Năm 2010, Thường đã dành được một số
điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, đạt 27.5 điểm khối A đậu vào ngành
Thuế và Hải quan Trường ĐH Ngoại Thương, đạt 28.5 điểm khoa Bác sĩ đa
khoa Trường ĐH Y Hà Nội.
Bùi Văn Thường sinh năm 1992, quê ở
Vĩnh Phúc. Năm 2010, Thường đã chọn thi khối A và khối B. Và dựa vào lực
học của bản thân, Thường đã lựa chọn 2 ngôi trường đứng top đầu của
nước để thi tuyển là ĐH Y Hà Nội và ĐH Ngoại Thương.
Bất ngờ khi Thường đã nhận được giấy báo nhập học của cả hai
trường, với số điểm cao “ngất ngưởng”. Đại học Ngoại thương đạt 27.5
điểm trong đó toán 8.25, lý 9.5, hóa 8.75. Trường ĐH Y Hà Nội đạt 28.5
điểm, trong đó toán 9.5, hóa 9.25, sinh 8.75. Sau khi suy nghĩ, Thường
đã chọn ĐH Y Hà Nội và hai năm qua đều đạt học bổng của trường.
Bùi Văn Thường (giữa) trong một giờ học băng bó vết thương
Cần chuẩn bị tinh thần tốt trước khi vào thi
Theo Thường thì trước hôm thi không
nên vùi đầu vào học. “Trước hôm thi, mình không vùi đầu vào đọc nữa mà
nằm nhớ lại những kiến thức mình đã ôn luyện, vì theo mình sáng mai thi
mà đêm nay cứ vùi đầu vào đọc đọc, ghi ghi, chép chép thì không có tác
dụng nhiều lắm, mà có thể bị căng thẳng, nhiễu loạn tư duy”.
Thường còn chia sẻ, để giữ được tư duy
tốt, đầu óc minh mẫn thì đêm hôm trước ngày thi nên đi ngủ sớm và nên
ngủ trước 23h. Vì như thế thì sáng mai mới có thể dậy sớm chuẩn bị hành
trang tốt, khỏe khoắn bước vào phòng thi được.
Để mình có đầu óc tốt, không nên nạp
quá nhiều năng lượng vào người trước khi thi, ăn quá nhiều thức ăn trước
khi vào phòng thi sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Không nên uống quá nhiều
nước, tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu…
Vào phòng thi nên tự tin
Thường chia sẻ, khi vào thi các sĩ tử
phải chờ đợi ở cửa phòng thi, để tránh căng thẳng thì nên nói chuyện
với những thí sinh cùng phòng, ví dụ như hỏi han về quê quán… để mình
cảm thấy vui vẻ và tự ti hơn.
Trước khi phát đề, thì các sĩ tử phải
ngồi chờ tín hiệu lấy đề, và lúc đó ai cũng cảm thấy hồi hộp. “Vì thế
mình đã kìm hãm hồi hộp bằng cách nhìn một lượt xung quanh phòng thi và
lẩm nhẩm một bài hát nào đấy”, Thường bật mí.
Khi nhận đề thì không nên vội làm bài
ngay, khi nhận đề mình đã đọc qua một lượt đề, sau đó tìm những câu ghi
điểm, tức câu mình chắc chắn làm được để làm trước, và rồi làm từ bài
dễ tới bài khó.
Không nên nhìn người khác trong quá
trình làm bài, bởi điều đó khiến bạn có thể mất tập trung, đó là vì nhìn
thấy có người ngồi chơi khiến mình chủ quan, nhưng cũng thấy có người
làm liên tục từ trang này sang trang khác lại khiến mình lo lắng hơn.
Để đạt được điểm cao như vậy Thường
chia sẻ về cách trình bày bài của mình: “Thầy dạy Toán của mình từng
nói, thi Toán hay thi Văn mà làm được một tờ là khó đỗ lắm, vì vậy mà
mình đã cố gắng làm hai tờ giấy với bài thi làm tự luận. Ngoài ra, thầy
còn dặn cần viết mực xanh đậm để chữ của mình đẹp và rõ nét, nhìn sạch
đẹp hơn”.
Với
số điểm 26,5 khối D năm 2010, Dương Thị Thanh xếp thứ 3 khối D vào Đại
học Ngoại thương HCM. Vậy, bí quyết để đạt điểm 8,5 môn Văn, điểm 9
môn Toán và Anh là gì?
Mình nghĩ nên căn thời gian hợp lý. Kinh nghiệm của mình là câu 1: 20 – 25 phút; câu 2: 40 – 45 phút, còn lại là thời gian làm câu 3. Và có một điều rất cần thiết là dành ra 5 phút để đọc kỹ đầu bài để định hướng được bài làm của mình.
Dương
Thị Thanh giành tổng điểm 26.5 điểm đầu vào Trường ĐH Ngoại thương cơ
sở II HCM, trong đó Toán 9, Văn 8.5, Anh 9. Hiện nay, Thanh là một
trong những ứng viên xuất sắc được đi học nước ngoài từ học bổng 322
của Bộ GD & ĐT. Tháng 8 tới, Thanh sẽ lên đường du học tại Trường
ĐH Paris 10 (Pháp).
Dương Thị Thanh (SV ĐH Ngoại thương HCM)- là ứng viên học bổng 322.
Thanh chia sẻ, đối với môn Văn, cái
quan trọng nhất khi làm bài thi là tâm lý. Tâm lý thoải mái trước khi
làm bài, đừng đặt nặng mà cứ cố gắng đáp ứng được yêu cầu của đề bài và
thể hiện được ý của mình. Những câu trong đề thi Văn đều nằm trong
chương trình ôn thi của Bộ GD nên mình không cần viết quá văn vẻ hay quá
xa vời mà chỉ cần viết ý chính, cơ bản thì sẽ được điểm cao. Ví dụ như
câu 1, câu 2 cần làm rõ ý muốn nói, cô đọng trong bài viết, trình bày
rõ ràng. Để bài nghị luận ở câu 2 đạt điểm cao thì bài viết phải thể
hiện rõ cái tôi của các bạn, liên hệ ngoài bài viết, độc đáo.
Tuy nhiên, cũng không ép buộc, cố gắng nghĩ đến cái độc đáo ấy, mà
phải làm tốt cái cơ bản đã. Và quan trọng và cần thiết là sự phân bổ
thời gian hợp lý giữa 3 câu để tránh câu 3 nhiều nhất lại bị mất điểm
vì thiếu thời gian.Mình nghĩ nên căn thời gian hợp lý. Kinh nghiệm của mình là câu 1: 20 – 25 phút; câu 2: 40 – 45 phút, còn lại là thời gian làm câu 3. Và có một điều rất cần thiết là dành ra 5 phút để đọc kỹ đầu bài để định hướng được bài làm của mình.
Bản thân mình thích học Văn, nên không
thích học thuộc Văn. Trước khi đi thi, mình tự viết 7 – 8 bài theo chủ
đề mà mình chọn, điều đó khiến mình tự tin hơn.
Còn đối với môn Toán khối D không quá
khó và đòi hỏi tư duy như Toán khối A. Vì vậy, bạn chỉ cần nắm thật
chắc kiến thức, làm cẩn thận để không bị mất điểm oan uổng. Làm đến đâu
phải chắc đến đấy vì đó đều là những dạng rất quen thuộc mà các bạn
hay làm.
Làm những câu biết chắc hướng đi
trước, đôi khi phải hy sinh bỏ qua câu khó. Kinh nghiệm xương máu của
mình là đã không cẩn thận, nhầm dấu cộng thành dấu trừ nên đã mất điểm,
không thì mình đã được 10 điểm.
Cũng như môn Văn thì Toán dành 5 – 7 phút để xem lại bài làm của mình thật kỹ để nếu có nhầm thì sửa.
Và môn tiếng Anh, sức ép thời gian đòi
hỏi bạn phải thật bình tĩnh. Tiếng Anh phải học từ đầu, quá trình dài
chứ không theo dạng, khung như môn Văn, Toán. Trước tiên, phải đọc kỹ
đề, nhất là ở phần bài đọc đề ra hay lừa thí sinh. Phải biết chú ý đến
thời gian, kinh nghiệm của mình là làm hết 1 lượt, câu nào không biết
làm thì bỏ qua luôn để làm câu khác. Đừng để mất điểm trong những câu
trong vùng kiến thức của mình. Sau đó, lật lại 1 lần nữa để rà soát, làm
những câu chưa làm được.
Điều cuối cùng và quyết định vẫn là
tâm lý. Kỳ thi đại học là quan trọng nên tâm trạng lo lắng, hồi hộp là
không thể tránh khỏi. Lúc vào phòng thi, bản thân mình rất hồi hộp, tim
đập thình thịch. Tuy nhiên, để thoải mái hơn bạn hãy coi đây là cơ hội
để thử sức, kết bạn, gặp gỡ. Bạn hãy nói chuyện với những người bạn
xung quanh sẽ giúp tâm lý bạn rất nhiều.
Chúc các bạn năm nay thi thật tốt!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét