Tôi vốn là một thằng con trai nhà nghèo, tôi không chăm chỉ, lại
nghịch ngợm, hay trốn học, nhưng tôi thông minh. Công việc của gia đình
bộn bề nên tôi hay trốn học, đi làm mấy công việc mà người ta thuê theo
ngày hoặc theo giờ để đỡ đần bố mẹ.
Tôi thì
ngày một cao lớn, lênh khênh, bố mẹ tôi thì ngày một già, thấp xuống vì
những công việc nặng nhọc thường ngày. Nhà còn hai đứa em nhỏ đang tuổi
ăn, tuổi học, tôi không muốn chúng phải chứng kiến một tuổi thơ thiếu
thốn như thôi. Vậy nhưng hễ sáng hôm sau đi học, thì tối hôm trước tôi
sẽ ôn lại bài, có thể lĩnh hội và học lại những bài bỏ dở, tôi nhớ rất
nhanh những gì đã được đọc.
Biết tôi nghỉ học
nhiều, cô giáo lo cho tôi và buồn lắm. Cô đến nhà, khuyên nhủ hoài, tôi
chỉ biết thở dài, im lặng, mà không dám nói ra rằng, vì nhà tôi nghèo,
rằng vì tôi cần tiền. Và tôi đã từng cho rằng, chẳng mấy ai muốn có một
tuổi thơ và những tháng năm cắp sách như tôi. Đó là thứ mà tôi nghĩ được
khi nhìn vào ngôi nhà đã ôm trọn tuổi thơ của tôi với thứ đáng giá duy
nhất đó chính là tình cảm gia đình của tôi lúc nào cũng sáng, ấm nồng.
Ảnh minh họa
Ngày
chia tay cấp 2, tôi nhớ trong ánh mắt cô giấu nỗi buồn day dứt, ánh mắt
cô vẽ lên cái nhìn đăm đăm trên đôi mắt hằn những vết chân chim khi
hướng nhìn chúng tôi. Đó là một ngày nắng đẹp, đủ để phơi khô bao nhiêu
ký ức của thời học sinh, của những tháng năm mà biết bao ước mơ tôi được
vun trồng dưới bàn tay cô. Có lẽ ngày hôm đó không sinh ra để là ngày
chia lìa như vậy, cô giáo ít nói hẳn, giọng đọc diễn cảm và tràn trề
những thổn thức từ trái tim kia cũng trầm xuống, càng đến phút cuối, cô
càng tiến gần để ngắm nhìn chúng tôi và cô lặng lẽ khóc.
Lên
cấp 3, bằng những nỗ lực ở những ngày thi cuối và bằng lòng tin mà cô
giáo luôn trao gửi nơi tôi. Tôi đỗ vào chuyên Toán với số điểm không
tồi.
Cuộc sống gia đình tôi dần dần cũng khá
hơn, vì có một mùa đất ruộng khá tốt. Nhớ lời dạy của cô, tôi vẫn học
tốt các môn tự nhiên và tôi là một trong những học sinh giỏi Văn nhất
lớp.
Tôi đã nghĩ về những dự định trong tương
lai rất lâu và tôi quyết định không từ bỏ giấc mơ được trở thành sinh
viên đại học Ngoại Thương, một trong những trường đại học tốt nhất của
nước. Cô giáo gọi điện, hỏi thăm tôi. Cô đưa tôi tới Văn Miếu thắp
hương. Cô nói Văn Miếu là một nơi trang nghiêm và còn là trường đại học
đầu tiên của đất nước. Đây cũng là nơi vinh danh của những bậc tiền nhân
tài cao, học rộng, cô mong tôi đến đây sẽ có được thêm nhiều nghị lực
và may mắn trong kỳ thi quan trọng nhất của cuộc đời.
Tôi
nhớ, tôi đã tràn trề niềm vui và hy vọng như thế nào. Tôi hít thở sâu
vào mỗi sáng và lòng tôi ngân vang những khúc nhạc rộn rã vào mỗi đêm.
Hầu như trong những đêm trước ngày thi vài tháng, tôi không hề ngủ.
Vậy
mà, năm ấy, thật khó khăn cho tôi khi vào phòng thi với cơn đau dạ dày
lại tái phát và hành hạ tôi ngay từ đêm trước ngày thi. Tôi không ăn
được gì, cơn đau làm ruột tôi quặn lại và mồ hôi thì từ trán thấm đẫm
hết lưng áo tôi. Tôi cố gắng chịu đựng một mình và cố gắng giấu bố mẹ ở
quê.
Tôi bước đến trường thi, cố gắng dồn ý
chí để chống lại số phận và cố sức tập trung tư duy để làm bài. Ngồi
trong phòng thi gần 2 tiếng thì tôi đã không còn cảm giác gì nữa, tôi đã
ngất lịm với cây bút chì mà cô giáo tặng.
Ảnh minh họa
Kết
quả thi không nằm ngoài dự đoán, tôi không đỗ vào ngành mà tôi mơ ước.
Lần đầu tiên trong đời, tôi thấy ngôi trường mà tôi mơ ước, tưởng chừng
như đã ở rất gần, bỗng chốc lại xa vời như thế, tôi đã mất cơ hội. Cái ý
nghĩ hụt hẫng, thất vọng rồi tuyệt vọng cứ nối nhau, bám theo tôi ngày
này qua ngày khác, khiến tâm trạng tôi lúc nào cũng u ám và tê lạnh. Cô
giáo biết chuyện, gọi tôi đến nhà, nhìn tôi và phút chốc từ đôi mắt của
tình yêu thương ấy trắng mờ dần, nước mắt cô lặng lẽ. Cô nói tôi có thể
vào học ở những ngôi trường khác. Tôi nói không.
1
năm cũng trôi qua, những nghị lực và quyết tâm trong tôi giờ lại cồn
lên, thôi thúc tôi đưa chiếc bút giải những con toán thật mau lẹ. Cô
giáo đến nhà tôi, cô nói muốn đưa tôi đi thắp hương ở Văn Miếu một lần
nữa. "Đó là nơi thật linh thiêng" -
cô nói. Ngày xưa, khi cô còn nhỏ, thầy giáo dạy Văn cũng từng đưa cô
đến đây, giờ thầy đã già lắm rồi. Và cô còn nói rằng, cô chưa bao giờ
hết lòng tin ở tôi. Tôi ngước mắt lên nhìn cô giáo, lòng càng suy nghĩ,
băn khoăn khi lần này, nhìn cô có vẻ xanh xao và gầy đi rất nhiều. Tôi
đoán cô bị bệnh, tôi hỏi, nhưng cô không nói gì.
Mùa
hoa phượng đỏ cháy năm đó, tôi đã đỗ vào đại học với số điểm cao. Đồng
thời, tôi cũng là một trong số tân sinh viên được nhà trường cấp học
bổng toàn phần. Nếu ai nói niềm vui khi thành công quả là lớn lao, thì
niềm vui khi bước qua được thất bại còn lớn lao hơn ngàn lần. Cầm tờ
giấy báo trúng tuyển trên tay, nước mắt rơi ướt nhòe và thấm đẫm cả cõi
lòng. Tôi chạy ùa đến nhà cô giáo với tâm trạng hết sức kì vọng. Tôi
mong cô sẽ vui mừng và hạnh phúc khi biết tin này. Nhưng tôi chợt bị
sốc, khi biết cô giáo đã chuyển nhà từ bao giờ. Từ đó, tôi không thể
liên lạc với cô nữa.
Nhiều năm trôi qua, khi
mùa thi đến, tôi lại thường tìm đến Văn Miếu, mong rằng sẽ được một lần
nhìn thấy cô giáo dạy Văn thân yêu của tôi. Chắc chắn cô sẽ lại đưa
những cậu học trò nhỏ với đôi mắt long lanh và nghị lực cháy bỏng đến
cầu may trong kỳ thi trọng đại.
Kỳ thi đại học
đã qua đi và để lại nhiều dư âm, chỉ trong vài ngày nữa, các bạn sẽ
biết được kết quả thi của mình và dù có thành công, hay thất bại, thì
xin các bạn hãy nhớ rằng, tất cả những thành công hay thất bại đó, chỉ
là bước đầu thôi. Các bạn còn cả một chặng đường dài ở dưới chân để nỗ
lực và cố gắng.
Từ nhiều năm nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là biểu tượng cho sự ham học của người dân Việt Nam đã trở thành nơi cầu đỗ đạt của học sinh, sinh viên cả nước trước mỗi kỳ thi. Chẳng biết từ khi nào, nơi đây, học sinh, sinh viên có lệ đến đây... sờ đầu rùa, vặn cổ rùa mong được đỗ đạt trong thi cử.
Rùa là một trong tứ linh của Việt Nam cùng với long (rồng), lân, phụng (phượng hoàng) và đặc biệt nó còn là con vật tượng trưng cho sức sống trường thọ. Vì thế đặt bia đá trên lưng rùa còn có ý nghĩa mong cho tên tuổi các vị tiến sĩ được khắc trên đó sẽ mãi mãi vang danh như biểu trưng của loài vật này.
Trong dịp này, Ban quản lý di tích đã bổ sung hàng rào chắn buộc lụa đỏ tại khu vực bia tiến sĩ, khu vực gác chuông, trống, nhằm hạn chế học sinh sờ đầu rùa và các di vật trên. Đội sinh viên tình nguyện đến từ các trường khác nhau đứng bảo vệ khu vực cấm, nhắc nhở học sinh nếu vi phạm.
Thế nhưng, tất cả những điều đó không giảm bớt được tình trạng luồn lách, cố tình sờ đầu rùa của các sĩ tử. Mặc dù đã có chăng dây đỏ và biển cấm, thế nhưng học sinh vẫn hồn nhiên trèo qua dây đỏ để vào tận trong sờ đầu rùa. Thậm chí có bạn còn đứng lên cả thân rùa, đè đầu cưỡi cổ cụ rùa. Có những ý kiến cho rằng, cơ quan công an nên vào cuộc để điều tra, tìm ra thủ phạm có hành vi vô văn hóa như trên.
Thử hỏi, đây có phải là thành quả của
một nền giáo dục chạy theo thành tích mà không chú trọng về vấn đề đạo
đức? Trong khi đó, các em đều là những người có ăn, có học, ít nhất đã
qua kỳ thi tốt nghiệp THPT mà không thấy được những lễ nghĩa thông
thường này thì thật đáng trách.
Khi các em còn trẻ, chưa nhận thức
đúng đắn hành động của mình thì mong rằng, người lớn, các bậc phụ huynh
sẽ có những chỉ dẫn chu đáo cho các em về ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa văn
hóa tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chứ không đơn thuần chỉ là phương án
ngăn chặn, cấm các em... sờ đầu rùa trong những ngày thi cử cận kề.
Chuyện ứng xử văn hóa hàng ngày không chỉ dừng lại ở một hành vi sờ đầu rùa mà còn nhan nhản quanh cuộc sống, đó là cảnh chen lấn trước quầy vé tàu, xe, xếp hàng thanh toán trong siêu thị... Những chuyện tưởng chừng như rất nhỏ ấy lại thể hiện một tầm nhận thức thiển cận, một chuẩn văn hóa thấp kém khiến bạn bè các nước có cái nhìn không tốt về Việt Nam.
Nguồn gốc của văn minh và văn hóa của
một cá nhân hay một dân tộc bắt đầu từ những hành động nhỏ nhặt và đơn
giản. Friedrich Nietzsche đã từng nói: “Con rắn không thay được da phải chết. Những đầu óc không chịu cởi mở thay đổi sẽ ngừng hoạt động”. Mong rằng, thế hệ trẻ, những con người của tương lai hãy biết nhìn nhận.Chuyện ứng xử văn hóa hàng ngày không chỉ dừng lại ở một hành vi sờ đầu rùa mà còn nhan nhản quanh cuộc sống, đó là cảnh chen lấn trước quầy vé tàu, xe, xếp hàng thanh toán trong siêu thị... Những chuyện tưởng chừng như rất nhỏ ấy lại thể hiện một tầm nhận thức thiển cận, một chuẩn văn hóa thấp kém khiến bạn bè các nước có cái nhìn không tốt về Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét