Đang học chỗ này lại bay nhảy sang chỗ khác. Nhiều bạn chống đối, biểu
tình với bố mẹ xin chuyển chỗ học thêm liên tục vì cho rằng... càng học
chỗ đắt thì chất lượng càng tốt?
Giá học thêm ảnh hưởng lớn đến chất lượng học?
Hiện nay, không ít bạn suy nghĩ theo kiểu: “Hàng hóa, đồ càng đắt thì chất lượng càng tốt”.
Thế nên trong việc chọn chỗ học cũng khá kén cá chọn canh. Cụ thể là
trong thời điểm HK2 bắt đầu, để lấy lại sức học của mình, không ít teen
vòi ba mẹ tìm những chỗ học “tiền tỉ lệ thuận với chất lượng”. Nhiều bạn
chẳng ngại đóng tiền học phí cả mấy tháng liền rồi vẫn bỏ để tìm chỗ
học tốt hơn.
Thanh Phong (sn1993) chia sẻ: “Tớ
đang học thêm ở trung tâm A, đã đóng học phí khóa 03 tháng. Thế nhưng
tớ đang định bỏ vì học được mấy buổi, thấy chất lượng học kém quá. Mấy
đứa bạn tớ cũng bảo học trung tâm, đóng có vài chục, hay một, hai trăm
nghìn/ môn nên chất lượng cũng chỉ... đến thế. Thế nên HK2 này, tớ định
xin bố mẹ “đầu tư”, tìm hẳn gia sư nổi tiếng về dạy để chuẩn bị thi tốt
nghiệp lớp 12 cho thật tốt”.
Không
chỉ vướng vào hoàn cảnh như T.Phong. Nhiều bạn có kiểu học chỗ này
trông chỗ nọ. Thấy bạn mình “bỗng chốc khá lên” thì cho rằng do chỗ học
thêm tốt hơn liền nhảy sang. Nhiều bạn đang học ở các trung tâm, hay
thầy cô trong lớp cũng xin nghỉ để đầu tư... chen chân vào các lớp học
giá cắt cổ. Điều đó xuất phát từ suy nghĩ chung: “Giá cả tỉ lệ với chất lượng dạy và học”.
Gần
đây, suy nghĩ này phổ biến trong thế giới học đường “kinh khủng”.
Chẳng thế mà các lò luyện nổi tiếng, giá cao của các thầy cô nổi tiếng
cứ ngày một đông đúc, chen chúc. Chẳng thiếu những lớp học mức giá trên
trời, lớp học đông đến chẳng còn chỗ, thế mà nhiều người cứ ùn ùn đăng
kí xin... “đứng để học”.
Ảnh minh họa
Rủ nhau “nhảy” chỗ học thêm...
Không
an tâm về chất lượng học của mình, nhiều bạn liên tục thay đổi chỗ học
thêm. Không ít bạn đã đóng học phí 03-04 tháng liền trong các trung tâm
thế mà đành bỏ liều đi học chỗ mới. Thêm chuyện nhiều bạn đưa ra ý kiến
yêu cầu phụ huynh cho học ở những nhóm “cao cấp”, bị phụ huynh phản đối
kịch liệt thì bắt đầu “làm ầm làm ĩ” đổ thừa trách nhiệm việc học cho
người lớn.
Chuyện
buồn như của cậu bạn Hữu Minh (trường THPT Nguyễn Khuyến). Hữu Minh vốn
là một học sinh khá của lớp, gia cảnh khá, nhưng nhiều năm liền, gia
đình không thuê gia sư riêng mà cho Minh trung thành học thêm ở gần nhà.
Chẳng hiểu sang KH2, nghe bạn bè rủ rê, Minh quyết nằng nặc đòi học
thêm chung với nhóm bạn “quý-sờ-tộc” với mức học phí đắt cắt cổ – gấp ba
lần chỗ cũ.
Thế
nhưng tiền tăng không có nghĩa kết quả cũng tăng. Một tháng học đầu
tiên Minh tụt đến hơn mười hạng. Nguyên nhân do những buổi học thêm của
cậu bạn không còn tập trung như trước. Giờ đây, những tiết học thêm của
Minh biến thành những ngày vui chơi, và “show hàng hiệu”. Tiền vẫn đóng,
kết quả chẳng tăng, thế nên khi phát phiếu điểm cuối tháng, Minh chẳng
còn dám đem về cho bố mẹ.
Không
ít bạn rơi vào hoàn cảnh như Minh, khi kết quả tỉ lệ nghịch với số tiền
bỏ ra thì... chẳng còn dám đem về cho bố mẹ. Nhiều bạn “bí thế”, còn
nghĩ ra đủ cách chống đối tạm thời và rất khó chấp nhận được như: giấu
sổ điểm, giả chữ kí, đổ thừa cho giáo viên... Thế nhưng, đó chỉ là những
biện pháp ngắn hạn và khó lòng chấp nhận được. Đó là chưa nói đến hậu
quả khi chúng bị phanh phui.
Kiến thức chẳng mua được bằng tiền...
Nói
cho cùng, chuyện đi học thêm đắt hay rẻ chẳng mấy liên quan đến chất
lượng học. Nhiều thầy cô nhiều năm kinh nghiệm, vẫn chỉ thu mức học phí
rất thấp. Ngược lại, không ít những sinh viên mới ra trường lại “chém”
mức học phí cao. Chúng ta khó lòng có thể “cân đo đong đến” chất lượng
học và dạy ở nhà bàng học phí.
Thế
nhưng, việc học và kinh nghiệm thầy cô giảng dạy cũng chưa phải yếu tố
quyết định hoàn toàn kết quả học của bạn. Thử nghĩ, thầy cô giỏi, giảng
dạy chuyên sâu, nhưng bạn chẳng chịu cố gắng học và tập trung “thu nhận”
kiến thức thì cũng chẳng ích gì. Không ít thầy cô giảng dạy rất tận
tâm, chuyên nghiệp, nhưng một khi học trò chẳng màn tới việc học, thì
kết quả vẫn cứ... lẹt đẹt đấy thôi!
Nếu đang có ý định chuyển chỗ học thêm vì vấn đề học phí thì nên cân nhắc lại bạn nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét