Chuyện tìm
được công việc làm thêm ở Pháp hầu như đều thông qua các mối quan hệ
quen biết, do bạn bè giới thiệu, thế chỗ người quen vào làm, rồi giới
thiệu cho bạn bè thay vào chỗ làm cũ của mình. Việc một người tìm được
chỗ làm tốt hơn, cũng cố giữ chỗ làm cho bạn bè mình là chuyện thường
xuyên gặp đối với các sinh viên Việt Nam.
Đến mùa hè, các sinh viên Việt Nam
thường làm 1 tập hồ sơ vài trăm tờ, rồi rải khắp các hàng ăn, siêu thị
cầu may. Nếu may mắn, các bạn sẽ được một trong các nơi này liên lạc
lại. Minh Euro (Montpellier,
Pháp), đang làm nấu bếp tại 1 nhà hàng Nhật, bật mí thêm : “Nhưng
thường thì mình có tay trong, tức là các mối quan hệ quen thì đảm bảo
nhất, chỉ cần chút kiên nhẫn và chăm chỉ, kiểu gì cũng kiếm được việc
làm”.
Minh Euro với công việc nấu bếp tại 1 nhà hàng
Sinh viên Việt Nam tại Pháp có lẽ đã rất quen thuộc với diễn đàn SVVN tại Pháp, nhất là mục tìm việc. Nếu chăm chỉ thường xuyên theo dõi các topic ở diễn đàn, các bạn cũng có thể tự tìm cho mình được 1 công việc phù hợp.
Ngoài ra, ở các trường
đại học Pháp cũng có văn phòng giúp đỡ sinh viên, thường xuyên có dán
các thông tin về việc làm. Các bạn có thể tìm việc thông qua chính
trường học của mình.
Sinh viên Việt Nam
tại Pháp không có nhiều sự lựa chọn cho việc làm thêm của mình. Các bạn
nữ thường làm ở quầy tính tiền, sắp xếp hàng hóa, phụ bếp, rửa chén,
dọn dẹp, trông trẻ. Giao hàng, bưng bê, nấu ăn,…lại là lựa chọn của các
bạn nam.
“Nói chung có việc là
có người, bất kể việc nặng nhọc như thế nào thì mình cũng phải làm. Vì
việc thì ít, mà người thì nhiều. Anh em sinh viên Việt Nam
mình thường phải làm ở nhà hàng châu Á, hàng ăn Trung Quốc, quán sushi
Nhật,… Mà việc ở đó thì bóc lột lắm, ngoài việc chính ghi trên hợp đồng,
mình còn phải làm đủ thứ việc không tên khác, tóm lại là cứ thấy việc
thì phải làm tất”, Minh Euro nói thêm.
Tại Pháp, sinh viên
nước ngoài được làm thêm 20 giờ/tuần.Việc phân chia giờ làm dựa trên thẻ
lưu trú của các bạn.Và chính phủ Pháp sẽ trực tiếp quản lí hoạt động
làm thêm này. Vậy nên, các bạn chỉ làm từ 2-2,5 tiếng mỗi ngày. Lương
của các bạn sau khi tính thuế là 7,4 euro/ 1 giờ. Nhưng hầu như lương
của sinh viên Việt Nam đều không có mức chung.
Tay nghề nấu ăn của Minh Euro (Montpellier, Pháp) tăng lên đáng kể nhờ việc làm thêm
“Mình đang làm babysitter (trông trẻ) cho 1 bé trai, lương chỉ được có 7,16 euro thôi”, Mai Hương (Paris) chia sẻ. “Chuyện lương làm thêm hầu như phụ thuộc vào chủ. Ở một số nhà hàng châu Á thì mức lương chỉ có 4 euro/ 1 giờ, cùng lắm là 5 euro. Hiếm lắm mới có nhà hàng trả mức 7,4 euro/ giờ. Nhưng sinh viên mình vẫn xin vào làm việc, thậm chí là tranh nhau 1 chỗ làm”.
Mai Hương còn kể thêm:
“Làm baby sister như mình tuy mệt, những chỉ cần kiên trì và nhẫn nại là
sẽ làm được. Còn những việc như bồi bàn thì hầu như không được nghỉ
mấy, trừ khi vào các dịp lễ. Còn công việc giao đồ pizza hay sushi thì
tự do hơn, nhưng cũng rất nguy hiểm vì phải di chuyển nhiều, nhất là lúc
mưa, tuyết, hay bão”.
Làm thêm là một cách
tốt để các bạn du học sinh có thêm những khoản thu nhập trang trải cho
cuộc sống, đồng thời giúp bạn tích lũy thêm vốn sống cần thiết cho bản
thân. Hãy cùng lắng nghe các câu chuyện làm thêm được kể từ các DHS Việt
Nam tại Pháp.
“Công việc của mình
kiếm được từ 300- 600 euro/ tháng. Nếu chi tiêu tiết kiệm thì mỗi tháng
mình có thể tự túc tiền nhà, tiền internet, tiền điện nước, thuê bao
điện thoại, và điều đặc biệt nhất, vì mình làm ở nhà hàng, nên mình có
thể tranh thủ ăn ở đây để tiết kiệm tiền ăn. Dành dụm được thì 1 năm
mình cũng đủ tiền mua vé máy bay về nhà ăn tết”, Minh Euro hớn hở khoe.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét