Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Trung Quốc: 22 tuổi được bổ nhiệm làm Giáo sư

 Sinh viên 22 tuổi được phong giáo sư ở Trung Quốc
Liu Lu được gọi là "tiểu Chen Jingrun", theo tên của nhà toán học nổi tiếng nhất Trung Quốc.
Trường đại học Nam Trung (CSU) ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam công bố trong cuộc họp báo chiều thứ ba vừa qua rằng Liu Lu đã được bổ nhiệm là giáo sư của trường đại học này, đưa Liu Lu trở thành vị giáo sư trẻ nhất ở Trung Quốc. Zhang Yaoxue, người đứng đầu CSU cho biết trường đại học sẽ là bệ phóng lớn để Liu Lu phát triển kỹ năng và tự trau dồi mình trong lĩnh vực khoa học.

“Chúng tôi muốn Liu Lu tiếp thu được kiến thức ở cả Trung Quốc và nước ngoài, nắm được những cơ hội lớn mà CSU tạo ra và mang lại cho cậu trong nghiên cứu khoa học. Chúng tôi đưa ra những quyết định như thế bởi chúng tôi muốn tạo cho những người trẻ xuất sắc cơ sở tốt nhất để cho họ hiện thực hóa giấc mơ của họ”.

Sau sự bổ nhiệm trên, Liu Lu sẽ nhận được 1 triệu Tệ (160.000 USD) phần thưởng. Một nửa cậu sẽ dùng để thực hiện các nghiên cứu khoa học, một nửa để cải thiện cuộc sống hiện nay. CSU cũng sẽ giới thiệu Liu là ứng viên cho Chương trình thanh niên quốc gia, chỉ giới hạn trong 1.000 thành viên.
 Sinh viên 22 tuổi được phong giáo sư ở Trung Quốc
Cùng với bằng chứng nhận Liu Lu nhận được phần thưởng trị giá 1 triệu tệ.

Liu Lu trở nên nổi tiếng nhờ giải được Seetapun Enigma, vấn đề toán học nổi tiếng hóc búa, được nhà toán học người Anh David Seetapun là người đầu tiên đưa ra. 3 học giả ở Học viện khoa học Trung Quốc đã đề nghị cho Liu làm tiến sỹ mà không cần phải thi. Liu Lu được đặt biệt danh là “tiểu Chen Jingrun”, theo tên của nhà toán học nổi tiếng nhất Trung Quốc.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Quy trình phức tạp bổ nhiệm Phó giáo sư/Giáo sư tại Đại học Liège - Bỉ

Chính vì công việc chuẩn bị hồ sơ khá phức tạp, còn nhiều việc hứng thú và cần làm hơn, cho nên có những nhà khoa học suốt đời không xin chức giáo sư hay phó giáo sư mà vẫn được cộng đồng khoa học thế giới kính nể.
1. Về phương diện pháp lý, dường như chỉ có vài luật định và điều kiện :
- Môn học thiếu người dạy, cái chỗ cần tuyển dụng phải được công bố ra quảng đại quần chúng để ai cũng có thể xin đăng ký ứng cử vào chức đó - kể cả những nhà khoa học ở nước ngoài.
- Ứng viên phải hội đủ những điều kiện tối thiểu - cho chức phó giáo sư thì ít nhất phải có bằng tiến sĩ chẳng hạn.
- Đại học có quyền tự quản, tức là cho mỗi trường hợp bổ nhiệm. Phân khoa phải lập ra một ủy ban nghiên cứu hồ sơ khoa học của các ứng viên. Thành phần của Ủy ban này - ít nhất là năm người -  gồm những giáo sư cùng ngành, dĩ nhiên là họ không chuyên khoa cùng với những ứng viên vì mỗi giáo sư đều có chuyên khoa của mình, nhưng họ có khả năng phản biện và thẩm định. Hơn nữa, Ủy ban này phải hỏi ý kiến của tối thiểu là hai giáo sư chuyên khoa hàng quốc tế thuộc ngành của ứng viên, một đang làm việc tại Bỉ và một ở nước ngoài.
- Ủy ban sau khi cứu xét, phỏng vấn ứng cử viên sẽ báo cáo và đề nghị cho Phân Khoa. Thông thường thì Phân khoa chấp thuận đề nghị của Ủy ban, bầu chấp thuận một trong những ứng viên, đề nghị lên Hội đồng quản trị của Đại học phê chuẩn.
- Phó giáo sư mới sẽ được bổ nhiệm bởi một sắc lệnh do Vua ký - nước Bỉ là một quốc gia quân chủ lập hiến, Đại học Liège lại là một Đại học công lập.
2. Phải công bố ra quảng đại quần chúng nhu cầu cần một giáo sư, qua các kênh truyền thông và qua Công báo – Le Moniteur – đó là một cách đi tìm người tài.

Hơn nữa, đứng trên bình diện luật pháp, điều này bảo đảm tính công khai của sự việc, không để chỗ cho những dàn xếp nội bộ kém minh bạch và không công bằng. Cách đây vài năm trường chúng tôi đã bổ nhiệm một phó giáo sư xã hội học người Pháp, gốc Tunisia. Năm rồi, một phó giáo sư người Canada được bổ nhiệm ở Liège ở phân khoa Kỷ sư.
3. Bằng Tiến sĩ là điều kiện tối thiểu
Nếu bằng Tiến sĩ này đã được cấp ở Đại học Liège thì ứng viên phải có ít nhất một quá trình làm việc nghiên cứu ở nước ngoài. Bảo đảm chỗ đứng của Đại học trên bình diện quốc tế thì giáo sư phải là dân “quốc tế” cũng là điều hợp lý thôi.
Dĩ nhiên, sau bằng Tiến sĩ phải có ít nhất là hai năm nghiên cứu sâu nữa - post doctorat - và  phải có những bài báo khoa học. Một thí dụ : năm nay, một phó giáo sư Vật lý, người gốc Việt Nam, mới vừa được bổ nhiệm ở Liège. Nhà khoa học trẻ này có trên 30 công trình nghiên cứu đã đăng báo.
4. Ủy ban cứu xét hồ sơ các ứng viên là những người đồng hàng.
Tiếng Pháp gọi là nomination par les pairs. Việc này thể hiện tính tự lập, tự quản và dân chủ của Đại học. Truyền thống, tinh thần trách nhiệm, trung thực,... là những điều kiện cần có để bảo đảm diễn biến tốt trong phán xét của Ủy ban. Dĩ nhiên làm sao loại bỏ hoàn toàn những vị nể tình cảm giữa bạn bè hay những liên hệ về chính kiến. Nhưng Ủy ban có ít nhất là 5 thành viên, lại cộng thêm vào đó 2 ý kiến quốc tế và bổn phận phải trình với Hội đồng Phân khoa một báo cáo minh bạch có chứng cớ, ... giảm thiểu được phần nào những bất bình thường có thể xảy ra.
5. Bậc hạng giáo sư  ít nhất là 3 hạng :
Phó giáo sư hay chargé de cours.
Giáo sư   - professeur  thông thường là sau ít nhất l0 năm thâm niên.
Giáo sư thường – professeur ordinaire - cho người chủ nhiệm ngành.
Từ 5 năm nay, ở Liège không có bổ nhiệm giáo sư chủ nhiệm ngành vì từ mỗi môn độc lập với nhau chứ không nằm chung trong một “ngành”. Trong tương lai, có thể chức này sẽ bị bãi bỏ như chức giáo sư émérite - xứng danh trọn đời cho các giáo sư về hưu hồi xưa - đã bị bải bỏ cách đây gần hai mươi năm. 
Phó giáo sư được bổ nhiệm tạm thời cho 5 năm, sau đó gia hạn hay tự nguyện rời Đại học. Thủ tục gia hạn đơn giản hơn, chỉ cần hồ sơ ghi rỏ những sinh hoạt, nghiên cứu và các bài báo khoa học đã đăng trong thời gian vừa qua. Phân khoa quyết định, không cần một Ủy ban để cứu xét hồ sơ như  lần đầu.
Số giáo sư ở Đại học Liège là do luật định. Phải chờ một giáo sư tại chức về hưu hay rời Đại học mới được bổ nhiệm một phó giáo sư khác lên hàng giáo sư.
Bên cạnh đó, cũng dạy Đại học nhưng có những chức như giảng sư - maitre de conférences, giáo sư không chính qui professeur extraordinaire, giáo sư thỉnh giảng - professeur invité thông thường là không có lương mà chỉ có thù lao.
6. Giáo sư Đại học là một nghề, một chức danh hay một chức vụ?
Cách đây 30 năm, chức giáo sư Đại học ở Bỉ rất là danh giá nhưng hiện thời, cái “tiếng thơm” của chức này không còn to như thế nữa.
Một giáo sư Đại học có ít nhất là ba công việc: Giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng.
Tức là công việc rất nặng nề, đi sớm về trễ, làm việc trong ngày lễ, ngày nghỉ. Không có luật nào bắt buộc số giờ tối thiểu phải làm nhưng bổn phận của một giáo sư Đại học thông thường là để “trả lời những chờ đợi của người chung quanh” - đó gần như là định nghĩa không thành văn của tự do đại học – liberté académique – không ai ra lệnh hay kiểm soát nhưng học trò chờ đợi bài giảng tốt, nghiên cứu sinh cần được giúp đở, một Đại học khác mời đi làm séminaire, một hội hè gì đó cần một thuyết trình giáo dục có tính quảng đại quần chúng, sinh hoạt của các Hội khoa học, ... Đó là chưa kể đến những nghiên cứu tìm tòi của riêng bản thân mà mình đam mê và vẫn theo đuổi tiếp tục làm ... ngoài giờ . Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Chuyện làm thêm của sinh viên ở Đà Nẵng

Làm thêm là chuyện rất bình thường đối với sinh viên (SV), thế nhưng chưa bao giờ việc làm thêm lại “nóng” như hiện nay. Sau Tết, giá cả leo thang khiến không ít SV phải chạy vạy tìm việc làm thêm để chống chọi với cơn bão giá. 
Vừa treo tấm bảng tuyến nhân viên chưa đầy 3 giờ đồng hồ, chủ quán café trên đường Tôn Đức Thắng (gần trường ĐH Sư phạm, TP Đà Nẵng) đã phải cất tấm biển vì đã tuyến đủ nhân viên. Chủ quán café này cho biết: “Vì lượng SV đến xin việc quá đông nên chỉ trong chốc lát chúng tôi đã tuyển đủ, hầu hết là những SV trước đây đã từng làm nhân viên cho quán”.
Hoa - sinh viên ĐH Sư phạm (Đà Nẵng) may mắn tìm được việc làm nhân viên phục vụ tại quán cafe đối diện cổng trường.
Tất tả đạp xe từ Trường ĐH Sư phạm xuống quận Hải Châu (TP Đà Nẵng) xin làm cho một quán bún trên đường Hùng Vương, SV Nguyễn Thị Thanh, khoa Tiểu học mặt nhăn nhó: “Lúc sáng vừa nghe đứa bạn cùng lớp nói quán đang tuyển nhân viên, mình đạp xe chạy một mạch xuống đến nơi chưa kịp chào hỏi thì bà chủ lắc đầu kêu đủ người rồi”. Thanh cho biết mình đã chạy tìm việc từ 3 ngày trước đến nay nhưng vẫn không thể tìm được việc làm, ban đầu chỉ tìm những việc gần trường nhưng giờ bất kể chỗ nào cũng vẫn không được.
Hai nữ sinh viên trường CĐ KTKH Đà Nẵng bán dầy dép thuê tại chợ Hòa Khánh (TP Đà Nẵng).
Để tiết kiệm công sức đi tìm việc nhiều SV lân la cả ngày trên mạng vẫn không tìm được việc. Duy Khang, SV khoa Điện tử viễn thông trường ĐHBK (Đà Nẵng) cho biết: “Học về công nghệ thông tin, muốn làm một công việc liên quan đến vi tính nhưng lân la mãi cả tuần trên mạng vẫn không tìm được, khi có gọi điện đến người ta lại bảo đủ rồi, không thì cũng ý này ý kia để từ chối vì không tin năng lực của SV”.
Tại TP Đà Nẵng, nhiều trung tâm gia sư dán biển, phát tờ rơi, đăng tin nhan nhản khắp các trường ĐH nhưng khi SV đến tìm việc thì chỉ nhận được những cái lắc đầu. Nguyễn Thanh Nhàn, SV khoa Toán ĐHSP, phàn nàn: “Mình theo tờ rơi quảng cáo phát trước cổng trường của một trung tâm gia sư ở đường Trần Cao Vân, nhưng khi đến thì trung tâm này bảo hiện đã hết suất dạy và bảo chờ đến lúc nào có sẽ gọi”.
Thông báo tuyển dụng được dán khắp nơi nhưng sinh viên vẫn khó tìm được việc.
Thu nhập làm thêm ít ỏi nhưng nhiều SV vẫn phải đi làm thêm vì không dám xin thêm bố mẹ. Bạn Trần Thị Hồng, SV Trường CĐ Kinh tế - kế hoạch cho biết: “Làm từ 17 giờ đến 22 giờ cho một quán café trên đường Nguyễn Lương Bằng, mỗi tháng mình nhận được 650.000 đồng. Vậy nhưng ông chủ chỉ trả 80% để giữ lại tháng sau trả vì sợ mình nghỉ việc tuyển nhân viên mới lại mất thời gian đào tạo”.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Giáo sư Đặng Ngọc Ký và 400 lượng vàng

Cách đây 40 năm, một kỹ thuật ưu việt, được coi là “thần kỳ” của y học thế giới như chẩn đoán, sinh thiết tổn thương, cắt bỏ polyp qua ống nội soi được đưa vào bộ phận cơ thể mà không đau, không mất máu hoặc mất máu không đáng kể hay phẫu thuật loại bỏ khối u, cắt ruột thừa, cấp cứu chảy máu thông qua vài lỗ nhỏ trên thành bụng mà không phải mổ phanh, giảm nhiều đau đớn, ảnh hưởng sức khỏe và thời gian hồi phục cho bệnh nhân, đã được triển khai lần đầu tiên tại Việt Nam, đó là “nội soi”. Thời điểm đó, kỹ thuật nội soi vẫn rất mới mẻ ngay cả đối với các nước có nền y học tiên tiến.
Người có công đưa về và phát triển kỹ thuật hiện đại này tại Việt Nam là cố GS. TSKH. Đặng Ngọc Ký - người đã dành gần trọn đời xây dựng và phát triển ngành y học nội soi nước ta. Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2, xin giới thiệu về những dấu ấn của ông đối với ngành y học nội soi Việt Nam như một lời tri ân tới những người thầy thuốc chân chính, hết lòng vì người bệnh.
 
GS Đặng Ngọc Ký trong một lần báo cáo công tác với cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Giải thưởng 400 cây vàng và những thiết bị nội soi đầu tiên ở Việt Nam
Giáo sư Đặng Ngọc Ký sinh năm 1930 trong một gia đình nghèo hiếu học tại xã Hoằng Cát, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. 17 tuổi, ông tham gia khóa học sư phạm cao cấp. 19 tuổi ông trở thành giáo viên toán cấp III thuộc Ty Giáo dục Thanh Hóa. Năm 1954, cuộc đời ông có bước ngoặt lớn khi ông là một trong số ít người được tỉnh chọn đưa đi đào tạo tại Đại học Y để tăng cường bác sỹ cho chiến trường. Năm 1959, ông tốt nghiệp, được phân công làm Đội trưởng Đội cấp cứu phòng không không quân, sau đó làm Trưởng phòng chuyên môn của Viện Sốt rét Trung ương. Ông cùng các y, bác sỹ của viện đi hầu hết các chiến trường, cấp cứu và điều trị cho hàng nghìn thương binh và nhân dân địa phương, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp về người bác sỹ chiến trường hết lòng vì người bệnh.
Một ca phẫu thuật nội soi do GS. TSKH Đặng Ngọc Ký trực tiếp thực hiện.
Năm 1965, Nhà nước có chủ trương đào tạo bác sỹ trình độ cao để phục vụ đất nước, bác sỹ Đặng Ngọc Ký được cử đi học nghiên cứu sinh tại CHDC Đức. Năm 1971, ông bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ khoa học y học chuyên ngành nội soi.
Trong thời gian làm nghiên cứu sinh và sau này làm chuyên gia cho nước bạn, TS. Đặng Ngọc Ký đã trực tiếp thực hiện các kỹ thuật nội soi chẩn đoán, phẫu thuật và các thủ thuật thông tim mạch cho hơn 3.000 bệnh nhân, được các nhà khoa học nước bạn đánh giá cao về trình độ tinh thông kỹ thuật. Giáo sư Gutz, Giám đốc Bệnh viện đa khoa - Viện Hàn lâm khoa học CHDC Đức nhận định: "Về nội soi, anh Ký, người bạn và người đồng nghiệp quý mến của chúng tôi rất tinh thông kỹ thuật, xác định và chẩn đoán một cách chính xác. Ở lĩnh vực này, anh hoàn toàn là một chuyên gia".
Với những cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân Đức, ông được Nhà nước CHDC Đức tặng hai giải thưởng với số tiền thưởng tương đương 400 lượng vàng. Điều khiến nhiều người vô cùng sửng sốt là lúc đó dù nghèo, nhưng ông đã dùng toàn bộ số tiền thưởng này để mua các thiết bị nội soi dạ dày, đại tràng ống mềm, trực tràng, khí quản, ổ bụng nguồn sáng lạnh,... - những thiết bị mà thời điểm đó bất kỳ một bệnh viện lớn nào cũng mong muốn có được - mang về nước với ước mơ xây dựng một đơn vị ứng dụng kỹ thuật nội soi hiện đại cho quê hương.
TSKH. Đặng Ngọc Ký (trái) nhận quyết định phong hàm Giáo sư năm 1991, trở thành 1 trong 2 GS đầu tiên của lực lượng CAND.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

“Giáo sư/Phó giáo sư” là gì?

Không ai lại đi  bổ nhiệm nhà giáo nhân dân, bổ nhiệm nhà giáo ưu tú cả. Danh hiệu này đi suốt cuộc đời,  không hạn chế số lượng và cũng không thể tước bỏ trừ trường hợp rất đặc biệt.
Nếu coi GS/PGS là một chức vụ, giống như chức vụ  trưởng khoa, hiệu trưởng… thì phải bổ nhiệm.  Một số nước coi các chức: Trưởng khoa, hiệu trưởng là công việc quản lý ở trường đại học, có thể không cần phải chọn GS ở cương vị này. Còn GS/PGS là chức vụ được chọn từ  người trực tiếp giảng dạy có nhiều thành tích nghiên cứu khoa học. Trong một khoa chỉ  có một số vị trí (chức vụ)  GS, đó là những nhà khoa học đứng đầu chuyên môn về ngành nghề cụ thể ở đơn vị (khoa) đó.  Khi vị GS đó về hưu, chuyển công tác khác, hoặc không xứng đáng nữa thì miễn nhiệm và tuyển chọn để bổ nhiệm người khác.
Mỗi nước khác nhau, có cách phong tặng chức danh GS/PGS khác nhau. Việc xét phong tặng  chức danh GS/PGS ở nước ta là mô phỏng lại cách làm của nhiều nước. Tùy vào người đứng đầu ngành giáo dục thích cách xét phong tặng chức danh GS nước nào thì “học tập” theo nước đó.  Người quản lý sau thích cách phong GS/PGS nước khác thì sửa đổi,  do đó cách phong GS/PGS của Việt Nam rất pha tạp.
Tại Điều 71 - “Luật giáo dục của Quốc hội nước CHXHCNVN số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005.” ghi:  Giáo sư, phó giáo sư là chức danh của nhà giáo đang giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học. Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư!!?” Trên thế giới có lẽ chỉ Việt Nam mới có  hình thức bổ nhiệm chức danh này.
Theo Quyết định174/2008/QĐ-TTg2, những người muốn được xét công nhận chức danh GS/PGS phải là những Tiến sĩ có tham gia giảng dạy Đại học (không phải là người thất nghiệp) và có đủ số công trình khoa học theo quy định, cho nên không nên nhầm lẫn “xin” bổ nhiệm GS/PGS là đi xin việc mà phải hiểu là họ có việc làm (thậm chí có chức vụ cao như UVTƯĐ, thứ trưởng…) và đã được công nhận  đủ tiêu chuẩn là GS/PGS,  bây giờ làm đơn xin bổ nhiệm chức danh để “khoác” áo đó lên người.
Còn nếu muốn “học tập” các nước coi GS/PGS là chức danh thì không bổ nhiệm mà phong tặng. Trước năm 1975 ở Miền Nam, dưới chế độ cũ, chế độ thân Mỹ học cách tấn phong GS theo kiểu Mỹ, những ai tốt nghiệp đại học (không cần là Tiến sĩ) làm giáo viên trung học được phong là giáo sư trung học, làm giáo viên đại học được phong là giáo sư đại học. Sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, Chính phủ vẫn gọi những giáo viên trung học của chế độ cũ (có tham gia cách mạng) là giáo sư của chế độ mới, ví dụ giáo sư Hoàng Phủ Ngọc Tường, giáo sư Lê Văn Hảo, giáo sư  Lê Quang Vịnh… và họ được mang danh đến bây giờ!
Vì sao Việt Nam muốn duy trì cách phong tặng chức danh giáo sư theo kiểu: không giống ai trên thế giới? Vì sao xét công nhận và bổ nhiệm chức danh GS/PGS cho các cán bộ quản lý ít liên quan  giảng dạy?... là  những câu hỏi cần trả lời sòng phẳng trước dư luận.
Tóm lại, để tiến đến phù hợp với thông lệ Quốc tế, Việt Nam cần nghiêm túc chọn tường minh một trong phương án sau: 
1. GS/PGS là một danh hiệu
2. GS/PGS là một chức vụ khoa học ở Đại học
Chỉ như vậy mới trả lại đúng nghĩa của học hàm GS/PGS và những người được tấn phong mới cảm thấy tự hào và hãnh diện.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

hơn 9 nghìn giáo sư Việt Nam không có bằng sáng chế

Không bằng sáng chế là chuyện… bình thường?!


Việt
Việt Nam không có bất cứ bằng sáng chế nào được đăng ký tại Mỹ trong năm 2011. (Ảnh minh họa)
Một chỉ số quan trọng và khách quan để đánh giá thành tựu khoa học của một nước là số bằng sáng chế. Số bằng sáng chế không chỉ phản ánh hiệu quả thực tiễn của các kết quả nghiên cứu lý thuyết, mà còn cho biết tiềm lực về nghiên cứu ứng dụng. Thực tế cho thấy những nước có nhiều bằng sáng chế thì thường xuất khẩu những sản phẩm công nghệ cao và thu được nhiều lợi nhuận.
Bằng sáng chế là hình thức sở hữu trí tuệ. Nó bao gồm một tập hợp các quyền độc quyền được cấp bởi một nhà nước có chủ quyền cho một nhà phát minh, hoặc nhận chuyển nhượng của họ trong một khoảng thời gian giới hạn để đổi lấy việc công bố công khai một kết quả sáng chế. Trong bài viết này, người viết chỉ đề cập bằng sáng chế Mỹ (US patent) bởi uy tín của nó.
Để bảo đảm tính “khách quan”, người viết không thống kê số bằng sáng chế Mỹ của chính nước Mỹ. Bài viết chỉ đề cập số bằng sáng chế Mỹ trong năm 2011, và được trích lục từ Văn phòng thương hiệu và bằng sáng chế Mỹ (USPTO). Dữ liệu về dân số và thu nhập được lấy từ BBC.
Theo thống kê, Nhật Bản là nước đứng đầu với 46139 bằng sáng chế, kế đến là Hàn Quốc với 12262 bằng sáng chế. Điều đáng lưu ý là Trung Quốc được xếp thứ 8 với 3174 bằng sáng chế; trong năm 2010, Trung Quốc cũng được xếp thứ 8 với 2657 bằng sáng chế.
Bảng 1: Nhóm 10 nước dẫn đầu (trừ Mỹ):
Hạng
 Nước
Dân số (triệu) 
 Số bằng sáng chế 2011
 1
 Nhật Bản
126.9
 46139
 2
 Hàn Quốc
 48.9
 12262
 3
 Đức
82.1 
 11920
 4
 Đài Loan
23  
8781
 5
 Canada
 34.3
 5012
 6
Pháp
 62.6
 4531
 7
Vương Quốc Anh
62.4 
4307
 8
Trung Quốc
1,350
 3174
 9
Israel  
7.3 
 1981
 10
Úc
21.5
1919
(Trung Quốc: không tính Hồng Kông và Ma Cao)
Trong khu vực Đông Nam Á, đất nước nhỏ bé Singapore với 4.8 triệu dân có 647 bằng sáng chế (một đất nước xa xôi ở Bắc Âu với dân số tương đương, Phần Lan với 5.3 triệu dân cũng có 951 bằng sáng chế). Đứng thứ hai là Malaysia với 161 bằng sáng chế. Trong khi đó, Việt Nam không có bằng sáng chế nào đăng kí ở Mỹ trong năm 2011.
Bảng 2: Nhóm vài nước Đông Nam Á:
Hạng  
Nước 
Dân số (triệu) 
Số bằng sáng chế 2011 

Singapore
4.8  
 647

Malaysia  
  27.9
 161

Thái Lan 
68.1  
 53

Philippines
93.6 
27

Indonesia  
232
  7

Brunei 
0.407
 1

Việt Nam
89 
 0
Trong bối cảnh Việt Nam phải hội nhập với thế giới bên ngoài về mọi mặt, đặc biệt là về khoa học và công nghệ, kết quả thống kê trên thật sự đáng ngại cho khoa học Việt Nam. Chia sẽ vấn đề này, PGS. Phạm Đức Chính (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết: “Nghiên cứu cơ bản của Việt Nam chúng ta so sánh trong khu vực, trên cơ sở thống kê công bố quốc tế ISI, thua kém khá xa so với Singapore, Malaysia và Thái Lan. Về mặt công nghệ, ứng dụng thì tình hình còn tệ hơn, như theo một chỉ số quan trọng mà thống kê này cho thấy. Nếu như cứ cho rằng tiềm năng thực của chúng ta không tệ tới mức như vậy, thì năng lực hội nhập của chúng ta lại còn yếu hơn nữa. Mà yếu tố sống còn và đi lên của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh mọi mặt hiện nay, là chúng ta phải hội nhập được với thế giới.
Tuy nhiên, một thực tế là vấn đề tác quyền ở Việt Nam chưa được xem trọng một cách đúng mức. GS. Nguyễn Đăng Hưng (nguyên Trưởng khoa Cơ học phá hủy, Đại học Liège, Bỉ) chia sẻ: "Tôi không ngạc nhiên về những con số thống kê mà các tác giả đã có công tra cứu tham khảo. Bằng sáng chế là thước đo đẳng cấp công nghệ kỹ thuật của một nước. Việt Nam kém cỏi về công bố quốc tế về khoa học. Nhưng tụt hậu về khâu công nghệ kỹ thuật, không có bằng sáng chế đăng ký thì quả là trầm trọng hơn”.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Nước Pháp vinh danh giáo sư người Việt

Lễ trao giải sẽ diễn ra tại Viện Hàn lâm Pháp (thuộc Viện Pháp quốc). Đặc biệt, Giáo sư Thuận được vinh danh trong hai tư cách nhà khoa học và nhà văn.
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận.
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận.
Đây là giải thưởng văn chương và khoa học danh giá, trị giá 300 nghìn euro, do hội đồng 14 thành viên của 4 viện hàn lâm thuộc Viện Pháp quốc xét tặng. Mục tiêu của giải thưởngCino del Duca là nhằm khen thưởng "một tác giả Pháp hoặc ngoại quốc mà công trình, dù thuộc lãnh vực văn học hay khoa học, hàm chứa một thông điệp của tinh thần nhân văn hiện đại".
Với tinh thần đó, thông cáo của Viện Pháp quốc nêu rõ: "quyết định trao Giải thưởng Thế giới năm 2012 cho Giáo sư Trịnh Xuân Thuận, một nhà vật lý thiên văn và nhà văn, về công trình phổ biến khoa học của ông bằng tiếng Pháp, một ngôn ngữ mà bản thân ông rất trân trọng".
Viện này ghi nhận: "Song song với công việc nghiên cứu, ông (GS Thuận - PV) còn viết nhiều sách phổ biến tri thức khoa học dành cho công chúng rộng rãi, với cái nhìn phức hợp và tinh tế của một nhà khoa học giàu phẩm chất nhân văn, coi con người là "con đẻ của các vì sao", "sinh vật biết tự vấn về vũ trụ"; ông luôn tin tưởng vào vị thế của con người trong vũ trụ".
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận nổi tiếng với các công trình phổ cập kiến ​​thức khoa học về vũ trụ viết bằng tiếng Pháp. Từ cuốn sách đầu tiên năm 1988, đến nay, ông đã cho ra mắt hơn một chục tác phẩm.
Nhiều tác phẩm của ông phổ biến tri thức khoa học sâu sắc, ở trình độ cao, lưu hành rộng rãi ở hơn 20 nước trên thế giới, được dư luận quốc tế đánh giá rất cao như: Giai điệu bí ẩn (1988), Một nhà vật lý thiên văn (1992), Số phận của vũ trụ - Big Bang và sau đó (1992), Hỗn độn và hài hòa (1998), Cái vô hạn trong lòng bàn tay (2000), Những con đường của ánh sáng (2008), Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao (2009), Vũ trụ và hoa sen (2011)...
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận là người Việt đầu tiên và là người châu Á thứ hai nhận được giải thưởng Cino del Duca. Trước ông, đã có giáo sư y khoa Trung Quốc Vương Chấn Nghị, được giải thưởng vào năm 1998.
Trước đó, ông từng được tặng Giải thưởng Lớn Moron của Viện Hàn lâm Pháp về triết học (2007) và Giải thường Kalinga của UNESCO về phổ biến tri thức khoa học (2009).
Giải thưởng Thế giới Cino del Duca từng được trao tặng cho những nhân vật lớn, có đóng góp nổi bật trong các lĩnh vực khoa học, văn học và nghệ thuật như: Andrei Sakharov, nhà vật lý người Nga; Vaclav Havel, Tổng thống Cộng hòa Czech; Léopold Sesdar Senghor, Tổng thống Cộng hòa Senegal; và các nhà văn nổi tiếng như Gorge Luis Borges, Mario Vargas Llosa, Milan Kundera...

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383