Và giám thị dường như làm ngơ trước những trò gian lận ấy.
Nhóm phóng viên vừa phối hợp với một số nhà xã hội học thực hiện thăm dò trên 500 thí sinh từ 36 tỉnh thành về tính nghiêm túc ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Kết quả: 84,6% thí sinh trong số đó thừa nhận có xuất hiện hiện tượng tiêu cực tại nơi các bạn dự thi.
Cuộc thăm dò xuất phát từ trăn trở của một số nhà xã hội học khi theo dõi tình hình giáo dục nước nhà. Một vị trong nhóm này băn khoăn: “Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp rất cao với gần 98% học sinh thi đỗ”.
Việc thăm dò được thực hiện theo hình thức phát phiếu ngẫu nhiên sau buổi thi đầu tiên tại nhiều điểm thi trong đợt thi tuyển sinh ĐH thứ hai và đợt thi CĐ vừa qua trên địa bàn TP.HCM. Do thực hiện theo hình thức ngẫu nhiên tại TP.HCM nên kết quả thăm dò thu nhận được chủ yếu là của các thí sinh phía Nam. Cụ thể, thí sinh được hỏi đến từ các vùng, miền như Đông Nam bộ (233 thí sinh), Tây Nam bộ (105 thí sinh), miền Trung (99 thí sinh), Tây nguyên (61 thí sinh).
Từ “hỏi bài” đến... “nhìn bài”
Khi được hỏi về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012, có đến 84,6% (423/500) số thí sinh được hỏi cho biết có diễn ra hiện tượng tiêu cực dưới nhiều hình thức khác nhau tại nơi các bạn dự thi. Trong đó, phổ biến nhất là các hiện tượng như nhìn bài của nhau, trao đổi bài cùng nhau trong khi thi. Thậm chí thí sinh cũng cho biết có cả việc giám thị làm ngơ khi thí sinh hỏi bài, xem tài liệu và kể cả việc... tổ chức giải bài thi tập thể nơi các bạn dự thi.
ThS Đổng Ngọc Lập (giám đốc Sở GD-ĐT Tây Ninh): Tỉ lệ cao khiến dư luận nghi ngờ Tôi cho rằng qua cuộc thăm dò này, có thể nơi này nơi kia có hiện tượng tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp THPT các em mới nói như vậy, chứ không bịa ra được. Tuy nhiên, chúng ta nên nhìn nhận ở hai góc độ: Thứ nhất, đó có thể là những hiện tượng các em nhìn thấy, nghe thấy tại nơi mình dự thi. Thứ hai, đó cũng có thể là do các em bị tác động nhiều từ báo chí, truyền thông về những vụ như Đồi Ngô, những việc quay cóp, tài liệu từ những nơi khác và “liên tưởng” khi đưa ra ý kiến trong thăm dò. Tôi không dám nói có tiêu cực nhưng với tỉ lệ tốt nghiệp THPT của cả nước lên quá cao (trên 97%) đã khiến dư luận nghi ngờ về thực chất. HÀ BÌNH ghi |
Những hiện tượng tiêu cực cụ thể được thí sinh cho rằng có diễn ra tại nơi mình dự thi với những mức độ gần như phổ biến như sau: có đến 84,2% cho biết có hiện tượng “hỏi bài nhau trong khi thi”. Còn hiện tượng “nhìn bài của nhau trong khi thi” cũng có đến 83,5% cho biết có diễn ra.
“Giải bài tập thể”
Ngoài ra, một số hiện tượng tiêu cực khác tuy có tỉ lệ thấp hơn nhưng cũng được thí sinh nhìn nhận có diễn ra trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay tại nơi các bạn dự thi như “giám thị làm ngơ khi thí sinh hỏi bài nhau” với 36,4%. Hay như hiện tượng “trao đổi tài liệu trong khi thi” cũng có 23,4%, “mang tài liệu vào phòng thi” có 20,6% cho biết có diễn ra.
Đáng chú ý, những hiện tượng tiêu cực nghiêm trọng hơn như “giám thị làm ngơ cho thí sinh xem tài liệu”, “giám thị gợi ý giải bài cho thí sinh”, “mang điện thoại di động vào phòng thi” và “mang tài liệu vào phòng thi để xem”... cũng lần lượt có 13,5%, 10,4%, 13,7% và 11,8% thí sinh khi được hỏi cho biết có diễn ra nơi mình dự thi. Thậm chí 11,3% số thí sinh được hỏi còn cho biết hiện tượng tổ chức “giải bài tập thể” diễn ra tại nơi mình dự thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Về mức độ, các hành vi tiêu cực theo từng địa phương, thí sinh từ 36 tỉnh, thành thuộc khu vực Đông Nam bộ, Tây Nam bộ, miền Trung, Tây nguyên... đều nhìn nhận nơi mình dự thi tốt nghiệp THPT năm nay có xảy ra tiêu cực. Tuy nhiên, hành vi và mức độ tiêu cực ở mỗi nơi khác nhau. Chẳng hạn với hành vi “giám thị làm ngơ cho thí sinh hỏi bài nhau”, có nơi 51,1% thí sinh được hỏi nhìn nhận có diễn ra nhưng cũng có nơi chỉ có 15,6% thí sinh nhìn nhận. Hay như hành vi “giải bài tập thể” có nơi 14,8% thí sinh được hỏi nhìn nhận có xảy ra và ở nơi khác là 13,0%... Tỉ lệ này được thống kê căn cứ trên tỉnh thành mà thí sinh cho biết mình dự thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Sau khi thực hiện xong cuộc thăm dò, nhà xã hội học này kết luận: “Tôi không nghĩ kết quả cuộc thăm dò này mang tính chất đại diện cho toàn thể thí sinh đã dự thi tốt nghiệp THPT ở các tỉnh thành trên cả nước. Nhưng tôi cho rằng kết quả này là một cơ sở ban đầu để lý giải vì sao tỉ lệ tốt nghiệp THPT của chúng ta lại cao ngất ngưởng như đã thấy”.
Nhưng hiện tại quy chế đang thiếu những nội dung đó?
Đúng thế. Qua thực tiễn sẽ tổng kết để bổ sung cho phù hợp.
Vậy thế nào là hợp pháp? Quan điểm của ông về trường hợp cụ thể này thế nào?
Hợp pháp là làm đúng pháp luật. Nếu tự anh cho là pháp luật chưa tốt rồi cứ làm theo ý mình thì còn gì là pháp chế nữa. Trường hợp cụ thể mang cái không được phép vào là trái quy chế. Đó là không hợp pháp. Khi xử lý phải căn cứ vào quy định, đồng thời xem xét cả tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định. Chế tài pháp luật của ta không chỉ răn đe mà còn mang tính giáo dục cá biệt và giáo dục chung nữa.
Vậy các em phản ánh tiêu cực bằng cách nào?
Có nhiều cách hợp pháp. Ví dụ ngay lúc phát hiện vi phạm hoặc sau buổi đầu tiên, người phát hiện vi phạm tố cáo (bằng miệng hoặc bằng văn bản) kèm theo chứng cứ thì rất đáng trân trọng. Một công dân bình thường thấy có các dấu hiệu vi phạm pháp luật cần phải ngăn lại.
Thưa ông, cơ quan công an Bắc Giang vừa thông báo đã vào cuộc vụ clip ở trường THPT dân lập Đồi Ngô vì có dấu hiệu vi phạm pháp luật?
Theo thông tin từ Sở GD-ĐT Bắc Giang thì có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Sở GD-ĐT Bắc Giang đã có văn bản đề nghị Công an tỉnh chỉ đạo làm rõ dấu hiệu vi phạm pháp luật này.
Khi thấy dấu hiệu vi phạm hình sự thì Bộ có khuyến khích Bắc Giang làm các động thái để truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Không phải khuyến khích, mà đó là trách nhiệm của thanh tra. Theo Luật thanh tra, khi có dấu hiệu vi phạm hình sự thì phải chuyển, chứ không thể giữ lại, giữ lại là sai.
Nhiều người quan tâm đến việc chấm thanh tra, các bài thi có dấu hiệu vi phạm có bị hủy hay không thưa ông?
Hủy hay không còn phụ thuộc vào nội dung cụ thể. Những bài giống nhau bất thường chỗ nào thì không chấm chỗ đó. Xử lý theo hướng giữ quyền lợi tối đa cho người học.
Hiện các môn thi trắc nghiệm chưa có thông tin. Còn các bài thi tự luận, theo báo cáo cơ bản đã chấm xong rồi.
Vậy kết quả các môn thi tự luận thế nào thưa ông?
Hiện Bộ chưa có báo cáo chính thức bằng văn bản nhưng dấu hiệu một số bài có một vài đoạn giống nhau. Như vậy, Sở sẽ xử lý theo hướng là không tính điểm chỗ đấy.
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạm và Gia sư lý và gia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét