No.1 Xác định rõ nhu cầu
Trước
khi làm bất cứ việc gì, bạn cũng cần phải xác định rõ mình muốn gì. Học
gia sư cũng vậy. Tại sao bạn phải học gia sư? Bạn học kém môn nào? Bài
kiểm tra cuối kì quá thấp hay vì bạn bè học gia sư nên mình cũng muốn
học? Đây là những điều vô cùng quan trọng bởi nó giúp bạn xác định được
mức độ cần thiết rằng có cần phải học gia sư hay không. Hơn nữa, bạn còn
có thể nhìn nhận rõ mục tiêu để tìm được gia sư phù hợp nhất.
No.2 Trao đổi với giáo viên
Hỏi
ý kiến giáo viên không bao giờ là thừa. Thầy cô có thể đưa ra những lời
khuyên hữu ích để giúp bạn như: có nhất thiết phải học gia sư hay không
hay chỉ cần học thêm ở trường là đủ? Nên học gia sư môn nào? Nếu được,
thầy cô cũng sẽ sẵn lòng giới thiệu cho bạn một vài gia sư đáng tin cậy.
No. 3 Tìm gia sư ở trung tâm uy tín
Bạn
có thể tìm gia sư thông qua sự giới thiệu của bạn bè, người thân, hàng
xóm... Như vậy, chất lượng gia sư sẽ phần nào được đảm bảo. Tuy nhiên,
không phải lúc nào bạn cũng có thể tìm được gia sư như vậy. Trong trường
hợp phải qua trung tâm thì hãy tìm đến những trung tâm uy tín để tránh
tình trạng “treo đầu dê, bán thịt chó”, vừa mất tiền oan lại tốn thời
gian vô ích.
No.4 Tìm hiểu kĩ về gia sư
Khi
đã tìm được gia sư rồi bạn cũng nên tìm hiểu kĩ một chút như tính cách
của họ ra sao, cách dạy thế nào, có phù hợp với mình hay không? Truyền
đạt có dễ hiểu không? Nếu không tìm hiểu kĩ về những điều này ngay từ
đầu thì bạn có thể sẽ phải học với một gia sư không phù hợp với mình.
Cách học truyền thống có thể không phù hợp với bạn thì một gia sư sáng
tạo sẽ là sự lựa chọn tốt hơn.
Mấu
chốt là đây! Chúng tớ biết có nhiều bạn không biết làm cách nào để hiểu
hơn gia sư của mình. Nhưng dễ lắm! Trước khi bắt đầu học, bạn nên dành
một buổi đầu tiên để hai thầy trò giới thiệu về nhau. Bạn cứ xem như đây
là buổi "buôn dưa lê" với một người bạn, đừng vì tiếc tiền cho một buổi
học là bỏ qua bước này nhé! Đây thật sự là điều quan trọng mà bạn cần
phải làm để có thể hiểu hơn tính cách của người sẽ dạy mình trong thời
gian tới thông qua những mẩu chuyện vui, như "cô thích ăn gì, cô
thích đi đâu vào ngày cuối tuần, cô học trường nào?..." Và bạn cũng có
cơ hội để hỏi những bí quyết học tập trước đây của thầy cô. Một công và
lợi cả năm, sáu chuyện đúng không nào!?
Bạn
cũng đừng quên hỏi gia sư của mình về kế hoạch học tập thế nào. Điều
này vô cùng quan trọng vì nó giúp bạn định hướng được việc học sắp
tới đó!
No.5 Hãy kiên nhẫn
Đừng
vội nhìn vào bảng điểm. Có thể nó không nhích lên nhiều nhưng hãy kiên
nhẫn. Nếu bạn bị hổng kiến thức nhiều và gia sư của bạn phải lấp đầy nó
thì thời gian là rất cần thiết. Gia sư không phải là ảo thuật gia. Vì
thế, hãy tỉnh táo trước những kỳ vọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét