ghi nhớ một cách chính xác về lịch
sử, đối với mỗi dạng bài bạn cần chuẩn bị cách làm bài phù hợp ở các thể
loại khác nhau, như chứng minh hay so sánh. Khi nhìn nhận một vấn đề
phải dựa vào bối cảnh lịch sử chung, có thể là trong nước hoặc thế giới.
Hiện
nay các tài liệu tham khảo cho môn lịch sử cũng khá nhiều nhưng bạn
cần phải đọc và tiếp cận với những nguồn tin chính thống, có thể đọc
qua sách vở với các nhà xuất bản uy tín hoặc cũng có thể học bằng cách
xem các phương tiện thông tin đại chúng để biết thêm.