Bạn có nickname PhuongMai thẳng thắn nhận xét: “Học sinh thì ai chẳng vài lần trót vi phạm, thế nên bị phạt là đương nhiên, tuy nhiên, phạt bằng tiền thì mình không “ưa” một chút nào. May mà trường mình không áp dụng, nếu có chắc mình sẽ bị viêm màng túi dài dài”.
PhuongMai phân tích thêm: “Phạt tiền không phải phương án hay. Với những bạn gia đình khá giả, lúc nào cũng rủng rỉnh thì phạt 50.000 đồng hay 100.000 đồng “không là vấn đề” và chẳng có tác dụng răn đe gì với các bạn ấy cả. Cứ vi phạm chỉ cần chi tiền nộp phạt là xong! Nhưng với những bạn gia đình khó khăn thì kiếm đâu ra tiền nộp phạt?”
Hình thức phạt học sinh bằng tiền đang được nhiều thầy cô áp dụng (Ảnh minh họa)
Quả thực, với những teen không mấy dư dả, phạt tiền quả là cực kỳ đáng sợ. Bạn Thu Trang
(THPT N.T) là một trường hợp điển hình: “Mỗi tháng mình phải xin “gãy
lưỡi” mới được bố mẹ cho khoảng 300.000 đồng tiền tiêu vặt. Chỉ cần vài
lần sơ sẩy mắc lỗi ở trên lớp là bị “viêm màng túi” ngay lập tức!"Bạn Hoàng Trọng Vinh (THPT chuyên T.P, Hải Phòng) than thở với chúng tớ: “Mình cũng như các bạn trong lớp đều chưa tự kiếm được tiền. Mỗi lần vi phạm thì hầu như phải về xin tiền bố mẹ để nộp phạt. Nhưng thành thật trình bày lý do: “Cho con xin 100 nghìn để đóng tiền phạt vì bị điểm kém!” thì dễ khiến bố mẹ nổi giận lắm. Có lần xin bố 50.000 nghìn để đóng tiền phạt vì tội đi học muộn, tớ bị bố mắng té tát, còn mẹ thì càu nhàu suốt cả bữa cơm!”. Sau lần hứng “kết cục đau thương” ấy, Trọng Vinh kết luận: “Từ giờ, khi trót vi phạm, mình thà bị thầy cô đánh còn hơn là bị phạt tiền”.
Chưa kể, một số học sinh còn “đối phó” với khoản tiền nộp phạt bằng nhiều cách tiêu cực. Phương Linh – cô bạn lớp trưởng trường THPT L.Q.Đ kể: "Nhiều bạn phải nộp phạt mà không có tiền hoặc không dám về xin bố mẹ nên vay mượn bạn bè, đập lợn đất. Tệ hơn, có bạn bị phạt vì tội mải mê chơi, biếng học thì tiếp tục dấn sâu hơn vào mấy trò đỏ đen để kiếm tiền nộp phạt. Vì vậy mà học sinh cá biệt vẫn “hoàn” cá biệt!”
Có nhiều bạn nói, thà thầy cô đánh mắng còn hơn phạt tiền (Ảnh minh họa)
Phải thừa nhận rằng biện pháp thu tiền phạt của học sinh cũng có hiệu
quả nhất định khi vừa tăng quỹ lớp, vừa khiến học sinh vì xót tiền, vì
sợ xin tiền phụ huynh mà không dám tái phạm. Tuy nhiên, 50 – 100.000
đồng hay hơn thế nữa đối với mỗi học sinh là khoản tiền không nhỏ. Có lẽ
các thầy cô cần phải điều chỉnh mức tiền phạt hợp lý và nên chăng, các
thầy cô nên thu trực tiếp từ phụ huynh để tránh tình trạng teen nói dối để xin tiền bố mẹ hoặc tìm mọi cách để có tiền nộp phạt.Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, nếu như teen tôn trọng quy định của trường lớp, chăm chỉ học tập thì sẽ không phải lo lắng tới bất cứ hình phạt nào của thầy cô nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét