Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

“Giáo sư/Phó giáo sư” là gì?

Không ai lại đi  bổ nhiệm nhà giáo nhân dân, bổ nhiệm nhà giáo ưu tú cả. Danh hiệu này đi suốt cuộc đời,  không hạn chế số lượng và cũng không thể tước bỏ trừ trường hợp rất đặc biệt.
Nếu coi GS/PGS là một chức vụ, giống như chức vụ  trưởng khoa, hiệu trưởng… thì phải bổ nhiệm.  Một số nước coi các chức: Trưởng khoa, hiệu trưởng là công việc quản lý ở trường đại học, có thể không cần phải chọn GS ở cương vị này. Còn GS/PGS là chức vụ được chọn từ  người trực tiếp giảng dạy có nhiều thành tích nghiên cứu khoa học. Trong một khoa chỉ  có một số vị trí (chức vụ)  GS, đó là những nhà khoa học đứng đầu chuyên môn về ngành nghề cụ thể ở đơn vị (khoa) đó.  Khi vị GS đó về hưu, chuyển công tác khác, hoặc không xứng đáng nữa thì miễn nhiệm và tuyển chọn để bổ nhiệm người khác.
Mỗi nước khác nhau, có cách phong tặng chức danh GS/PGS khác nhau. Việc xét phong tặng  chức danh GS/PGS ở nước ta là mô phỏng lại cách làm của nhiều nước. Tùy vào người đứng đầu ngành giáo dục thích cách xét phong tặng chức danh GS nước nào thì “học tập” theo nước đó.  Người quản lý sau thích cách phong GS/PGS nước khác thì sửa đổi,  do đó cách phong GS/PGS của Việt Nam rất pha tạp.
Tại Điều 71 - “Luật giáo dục của Quốc hội nước CHXHCNVN số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005.” ghi:  Giáo sư, phó giáo sư là chức danh của nhà giáo đang giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học. Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư!!?” Trên thế giới có lẽ chỉ Việt Nam mới có  hình thức bổ nhiệm chức danh này.
Theo Quyết định174/2008/QĐ-TTg2, những người muốn được xét công nhận chức danh GS/PGS phải là những Tiến sĩ có tham gia giảng dạy Đại học (không phải là người thất nghiệp) và có đủ số công trình khoa học theo quy định, cho nên không nên nhầm lẫn “xin” bổ nhiệm GS/PGS là đi xin việc mà phải hiểu là họ có việc làm (thậm chí có chức vụ cao như UVTƯĐ, thứ trưởng…) và đã được công nhận  đủ tiêu chuẩn là GS/PGS,  bây giờ làm đơn xin bổ nhiệm chức danh để “khoác” áo đó lên người.
Còn nếu muốn “học tập” các nước coi GS/PGS là chức danh thì không bổ nhiệm mà phong tặng. Trước năm 1975 ở Miền Nam, dưới chế độ cũ, chế độ thân Mỹ học cách tấn phong GS theo kiểu Mỹ, những ai tốt nghiệp đại học (không cần là Tiến sĩ) làm giáo viên trung học được phong là giáo sư trung học, làm giáo viên đại học được phong là giáo sư đại học. Sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, Chính phủ vẫn gọi những giáo viên trung học của chế độ cũ (có tham gia cách mạng) là giáo sư của chế độ mới, ví dụ giáo sư Hoàng Phủ Ngọc Tường, giáo sư Lê Văn Hảo, giáo sư  Lê Quang Vịnh… và họ được mang danh đến bây giờ!
Vì sao Việt Nam muốn duy trì cách phong tặng chức danh giáo sư theo kiểu: không giống ai trên thế giới? Vì sao xét công nhận và bổ nhiệm chức danh GS/PGS cho các cán bộ quản lý ít liên quan  giảng dạy?... là  những câu hỏi cần trả lời sòng phẳng trước dư luận.
Tóm lại, để tiến đến phù hợp với thông lệ Quốc tế, Việt Nam cần nghiêm túc chọn tường minh một trong phương án sau: 
1. GS/PGS là một danh hiệu
2. GS/PGS là một chức vụ khoa học ở Đại học
Chỉ như vậy mới trả lại đúng nghĩa của học hàm GS/PGS và những người được tấn phong mới cảm thấy tự hào và hãnh diện.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét