Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Bài học từ Pháp và Trung Quốc trong bảng xếp hạng các trường đại học

Ông Michel Troquet - Chủ tịch Hội đồng khoa học AUF (Tổ chức Đại học Pháp ngữ bao gồm gần 800 trường đại học trên 94 quốc gia thuộc khối cộng đồng Pháp ngữ, hoạt động nhằm hỗ trợ sự hợp tác liên kết giữa các trường ĐH thành viên, với 3 tôn chỉ: tương trợ, chất lượng, sử dụng tiếng Pháp) cho biết, việc xếp hạng các trường đại học phải dựa vào những góc độ cụ thể để đưa ra những ý tưởng đổi mới. Một câu hỏi đặt ra ở đây: Xếp hạng đại học có phải là cạnh tranh hay hợp tác lẫn nhau? Trong những năm qua, chúng ta thường dựa vào bảng xếp hạng Thượng Hải (Academic ranking of world universites của ĐH Giao thông Thượng Hải - Shanghai Jiao Tong University), bảng xếp hạng này khá được quan tâm.

Tại Pháp, để có được các trường đại học nằm trong bảng xếp hạng, Bộ Đại học Pháp đã có nhiều văn bản xếp hạng liên quan tới các tiêu chí của ĐH Giao thông Thượng Hải đưa ra. Khi xác định được các tiêu chí cụ thể, Chính phủ Pháp chỉ đầu tư cho khoảng 10 trường đại học để cạnh tranh với các trường đại học hàng đầu thế giới.

“Bảng xếp hạng Shanghai Jiao Tong University thực tế rất quan trọng, các doanh nghiệp thường dựa vào đó để có những nghiên cứu nhiều trường đại học ở Châu âu nhằm tuyển dụng nhân tài”, ông Michel Troquet cho biết.

Theo ông Michel Troquet, điều khó khăn lớn nhất đối với các nước là làm sao đưa những trường đại học của mình lọt vào top 500 trên tổng số 17.000 trường mà ĐH Giao thông Thượng Hải tổ chức xếp hạng. Muốn như vậy phải làm sao xếp hạng các trường đại học cùng một mô hình, Pháp vẫn thường làm điều này với các mô hình như kỹ sư hay thương mại… thêm nữa các tiêu chí định ra phải rõ ràng, phải định ra được các tiêu chí chính.

Trên thực tế, nhiều trường ở Pháp có những mục tiêu, tiêu chí riêng cho mình như việc sinh viên hòa nhập quôc tế như thế nào? Ngay cả ở Pháp những sinh viên cũng được xếp hạng hàng năm, việc xếp hạng đó liên quan  tới đời sống sinh viên và song song với đó vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo. 

Ông David Bel cho biết, kinh nghiệm của Trung Quốc là thành lập hệ thống các trường đại học hàng đầu để chú trọng đầu tư. Ảnh Xuân Trung.

Trong những năm qua, xếp hạng đại học là vấn đề nóng hổi trong đời sống các trường đại học, quan niệm xếp hạng cũng cần phải suy nghĩ để soạn lên một mô hình xếp hạng khác nhau. Đại diện Trường Đại học Sư phạm Nam Trung – Trung Quốc, ông David Bel cho rằng, xếp hạng đại học bây giờ chủ yếu mang tính kênh viện, ở Trung Quốc hệ thống GDĐH mang tính chọn lọc, học sinh phải trải qua các kỳ thi tuyển sinh vào đại học, kỳ thi này được đánh giá khó và được coi như một kỳ thi cuộc đời của học sinh. 

Để vào được những trường đại học tốt, học sinh và phụ huynh phải chấp nhận rủi ro, nếu không muốn rủi ro các em có thể đi du học các nước để tránh vào những trường không tốt.
 
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm  Gia sư luyện thi đại họcGia sư lớp 1Gia sư lớp 2gia sư lớp 3Gia sư lớp 4 Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383


tag: trung tâm gia sư , gia sư, gia sư Toán ,  gia sư Lý, gia sư Hóa, gia sư Anh, gia sư Văn, 

Nhà giáo nghỉ hưu chưa được hưởng phụ cấp thâm niên sẽ được hưởng trợ cấp

Theo bản dự thảo, nhà giáo được hưởng chế độ trợ cấp khi có thời gian trực tiếp giảng dạy, giáo dục từ đủ 5 năm trở lên; đang trực tiếp tham gia giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập hoặc đang trực tiếp tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học công lập thì nghỉ hưu.
Nhà giáo thuộc đối tượng và đủ điều kiện tính hưởng quy định được trợ cấp một lần bằng tiền. Mức trợ cấp tùy thuộc vào việc có quyết định nghỉ hưu vào thời điểm nào. Cụ thể, Quyết định nghỉ hưu có hiệu lực trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1994 đến ngày 31/12/1998, mức trợ cấp là 2.000.000 đồng; Quyết định nghỉ hưu có hiệu lực trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1999 đến ngày 31/12/2003, mức trợ cấp là 3.000.000 đồng; Quyết định nghỉ hưu có hiệu lực trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2004 đến ngày 1/5 /2011, mức trợ cấp là 3.500.000 đồng. Với mức trợ cấp như vậy thì dự kiến ngân sách chi cho chế độ này khoảng 565 tỷ đồng.
Được biết, trong quá trình soạn thảo Quyết định, Ban soạn thảo và Hội Cựu giáo chức Việt Nam đã tiến hành thống kê số liệu, nghiên cứu các văn bản đã ban hành về chế độ phụ cấp thâm niên. Kết quả cho thấy: hiện có khoảng 190.000 nhà giáo nghỉ hưu từ tháng 1/1994 đến tháng 5/2011 chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâmniên trong lương hưu nhưng đã được hưởng PCTN từ tháng 9/1988 đến tháng 3/1993 theo Quyết định số 309 - CT ngày 9/12/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).
Trong đó có 184.640 nhà giáo đang tham gia Hội Cựu giáo chức ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trên 5.380 nhà giáo đang tham gia Hội Cựu giáo chức cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở khác. Bình quân mức lương hưu hiện hưởng của nhà giáo là 3,150 triệu đồng/người/tháng (bình quân mức lương hưu hiện hưởng của viên chức là 2,350 triệu đồng/người/tháng).
Khi xem xét mối tương quan giữa các nhà giáo đã được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu ở giai đoạn trước và nhà giáo được hưởng phụ cấp thâm niên theo Nghị định 54/2011/NĐ-CP, nếu thực hiện "hồi tố" chế độ phụ cấp thâm niên cho các nhà giáo này theo mức tương ứng như quy định tại Nghị định 54/2010/NĐ-CP (sau 5 năm được hưởng 5% và mỗi năm sau đó được hưởng thêm 1%) thì kinh phí phải đảm bảo chi trả sẽ rất lớn, khả năng Ngân sách nhà nước không đáp ứng được và không đúng với tinh thần của Nghị quyết số 21 21/2011/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội khóa XIII là thực hiện chế độ trợ cấp đối với giáo viên đã nghỉ hưu không được hưởng chế độ thâm niên
Mặc dù mới chỉ là dự thảo nhưng theo ghi nhận bước đầu, nhiều nhà giáo nghỉ hưu cho rằng cần phải xem xét lại mức trợ cấp một lần này. 
 
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm  Gia sư lớp 5gia sư lớp 6Gia sư lớp 7Gia sư lớp 8 Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

tag: trung tâm gia sư , gia sư, gia sư Toán ,  gia sư Lý, gia sư Hóa, gia sư Anh, gia sư Văn, 

Chuyện 1 xa nghèo khuyến học

Ông Thái Hoàng Đang - Chủ tịch UBND xã Lưu Nghiệp Anh cho chúng tôi biết như trên trong dịp về xã Lưu Nghiệp Anh trao học bổng cho học sinh nghèo. Trò chuyện với nhiều người dân, chúng tôi càng thêm hiểu tinh thần học tập của các em học sinh nơi đây.
Chị Lý Thị Thanh Nga (ngụ ấp Lưu Cường 2) cho biết, chị có 2 đứa con gái đang học lớp 5 và lớp 8. Hai vợ chồng chị không có cục đất chọi chim, chỉ sống bằng nghề làm thuê làm mướn. “Cái nghề ai mướn gì làm đó nên khó khăn lắm anh à, miếng ăn, cái mặc còn phải tính từng ngày nên việc cho con đi học không phải dễ”, chị Nga bộc bạch.
Nhưng nói thì nói vậy chứ hai vợ chồng chị Nga dù cái nghèo, cái khó đeo bám nhưng vẫn quyết tâm cho con theo học. Đứa con gái lớn là Thạch Thị Thanh Mẫn đang học lớp 8, còn con gái út Thạch Thị Thanh Tú đang học lớp 5, cả hai em đều học khá giỏi. “Năm nào hai đứa cũng lãnh giấy khen hết. Vợ chồng tôi thường nói với tụi nhỏ là nhà mình không có ruộng đất, tài sản gì nên ráng mà học thành tài để lo cho bản thân sau này, không phải đi làm thuê như cha mẹ nữa”, chị Nga chia sẻ.
Chị Nga cho biết, có lúc thấy gia đình khó khăn quá, đứa con gái lớn có ý định nghỉ học để cùng phụ giúp gia đình. Biết được ý định của con, hai vợ chồng chị ngăn lại bảo là phải đi học, mọi khó khăn để đó cha mẹ lo. “Biết con thương cha mẹ mà muốn hủy đi tương lai, những lúc như thế vợ chồng tui buồn và giận lắm. Nói mãi nó mới chịu nghe mà học đến bây giờ”, chị Nga tâm sự thêm.
Chị Nga chia sẻ, khi biết con được nhận học bổng khuyến học, chị mừng lắm. Số tiền học bổng chị sẽ dành dụm để mua đồ dùng học tập cho con chứ không dùng vào việc gì khác.
Bà cháu vui mừng nhận học bổng khuyến học ở xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Bà cháu vui mừng nhận học bổng khuyến học ở xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Cũng là một hộ dân tộc Khmer ở xã Lưu Nghiệp Anh, bà Ngô Thị Hạnh (61 tuổi) dẫn cháu nội là Lục Thị Hồng Diện (học sinh lớp 5) đi lãnh học bổng khuyến học. Bà Hạnh cho biết, cha mẹ của cháu Diện cũng đi làm thuê làm mướn như nhiều người khác ở xã này. Cháu Diện còn một người chị đang học lớp 6, cả hai chị em đang sống chung với bà ngoại. “Bà ngoại bị bệnh nên hai cháu vừa đi học, vừa thay nhau chăm sóc, tội nghiệp tụi nó lắm”, bà Hạnh tâm sự.
Không được thường xuyên sống chung với cha mẹ, cháu Diện thiếu đi một mối tình thương ruột thịt. Nhưng bà Hạnh cho biết, cháu rất ngoan và ham học. Mấy năm liền, cuối học kỳ hay cuối năm, cháu Diện đều mang về giấy khen và phần thưởng.   
Từ những lời chia sẻ về cuộc sống gia đình cũng như việc học tập của con cháu chị Nga, bà Hạnh, chúng tôi không khỏi cảm phục. Nói như lãnh đạo xã Lưu Nghiệp Anh, công tác khuyến học - khuyến tài khi được phổ biến sâu rộng đến từng hộ gia đình và cá nhân mỗi người thì dù hoàn cảnh nghèo hay giàu, hiệu quả của nó lúc nào cũng là hướng tích cực nhất.
Thầy Lâm Phương Tuấn - Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Lưu Nghiệp Anh “A” cho hay, trường có 494 học sinh thì đã có hơn 200 em là dân tộc Khmer. Hầu hết các em đều có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng em nào cũng có tinh thần học tập tốt. 


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm gia sư lớp 9Gia sư lớp 10Gia sư lớp 11gia sư lớp 12  Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

tag: gia sư , trung tâm gia sư, gia sư Toán ,  gia sư Lý, gia sư Hóa, gia sư Anh, gia sư Văn, 

Trang web giới thiệu chỗ thực tập cho sinh viên

Vào trang web, đập vào mắt chúng tôi là một danh sách dài công việc thực tập mới nhất dành cho sinh viên. Có đủ các ngành nghề từ tài chính, kế toán, lập trình cho đến quản trị kinh doanh, nhân sự, biên dịch... cho các doanh nghiệp tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh thành.
“Mai mối” chỗ thực tập cho sinh viên
Qua cổng thông tin thực tập, hai bạn sinh viên (giữa) đã có chỗ thực tập tại một công ty chuyên về huấn luyện - đào tạo tại quận Bình Thạnh, TP.HCM. (Ảnh: T.Bình)
Bị hoa mắt bởi “siêu thị” chỗ thực tập, chúng tôi bèn gọi tới tổng đài hỗ trợ và được một nhân viên hướng dẫn cách tìm nhanh loại công việc thực tập phù hợp với ngành nghề, trình độ học vấn, tay nghề chuyên môn. Nhân viên này cho biết hiện có tới 75 ngành nghề thực tập được giới thiệu tại trang web trên. Chỉ cần click vào đầu việc rao tuyển thực tập, ứng viên sẽ có đủ mọi thông tin liên quan: hồ sơ dự tuyển, mô tả công việc, điều kiện dự tuyển, nơi thực tập, chế độ phụ cấp...
Anh Nguyễn Huy Hoàng, giám đốc dự án, cho biết “bà mai thực tập” này rất thoải mái. Sinh viên tìm thấy chỗ thực tập phù hợp cứ chủ động chuẩn bị hồ sơ, ứng tuyển ngay trên cổng thông tin hoặc trực tiếp liên hệ với doanh nghiệp. Cũng vậy, doanh nghiệp được chủ động đăng tải thông tin rao tuyển tìm thực tập sinh mà không phải mất bất cứ khoản phí nào. “Các trường ĐH-CĐ cũng có thể chủ động đưa thông tin về các đợt thực tập để chào mời doanh nghiệp”, anh Hoàng nói.
Anh Hoàng chia sẻ “bà mai” nói trên được thai nghén từ nỗi bức xúc của anh trước thực trạng các doanh nghiệp hay chê sinh viên thiếu kỹ năng và kinh nghiệm, trong lúc các trường chưa thể trang bị cho họ những “món” này. Anh chia sẻ ý tưởng này với nhóm doanh nhân-chuyên gia có cùng bức xúc và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ họ. Thế là anh Hoàng xung phong đứng ra thành lập nhóm dự án xây dựng và “nuôi” trang web. Nhóm điều phối dự án đã tranh thủ mọi cơ hội giao tiếp trực tiếp và qua email để quảng bá trang web tới các doanh nghiệp và sinh viên.
Các nhân viên điều phối cũng được huấn luyện kỹ năng online để “xộc” vô các diễn đàn và “sống” cùng sinh viên qua trang www.facebook.com/internship.edu.vn. Ròng rã suốt sáu tháng, họ vui mừng khi ngày càng nhiều doanh nghiệp đăng tải thông tin thực tập, và số lượng sinh viên “săn” chỗ thực tập cũng tăng nhanh. “Coi như đứng được rồi, dự án bắt đầu chập chững tập đi!”, anh Hoàng tươi cười.
Đến nay dự án đã kết nối với hơn 900 doanh nghiệp lớn nhỏ, đăng tải hơn 1.500 tin với hơn 3.500 vị trí thực tập. Hiện dự án vẫn đang tiếp tục nối dài cánh tay hỗ trợ sinh viên thực tập bằng các hoạt động huấn luyện kỹ năng giao tiếp, tác phong chuyên nghiệp, phỏng vấn tìm việc... Anh Hoàng cho biết: “Cổng thông tin thực tập vẫn tiếp tục cam kết hỗ trợ thông tin miễn phí, vì đây là tâm huyết của nhóm thực hiện dự án muốn góp sức vào việc nâng chất nguồn nhân lực trẻ”.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm  gia sư tiếng Anhgia sư tiếng Trunggia sư tiếng Phápgia sư tiếng Nhật . Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

tag: gia sư , trung tâm gia sư, gia sư Toán ,  gia sư Lý, gia sư Hóa, gia sư Anh, gia sư Văn, 

Bão Gangnam style đã lan đến SGK

Mới đây, hình ảnh vẽ bậy trong SGK với điệu nhảy Gangnam style được cộng đồng mạng truyền tay nhau, chỉ sau một thời gian ngắn, bức ảnh này đã nhận được gần 1.800 like cùng với đó là hàng trăm lượt comment, chia sẻ. Trong ảnh, chụp lại một trang sách giáo khoa, giới thiệu về hai nhà văn Hoxe Macti – vị anh hùng dân tộc Cu Ba và nhà thơ Tagore người Ấn Độ.
Gangnam style cũng không buông tha… sách giáo khoa
Teen đã vẽ bậy lên hình ảnh của hai nhà văn, nhà thơ nổi tiếng
Tuy nhiên, một học sinh đã không ngần ngại sáng tác ảnh của hai nhà văn, nhà thơ này đang nhảy điệu nhảy Gangnam style. Bức ảnh kèm theo lời bình: “Dạo này trào lưu ghê thiệt, đến sách vở cũng không tha”.
Bức ảnh vẽ bậy trong SGK về điệu nhảy đình đám này đã khiến cộng đồng facebook liên tục phản đối. Bạn có nickname Bio love bày tỏ: “không thích vẽ bậy lên sách”, “xúc phạm các bậc thánh hiền”, “Hình vẽ cũng khá đẹp và có sáng tạo, tuy nhiên nếu vẽ bậy lên sách giáo khoa như thế này đúng là không thể chấp nhận được”, “có đẹp đến mấy thì cũng đáng bị lên án”…
Gangnam style cũng không buông tha… sách giáo khoa
Bức ảnh này ngay lập tức đã nhận được những ý kiến trái chiều từ phía cư dân mạng
Cơn sốt Gangnam style gây bão trong những ngày gần đây trên các phương tiện truyền thông, tuy nhiên, việc hâm mộ một cách quá mức, vẽ bậy lên sách là điều khó chấp nhận được. Dù hâm mộ PSY tới đâu, các teen cũng không nên có hành động vẽ bậy vô ý thức trong bộ sách giáo khoa cũng như các tập vở nhé!
 
 

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm  gia sư tiếng Anhgia sư tiếng Trunggia sư tiếng Phápgia sư tiếng Nhật . Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

tag: gia sư , trung tâm gia sư, gia sư Toán ,  gia sư Lý, gia sư Hóa, gia sư Anh, gia sư Văn, 


Nữ sinh 12 tuổi có chỉ số IQ hơn Einstein

Cô bé Olivia Manning, 12 tuổi, đang sống tại Liverpool (Anh) đã hoàn thành một bài kiểm tra IQ với số điểm đáng kinh ngạc 162 (cao hơn nhiều mức trung bình là 100 điểm).
Cô bé 12 tuổi có IQ cao hơn nhà khoa học thiên tài Einstein
Olivia Manning nổi tiếng  ngay sau khi kết thúc bài kiểm tra IQ với điểm số 162
Chỉ số IQ của cô bé thậm chí còn cao hơn 2 nhà khoa học thiên tài là Einstein và Stephen Hawking (đều đạt IQ 160). Với kết quả này, Olivia lọt vào nhóm 1% những người thông minh nhất thế giới.
Cô bé 12 tuổi có IQ cao hơn nhà khoa học thiên tài Einstein
Chỉ số IQ của nhà Vật lý thiên tài người Đức Einstein là 160
Olivia có sở trường tiếp thu thông tin và ghi nhớ cực nhanh. "Rất nhiều bạn học thường xuyên nhờ em giúp giải bài tập" - cô bé tiết lộ. Song Olivia vẫn không khỏi ngạc nhiên khi biết  chỉ số IQ vượt trội của mình.
Ngay sau khi kết thúc bài kiểm tra IQ, Olivia đã được Mensa (CLB dành cho người có chỉ số thông minh cao nhất thế giới) chào đón.
"Hi vọng với sự hỗ trợ của Mensa, Olivia sẽ góp phần làm giàu trí tuệ nhân loại" - ngài Kay Askew, chủ tịch CLB tin tưởng.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm gia sư lớp 9Gia sư lớp 10Gia sư lớp 11gia sư lớp 12  Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

tag: gia sư , trung tâm gia sư, gia sư Toán ,  gia sư Lý, gia sư Hóa, gia sư Anh, gia sư Văn,

Học sinh mắc lỗi thà bị đánh còn hơn phạt tiền

Phạt tiền khi học sinh mắc lỗi là hình thức phạt đang được một số thầy cô ở các trường áp dụng. "Đánh thẳng vào kinh tế" vừa khiến học sinh xót của mà phải dè chừng, không dám tái phạm nữa, vừa có thêm “thu nhập” cho quỹ lớp. Tuy nhiên, sau khi Tiin đăng tải bài viết "Teen kêu gào vì cứ bị điểm kém là bị phạt 100000đ"  nhiều độc giả đã bày tỏ quan điểm không hề đồng tình với hình thức phạt này. Bạn Vũ Thanh Hằng (Đống Đa – Hà Nội) bình luận: “Lợi bất cập hại mà thôi! Học sinh thì lấy đâu ra tiền, chỉ khổ bố mẹ thôi".
Bạn có nickname PhuongMai thẳng thắn nhận xét: “Học sinh thì ai chẳng vài lần trót vi phạm, thế nên bị phạt là đương nhiên, tuy nhiên, phạt bằng tiền thì mình không “ưa” một chút nào. May mà trường mình không áp dụng, nếu có chắc mình sẽ bị viêm màng túi dài dài”.
PhuongMai phân tích thêm: “Phạt tiền không phải phương án hay. Với những bạn gia đình khá giả, lúc nào cũng rủng rỉnh thì phạt 50.000 đồng hay 100.000 đồng “không là vấn đề” và chẳng có tác dụng răn đe gì với các bạn ấy cả. Cứ vi phạm chỉ cần chi tiền nộp phạt là xong! Nhưng với những bạn gia đình khó khăn thì kiếm đâu ra tiền nộp phạt?”
Thà bị đánh còn hơn bị phạt tiền
Hình thức phạt học sinh bằng tiền đang được nhiều thầy cô áp dụng (Ảnh minh họa)
Quả thực, với những teen không mấy dư dả, phạt tiền quả là cực kỳ đáng sợ. Bạn Thu Trang (THPT N.T) là một trường hợp điển hình: “Mỗi tháng mình phải xin “gãy lưỡi” mới được bố mẹ cho khoảng 300.000 đồng tiền tiêu vặt. Chỉ cần vài lần sơ sẩy mắc lỗi ở trên lớp là bị “viêm màng túi” ngay lập tức!"
Bạn Hoàng Trọng Vinh (THPT chuyên T.P, Hải Phòng) than thở với chúng tớ: “Mình cũng như các bạn trong lớp đều chưa tự kiếm được tiền. Mỗi lần vi phạm thì hầu như phải về xin tiền bố mẹ để nộp phạt. Nhưng thành thật trình bày lý do: “Cho con xin 100 nghìn để đóng tiền phạt vì bị điểm kém!” thì dễ khiến bố mẹ nổi giận lắm. Có lần xin bố 50.000 nghìn để đóng tiền phạt vì tội đi học muộn, tớ bị bố mắng té tát, còn mẹ thì càu nhàu suốt cả bữa cơm!”. Sau lần hứng “kết cục đau thương” ấy, Trọng Vinh kết luận: “Từ giờ, khi trót vi phạm, mình thà bị thầy cô đánh còn hơn là bị phạt tiền”.
Chưa kể, một số học sinh còn “đối phó” với khoản tiền nộp phạt bằng nhiều cách tiêu cực. Phương Linh – cô bạn lớp trưởng trường THPT L.Q.Đ kể: "Nhiều bạn phải nộp phạt mà không có tiền hoặc không dám về xin bố mẹ nên vay mượn bạn bè, đập lợn đất. Tệ hơn, có bạn bị phạt vì tội mải mê chơi, biếng học thì tiếp tục dấn sâu hơn vào mấy trò đỏ đen để kiếm tiền nộp phạt. Vì vậy mà học sinh cá biệt vẫn “hoàn” cá biệt!”
Thà bị đánh còn hơn bị phạt tiền
Có nhiều bạn nói, thà thầy cô đánh mắng còn hơn phạt tiền (Ảnh minh họa)
Phải thừa nhận rằng biện pháp thu tiền phạt của học sinh cũng có hiệu quả nhất định khi vừa tăng quỹ lớp, vừa khiến học sinh vì xót tiền, vì sợ xin tiền phụ huynh mà không dám tái phạm. Tuy nhiên, 50 – 100.000 đồng hay hơn thế nữa đối với mỗi học sinh là khoản tiền không nhỏ. Có lẽ các thầy cô cần phải điều chỉnh mức tiền phạt hợp lý và nên chăng, các thầy cô nên thu trực tiếp từ phụ huynh để tránh tình trạng teen nói dối để xin tiền bố mẹ hoặc tìm mọi cách để có tiền nộp phạt.
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, nếu như teen tôn trọng quy định của trường lớp, chăm chỉ học tập thì sẽ không phải lo lắng tới bất cứ hình phạt nào của thầy cô nữa.
 
 
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm  Gia sư lớp 5gia sư lớp 6Gia sư lớp 7Gia sư lớp 8 Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

tag: trung tâm gia sư , gia sư, gia sư Toán ,  gia sư Lý, gia sư Hóa, gia sư Anh, gia sư Văn,
 



Chia tay hiệu trưởng, cả trường nghỉ học

Chuyện nghỉ học bất thường này diễn ra chỉ sau một ngày UBND tỉnh và thành phố Huế cùng phát động tuần lễ Hưởng ứng học tập suốt đời.
Ngay từ chiều 1/10, Trường Mầm non (MN) 2 - Huế dán thông báo học sinh nghỉ học trên lối vào để phụ huynh chủ động chăm nom, quản lý con em vào ngày hôm sau.
Một phụ huynh (xin giấu tên) phản ánh: “Năm học mới chỉ bắt đầu khoảng một tháng, nhưng nhà trường từng hai lần ngưng hoạt động suốt cả ngày để tổ chức hội nghị cán bộ - công nhân viên chức và đại hội công đoàn. Lần này, các cháu lại nghỉ học để ngôi trường chuẩn quốc gia này làm lễ bàn giao hiệu trưởng và tổ chức tiệc tùng chia tay”.
Mặc dù lễ bàn giao và tiệc tùng diễn ra vào buổi chiều, nhưng suốt sáng 2/10, không chỉ học sinh nghỉ học, mà mọi giao dịch hành chính tại đây cũng ngưng trệ, do tất cả giáo viên và các bộ phận liên quan không đến trường làm việc. Nhiều người tới liên hệ công tác đành phải quay về.
Theo đúng kế hoạch, vào 14h chiều 2/10, hiệu trưởng cũ Đỗ Thị Nhạn đã bàn giao công tác cho bà Trần Thị Hoa (hiệu trưởng mới) để nghỉ hưu theo chế độ. Ngoài cán bộ, giáo viên, thành phần dự lễ còn có các khách mời là đại diện lãnh đạo địa phương và ngành giáo dục thành phố.
Ông Phan Nam, Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Huế, giải thích: Thời gian tổ chức bàn giao công việc hiệu trưởng phải mất trọn một buổi. Đây lại là trường bán trú, nếu các cháu học buổi còn lại, sau này sẽ rất khó tính toán về tiền ăn, nên nhà trường quyết định cho nghỉ cả ngày.
“Người ta làm hiệu trưởng cả đời, nay nghỉ theo chế độ thì nên tổ chức cho đàng hoàng. Việc này ít nhiều có ảnh hưởng đến phụ huynh, mong được thông cảm”, ông Nam nói.
Trái với nhận xét của lãnh đạo phòng Giáo dục, ông Nguyễn Đăng Thạnh, Phó Chủ tịch UBND TP Huế, khẳng định: “Bàn giao công việc của hiệu trưởng là hoạt động rất bình thường. Một việc như thế mà phải để học sinh nghỉ học suốt cả ngày, ngay trong tuần lễ Hưởng ứng học tập suốt đời, là hoàn toàn không nên. Chúng tôi sẽ xem xét, chấn chỉnh

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm  Gia sư luyện thi đại họcGia sư lớp 1Gia sư lớp 2gia sư lớp 3Gia sư lớp 4 Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383


tag: trung tâm gia sư , gia sư, gia sư Toán ,  gia sư Lý, gia sư Hóa, gia sư Anh, gia sư Văn, 

Ôm - bị đuổi học

Ôm là một sự thể hiện tình cảm vô hại nhưng những học sinh tại một ngôi trường ở Bắc Carolina lại không được phép làm điều đó.
Các viên chức tại ngôi trường trung học ở Forest City đã ban hành lệnh cấm ôm nhau ở những học sinh lớp 8, và cho rằng những học sinh không nên có bất cứ sự tiếp xúc về thân thể nào.
Cái ôm biểu thị cho tình cảm quý mến nhau của tất cả mọi người. Ôm đôi khi là để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người khác.
Lệnh cấm nêu lên rằng: cần phải bảo vệ học sinh trước những hành động “vô đạo đức, thiếu đứng đắn, dâm ô hoặc quá mang tính chất tình dục tại trường học”.
Mọi chuyện bắt đầu vào tuần rồi khi cậu học sinh lớp 8 Parker Jackson bị động kinh và phải đi cấp cứu. Sau khi quay trở lại trường, em đã được các bạn bè đón nhận bằng những cái ôm, và rắc rối bắt đầu…
Ngay tại buổi trưa hôm đó, phụ tá hiệu trưởng thông báo cho các học sinh đã ôm Parker vào sáng nay phải dừng học. Bất bình trước lệnh cấm vô lí đó, những em học sinh lớp 8 này- mà đứng đầu là Parker Jackson đã lập nên một trang mạng có tên Free hugs (ôm miễn phí) và sáng hôm sau, em và những người bạn của mình đã đến trường và ôm nhiều người nhất có thể, như là một hành động để phản đối.
Jackson còn cho biết vị hiệu trưởng đã gặp những học sinh lớp 8 này và đe dọa hoặc là chúng dừng ngay những việc trên, hoặc là phải đối diện với hậu quả.
Cho đến thời điểm này, vị hiệu trưởng của ngôi trường Chase Middle School vẫn chưa đưa ra bất cứ lời bình luận nào.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm  Gia sư luyện thi đại họcGia sư lớp 1Gia sư lớp 2gia sư lớp 3Gia sư lớp 4 Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383


tag: trung tâm gia sư , gia sư, gia sư Toán ,  gia sư Lý, gia sư Hóa, gia sư Anh, gia sư Văn, 

Bố mẹ cõng con đi học

Người cha 7 năm cõng con đi học
Linh được cha cõng đến địa điểm thi. Ảnh: SGTT.
Bức ảnh gây "xôn xao" cộng đồng mạng thời gian gần đây là câu chuyện của bạn Nguyễn Phương Linh, sinh năm 1993, tân sinh viên khoa Luật, ĐH Công đoàn Hà Nội. Bức hình này được chụp trong kỳ thi tốt nghiệp vừa qua, cha của Linh, chú Nguyễn Tuấn Nghĩa đã cõng con gái mình đi thi tại Hội đồng trường THCS Tân Mai, Hà Nội.
Qua tìm hiểu, chúng tớ được biết, đã 7 năm ròng rã, chú Nghĩa cõng Linh đi học như thế. Từ khi sinh ra, Linh không may mắn bị khiếm khuyết đôi chân, nhưng bù lại, đầu óc tỉnh táo, sáng suốt và tinh thần ham học hỏi khiến Linh vẫn học tốt. Nhờ chăm chỉ và cầu tiến bộ, Linh được đặc cách lên thẳng lớp 2. Đặc biệt, bạn rèn luyện được tính tự tin, giao tiếp tốt, không mặc cảm trước số phận và khiếm khuyết của mình nên Linh đã quyết tâm thi và đỗ vào trường ĐH Công đoàn, khoa Luật trong kỳ thi vừa qua.
Lần giở lại những kỷ niệm quá khứ, với riêng chú Nghĩa, hình ảnh về cô con gái yêu vẫn luôn như mới. Ngày Linh còn nhỏ, ngoài công việc phụ xe buýt, chú đảm nhiệm việc đưa đón Linh đến trường và đi học thêm. Bố đã cõng Linh lên từng bậc cầu thang, trên lưng suốt 7 năm qua. Linh nhớ có lần rơi nước mắt khi những giờ học thêm, bố ngồi đợi bạn suốt 2 tiếng đồng hồ. Linh luôn tự nhủ: Phải cố gắng tự lập và vui vẻ, để bố mẹ đỡ vất vả và để chăm lo cho mình.
20 năm mẹ nhọc nhằn cõng con tới trường
Cô Chung Thị Do và bạn Nguyễn Chung Tú. Ảnh: SGTT.
“Hằng ngày, con đến trường trên đôi vai của mẹ. Có đứa bạn thấy vậy còn nói: “Được mẹ cõng sướng quá ta!” Nhưng chẳng sướng chút nào khi mẹ con mình có lần suýt ngã gục trước bậc thang lên lầu.
Có lần, con đã hỏi mẹ: “Sao mẹ không bỏ con đi?” thì nhận lại được một câu: “Vì con là con mẹ”…

Đó là những dòng tự sự trên blog của Nguyễn Chung Tú, sinh viên năm hai Đại học Khoa học tự nhiên TP HCM viết về mẹ, cô Chung Thị Do, chợ Gạo, Tiền Giang - người gần 20 năm nay nhọc nhằn từng bước cõng con tới trường mà nhiều người không thể cầm được nước mắt.
Do ảnh hưởng của chất độc màu da cam, khi hơn 1 tuổi, Tú bất ngờ bị những biểu hiện bất thường. Đến tuổi đi học, Tú vẫn có thể nhúc nhắc. Nhưng đến lớp 5, Tú bị mất cảm giác hoàn toàn ở chân rồi liệt hẳn, đôi bàn tay cũng yếu theo.
Ham học và học giỏi, gia đình tạo điều kiện hết sức để Tú học hết cấp 3. Cô Do, suốt 20 năm trời, từ khi Tú không thể tự đi, đã trở thành đôi chân đưa con đến trường học và trường thi.
Ngày Tú muốn đi thi đại học, hai mẹ con rồng rắn lên thành phố, cô Do cõng Tú đi thi từ 4h sáng, vượt bao chặng đường gian khổ, những tưởng như đã bỏ cuộc, nhưng việc Tú xuất sắc đậu khối A khoa công nghệ thông tin, và khối B công nghệ sinh học đã khiến cô Do có thêm động lực để cùng con vượt qua chặng đường gian nan phía trước.
Hoàn cảnh hiện giờ của Tú rất khó khăn. Ngoài người cha bệnh tật, Tú có người em trai cũng ốm yếu giống mình do ảnh hưởng của chất độc da cam. Tú rất cần sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm để bạn tiếp tục theo học những năm tới.
9 năm cõng con bại liệt trèo đèo lội suối đi học
Đã 9 năm qua, người dân làng Ngòi (xã Động Đạt, huyện Phú Lương, Thái Nguyên) không còn lạ lẫm với hình ảnh người cha ngày ngày trèo đèo, lội suối cõng con đi học. Cứ mỗi buổi sáng sớm, dù ngày mưa hay ngày nắng, chú Nông Văn Vinh (1974) lại cõng con gái là Nông Hoài Hương (1999) đến trường.
Cha bồng con đi học như thế đã 9 năm nay. Ảnh Kiến thức.
Năm lên 3 tuổi, Hương không thể đi đứng, dù đã tìm mọi cách để chữa bệnh cho con, nhưng chứng ngắn cơ bẩm sinh của Hương khiến bác sỹ bó tay, gia đình đau đớn. Lên 5 tuổi, Hương đòi đi mẫu giáo vì thấy bạn bè đi học vui quá. Thương con nên người cha quyết tâm sáng 6h đưa con đi, trưa 10h30 cõng con về.
Lên lớp 1, học tại tiểu học Đông Đạt, Hương lại có cha 9 năm liền cần cù cõng con không ngừng nghỉ. Dù nắng mưa gió bão, đôi chân của cha đã đưa Hương đến với ước mơ cháy bỏng là tìm được cái chữ. 8 năm liên tục, Hương là học sinh giỏi, từng được giải nhất trong cuộc thi vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức.
Hiện giờ đang học lớp 8 trường THCS Động Đạt, Hương tâm sự phải học tốt để không phụ lòng cha mẹ. Tấm gương giàu nghi lực của Hương là niềm tự hào của lớp chúng tôi, cô Tạ Thị Huyền - giáo viên chủ nhiệm lớp 8A chia sẻ.
Mẹ mù lòa bán thóc đưa con đi thi Đại học
Cô Cao Thị Vệ đứng chờ con suốt cửa nơi trường thi. Ảnh Dân trí.
Đôi mắt mờ đục hướng vào khoảng không vô định. Hình ảnh cô Cao Thị Vệ, quê ở Thái Bình đưa con đi thi tại trường ĐH Sư phạm Hà Nội những ngày nắng nóng tháng 7 vừa qua làm ai cũng phải ngoái nhìn. Gia cảnh đặc biệt, cô thì bị mù, còn chồng cô thì tàn tật. Nhà có 2 người con thì một cậu út cũng bị tàn tật, chỉ còn đứa con gái đầu tên Duyên lành lặn. Duyên cho biết, kỳ thi vừa qua, bạn thích sư phạm nên đăng ký vào khoa Toán, ĐH Sư phạm Hà Nội.
Để đưa con đi thi, cô Duyên phải bán 3 tạ thóc lấy 700 ngàn đồng. Cô ngậm ngùi chia sẻ, gọi là đưa con đi thi, nhưng chính xác là con đưa mẹ đi thi mới đúng.
Con tới trường trên lưng bố tâm thần
Bố tâm thần, mẹ câm điếc. Vì nhà quá nghèo nên mặc dù 8 tuổi, Thế vẫn bé tí teo, nặng cả thảy 18kg. Vì quá yếu, nên Thế khó có thể đi bộ đến trường. Để vượt qua chặng đường đi học nhọc nhằn ấy, Thế phải nhờ đến tấm lưng của người bố tâm thần.
Bố tâm thần nhưng rất yêu thương con. Ảnh: Dân Việt.
Những tưởng bố tâm thần thì không biết gì, nhưng có lẽ tình yêu thương con như một bản năng đã giúp người cha tâm thần ấy khắc phục khó khăn trước mắt. Ngày ngày, chú Thùy cõng Thế đến trường, chăm chỉ và đều đặn, cặm cụi như thế tính đến hôm nay đã 1 vạn cây số.
Được nhận xét là thông minh, nhiều kỳ học tỏ ra vượt trội hơn bạn bè, cô giáo Nguyễn Thị Hương - giáo viên chủ nhiệm của Thế xúc động. Vừa rồi, Thế nhận được 4 cái giấy khen: tỉnh, huyện, trường.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm  Gia sư lớp 5gia sư lớp 6Gia sư lớp 7Gia sư lớp 8 Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

tag: trung tâm gia sư , gia sư, gia sư Toán ,  gia sư Lý, gia sư Hóa, gia sư Anh, gia sư Văn, 

Tuần lễ giáo dục Canada tại Việt Nam

Đại Sứ Quán Canada tại Hà Nội và Tổng Lãnh Sự Quán Canada tại TP HCM sẽ tổ chức Tuần lễ giáo dục Canada thường niên năm 2012 từ ngày 7- 13/10 tại TP HCM, Đà Nẵng và Hà Nội. Điểm nhấn của Tuần lễ giáo dục Canada lần thứ 4 này là sự tham gia tư vấn trực tiếp của 70 cơ sở giáo dục khắp Canada về môi trường học tập cũng như cuộc sống sinh viên tại từng địa phương. Đại diện các cấp học khác nhau từ mầm non tới trung học, các khóa học hè, các khóa học tiếng Anh, cao đẳng, đại học, sau đại học từ nhiều tỉnh và vùng lãnh thổ Canada sẽ tham gia Triển lãm này.
Thông qua triển lãm, sinh viên và gia đình có thể tìm hiểu kỹ và sâu hơn về hệ thống giáo dục Canada, các cơ hội xin học bổng, và thủ tục xin thị thực du học. Một buổi hội thảo đặc biệt nhằm hướng dẫn việc xin thị thực du học sẽ do đại diện Sở Di trú thuộc Tổng Lãnh sự quán Canada trực tiếp thuyết trình. Các cựu du học sinh Việt Nam ưu tú tại Canada cũng sẽ chia sẻ những kinh nghiệm mà họ đã tích lũy được trong thời gian du học ở đây.
Chính Phủ Canada đảm bảo một hệ thống giáo dục chất lượng hàng đầu nhờ được chú trọng đầu tư nhiều nhất trong Nhóm các nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới (G8). Hàng năm, Canada đón nhận hơn 239.000 du học sinh quốc tế đến trải nghiệm những điều kiện học tập hàng đầu trong môi trường học tập tiên tiến ở quốc gia này. Tại các triển lãm giáo dục năm nay, khách tham quan cũng sẽ có cơ hội ghé thăm “Góc Canada” để chiêm ngưỡng những phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của Canada. Khách tham quan được vào cửa tự do trong suốt những ngày diễn ra triển lãm.
Thời gian và địa điểm tổ chức Triển lãm giáo dục Canada trong Tuần lễ giáo dục Canada 2012 cụ thể như sau:
Tại TP HCMTừ 9h - 16h ngày 7/10/2012
Địa điểm: Khách sạn Intercontinental, Hai Bà Trưng, Quận 1
Tại thành phố Đà NẵngTừ 13h - 17h ngày 10/10/2012
Địa điểm: trường ĐH Đà Nẵng, 41 Lê Duẩn, Quận Hải Châu
Tại Hà NộiTừ 9h - 16h ngày 13/10/2012
Địa điểm: Khách sạn Melia, 44B Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm





Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm gia sư lớp 9Gia sư lớp 10Gia sư lớp 11gia sư lớp 12  Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

tag: gia sư , trung tâm gia sư, gia sư Toán ,  gia sư Lý, gia sư Hóa, gia sư Anh, gia sư Văn,

Học sinh Việt Nam: khổ

Trên đất nước Việt Nam còn nhiều hình ảnh học trò đến trường trong khó khăn… khiến nhiều người phải rơi nước mắt, nhưng cũng rất trân trọng và nể phục.
nhung-noi-kho-cua-hoc-sinh-viet-nam

nhung-noi-kho-cua-hoc-sinh-viet-nam
Phòng học mưa thì dột, bàn ghế thì bị nứt nẻ và xộc xệch. Làm sao học sinh có thể học trong một căn phòng như vậy?

nhung-noi-kho-cua-hoc-sinh-viet-nam
Ngày khai giảng -  ngày mà với trẻ em thành phố được diễn đồng phục, cặp sách mới tới trường. Nhưng đối với những đứa trẻ miền núi được đến trường là vui lắm rồi cho dù chân đất và phải quỳ để dự lễ tựu trường.

nhung-noi-kho-cua-hoc-sinh-viet-nam

nhung-noi-kho-cua-hoc-sinh-viet-nam
Đến trường bằng những cây cầu khỉ tạm bợ.

nhung-noi-kho-cua-hoc-sinh-viet-nam

nhung-noi-kho-cua-hoc-sinh-viet-nam

nhung-noi-kho-cua-hoc-sinh-viet-nam
Đến trường bằng những cây cầu khỉ tạm bợ.

nhung-noi-kho-cua-hoc-sinh-viet-nam
Những cảnh trẻ em qua sông như thế này khiến nhiều người vẫn run sợ.

nhung-noi-kho-cua-hoc-sinh-viet-nam
Cảnh qua sông trên những chiếc thuyền, cano cũ kỹ.

nhung-noi-kho-cua-hoc-sinh-viet-nam

nhung-noi-kho-cua-hoc-sinh-viet-nam
Qua sông chỉ với một cây gỗ rất nguy hiểm.

nhung-noi-kho-cua-hoc-sinh-viet-nam
Ở những nơi địa đầu của Tổ quốc các em phải xắn quần lội bùn, băng rừng để đến trường.

nhung-noi-kho-cua-hoc-sinh-viet-nam
Lớp học có thể mất nếu có trận gió to.

nhung-noi-kho-cua-hoc-sinh-viet-nam
Ký túc xá nghèo nàn của học sinh miền núi.

nhung-noi-kho-cua-hoc-sinh-viet-nam
Thắp nến để tìm kiếm con chữ.
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm gia sư lớp 9Gia sư lớp 10Gia sư lớp 11gia sư lớp 12  Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

tag: gia sư , trung tâm gia sư, gia sư Toán ,  gia sư Lý, gia sư Hóa, gia sư Anh, gia sư Văn,

"Cơm ăn có thể thiếu chứ em không thể bỏ học"

Em Hoàng Thị Thương là một trong hàng trăm học sinh (HS) nghèo vượt khó được Hội Khuyến học Thanh Hóa trao học bổng tại lễ kỉ niệm và trao học bổng cho các em HS nghèo vượt khó của Hội Khuyến học Thanh Hóa sáng 2/10. Khi nghe Thương chia sẻ trong buổi lễ, nhiều người đã rơi nước mắt khi biết về hoàn cảnh của em.
com-an-co-the-thieu-chu-em-khong-the-bo-hoc
Em Hoàng Thị Thương là hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được Hội Khuyến học Thanh Hóa trao học bổng học sinh nghèo vượt khó.
Là đứa trẻ mồ côi, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Khi còn trong bụng mẹ, em đã mồ côi bố. 6 tháng sau khi em ra đời, mẹ cũng bỏ em mà đi. Nhưng không vì thế mà em đầu hàng với số phận mà luôn cố gắng vươn lên học giỏi.
Sau khi sinh ra bị mẹ bỏ rơi, ông bà nội đưa em về nuôi cho ăn học. Đến năm em học lớp 9, cả hai ông bà vì tuổi già sức yếu đã ra đi mãi mãi. Thương nhớ lại: “Trong đợt chuẩn bị tham gia kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 thì ông bà em mất. Em phải bỏ thi để đưa tang ông bà. Lúc đó em như tuyệt vọng vì chỉ có ông bà là người thân yêu nhất mà cũng bỏ em mà đi, em không biết phải sống thế nào và trông chờ vào ai”.
Chính từ ước mơ trở thành cô giáo mầm non và nghị lực phải sống tiếp, phải cố gắng học tập thật tốt, Thương đã không bỏ học mà cố gắng vững tin. Thương cho biết: “Sở dĩ em có được nghị lực và ý chí để không đầu hàng trước số phận chính mình là nhờ sự quan tâm động viên của những tấm lòng vàng đã giúp em cả về vật chất lẫn tinh thần, em được miễn phí các chi phí học tập, được hỗ trợ sách vở, quần áo, cũng như tạo điều kiện để em nhận học bổng dành cho HS nghèo vượt khó. Em luôn vững tin rằng dù em không còn bố, không có mẹ, không còn ông bà ở bên nhưng em còn có các bác, các cô chú, các thầy cô giáo, các bạn HS và rất nhiều các tấm lòng vàng khác trong xã hội giúp đỡ em”.
Những lời tâm tình sâu sắc của em Hoàng Thị Thương đã khiến rất nhiều người cảm động. Để được đến trường như ngày hôm nay, ngoài sự cố gắng của bản thân em còn có sự giúp đỡ của tất cả mọi người, trong đó của Hội Khuyến học.
“Em có được như ngày hôm nay, được khoác lên mình chiếc áo đồng phục, hàng ngày được cắp sách tới trường, vui đùa cùng bạn bè, được nuôi dưỡng ước mơ, khát vọng về một tương lai tươi sáng… chính là nhờ sự quan tâm giúp đỡ, tận tình cưu mang của các bác, các chú, các cô trong dòng họ, hàng xóm các thầy cô giáo, các bạn HS các cấp. Đặc biệt là sự quan tâm sát sao của Hội Khuyến học Quảng Xương nói riêng và Hội Khuyến học tỉnh Thanh Hóa nói chung”, Thương xúc động.
com-an-co-the-thieu-chu-em-khong-the-bo-hoc
Em Hoàng Thị Thương (ngoài cùng bên trái) trong lễ nhận học bổng học sinh nghèo vượt khó tại buổi lễ kỉ niệm Ngày Khuyến học Việt Nam. 
Một năm học mới lại đến. Những lo toan của Thương cũng như những em HS nghèo còn rất nhiều trên bước đường sắp tới. Không chỉ cần sự nỗ lực của bản thân các em mà cần cả sự chung tay của cộng đồng và xã hội để những em HS nghèo không phải bỏ học, tiếp tục đến trường nuôi dưỡng ước mơ của mình.
“Mỗi ngày được đến trường là một ngày vui. Được học hỏi kiến thức để rồi sau này phục vụ quê hương, đất nước là mong mỏi của bao thế hệ học trò. Sự động viên khích lệ động viên của các thầy cô giáo, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, những phần quà đầy ý nghĩa của Hội Khuyến học là nguồn động lực lớn lao nhất để chúng em vượt lên mọi hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong cuộc sống và học tập để mai này cống hiến cho đời”, Thương chia sẻ.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm  Gia sư lớp 5gia sư lớp 6Gia sư lớp 7Gia sư lớp 8 Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

tag: trung tâm gia sư , gia sư, gia sư Toán ,  gia sư Lý, gia sư Hóa, gia sư Anh, gia sư Văn,

4 điều không giống ai của trường học Mỹ

Trẻ em Mỹ "không cần" trường

"Không cần" theo nghĩa đen, không phải một cách nói ví von hoa mỹ về một thực tế khác cũng ngược đời nếu so với giáo dục Việt Nam: Nhà trường chỉ là một thành phần, cho dù là một thành phần quan trọng, trong một phức hợp xã hội có nhiệm vụ giáo dục những công dân Mỹ tương lai.

bon-cau-chuyen-nguoc-doi-cua-giao-duc-my
Nhà trường không và cũng không thể thay thế được gia đình, cộng đồng sinh hoạt, các đoàn thể, các tổ chức tôn giáo, văn học nghệ thuật, viện bảo tàng, lễ hội, các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động thể thao... "Không cần" ở đây có nghĩa là trẻ em Mỹ có thể học ở nhà, theo chế độ homeschooling (học tại gia).

Chế độ "Học tại nhà" (Home schooling) cho phép cha mẹ tự giáo dục con cái thay vì cho chúng đến trường mà không yêu cầu phải có chứng chỉ gì đặc biệt. Nhiều người Mỹ cho rằng đó là cách để trẻ em có thể phát huy tính tự lập, chủ động trong cả 365 ngày chứ không chỉ tiếp nhận kiến thức một cách thụ động trong những lúc đến trường. Đó là một nguyên lý giáo dục khác hẳn, dựa trên quan điểm là mọi bậc cha mẹ đều có thể giúp đỡ con cái học tại nhà.

Nhiều gia đình không hề sử dụng các tài liệu hướng dẫn hay chương trình giảng dạy chính thức, mà căn cứ vào thiên hướng và phong cách cá nhân của trẻ em để áp dụng các phương pháp và nội dung cụ thể.

Ngay cả trong trường hợp có sử dụng các tài liệu hướng dẫn, thời gian học tập hàng ngày cũng không kéo dài quá vài tiếng đồng hồ, thời gian còn lại dùng để du lịch, biểu diễn, tham quan, đọc sách, tiến hành các dự án nghiên cứu hay tham gia hoạt động từ thiện.

Hiện nay có khoảng 1 triệu gia đình ở Mỹ áp dụng và theo thống kê đang tăng lên khoảng 15% mỗi năm.

Trẻ em Mỹ cũng không theo một chương trình thống nhất

Ở Mỹ, chương trình học của các trường phổ thông không chỉ khác nhau tuỳ theo các bang mà còn khác nhau tuỳ theo từng vùng, từng quận, thậm chí tuỳ theo từng trường. Rất nhiều người không biết rằng rất nhiều học sinh Mỹ không hề biết gì về thuyết Darwin.

Ở một số địa phương, đặc biệt là tại các bang ở miền Nam, do ảnh hưởng mạnh mẽ của Thiên Chúa Giáo, giảng dạy thuyết Darwin thậm chí còn bị coi là phi pháp.

Vì không học theo một giáo trình thống nhất, trình độ của học sinh khi tốt nghiệp trung học rất khác nhau. Chính vì lẽ đó, ở năm thứ nhất, các trường đại học Mỹ thường có 3 môn bắt buộc là Học nghĩ, Học nói và Học viết. Trong số 18 sinh viên lớp Học viết (English 101) do tôi phụ trách, có những sinh viên hiểu biết rất rộng và sâu, nhưng cũng có sinh viên thậm chí viết tiếng Anh còn sai chính tả và ngữ pháp.

Tuy vậy, họ có một điểm chung là rất tự tin. Đó là kết quả của một triết lý giáo dục mang tính dân chủ. Việc chấm điểm, chẳng hạn. Nếu ở ta chấm điểm là biện pháp nhằm xếp loại học sinh và đánh giá giáo viên, điều cuối cùng dẫn giáo viên đến tình trạng chạy theo thành tích và rất nhiều học sinh đến tâm lý tự ti.

Không tự ti sao được khi một đứa trẻ từ lớp 1 đến lớp 12 luôn luôn đội sổ, và điều đó được công bố cho tất cả bạn bè cùng lớp. Ở Mỹ, việc chấm điểm là vấn đề tế nhị, thường là giữ kín. Nó là cơ sở để học sinh tự biết mình và để giáo viên điều chỉnh phương pháp giáo dục với từng học sinh.

Nhà trường Mỹ luôn cố gắng để học sinh không cảm thấy thua chị kém em. Ngay cả thi tốt nghiệp phổ thông cũng không có vai trò quan trọng như ở Việt Nam hay ở Châu Âu. Có thể nói, nhà trường ở Mỹ là nhà trường không nhằm mục đích thi cử.

Các trường phổ thông của Mỹ không có SGK chung trong cả nước

Việc lựa chọn các loại sách để dạy trong nhà trường thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên trách địa phương và nhà trường, nhưng vai trò cá nhân của giáo viên và ý kiến của phụ huynh cũng rất quan trọng. Chẳng hạn, cuối tháng 9 năm 2003, khi tôi vừa đến Normal, cuốn sách nổi tiếng của nhà văn Hoa Kỳ đoạt giải Nobel John Steinbeck, "Of Mice and Men" (Hoàng Ngọc Khôi và Nguyễn Phúc Bửu dịch là "Của chuột và người"), cùng hai tác phẩm kinh điển khác là "The Adventures of Huckleberry Finn" (Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn) của Mark Twain và "To Kill a Mockingbird" (Giết chết một con chim Mocking) của Harper Lee, bị cha mẹ học sinh các trường trung học phản đối và đòi đưa ra khỏi chương trình văn học.

Hai trường trung học Normal Comunity High School và Normal West High School phải thành lập một chuyên ban, bao gồm hiệu trưởng, một chuyên gia thông tin đại chúng và một giáo viên, để nghiên cứu và trả lời phụ huynh học sinh.
 
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm  Gia sư luyện thi đại họcGia sư lớp 1Gia sư lớp 2gia sư lớp 3Gia sư lớp 4 Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383


tag: trung tâm gia sư , gia sư, gia sư Toán ,  gia sư Lý, gia sư Hóa, gia sư Anh, gia sư Văn,