Hiển thị các bài đăng có nhãn gia sư. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn gia sư. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

1001 cách tiết kiệm của sinh viên

Trước giờ, cụm từ "sinh viên" thường được gắn với chữ “nghèo”, nhất là trong thời kì "vật giá leo thang" như hiện nay. Hãy cùng chúng tớ “điểm mặt” một vài cách tiết kiệm ngân sách của sinh viên nhà mình nhé!
 
Cắt giảm mua sắm, tụ tập
 
Với các bạn nữ là “tín đồ" shopping, việc mua sắm ngày càng được thắt chặt hơn bao giờ hết. “Trước khi mua luôn phải cân nhắc xem nó có thực sự cần thiết không? Nhiều khoản chi tiêu quá, chẳng đi tới đâu mà tiền vẫn hết vèo vèo” - Nguyễn Thị Loan (20 tuổi) nhăn nhó nói.
 
Không chỉ vậy, nhiều bạn còn hạn chế tối đa viêc tụ tập và la cà hàng quán. Linh (20 tuổi) cho biết: “Giờ thay vì việc tụ tập ngoài quán, tụi bạn mình chuyển sang hình thức tụ tập tại gia thôi. Chi phí tiết kiệm được bao nhiêu mà còn thoải mái nữa chứ”.
 
Nguyễn Hải Hùng (19 tuổi) dù vẫn hay ngồi trá đá cùng nhóm bạn nhưng thực đơn của các bạn đã giảm đi đáng kể. “Trước đây, bọn mình có thể vừa gọi trà đá, thuốc và hướng dương, nhưng bây giờ món hướng dương bị cắt giảm cho tiết kiệm” - Hùng thật thà chia sẻ.
 
Giảm “tình phí”
 
“Sinh viên cũng thiếu tiền nên cứ tiết kiệm được khoản nào thì hay khoản đó. Trước đây, mình với người yêu hay đi chơi, xem phim… Nhưng giờ bọn mình chỉ ngồi trà đá nói chuyện thôi. Lắm lúc nàng cứ than trách mình, nhưng biết làm sao được cơ chứ. Có lần nàng đòi chia tay vì cứ nghĩ mình đổi tính, trở nên keo kiệt, bủn xỉn. Nhưng sau một lần chúng tớ ngồi lại, nói chuyện cho nhau nghe thì cuối cùng nàng đã chịu hiểu cho mình” - Hưng (ĐH Bách Khoa) niềm nở nói.


Với Thanh Hiên (ĐH Thủy Lợi) cũng cho rằng: “Trong tình yêu, điều quan trọng là hiểu và thông cảm cho nhau, chỉ cần gặp mặt, ngồi nói chuyện với nhau là đủ, mình nghĩ không nên đòi hỏi người yêu nhiều thứ liên quan đến kinh tế vì người yêu cũng còn phụ thuộc gia đình”.
 
Cho "dế" yêu "ngủ" nhiều hơn
 
Chi phí cho những chú "dế" yêu cũng được cắt giảm đáng kể. Thay vào đó, các bạn dùng mạng Internet, tận dụng các trang mạng xã hội để liên lạc trao đổi với nhau. Nguyễn Hải Bình (ĐH Đại Nam) chia sẻ: “giờ người người dùng Facebook nên mọi thông báo hay thắc mắc cứ lên face hỏi cho tiện. Nhờ đó mà tiền nạp điện thoại cũng được giảm đi đáng kể đấy nhé”.
 
Với những đôi tình nhân, muốn tâm sự riêng tư qua điện thoại thì các bạn thường dùng sim trả sau hoặc đăng ký những gói cước khuyến mại dành cho thuê bao học sinh, sinh viên của các nhà mạng. “Mình dùng gói cước sinh viên nên còn được nhiều ưu đãi. Tranh thủ mấy tháng cuối nên buôn thoải mái cũng không tốn nhiều lắm” - Hà Mai (ĐH Thương Mại) cười nói.
 
Đi làm tích lũy
 
Đi làm thêm là công việc muôn thủa của sinh viên, không chỉ kiếm tiền mà còn tích lũy kinh nghiệm cho khởi đầu mới của mình. Nguyễn Thị Thơm (20 tuổi) là khách hàng quen thuộc của những trung tâm gia sư tại phố Hạ Đình. Thơm cho biết, bạn thường tìm lớp dạy thêm kín tuần trong thời gian học, "nhờ đó mà kỳ thực tập vừa qua mình được giáo viên khen là có phong cách truyền đạt tốt và kiến thức khá lắm."


Nhờ tìm việc từ sớm, rồi lại thực tập ở cùng công ty nên Đặng Văn Hải (cựu sv CĐ Xây Dựng) đã tìm được việc ngay khi ra trường: “Vì mình quen việc nên công ty cũng nhận luôn. May mà mình không mất thời gian đi tìm việc như các bạn khác. Nhiều bạn có khi phải chờ đợi công việc hàng năm trời đó”.
 
Còn bạn? Bạn đã có những kế hoạch gì cho ngân sách của mình để chuẩn bị cho khởi đầu tự do sắp tới chưa? Hãy lắng nghe tài khoản của mình để sẵn sàng cho những dự định mới nhé!
 
 
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Sinh viên sống xa nhà - sướng khổ trăm bề

Rời ghế phổ thông nghĩa là bạn đã phần nào thoát ra được sự bảo bọc, che chở từ phía gia đình. Biết bao teen 12 mơ mộng về một cuộc sống của một sinh viên sống xa nhà. Vậy, liệu rằng cuộc sống ấy có màu hồng như teen tưởng tượng không?

Sướng trong vùng trời tự do

Khát khao được làm chủ cuộc sống của mình, được tự do vui chơi, tự quản lý giờ giấc, không còn cái cảnh đi đâu về đâu đều phải thông báo với bố mẹ khiến teen luôn cảm thấy bị gò bó, áp đặt. Vì thế, tâm lý chung của teen là muốn được tự do bay nhảy mà không có sự quản thúc từ bố mẹ.

Hoàng Nhi (SV năm 2 ĐH Kinh tế) nói rằng: “Vì không muốn cứ mãi sống trong sự bảo bọc của bố mẹ nên mình quyết định thi đại học xa nhà. Bây giờ thì mình muốn làm gì cũng được, có thể đi chơi về khuya mà không bị bố mắng, đồ đạc vứt lung tung mà không bị mẹ la rầy. Bữa nào lười nấu cơm thì ăn quán hoặc ăn tạm mì tôm, bạn bè chơi vô tư không còn cái cảnh khai báo với bố mẹ về bạn bè của mình… Không còn sự quản lý quá chặt chẽ của bố mẹ khiến mình dễ thở hơn rất nhiều, được sống đúng với con người thật của mình mà không phải ép khuôn theo ý của bố mẹ nữa”.

Khi học xa nhà còn là cơ hội để teen mở mang tầm mắt của mình, rằng cuộc sống không hề giản đơn như ta thấy. Đi một ngày đàng học một sàng khôn, câu tục ngữ ấy quả không sai tí nào. Teen có thể tự do làm những gì mình thích mà không bị ba mẹ cằn nhằn, nghiêm cấm này nọ.

Tuy nhiên, sự tự do quá khiến nhiều teen không kiểm soát được bản thân và bắt đầu lao vào chốn ăn chơi, cờ bạc… Hệ lụy của nó thậm chí khiến teen có một “vết nhơ” mà tẩy rửa cũng không thể sạch. Vì thế, teen nên có những điểm dừng và cái nhìn đúng đắn hơn khi chúng ta sống xa nhà.


Khổ trăm bề trăm thứ

Sinh viên rời khỏi vòng tay của bố mẹ cũng là lúc họ vướng vào gánh nặng cơm áo gạo tiền. Có lẽ ta sẽ rất quen thuộc với cảnh sinh viên nợ nần, số tiền bố mẹ nhiều khi gửi lên chỉ đủ trả tiền trọ và ăn được vài bữa.

Cuộc sống xa nhà phát sinh rất nhiều thứ để chi tiêu nên rất nhiều sinh viên khi chỉ mới nhập học được vài tháng đã cuống cuồng đi kiếm việc làm thêm để trang trải bớt phần nào. Nhất là sinh viên ở các thành phố lớn, giá cả, chi phí rất đắt đỏ, đồng tiền dưới quê gửi lên như muối bỏ biển. Và cứ mỗi đợt nộp học phí nhiều sinh viên phải bán máu để có tiền nộp học.

Tuyết Trinh (SV năm 2 ĐH Sư phạm) tâm sự: “Giờ mình mới thấm thía cái cảnh sinh viên nghèo là thế nào rồi, trăm thứ phải lo, vạn thứ phải mua, ngày nào cũng tiền ra cả thấy mà choáng. Nhiều đứa bạn bố mẹ khá giả thì gửi tiền nhiều nên tụi nó dư dả chứ bọn mình ở dưới quê, bố mẹ chân lấm tay bùn, vất vả lắm mới kiếm được vài trăm gửi lên cho mình nhưng đồng tiền ấy quá nhỏ với cuộc sống trên thành phố này. Mình cũng như nhiều bạn khác phải bươn chải để kiếm thêm thu nhập, mình làm từ gia sư, phục vụ, phát tờ rơi quảng cáo… miễn sao có thêm chút đỉnh để trang trải”.

Học xa nhà là cơ hội để ta tự lập, trưởng thành hơn. Nghề nào cũng đều có cái khó và vất vả riêng của nó, nghề nào cũng sẽ đem lại cho ta những kinh nghiệm quý báu. Sinh viên đi làm thêm là điều rất bình thường, vấn đề là ta phải lựa nghề nào phù hợp với bản thân.

Mai Đoàn (SV năm 2 ĐH Ngoại Ngữ) chia sẻ: “Đi ra khỏi vòng tay của bố mẹ mới thấy được thế giới này thật rộng lớn, kiến thức xã hội của mình còn quá nông cạn. Có thể nói rằng khi học xa nhà mình đã học hỏi được rất nhiều điều từ nhiều mối quan hệ. Chính những khó khăn ban đầu đã làm mình mạnh mẽ và trưởng thành hơn rất nhiều. Ở nhà thì bất cứ cái gì cũng đều phải xin tiền bố mẹ nên cứ ăn tiêu thả phanh, học xa nhà, đi làm thêm mới thấy kiếm được đồng tiền để tiêu thật vất vả biết bao!”

Đừng từ bỏ quyền của chính mình!

Theo lẽ thường, teen nhà mình thường có xu hướng tận dụng tối đa những quyền mà mình được hưởng và hạn chế tối đa trách nhiệm, cũng như nghĩa vụ mình phải gánh chịu. Thế nhưng, liệu rằng teen đã thực sự hiểu rõ và biết nắm giữ quyền của mình hay chưa, đó vẫn luôn là một dấu hỏi lớn!


Câu chuyện số 1: Thêm môn, thêm trò, tiền vẫn thế!

Diễm Hằng (Đống Đa, Hà Nội) đã gắn bó với công việc gia sư được gần 3 năm. Thời gian gần đây, cô nàng đồng ý kèm cặp cho một cậu bé học lớp 12, với nhiệm vụ chủ yếu là giúp thằng bé ôn bài môn Toán. Vừa rồi, bố mẹ của cậu bé đề nghị cô nàng dạy kèm thêm môn Hóa và Lý cho Hưng (tên cậu bé) và hai người bạn cùng lớp nữa của Hưng. Giờ học vẫn thế, nhưng Hằng thấy mệt hơn khi một mình phải xoay xở 3 môn học, quay mòng mòng giữa mớ câu hỏi của ba chàng trai luôn tò mò và thắc mắc. Thế nhưng, đến cuối tháng, số tiền lương mà Hằng nhận được vẫn không hề có gì thay đổi so với trước. Cô nàng hơi bức xúc, nhưng cũng ậm ừ nhận, mà chẳng dám mở miệng ra hỏi về đề nghị tăng lương.

Câu chuyện số 2: Bị đánh tụt điểm không lý do!

Hoàng Long (ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ) đã kể về sự bất công trong thang điểm chấm bài thuyết trình của cô giáo dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh của bạn ấy. Theo Long, bài của nhóm bạn ấy nội dung và phần trình bày khá ổn, tương đương với các nhóm khác. Nhưng chẳng hiểu sao, điểm của nhóm Long vẫn thấp hơn các nhóm còn lại. Anh bạn kể mà không giấu nổi sự bất bình. Tuy nhiên, khi mọi người hỏi tại sao không nói rõ những điều đó với cô giáo, anh chàng lại gãi đầu gãi tai, thôi chẳng sao, điểm chác như thế cũng ổn rồi. Nếu không thấy ngang bằng với công sức mình bỏ ra, tại sao bạn ngại thắc mắc?


Câu chuyện số 3: Nhóm trưởng mà chẳng có quyền!

A là nhóm trưởng của một nhóm thuyết trình môn Tài chính doanh nghiệp. A phân công nhiệm vụ từng người rất rõ ràng, nhưng không phải ai cũng tuân thủ nghiêm ngặt. X, một thành viên khác trong nhóm, luôn tỏ ra bất hợp tác, lười nhác và luôn viện cớ để đùn đẩy công việc sang cho người khác một cách dễ dàng. Kết thúc quá trình làm việc nhóm, thầy yêu cầu nhóm trưởng nhận xét phần đóng góp của từng người. Mặc dù không hài lòng về thái độ của X, nhưng A vẫn đưa ra những nhận xét khá ổn để cô bạn kia có thể gặt hái được những điểm số không tệ. Cô nàng tự lơ đi quyền lợi của chính mình và mang đến sự khó chịu cho những thành viên khác khi một người không hề làm việc nhưng vẫn được hưởng lợi!

o0o

Mỗi người trong chúng ta, ngay từ khi sinh ra, đã được trao gửi rất nhiều quyền lợi, trong đó thắc mắc là một trong những quyền cơ bản. Nếu bạn không rõ một vấn đề nào đó thì có thể hỏi mọi người để mọi chuyện được rõ ràng. Đặc biệt là trong vấn đề học hành, một khi lên lớp tức là bạn có quyền được tiếp thu, có quyền được lắng nghe thầy cô giảng bài và tất nhiên bạn cũng có luôn cái quyền hỏi thầy cô bất cứ câu hỏi nào miễn là có liên quan đến sách vở và chuyện học. Hoặc một số bạn cảm thấy ngại với cái quyền của mình thì có thể sử dụng nó một cách khéo léo hơn trong mỗi trường hợp. Chứ bạn đừng bao giờ từ bỏ quyền của chính mình!
 
 
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Làm thêm cũng phải khôn ngoan

Tham việc quá mức 
Teen bây giờ gặp nhau, bên cạnh việc hỏi han về học hành và chuyện tình cảm, câu quen thuộc thường được đề cập là: "Đang làm gì thế?" như là một niềm tự hào, khẳng định một bước tiến mới, chứng tỏ được bản thân và phần nào đưa teen đến những dự định lớn lao hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm chủ được thời gian lẫn định hướng của mình một cách chắc chắn.
Ngay từ năm nhất, V. Tú (ĐH KT) đã bận túi bụi với rất nhiều công việc làm thêm. Khỏi nói thì cũng biết tên cậu luôn có mặt trong rất nhiều những đầu việc, hồ sơ luôn rải ở khắp các "mặt trận". Tú "đắt show" tới mức khi lên năm thứ 2 thì chẳng còn thời gian dành cho việc học nữa. Thời gian lên lớp thưa dần rồi mất hẳn, chỉ đến các kỳ thi mới cuống cuồng photo bài vở. 
Nhưng vì thiếu sự đầu tư cho việc học hành, Tú không thể nào tích lũy đủ lượng kiến thức phục vụ cho thi cử, kết quả là phải học lại rất nhiều môn với khóa dưới. Đến năm cuối, khi các bạn trong lớp đã đâu vào đấy, việc nọ việc kia thì Tú vẫn cặm cụi với các môn còn nợ mà không kịp tốt nghiệp. Số tiền làm thêm tính ra cũng chỉ đủ để đăng ký học tới học lui theo một vòng luẩn quẩn mà thôi.
Phân vân giữa học và làm
Định hướng rõ ràng rằng chuyện học là quan trọng, làm thêm chỉ là để tích luỹ kinh nghiệm phục vụ cho học hành. Tuy vậy, không ít trường hợp teen bắt đầu lung lay suy nghĩ, và lại phân vân chọn lựa giữa học và làm khi bắt tay vào làm thêm.
N. Nga (ĐH Huflit) sau khi học xong năm thứ 2, với bảng thành tích đẹp đã nhanh chóng tìm được việc làm trong một công ty tư nhân. Cô nàng khá hồ hởi khi "ấm chỗ" trong lúc bạn bè còn loay hoay với gia sư hay phục vụ. Mức lương 3 triệu cũng khá lớn so với một sinh viên chưa ra trường. 
Thời gian đầu khá ổn, cho đến khi công ty bắt đầu vào mùa sản xuất, thời gian của Nga đến lớp bị cắt xén thảm thương. Rồi khi không thể gồng gánh hai việc cùng lúc, Nga tự nhủ: "Học xong cũng phải ra trường đi làm, huống chi khối người tốt nghiệp rồi mà vẫn thất nghiệp đấy thôi!", nên quyết định ngừng hẳn việc học ở trường.
Sau 2 năm, trong khi bạn bè ra trường và có cơ hội thăng tiến cao hơn, Nga vẫn chỉ quanh quẩn với công việc cũ. "Chán quá rồi mà không thể nghỉ, bây giờ đi xin việc chỗ khác sao được khi bằng cấp mình còn dang dở. Ở lại làm thì lương chỉ xoay quanh cái mức ngày xưa vì với họ mình vẫn chỉ là một đứa sinh viên chưa có bằng..." - Nga chia sẻ.
Làm thêm không chọn lọc
Bên cạnh việc làm thêm để xoay xở chi phí học hành, chi tiêu, không ít lý do teen chọn khi làm thêm là tích luỹ kinh nghiệm. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng tỉnh táo để chọn lọc được.
Do khả năng sắp xếp thời gian rất khoa học, T. Diễm (ĐH XHNV) có hồ sơ công việc cực kỳ hoành tráng khi cô nàng kiêm nhiệm nhiều công việc part-time cùng một lúc. Ngoài giờ học, cứ hễ rảnh ra một lúc là Diễm lập tức chèn thời gian làm thêm vào luôn. Sáng đi học trên lớp, còn thời gian từ đầu giờ chiều đến tối mịt là Diễm dành cho công việc. Đầu tiên là gia sư tiếng Anh cho một nhóc cấp 1 gần nhà, kế đến là phuc vụ cho một tiệm cafe, chăm sóc shop online của mình, lấy hàng, giao hàng cho khách, chưa kể còn là cộng tác viên cho một tờ báo tuổi teen khác. Ngày nào cũng tất bật với công việc học hành từ sáng đến tận 11 giờ đêm mới về nhà.
Gần đây, khi Diễm tốt nghiệp ĐH và ứng tuyển vào vị trí nhân viên quan hệ công chúng của một công ty truyền thông hàng đầu Việt Nam, cô bạn bị loại ngay ở vòng hồ sơ. Lý do nhà tuyển dụng đưa ra là cô nàng liệt kê rất nhiều công việc làm thêm kín cả trang giấy, nhưng thật sự không ấn tượng gì nhiều vì những việc ấy không liên quan tới lĩnh vực mà công ty đang yêu cầu.
Hãy tập cho mình suy nghĩ: "Mình đang chuẩn bị cho tương lai! Trong CV sẽ có những kinh nghiệm làm part-time và nó phục vụ cho công việc sau này”. Đừng lao theo số lượng công việc mà quên rằng nó chẳng giúp gì được cho bạn về sau.
Nếu muốn cân bằng công việc làm thêm với việc học tập, teen cần lập được thời gian biểu cụ thể để bố trí công viêc hợp lý sao cho việc học ít bị ảnh hưởng nhất. Bên cạnh đó, cũng cần tìm hiểu ngành nghề mình yêu thích để lựa chọn các công việc part-time bổ trợ cho nghề đó sau này bạn nhé!


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Tốt nghiệp cũng căng như đại học

Trường tăng “ca 3”

Đối với các trường THPT, kỳ thi tốt nghiệp THPT hết sức quan trọng, đặc biệt là các trường ngoài công lập vì tỉ lệ tốt nghiệp “đẹp” sẽ khiến cho trường có được uy tín tạo sức hút trong các đợt tuyển sinh. Trong khi đó, các trường công lập, nhất là những trường nhiều năm đạt tỉ lệ tốt nghiệp cao, cũng vất vả không kém để cố gắng giữ vững thành tích. Xuất phát từ mong muốn đó, nhiều trường trong thời gian này “tăng tốc” ôn tập cho HS, đặc biệt là những HS có học lực yếu.

PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho biết: “Thời gian này, thầy cô chủ yếu củng cố lại kiến thức chương trình, căn dặn những điều các em cần chú ý khi làm bài thi... Các em ôn tập vào buổi sáng, riêng những em sau các đợt thi thử có điểm kém, nhà trường đã có kế hoạch để giáo viên bộ môn trực tiếp bồi dưỡng thêm cho số HS này vào các buổi chiều. Buổi chiều thường là kiểm tra bài, hướng dẫn các em ôn tập”.

Trường THPT dân lập
Đinh Tiên Hoàng đã sớm tăng cường các hoạt động ôn thi cho HS khối 12 trong đó có cả tăng tiết, thêm ca bồi dưỡng cho HS. Thầy Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Từ tháng 4 đến nay, trường tập trung ôn thi tốt nghiệp cho HS khối 12. HS học lực yếu được kiểm tra kiến thức thường xuyên, nhiều em có dấu hiệu “oải” do học nhiều, thậm chí lười học nên trường thay đổi hình thức ôn tập, giáo viên phải “học” cùng HS, thông qua dạng kiểm tra, nếu HS trả lời sai, sẽ được hướng dẫn cụ thể. Ngoài 5 tiết chính vào buổi sáng, các em ôn tập thêm 2 tiết vào các buổi chiều. Riêng những HS học lực yếu, sau 2 tiết buổi chiều sẽ tiếp tục ở lại học “ca 3” từ 17h đến 19h”.


Hiện tượng học “ca 3” diễn ra khá phổ biến tại các trường, không riêng gì các trường dân lập, các trường công lập cũng tăng thêm “ca 3” và ngày nghỉ để ôn tập cho HS. Theo lãnh đạo Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội), ngoài hoạt động ôn thi tốt nghiệp vào các buổi sáng, HS khối 12 của nhà trường còn có thêm các tiết ôn tập vào 3 buổi chiều/tuần và thêm 3 buổi học “ca 3”, từ 17-19h. Ngoài ra, trường còn tổ chức ôn thi vào các sáng Chủ nhật hàng tuần.

Chạy đua với thời gian

Ngoài học tăng ca trên lớp, nhiều HS còn tiếp tục “chạy sô” ở các trung tâm luyện thi hoặc ôn thi với gia sư tại nhà. Thời khóa biểu ôn thi của
Đinh Xuân Việt (lớp 12, Trường THPT Phan Huy Chú) đặc kín cả tuần, hết học ở trường là xen kẽ các giờ ôn thi ĐH tại nhà giáo viên, gia sư... Việt cho biết: “Hàng ngày, em chỉ có chút thời gian ít ỏi để ăn trưa, ăn tối, thời gian còn lại phải ôn tốt nghiệp, ôn thi đại học. Buổi tối, em thường trở về nhà lúc 9-10h đêm. Tắm rửa xong lại tiếp tục ngồi ôn tập, làm bài tới 1-2h sáng mới ngủ”.

Tranh thủ thời gian ôn thi tốt nghiệp để ôn các môn thi đại học là cách lựa chọn của nhiều HS.
Nguyễn Thùy Linh (lớp 12, Trường THPT Trần Hưng Đạo) cho biết: “Buổi sáng mình đến trường học theo chương trình ôn tập 6 môn thi tốt nghiệp, cộng thêm các buổi chiều. Ngoài thời gian ở trường, mình phải đi ôn thêm các môn thi ĐH khối D, bởi các môn này thầy cô ở trường chủ yếu dạy để thi tốt nghiệp, còn chuẩn bị cho thi ĐH cần phải nâng cao hơn về kỹ năng làm bài nên mình phải tới các trung tâm để ôn thêm”.

Trước hiện tượng các trường THPT “chạy đua” ôn thi tốt nghiệp, TS Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết: “Việc dạy học, rèn luyện kỹ năng chuẩn bị cho kỳ thi phải tiến hành trong suốt quá trình học tập của cả năm học chứ không phải lúc kỳ thi gần bắt đầu. Việc tổ chức ôn tập phù hợp và có hiệu quả với HS tốt nhất là ở chính giáo viên các trường. Nhà trường và giáo viên phải thống nhất với HS, phụ huynh để sắp xếp thời gian hợp lý cho HS được học tập một cách hiệu quả, tránh áp lực, quá tải cho HS”. 
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

3 cách để hòa nhập cuộc sống sinh viên

Tìm kiếm một partime

Hầu hết các tân sinh viên đều mong muốn kiếm một công việc nào đó để làm như một sự đánh dấu quan trọng, thoát ra khỏi vỏ bọc của học sinh cấp 3. Với sinh viên thì các công việc phổ biến thường là làm thêm tại các quán cà phê, trà sữa, nhà hàng, phát tờ rơi quảng cáo, làm gia sư…

3-tips-de-hoa-nhap-cuoc-song-sinh-vien

Đi làm thêm là việc tiếp xúc trực tiếp với xã hội khác, đồng thời cũng là cơ hội để teen tự tay làm ra chính đồng tiền của mình. Đó là một điều đáng quý. Đi làm thêm sẽ giúp teen trang trải bớt một phần nào chi phí sinh hoạt, giúp teen nâng cao khả năng giao tiếp…

Nếu muốn cọ xát với ngành học của mình một cách cụ thể thì teen nên tìm những công việc có liên quan tới ngành học của mình. Như thế, thì việc làm thêm sẽ bổ trợ cho kiến thức thực tế bản thân rất nhiều.

Thùy Dương (SV năm 2 ĐH Xã hội Nhân văn) cho hay: “Mình học ngành Báo chí nên muốn có kinh nghiệm viết lách nhiều hơn. Chính vì thế mà mình đăng kí làm cộng tác viên cho một số tờ báo mạng và báo giấy, vừa có thu nhập lại vừa giúp mình có điều kiện để nâng cao tay nghề của bản thân. Ngoài việc viết báo thì mình còn đi làm gia sư nữa để có thêm kinh nghiệm sống.”



Tìm hiểu về ngôi trường mình học

Chịu khó bỏ ra một chút thời gian nghiên cứu về trường mình học sẽ có vô vàn những điều hay ho mà teen không ngờ tới. Teen có thể tìm hiểu trường mình thông qua các website, forum, hoặc có thể dò la tin tức từ các anh chị đi trước. 

Một điều khá thú vị là những anh chị khóa trước sẽ nhiệt tình chỉ bảo cho teen biết trường mình học có chỗ nào đẹp, chỗ nào yên tĩnh, thầy cô nào khó tính, nên đăng kí học giáo viên nào là tốt, hay trường mình có những hoạt động ngoại khóa nào… Những kinh nghiệm của “ma cũ” sẽ giúp cho teen chúng mình một phần nào an tâm hơn rồi đấy.

Như Mai (SV năm 2 ĐH Ngoại ngữ) chia sẻ: “Ban đầu mình cũng rất bỡ ngỡ khi bước vào trường. Lúc ấy mình chỉ muốn thu mình vào một góc, không dám tiếp xúc với ai hết. Tình cờ quen được một chị học khóa trên, chị ấy khá cởi mở nên chỉ thoáng chốc đã rủ rê mình vào câu lạc bộ mà chị ấy tham gia. Thế là, chỉ trong một thời gian ngắn mình đã không còn rụt rè nữa. Hiện tại, mấy anh chị còn đề cử mình làm MC cho chương trình đón tân sinh viên sắp tới nữa đấy.”

3-tips-de-hoa-nhap-cuoc-song-sinh-vien
Đối diện sự thay đổi về phương pháp học

Nhiều teen tỏ ra rất hào hứng khi biết được rằng khi lên đại học thì việc học trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Thầy cô không còn kiểm tra gắt gao như cấp 3 nữa, sự tự học của sinh viên mới đóng vai trò cốt lõi. Tự học nghĩa là teen tự làm chủ thời gian và phương pháp học của mình. Vì thế, teen sẽ không còn cảm giác lo sợ mỗi lần bị kêu lên trả bài.

Nhiều tân sinh viên cảm thấy rất thỏa mái với kiểu học này, không cần đi học đều đặn chỉ cần điểm danh là đủ, vì thế mà những dịch vụ như đi học thuê, hay điểm danh giùm diễn ra rất phổ biến ở môi trường ĐH. Tuy nhiên việc mạo hiểm học kiểu đối phó này có rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Không đi học thường xuyên sẽ khiến teen ỷ lại, rồi từ đó việc học giảm sút rất nhiều.

Mai Trang (SV năm 3 ĐH Sư Phạm) nói rằng: “Việc tự học trên ĐH khá là nhẹ nhàng, với một số trường thì có hết trong giáo trình nên nhiều bạn cứ ỷ lại rồi nghỉ học hoài, đến khi kiểm tra thì vắt chân lên cổ mà chạy đua. Đừng nghĩ rằng không học thì đã có người đi học hộ. Học ĐH dễ hay khó là tùy thuộc vào bản thân của chính mình.”




Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

“Thần đồng 11 tuổi” Trung Quốc đỗ ĐH danh tiếng

Vấn đề nằm ở chỗ trong khi gia đình cố chứng minh con mình là một thần đồng thì cư dân mạng lại chỉ ra rằng có vấn đề trong việc cậu được nhận vào đại học.

Xu Hengrui, người tỉnh Vân Nam, có thể xem là sinh viên trẻ nhất từng nhập học vào khoa Luật của Đại học Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh. Năm nay mới 11 tuổi nhưng cậu bé hiện đã tới trường với tư cách tân sinh viên và đã bắt đầu tham gia năm học mới.

Năng lực của một thần đồng

Trường hợp của Xu nhanh chóng được báo chí Trung Quốc loan tin và họ vội vã tâng bốc cậu bé như một thần đồng. Tờ Tin tức Bắc Kinh dẫn lời Liu, Hiệu phó Trường Trung học số 1, nơi Xu từng theo học, nói rằng cậu bé rất sáng dạ. 

Từ lớp 2, Xu đã thấy tiến trình học tập ở trường quá chậm. Vì thế cha cậu bé đã đưa con tới sống ở Côn Minh. Mẹ cậu về sống cùng con để tiện chăm sóc, còn cha thì thuê cả một đội gia sư hùng hậu rất giỏi về kèm cặp. 

Kết quả là Xu đã hoàn tất chương trình giáo dục phổ thông cơ sở sau 6 tháng và chưa đầy 1 năm để hoàn tất chương trình trung học cơ sở. Tới thời điểm này, cậu bé mới được 8 tuổi. “Xu chỉ học có 1 hay 2 năm tiểu học, 1 năm trung học cơ sở rồi sau đó lên trung học” - Liu nói - “Với các bài kiểm tra hoặc bài thi thông thường kéo dài 2 tiếng đồng hồ, Xu chỉ mất chừng chưa đầy một tiếng đồng hồ, lần nhanh nhất có 40 phút và hầu hết các câu hỏi đều có đáp án chính xác”. 

Ông cũng cho biết năm nay Trường trung học số 1 ở tỉnh Vân Nam có hơn 1.300 học sinh tham dự đại học và có 500 người đỗ. Xu nằm trong nhóm vài chục người có điểm số cao nhất và nhiều học sinh trong trường đã ngưỡng mộ khả năng học tập của cậu bé. 

Hình ảnh hiếm hoi của “thần đồng” Xu Hengrui được cộng đồng mạng lan truyền cho nhau. 

Cũng theo Liu, Xu không phải là một con mọt sách. “Cậu bé rất hiếu động, như mọi đứa trẻ khác”- ông nói. Ngoài giờ học, cậu bé chơi đủ loại môn thể thao, từ bóng bàn, cầu lông cho tới tennis và bóng đá. Ông nói rằng tất cả những người lớn chơi cùng Xu đều đã mệt nhưng cậu thì không và vẫn muốn chơi tiếp. Điểm khác biệt duy nhất so với bạn bè là Xu học vô cùng tập trung và dường như thu được nhiều kiến thức hơn. 

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Những lí do "bad boy" vẫn hút con gái

“Hot boy” lạnh lùng

H.Anh (17t) vốn mê mệt phim Hàn Quốc, đặc biệt là những anh chàng có chút lạnh lùng, sẵn sàng từ chối bất kì lời tỏ tình nào của các cô gái, cho dù đó là một cô nàng xinh nhất trường đi nữa. Vì thế cô nàng đã đổ ngay trước anh bạn mới chuyển đến lớp vào đầu năm học. Anh chàng đúng kiểu H.Anh thích - là đối tượng "trong tầm ngắm" của rất nhiều bạn nữ trong và ngoài lớp, nhưng anh chàng luôn tỏ ra bất cần, chỉ thích đi chơi cùng đám con trai, bất chấp biết bao lá thư được gửi đến anh chàng đều ngó lơ. Chính việc này lại càng khiến H.Anh chết mê chết mệt và quyết tâm chinh phục “hoàng tử băng giá”.


Các chàng lạnh lạnh lại càng hút girl?

Hay như P.Quyên (17t) thì lại đổ rầm trước một "thầy" lớn hơn Quyên tận ba tuổi, được mẹ cô nàng thuê về kèm cặp việc học cho Quyên. Đây không phải gia sư đầu tiên mà mẹ Quyên thuê về, nhưng "thầy" lại hoàn toàn khác với những người khác. Anh gia sư cho Quyên rất nhiều bài tập, quản lí chặt chẽ việc học của Quyên, lại hơi nóng tính, hay mắng mỗi khi Quyên lười biếng hoặc làm bài sai. Lúc đầu Quyên cực kì ghét "thầy", thậm chí nằng nặc đòi mẹ đổi gia sư. Nhưng sau một thời gian bị “quát”, bỗng dưng cô nàng đâm ra “ghiền”. Quyên ngó lơ tất cả những cái đuôi bám theo mình, chỉ biết chăm chăm vào "thầy giáo" khó tính, suốt ngày la mắng Quyên thôi.

Còn trường hợp của của Ng.Hân (18t) thì lại kết cậu bạn lớp trưởng ở lớp bên cạnh chỉ vì một lần Hân trông thấy cậu ấy đã... thẳng thừng từ chối cô nàng xinh nhất khối nhưng kênh kiệu hống hách. Từ hôm chứng kiến sự việc ấy, Hân bỗng “kết” anh bạn lớp trưởng, mọi hành động, cử chỉ của anh chàng đều được Hân cập nhật hằng ngày. Thậm chí anh chàng thích ăn gì, hôm nay đi học mang giày gì... cô nàng cũng nắm rõ như “lòng bàn tay”.

Cái đầu lạnh và trái tim nóng

Chắc sẽ có một số bạn cho rằng những teen girl được nói bên trên quá bị ảnh hưởng bởi phim Hàn, chỉ thích những anh chàng lạnh lùng băng giá. Tuy nhiên sự thật thì không phải vậy đâu. P.Quyên sau một buổi trà sữa với anh “thầy” đã phát hiện ra nhiều điều thú vị từ "thầy giáo" nóng tính và khó tính. Anh gia sư của Quyên khi không dạy học thật dễ thương và gần gũi, đã vậy thầy còn có rất nhiều kiến thức xã hội, nói chuyện với "thầy", Quyên rất vui và học hỏi được nhiều điều. Sau buổi hẹn “trà sữa” ấy, cô nàng còn quyết tâm học thật giỏi, phải đậu đại học để sau này được... học cùng trường với thầy đấy, hehe.

Còn H.Anh thì sau một buổi picnic với lớp đã làm tan tảng băng của “hot boy” lạnh lùng khi mạnh dạn bắt chuyện trước với anh chàng. H.Anh phát hiện ra cậu ấy không quá lạnh lùng như những gì H.Anh đã trông thấy, cậu ấy cười rất dễ thương, lại đàn và hát rất hay nữa. Đã thế, cậu bạn lại cực kì tâm lí và ga lăng với H.Anh khi chủ động chở H.Anh suốt một đoạn đường về. Không phải nói thì cũng biết cô nàng đã hạnh phúc biết nhường nào.


Các nàng rất hay "đổ" những chàng trai lạnh lùng bên ngoài nhưng ấm áp bên trong.

Ng.Hân thì lại lại phát hiện cậu bạn lớp trưởng thẳng tính không chỉ là “mọt sách” chỉ biết học, học và học mà cậu ấy còn rất tích cực trong các hoạt động của lớp và trường. Đã thế anh bạn lớp trưởng lại cực kì thân thiện, vui vẻ và hoà đồng với tất cả mọi người nữa.

Công nhận là con gái sẽ bị hút bởi một anh chàng hơi lạnh lùng một tí, hơi bất cần một tí, thậm chí là "ngó lơ" các "fan girl" bám theo mình. Tuy nhiên con gái thật sự thích kết bạn và nói chuyện với những chàng trai "lạnh" bên ngoài nhưng thân thiện và chín chắn bên trong, chứ không phải kiểu teen boy suốt ngày chỉ biết ra lệnh đâu nhé!

Dù sao đi nữa, con gái vẫn thích những ai cởi mở hơn là những người suốt ngày lầm lì với gương mặt lạnh lùng không quan tâm đến ai. Vì thế, có "lạnh" đến mấy thì con trai hãy nhớ rằng: nụ cười cực kul và sự quan tâm là cách "hạ gục" con gái nhanh nhất đấy!
 
 
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Những cách ôn thi đại học hiệu quả

Học gia sư 

Một điều dễ dàng nhận thấy hiện nay, đó là không phải chỉ học sinh có học lực yếu, kém mà ngay cả các học sinh khá, giỏi cũng theo học gia sư. Gia sư có thể chỉ là sinh viên đang học tập tại các trường Đại học nhưng cũng có thể là các thầy cô giáo còn đang giảng dạy. Với những bạn có học lực yếu, kém thì ta cũng hiểu được nhu cầu cần có 1 người kèm cặp, cung cấp kiến thức riêng cho họ vì họ không đủ khả năng theo kịp các bài giảng trên lớp cũng như tại các lớp học thêm. 

Nhưng còn đối với các học sinh khá, giỏi thì họ không hẳn cần 1 giáo viên để giảng bài, hướng dẫn tỉ mỉ mà các học sinh này chỉ muốn trao đổi để hoàn thiện hơn những kiến thức đã có.Và cũng có nhiều bạn theo học gia sư để thu nhận được những điều mới mẻ, những kiến thức mở rộng mà chưa chắc bạn ấy đã có được ở trên lớp. Học gia sư cũng ngày càng phổ biến hơn và nó đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của mọi người, nhất là các bạn học sinh và các vị phụ huynh! 
 
Học tại các lớp học thêm

Có lẽ cách học được nhiều teen áp dụng nhất chính là "dùi mài kin sử" tại các lớp học thêm. Hiện nay, số lượng lớp học thêm ngày càng nhiều, phục vụ mọi lứa tuổi, mọi trình độ. Thường thì mỗi lớp sẽ có giáo viên chuyên trách giảng dạy 1 môn cụ thể như: Toán, Lý, Hoá, Văn…nhưng cũng có 1 số lớp học, giáo viên không chỉ giảng dạy môn của mình mà còn liên hệ với 2 giáo viên dạy môn còn lại trong cùng khối thi để cùng giúp các học sinh củng cố, đảm bảo được khối lượng kiến thức nhất định cho kỳ thi quan trọng sắp tới đây! 

Với hình thức học này, chắc hẳn các bạn đã phải chọn cho mình 1 đội ngũ giáo viên phù hợp với khả năng của bạn nhất từ rất lâu rồi .Bởi lẽ, nếu bây giờ bạn mới tìm đến các lớp học thêm để thử xem giáo viên này có hợp không, giáo viên kia dạy có dễ hiểu không thì e rằng đã muộn! Một lời khuyên cho các bạn là nếu hiện tại đang theo học thầy cô giáo nào, thấy mình hiểu được những bài giảng của họ thì hãy cố gắng hết sức mình để rèn luyện chứ đừng nảy sinh suy nghĩ  “học thử” chỗ khác để xem có được hay không nhé!


Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Học “lò” 

Và cuối cùng là cách ôn thi mà rất nhiều teen 12 đang áp dụng, đó là học ở các “lò”. “Lò” thường xuất hiện rất nhiều ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Có thể nói, tại các “lò” hiện nay, đa số đều là các giáo viên có chuyên môn cao giảng dạy. Rất nhiều ca học trong một tuần được tổ chức đối với mỗi môn, dễ dàng cho các bạn lựa chọn mà không sợ bị trùng với giờ học trên lớp. 

Tuy rằng học “lò” rất đông và các bạn thường phải đến sớm để giữ cho mình một chỗ ngồi đẹp trong lớp, thế nhưng vẫn có rất nhiều bạn tìm đến với cách học này và hài lòng với nó. Như vậy, đâu thể nói học “lò” không phải là 1 nét đẹp trong văn hoá học đường được.
 
Học nhóm 

Đây không phải là cách học quen thuộc nhưng nó lại có tác dụng tốt đối với teen có tính tự giác cao. Thông thường, khi tập trung học nhóm, teen hay có xu hướng học thì ít mà “tám” thì nhiều! Tuy nhiên, những teen có tính tự giác cao thì khi áp dụng cách học này, họ tuân thủ khá tốt, phân bố thời gian học tập và nghỉ giải lao hợp lý, không bị sa đà vào những chuyện khác trong lúc học.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Bé gái học lớp 1 cận 20 đi-ốp

Sinh ra trong gia đình mà bố mẹ nên duyên vợ chồng tại nhà Tình thương, Hoàng Yến Nhi (7 tuổi) dường như cũng phải nối tiếp số phận hẩm hiu ấy. Năm nay mới học lớp 1, nhưng Yến Nhi đã phải đeo cặp kính có độ dày nhiều hơn cả tuổi cô bé.

Hoàng Yến Nhi (Lớp 1 Trường Tiểu học Nghĩa Dũng) 

Đắng lòng ba mẹ con đều hỏng mắt

Giữa cái nóng oi nồng, bức bối của đầu hè, tôi được cậu tình nguyện viên là sinh viên của trường ĐH FPT đưa qua chặng đường gần 20 km đến với khu “xóm liều” ven sông. Vòng vào bên trong con đường gốm sứ ven sông Hồng là một cuộc sống của những con người nghèo khổ. Cuộc sống của người làng chài ven sông Hồng khác hẳn với cuộc sống hào hoa của người dân thủ đô cách đó chỉ một con đê Yên Phụ. 

Ở đó có những con người dù được sinh ra và lớn lên tại đất thủ đô cả hai, ba thế hệ nhưng vẫn nghèo xác, nghèo xơ. Căn nhà của Yến Nhi vốn là của ông bà nội. Một căn nhà gác lửng khá rộng rãi, đơn giản bởi nó không đồ đạc gì ngoài chiếc xe đạp cũ, với một chiếc bàn cũ mục. 

Chiếc kính dày cộp của Yến Nhi

Chúng tớ đến khi Yến Nhi vừa đi tập văn nghệ về. Ám ảnh với tớ ngay từ đầu là đôi mắt của Yến Nhi. Đôi mắt ấy to, long lanh nhưng không sáng như những đôi mắt bình thường khác.

Bà Đỗ Thị Thơm (bà nội Yến Nhi) ngậm ngùi kể lại gia cảnh bất hạnh của gia đình: “Ngày trước, gia đình tôi nghèo lắm. Cơm không đủ ăn, nên đành gửi thằng con trai duy nhất vào nhà Tình thương để nó có cái ăn, cái mặc. Thế rồi nó lớn lên và lập gia đình với một cô trong nhà Tình thương đó. Âu cũng là duyên trời.

Tưởng là có gia đình cuộc sống của nó sẽ đỡ khốn khổ hơn nhưng ai ngờ vợ nó bị cận nặng, thoái hóa võng mạc gì đó, mổ mấy lần rồi mà có nhìn thấy gì đâu. Thế rồi vợ chồng nó sinh được hai đứa con thì đều bị thoái hóa giống mẹ nó. Gia đình đã nghèo lại càng quấn túng hơn”.

Bà Thơm gần 70 tuổi phải lo cho cả gia đình ba người bệnh tật

Bà Thơm nghẹn ngào một lúc rồi lại tiếp: “Giờ mẹ của con Nhi đi bán báo, bố thì đi đánh giày chẳng có mấy khi về nhà. Nhà lại có bác gái nó phải chạy thận tuần 3 buổi đã hơn chục năm nay rồi”.

Vậy là nhà có 4 miệng ăn giờ chỉ còn trông cậy vào một bà cụ năm nay đã ngoài thất tuần. Bà Thơm nhận lau dọn nhà tuần ba buổi, những lúc rảnh thì bán vài cốc trà đá. Nhưng tuổi cao, sức yếu lại phải lo cho ba người bệnh, thành ra có khi cả tuần mới đi làm được một buổi. Tiền học, tiền thuốc thang của các cháu bà phải trông cậy vào sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm. 

Vừa học nước mắt vừa rơi


Bước vào lớp 1, Nhi đã được câu lạc bộ tình nguyện SOB (một tổ chức phi chính phủ vì trẻ em) cử gia sư đến dạy kèm tuần 3 buổi. Bạn Nguyễn Thị Ngọc Hà, gia sư của Yến Nhi cho biết: “Ngày đầu tiên, tôi đến dạy cho Nhi thật sự là vất vả. Nhi không được đi học mẫu giáo, mắt rất kém, đưa sát quyển sách vào mặt mà cũng khó nhìn. Thành ra để đuổi kịp các bạn khác trên lớp là một điều rất khó khăn". 

Giở cuốn vở của Yến Nhi chắc không ai ngờ rằng cô bé cận 20 độ gần như không còn nhìn thấy gì lại có thể viết chữ đẹp đến vậy. Từng nét chữ của Yến Nhi rất đều, rất thẳng. “Con thích đi học lắm. Ở lớp vừa được chơi với các bạn, vừa được học chữ. Con hay được cô giáo khen viết chữ đẹp lắm đấy ạ” – Yến Nhi nhỏ nhẹ khoe thành tích của mình.


Những dòng chữ thẳng tắp, ngay ngắn của cô bé viết chữ đẹp nhất lớp

Cô gia sư Ngọc Hà chia sẻ: “Đó là cả một sự nỗ lực phi thường của Nhi đó. Em không nhìn rõ đường kẻ vở, lúc đầu viết nguệch ngoạc lắm, tôi còn tưởng là em không thể theo học được nữa cơ”.
Bác sĩ Hoàng Văn Tiến người điều trị cho Yến Nhi cho biết: “Mắt cháu bị cận quá nặng do bẩm sinh nên việc phục hồi rất khó khăn. Trường hợp mù lòa là điều khó tránh khỏi. Nếu kiên trì và làm theo đúng chỉ dẫn thì có mới có hi vọng cứu chữa phần nào”.

Yến Nhi thì không hề biết điều ấy. Cô bé chỉ biết có một điều rằng, mắt mình bị kém và vẫn đang đợi chờ, hy vọng vào những đợt điều trị sẽ giúp em nhìn thấy rõ hơn. Cả gia đình không một ai đủ can đảm để nói với Yến Nhi về sự thật, về những điều không may có thể xảy ra với đôi mắt của em. Sự thật tàn nhẫn ấy là một cơn ác mộng, và còn cay nghiệt hơn khi nó đổ xuống đầu những người dân nghèo khó. Câu nói ngây thơ của Yến Nhi khiến mọi người không khỏi chạnh lòng: “Sau này lớn lên con sẽ làm cô giáo. Con sẽ đi dạy học cho các bạn nghèo như các cô gia sư bây giờ. Con cũng thích múa nữa nhưng con sợ bị mù lắm”.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Có bầu 8 tháng tốt nghiệp thủ khoa

Chu Thị Thanh Loan sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nghèo miền sơn cước thuộc xã An Châu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Loan là con cả trong gia đình 3 chị em. Kinh tế chỉ dựa vào nông nghiệp, bố mẹ Loan chật vật để nuôi ba người con ăn học và phụng dưỡng mẹ già.

tot-nghiep-thu-khoa-khi-co-bau-8-thang
Tháng 8/2012, Chu Thị Thanh Loan nhận tin là thủ khoa đầu ra của ĐH Sư phạm Nghệ thuật TW khi đã có bầu 8 tháng.

Từ nhỏ, Loan đã quen với ruộng đồng và chuyện cấy hái giúp gia đình. Chăm chỉ việc nhà nhưng Loan luôn là học sinh khá giỏi ở trường. 12 năm học phổ thông, Loan nhiều lần đi thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh các môn Văn – Sử - Địa. Hai năm lớp 9 và lớp 11, Loan đạt giải Nhất môn Văn cấp huyện. Lớp 11 thêm giải Ba cấp tỉnh môn Văn. 

Học giỏi nhưng ước mơ trở thành cô giáo dạy Văn với Loan không trở thành hiện thực. Năm đầu tiên thi ngành Sư phạm Văn, ĐH Sư phạm Thái Nguyên, Loan thiếu 0,5 điểm; năm thứ hai vẫn vậy. Cô bạn may mắn khi nhận được lời khuyên của thầy chủ nhiệm THPT, đăng ký thi thêm vào hệ Trung cấp của Trường CĐ Sư phạm Nghệ thuật TW (nay là ĐH Sư phạm Nghệ thuật TW) ở Hà Nội. Vốn có năng khiếu ca hát qua những lần biểu diễn ở “sân khấu” làng đến trường học nên cùng năm thứ hai thi ĐH trượt, Loan đỗ vào trường cao đẳng.

Học hết hai năm trung cấp, từ bố mẹ đến họ hàng đều muốn em về quê dạy học, đỡ đần gánh nặng cho gia đình. Không muốn cuộc đời “cứ bình lặng trôi như thế” cộng thêm lời khuyên “Em học tốt. Theo học ĐH sẽ phát triển hơn” của thầy cô, Loan giấu bố mẹ đăng ký thi lại ĐH lần 3 vào trường mình (đã lên ĐH).

Trước khi “vượt vũ môn” 15 ngày, Loan đi “vận động” từ mẹ đến bố rồi các mợ, cô cho mình thi ĐH lần nữa. Mẹ thương con gái nên gật đầu. Bố chỉ ậm ừ: “Cứ biết thế!”. Lần thứ 3 đi thi, Loan rất tự tin: “Nếu đỗ điểm thấp con sẽ không học. Con cũng sẽ không để bố mẹ phải lo tiền học 4 năm nếu học tiếp”.

Tin con gái đỗ thủ khoa đầu vào của ĐH Sư phạm Nghệ thuật TW với 39 điểm (môn năng khiếu nhân hệ số hai) chỉ khiến bố Loan “cười nhưng không nói gì” vì lo không có tiền cho con học tiếp.

Cô thủ khoa “con giời”

Lên ĐH, chỉ riêng lịch học của trường (cả ngày từ thứ hai đến thứ sáu, sáng thứ bảy) đã khiến nhiều sinh viên mệt mỏi vì kiến thức lớn và bài tập phải trả thường xuyên. Tuy nhiên, giữ đúng lời hứa “sẽ kiếm tiền đi học” với bố mẹ, hết học kỳ I năm thứ nhất, Loan nhờ bạn giới thiệu làm gia sư cho một học sinh cấp II. Nhờ khả năng và sự nhiệt tình, Loan có thêm nhiều học trò sau đó.

Sang năm thứ hai, Loan còn kiêm thêm chức Bí thư rồi Ban chấp hành đoàn đến tham gia vào dàn hợp xướng của trường. Lịch học, lịch tập diễn, công tác đoàn đội chiếm gần trọn quỹ thời gian trong ngày của cô bạn.

Tuy nhiên, cô bạn này vẫn không bỏ công việc gia sư. Nhiều học sinh, Loan chia nhỏ ra từng nhóm và nhiều buổi dạy trong tuần để vẫn đảm bảo đủ thời lượng giúp trò tiếp thu bài mà các công việc khác của mình không lỡ dở. Tuy nhiên, khó khăn trong việc bố trí lịch học, dạy không ít bởi thời gian tập trong dàn hợp xướng nhiều nên có buổi Loan phải ở lại trường đến 19h. Trong khi dó, gia đình học trò không phải ai cũng chấp nhận con học nghệ thuật từ 20h hay 21h.

Đi học và làm bằng chiếc xe đạp cà tàng từ phố Nguyễn Trãi đi phố Định Công gần 10km, Loan luôn trong trạng thái phải cố sức. Vừa làm vừa tích cóp, cô bạn này mua được chiếc xe máy cũ với giá 4,7 triệu đồng để tiện cho việc đi lại. Thế nhưng chiếc xe máy Trung Quốc, lại cũ khiến Loan nhiều lần khổ sở vì “chết máy, thay đủ thứ đồ”.

Sang năm thứ ba, Loan còn nghiên cứu khoa học rồi đi dạy ở một trường mầm non tư thục. Một ngày với Loan thường bắt đầu lúc 6h15, tối về nhà lúc 22h và ngủ lúc 2h sáng hôm sau.

Tháng 8, Loan đón tin mình tốt nghiệp thủ khoa khi đã có bầu 8 tháng. Bạn bè và thầy cô gọi đùa Loan là “con giời" vì "Không hiểu nó lấy sức ở đâu và việc gì cũng tốt thế!”. 4 năm ĐH Loan đều đứng đầu lớp với điểm số xuất sắc.

“Có những đợt thi thậm chí phải thức trắng đêm nhưng may mắn là suốt 4 năm học mình gần như không ốm đau, bữa nào cũng về nhà nấu cơm ăn. Trên lớp mình luôn xin ngồi bàn đầu để nghe rõ lời thầy cô và cố gắng học kiến thức ngay trên giảng đường” - Loan tâm sự. Cô bạn chia sẻ: “Cũng có lần mình mệt mỏi, chán nản. Mình muốn buông xuôi nhưng lại tự vận động mình không đầu hàng vì phía sau còn có gia đình và rất nhiều người quan tâm, hy vọng ở mình”.
 
 
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Sinh viên sống rủng rỉnh nhờ làm gia sư

Sự thăng bậc của nghề gia sư

Gia sư là nghề mà khá nhiều sinh viên từng "kinh qua", bởi sự phổ biến, dễ tìm việc cũng như linh động thời gian. Nhiều năm trước, đây được xem là nghề làm thêm ở mức "thường thường bậc trung" trong giới sinh viên, vì thu nhập không cao, đi dạy mệt nhoài 2-3 tiếng mà chỉ được mấy chục ngàn đồng. Tuy nhiên, giờ đây, gia sư được xếp vào hàng nghề làm thêm có thu nhập không hề thấp của giới trẻ.

Nguyễn Diễm My - đang là sinh viên năm thứ 3 trường Học Viện Báo chí và Tuyên truyền (Hà Nội). Tuy nhiên, công việc mà cô đang làm thêm lại chẳng liên quan gì đến ngành học cũng như chuyên môn của mình. Hiện tại, cô đang nhận dạy thêm môn Toán và Anh cho các em học sinh từ lớp 9 trở xuống.


Với sinh viên, 5-8 triệu/tháng là một khoản không nhỏ. Ảnh: (Internet)

Dù không học chuyên ngành sư phạm nhưng My vẫn truyền tải tốt kiến thức cũng như chất lượng dạy ngày càng được nâng lên. Được biết, ban đầu vốn dĩ cô chỉ nhận dạy thêm 2 em nhà hàng xóm, sau đó do phụ huynh thấy kết quả học tập của con mình ngày càng tốt hơn nên cũng giới thiệu cho mấy chị làm cùng cơ quan.
Vậy là từ đấy My nhận được khá nhiều lời mời về dạy. Vì là đang trong thời gian nghỉ hè nên My nhận dạy nhiều học sinh hơn, cô nhận dạy một tuần 4 buổi, một buổi dài 2 tiếng và mỗi lần như vậy thường gộp chung 4 học sinh/buổi. Bởi các em đều học cùng lớp với nhau. Cô chia sẻ mức giá hiện tại của mình là 120.000/học sinh/buổi. Như vậy, tính trung bình trong một tháng My kiếm được khoảng gần 8 triệu đồng/tháng từ công việc dạy thêm của mình.

Nguyễn Cẩm Nhung - sinh viên năm thứ 3 trường ĐH Hà Nội cũng đang nhận dạy thêm môn tiếng Anh. Nếu như My được phụ huynh học sinh “dẫn mối” thì Nhung lại phải thường xuyên đến các trung tâm để tìm việc. Sau khi nộp hồ sơ tại các trung tâm thì cô phải chờ một thời gian để bên phía trung tâm tìm người có nhu cầu.
Đôi khi thời gian này chỉ kéo dài 1-2 tuần nhưng cũng có lúc kéo dài hàng tháng trời. Vậy là cô đành phải đi đến các trung tâm khác nữa với mục đích sẽ có nhận được nhiều việc hơn. Đến khi phía trung tâm gọi điện báo với Nhung rằng đã tìm được công việc theo như mong muốn của cô thì việc đầu tiên là bạn ấy đến để kí kết hợp đồng. Với mỗi khách hàng mà trung tâm giới thiệu, Nhung phải trả 50% lương tháng đầu cho họ.

Hiện tại, cô cũng đang nhận dạy 3 buổi/tuần. Giá cả cũng dao động từ 100.000-120.000 đồng/buổi, tùy vào trình độ của các em học sinh. “Đối với những em học lớp 6 thì mình chỉ nhận khoảng 100.000 đồng/buổi. Vì ở trình độ này, kiến thức của các em không khó mấy, còn đối với lớp 7 hoặc lớp 8 thì mình lấy 120.000 đồng. Tháng này mình đang nhận dạy 3 em/buổi nên tính ra hết tháng mình sẽ kiếm được khoảng gần 5 triệu” - Nhung cho biết.


Gia sư chủ yếu dạy vào buổi tối, một tuần  vài buổi nên ảnh hưởng không nhiều đến việc học của các bạn trẻ (Ảnh: Internet)

Nghề không dành cho người "chảnh"

Trong những ngày hè này, hều hết sinh viên đều lựa chọn làm công việc gia sư bởi nó không mất nhiều thời gian. Việc mỗi buổi học chỉ kéo dài từ 2 tiếng khiến cho các bạn vẫn có thời gian nghỉ ngơi, đi chơi với bạn bè mà vẫn kiếm thêm được thu nhập.

Hơn nữa, việc dạy thêm này đôi khi kéo dài suốt năm học nên một số bạn vẫn có được mức thu nhập ổn định, tuy rằng trong năm thì thời gian dạy sẽ không được nhiều và chủ yếu là dạy vào buổi tối. Vậy mà cũng có những bạn, chỉ đi dạy được một tháng thì bị phía gia đình xin thôi không cho con học nữa. Bởi mức giá đưa ra khá cao.

Dương Mỹ Linh - là sinh viên năm 3 trường Học viện Ngoại giao nên môn dạy chính của cô là tiếng Anh. Dẫu vậy, số lượng học sinh mà Linh đang dạy lại không nhiều lắm, chỉ 2 học sinh/buổi/tuần. Linh vốn là bạn học cùng cấp 3 với My nên nhiều lúc cũng được My giới thiệu cho học sinh để dạy vì cô sợ dạy đông quá thì chất lượng sẽ không đảm bảo.

Tuy nhiên, sau 1-2 tuần thì My lại nhận được những lời phàn nàn của phụ huynh. Tìm hiểu thì cô được biết do Linh hét giá cao quá, 150.000 đồng/tiếng/buổi nên phụ huynh xin phép cho con nghỉ. Cô cho rằng, trình độ của mình tốt hơn nên việc lấy mức giá như vậy là đương nhiên. Cuối cùng, My bị mang tiếng vì đã giới thiệu cô giáo dạy không những đắt mà kết quả của học sinh vẫn thế. Thành ra từ đấy My không dám giới thiệu ai cho Linh nữa.

Nếu nói về việc dạy gia sư thì không thể nào không nhắc đến các bạn đang học tại trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Bởi hàng ngày sinh viên sư phạm được học tập trong môi trường mô phạm nên cách thức truyền tải cũng như phương pháp giảng dạy có vẻ hiện đại và hiệu quả hơn.
Mai Hoa đang là sinh viên năm 2 khoa Toán trường ĐH Sư Phạm Hà Nội. Trong quãng thời gian nghỉ hè này, Hoa nhận dạy kèm từ 3-5 em học sinh và chia đều trong ngày.

Lịch đi dạy của Hoa cũng khá là kín, sáng từ 9h - 11h sau đó kịp về nhà nghỉ trưa, chiều lại từ 3h-5h, tối lại nhận dạy tiếp từ 7h-9h. Có những em học sinh học cùng lớp với nhau thì Hoa lại gộp chung vào dạy chung trong một buổi để có thể tạo ra sự ganh đua lẫn nhau giữa các em học sinh.

Một tuần Hoa có 4 buổi như vậy, mỗi một lần dạy như vậy, cô thỏa thuận với phụ huynh là 140.000 đồng/buổi/ 2 tiếng. Tuy mới đầu, cô cũng nhận được những ý kiến của phụ huynh về giá cả nhưng Hoa đảm bảo với họ rằng nếu tình hình học tập của các em không tiến triển tốt thì cô sẽ không lấy tiền.
Sau một vài tháng kèm cặp thì các em đã có kết quả rõ nét. Thay vì những điểm 6-7 như trước đây trong mỗi bài kiểm tra thì đến kì thi, hầu hết các em đều đạt điểm 9 trở lên. Nhìn thấy thành tích của con ngày một tốt lên, các bậc phụ huynh tỏ ra rất hài lòng vì chất lượng dạy của giáo viên. Có những phụ huynh còn đề nghị Hoa tăng số buổi học thêm của con mình lên thành 3 buổi/tuần thay vì 1-2 buổi/tuần như trước.

Chính vì vậy mà số tiền Hoa kiếm được cũng không hề nhỏ. “Vì đang trong thời gian nghỉ hè nên mình phải tranh thủ mà đi dạy thêm, nếu vào kỳ học rồi thì khó mà được đi dạy nhiều như vậy. Có tháng mình làm cũng được 7 triệu đồng. Đôi khi mình cũng thấy mệt mỏi vì thời tiết nắng nóng, muốn nghỉ ngơi nhưng nếu nghỉ thì lại không có tiền để trang trải cho cuộc sống, nào là trả tiền thuê nhà, tiền ăn, tiền sinh hoạt, chưa kể còn đi chơi với bạn bè" - Hoa tâm sự.

Cô bạn cũng chia sẻ thêm: "Tuy mệt nhưng nhiều khi nhìn thấy kết quả của các em tiến triển rõ rệt thì mình cũng thấy vui. Công việc này, tuy chỉ là làm thêm nhưng mình cũng học được rất nhiều kinh nghiệm, hy vọng rằng sẽ giúp ích cho tương lai sau này”.
 
 
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Khó khăn việc chọn gia sư năm cuối cấp

Khi gia sư là sinh viên 

Có khá nhiều ý kiến phản đối việc chọn sinh viên dạy cho teen năm cuối. Hầu hết các bậc phụ huynh đều cho rằng sinh viên năm 3, 4 chưa đủ trình độ và kinh nghiệm dạy học. Năm cuối lại cực kì quan trọng nên không thể phó thác việc học của con mình cho những sinh viên chưa có tay nghề sư phạm. Phụ huynh cho rằng, sinh viên chưa thể phân dạng và nắm bắt được tình hình thi cử như các giáo viên được. 

Thật ra công bằng mà nói thì những điều mà các bậc phụ huynh lo lắng như trên đều hoàn toàn có cơ sở nhưng không phải bất kì sinh viên nào cũng đều không có kinh nghiệm. Thực tế có khá nhiều sinh viên giỏi và có năng lực đảm bảo dạy chất lượng cho các teen năm cuối. 

V.Anh (teen 12 THPT KT) chia sẻ: “Mình biết một anh làm gia sư môn Toán, anh ấy học rất giỏi… lúc thi ĐH anh ấy là Á khoa nên mình quyết định chọn anh ấy làm gia sư cho mình. Lúc trước mình cũng rất lo lắng khi tại sao ba mẹ lại bảo anh ấy dạy mình học… Nhưng sau khi học được một thời gian, mình thấy cách dạy rất dễ hiểu, khiến mình nắm vững kiến thức, cộng thêm sự nhiệt tình của anh ấy khi dạy học làm điểm số của mình cải thiện đáng kể. Không phải bất cứ sinh viên nào cũng dạy qua loa đâu”.


Ảnh minh họa.

Đầu quân cho các trung tâm 

Nhắc đến trung tâm nhiều teen nghĩ đến viễn cảnh phải ngồi chen chúc trong một phòng học chật chội, là phải học đại trà, là giá thành rẻ...  bất đắc dĩ mới phải học như vậy. Nhưng nếu teen sáng suốt và lựa chọn kĩ những trung tâm có uy tín thì sẽ tránh được những tình trạng trên. Có nhiều trung tâm rất coi trọng đến chất lượng dạy và học, luôn để ý đến kết quả của từng học sinh. Vì thế học sinh theo học ở những nơi này có khi còn đông hơn khi học tại nhà.

K.Tuyền (teen 12 THPT LQĐ) nói rằng: “Mình chọn trung tâm học trước hết là chú ý đến người thầy dạy học của mình là ai, dạy có tốt không, chất lượng dạy như thế nào? Mình đang theo học một lớp Anh, sỉ số gần 100 người nhưng học rất tốt và rất dễ hiểu bài, thầy dạy chất lượng".

Một số phụ huynh cho rằng học tại trung tâm thì sẽ tiện cho việc quản lý con mình hơn. Thế nhưng tốt hơn hết là teen nên chọn thầy dạy tốt trước khi chọn trung tâm để học.

Khi gia sư là chính bản thân mình 

Ở đây ta muốn nói đến ý thức tự giác và tinh thần tự học ở bản thân mỗi người. Với những môn “ruột” thì teen có thể không cần thiết phải tìm cho mình một gia sư mà có thể tự ở nhà ôn thi được. Vì đó là môn mình thích nên dễ học và có hứng thú hơn. Suy ra hiệu quả cũng ngang ngửa với việc đi học thêm. Năm cuối ta cũng không nên quá đặt nặng vấn đề học thêm lên hàng đầu, không nên học nhồi học nhét mà cần có những khoảng thời gian thích hợp và ý thức học tập thì mới mau tiến bộ lên được. 

H.Châu (teen 12 THPT NT) nói rằng: “Thật ra thì việc tìm người gia sư cũng tốt nhưng nếu thấy không cần thiết lắm thì ta cũng không nên cần gia sư làm gì. Với tớ thì môn Văn là môn yêu thích nên chỉ cần học bài và nghe giảng trên lớp cộng với việc lên mạng tìm tài liệu và tham khảo cách hành văn của người khác để lấy ý về bài của mình là đủ. Chăm chỉ và tự giác chút là ta sẽ tiến bộ rất nhanh. Internet là kho tài liệu bao la mà bất cứ ai cũng đều có thể tìm thấy những bài học mà mình cần, không nhất thiết phải đi học thêm là có thể giỏi”.



Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Gia sư luyện thi đại học tại Hà Nội đắt hàng

Treo giải thưởng xe máy cho gia sư
Tìm đến cách thức thông thường hơn, nhiều gia đình lựa chọn cho con em mình gia sư đồng trang lứa, tức là sinh viên khá giỏi của các trường đại học để hỗ trợ ôn thi. Nguyễn Mai Phương, sinh viên ĐH Ngoại thương cho biết, cô đã có kinh nghiệm làm gia sư hơn 2 năm nay. Không tiết lộ cụ thể mức thu nhập nhưng Mai Phương là một trong những gia sư có mức thu thuộc loại cao từ 120.000-150.000 đồng/buổi. “Nhiều bạn ngoài khoản thu nhập từ các buổi dạy kèm còn được gia đình học sinh treo giải IPad, thậm chí là một chiếc xe máy nếu con họ tiến bộ thực sự” - Mai Phương cho biết. Tuy nhiên, để nhận được giải thưởng này không phải dễ vì thường những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả như vậy lại gặp khó khăn trong việc quản lí con cái học tập. “Có những học sinh em bó tay ngay từ đầu vì các em này chỉ học đối phó theo ý bố mẹ chứ thực ra không hề có ý muốn học, hoặc các em không tập trung trong lúc học dẫn đến hiệu quả học tập thấp, chỉ bằng 1/10 so với các học sinh khác dù khả năng tư duy ngang nhau” - Phương tâm sự.
Gia sư luyện thi đại học đắt hàng, Giáo dục - du học, gia su, luyen thi dai hoc, hoc bong, diem thi, trung tam luyen thi, bao

Bảng điểm càng cao, sinh viên càng có cơ hội kiếm việc ngay khi đang học (ảnh minh họa)
Dù thu nhập khá tốt nhưng gia sư cũng có thể gặp rắc rối khi học sinh tìm đến gia sư không phải để học mà là để tâm sự chuyện tình cảm. Trần Mạnh Hùng, sinh viên ĐH Xây dựng kể về trường hợp phải rút lui không nhận kinh phí khi học sinh của mình đang ở độ tuổi mới lớn đã sớm bập vào chuyện yêu đương trong khi bố mẹ không quan tâm. Khi học gia sư, cô học sinh này coi đây là cơ hội để tâm sự vì muốn được chia sẻ mà không hề tập trung vào việc học. “Dù rất muốn giúp đỡ cô học trò của mình nhưng em buộc phải xin nghỉ vì thấy rằng khó có thể ép một người học tập khi mà còn quá nhiều vấn đề về tâm lý không được bố mẹ quan tâm giúp đỡ” - Hùng chia sẻ.
Chọn gia sư tốt không chỉ căn cứ bảng điểm
“Không phải ai cũng có kiến thức, kỹ năng sư phạm tốt kể cả thủ khoa” - Đinh Mạnh Cường thừa nhận. “Trong danh sách hơn 100 thủ khoa hay các giải nhất, giải nhì kỳ thi quốc tế, CLB chỉ lựa chọn được trên dưới 10 người có khả năng và tâm huyết với công việc gia sư” - Cường cho biết. Thực tế hiện nay, rất nhiều phụ huynh khi chọn gia sư cho con mình thường chỉ căn cứ vào giới thiệu của trung tâm gia sư với bằng chứng là bảng điểm và tên trường ĐH có tiếng của sinh viên làm gia sư. “Ngoài việc xem kết quả học tập của sinh viên thì phụ huynh nên cho con học thử xem có hợp với cách tư duy của con em mình hay không. Chứ tên trường, bảng điểm đôi khi không phản ánh được hết khả năng của gia sư đó. Có một số bạn thực sự rất giỏi nhưng không có khả năng sư phạm, nên không thể trở thành một gia sư tốt được” - Hoàng Quân, sinh viên ĐH Kinh tế quốc dân cho biết.
Cũng theo sinh viên này hình thức gia sư không phải không có nhược điểm. “Những người đi làm gia sư phần lớn là sinh viên các trường đại học, số ít là giáo viên. Mặc dù kiến thức có thể tốt nhưng khả năng tổng hợp kiến thức của sinh viên vẫn còn thiếu nhiều”.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Giáo sư Vật lý Trường ĐH Khoa học Tự nhiên bị "tố" đạo văn

Các tác giả được cho là cùng viết bài với GS. Hà Huy Bằng gồm Lê Đức Thông, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Thu Hương. Bài báo khoa học này có nhan đề: Search for time variation of the fine -structure constant using emission lines (tạm dịch là: Tìm kiếm sự biến thiên thời gian của hằng số cấu trúc tinh tế bằng cách sử dụng dòng khí thải).

Bị rút bài vì copy từ nguồn khác

Bài báo khoa học trên được đăng trên trang mạng OnlineFirst. Trang mạng OnlineFirst nhận được bài báo khoa học của các tác giả trên ngày 23/3/2010, duyệt lần cuối ngày 15/6 và xuất bản ngày 12/8/2010.


Thư của trang mạng OnlineFirst gửi những người liên quan về việc rút bài báo khoa học. Trong đó nói rõ việc đạo văn.


Sau khi đăng tải trên trang mạng OnlineFirst, số 2 năm 2012 của trang mạng này đã quyết định rút bài của các tác giả trên với lí do “đạo văn” – nguyên văn: plagiarism.

Trước đó, theo OnlineFirst, nhóm tác giả trên đã viết bài dựa trên nội dung chủ yếu đến từ các bài báo khác, trong đó đáng chú ý nhất là Paolo Molaro, xuất bản  2005 Preceedings IAU Symposium số 292, điều đáng nói các tác giả đã dẫn nguồn nhưng không được ghi chú. Theo kết luận của OnlineFirst, đây rõ ràng là một trường hợp đạo văn, thể hiện sự thiếu kinh nghiệm của tác giả trong việc việc gửi bài báo khoa học. OnlineFirst cũng cho rằng, dù với bất kỳ lí do nào, đạo văn với bất kỳ hình thức nào đều không được cho phép và khuyến khích.

Trên trang mạng OnlineFirst cho biết, Tổng biên tập cùng tác giả của các tờ báo khác không biết chuyện đạo văn này và không liên quan.

GS. Hà Huy Bằng: Đó là chuyện trên trời rơi xuống

Để tường tỏ sự việc, PV Báo Giáo dục Việt Nam đã gặp trực tiếp GS. Hà Huy Bằng để trao đổi về nội dung bài báo trên cũng như những vấn đề liên quan. GS. Bằng cho rằng, đó chỉ là chuyện “trên trời” rơi xuống đầu ông. Ông hoàn toàn bị vạ lây và không hề liên quan tới nội dung bài báo khoa học trên. GS. Bằng cho biết, bài báo khoa học trên đứng tác giải chính là Lê Đức Thông và Nguyễn Thị Thu Hương.


GS. Hà Huy Bằng khẳng định một mực: "Hoàn toàn không liên quan tới nội dung bài báo bị rút, Lê Đức Thông đã tự cho tên tôi vào và chưa xin phép". Ảnh Xuân Trung


Năm 2010 Lê Đức Thông cùng bạn gái Nguyễn Thị Thu Hương (hiện nay là vợ chồng) có viết một bài báo khoa học gửi báo quốc tế. Lúc đó, Nguyễn Thị Thu Hương là học trò của GS. Hà Huy Bằng và có nhờ GS. Bằng góp ý thêm phần cuối bài. Theo GS Bằng, bài báo mà Lê ĐứcThông gửi OnlineFirst đã hoàn toàn Accepted, tức đã được duyệt trước khi có tên GS. Bằng: “Tôi chỉ tham gian phần góp ý cuối bài với nội dung: “Cần tính toán chính xác hơn ngưỡng bị chặn của số liệu về hằng số anpha, nêu lên sự liên quan của anpha với các mô hình  thống nhất tương tác…, mở rộng mô hình chuẩn thì nên khái quát hóa như thế nào…”.
Ngoài ra, GS. Bằng cũng giải thích thêm khi phóng viên đề cập tới nội dung bài báo bị rút: "Những gì tôi góp ý hoàn toàn là ý của tôi, tuyệt đối không cóp nhặt ở đâu. Sau khi anh Thông hỏi ý kiến tòa soạn, đồng ý bổ sung tên tôi (Ý kiến đóng góp của tôi chứng tỏ là quan trọng) và bổ sung tên tôi vào. Tuy nhiên, nội dung bài báo trước đó hoàn toàn không dính dáng gì tới tôi”.

Để minh chứng mình không liên quan trong nội dung bài báo mà Lê Đức Thông đã tự ý cho tên mình vào, GS. Hà Huy Bằng đã cung cấp cho chúng tôi những bức thư điện tử gửi Ban biên tập OnlineFirst rằng, muốn được không đăng tên cùng Lê Đức Thông trong bài báo trên, bức thư được gửi hôm thứ 6, ngày 24/9/2010 (tức 16 ngày sau khi bài báo được đăng). Bức thư có nội dung: “Ông Lê Đức Thông gửi bài báo Vật lý cho OnlineFirst quá nhanh, tôi không thể xem lại một lần nữa…”. GS. Bằng cho rằng, sự đóng góp của mình trong bài của Lê Đức Thông chỉ là góp ý nhỏ nên không muốn đưa tên mình lên báo và đề nghị Ban biên tập rút tên.

Một chi tiết khác, theo GS. Hà Huy Bằng, trước khi gửi đăng lần cuối Lê Đức Thông hoàn toàn không hề có lời xin phép nào đối với ông trước khi cho tên cùng trong bài báo khoa học trên.

GS. Hà Huy Bằng cũng thông tin rằng, bị Lê Đức Thông cho tên kèm trong một bài báo khoa học khác có tên: Constraining the cosmological time variation of the fine structure constant” đăng ở Astrofizika, vol.53, No3, pp. 493-500. Gửi đăng ngày 20/4/2010. Bài báo khoa học này tác giả Lê Đức Thông cũng không xin phép dùng tên chung trước khi gửi (bài báo này chưa bị rút). GS. Bằng thẳng thắn: “Tôi hoàn toàn không cần hai bài báo khoa học kia để đủ tiêu chuẩn nhận chức danh Giáo sư, đồng nghĩa với việc cũng  không bao giờ dùng hai bài báo này để nghiệm thu công trình khoa học nào”.

"Lê Đức Thông là con rể nuôi của tôi"

Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, GS Hà Huy Bằng chia sẻ, Lê Đức Thông thực chất là con rể nuôi của ông. Lê Đức Thông từng tốt nghiệp ĐH Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh, trước ở Viện Vật lý TP Hồ Chí Minh là người có năng lực, mê Vật lý nhưng yếu tiếng Anh.

Sau khi bị rút bài báo khoa học lần đầu tiên vào năm 2010 với tiêu đề: Was the fine-structure constant variable over cosmological time? Tạm dịch: Hằng số tương tác điện từ có thay đổi theo thời gian?) của nhóm tác giả Lê Đức Thông, tiến sĩ Nguyễn Mộng Giao - Viện Vật lý TP.HCM, tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng - Viện Vật lý Hà Nội và tiến sĩ Trần Văn Hùng - Trung tâm Nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ. Theo lời GS. Bằng, Lê Đức Thông không buồn vì sợ người khác nói mình ăn cắp, mà buồn vì công trình của mình từ nay về sau sẽ không được giải nobel.

Được biết, trước đó ngày 9/4/ 2012, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã có QĐ số 1371 về việc bổ nhiệm chức danh Giáo sư  đối với 8 nhà giáo, trong đó có GS Hà Huy Bằng. GS. Bằng khẳng định, ông hoàn toàn không dùng hai bài báo khoa học trên để có điều kiện xét danh hiệu chức danh Giáo sư. “Nếu để nói các bài báo khoa học đăng trên báo quốc tế, tôi có khoảng hơn 20 bài, số điểm xét danh hiệu Giáo sư là 12 thì tôi đã vượt lên 52,3 điểm. Tôi hoàn toàn không cần dùng tới hai bài báo mà được cho là ké tên cùng Lê Đức Thông”, GS. Bằng khẳng định.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Sinh viên tỉnh lẻ nhọc nhằn làm thêm cho cuộc 'dế đỉnh"

Trào lưu xài điện thoại hạng sang đang thống trị giới trẻ bởi những công nghệ cũng như tiện ích từ những chiếc điện thoại này. Song song với những công nghệ hiện đại ấy thì giá cả cũng ở mức "tiền nào của nấy". Thế nhưng, những sinh viên từ các tỉnh vào thành phố học lại đua đòi, chạy theo bạn bè bằng mọi giá phải sở hữu được những "chú dế" hạng sang này. Nó dường như đã trở thành "căn bệnh tự mãn" lây lan không kiềm hãm được.
 
Sinh viên không nên lao vào các cuộc đua mang nặng tính phù phiếm.
 
Chỉ để khẳng định... "đẳng cấp"
 
Không như những công tử nhà giàu, P. từ Bình Thuận vào thành phố Hồ Chí Minh học, nhà cũng không khá giả gì nên mới vào đại học ba mẹ chỉ mua cho chiếc điện thoại Nokia "tòm tèm" để tiện liên lạc. Mới được vài tuần, P. đã chán ngắt với chiếc điện thoại cũ kỹ ấy, nó vừa quê mùa lại chẳng có chút "xì tai" (style- phong cách) nào cả, chỉ có mỗi việc nhắn tin và gọi điện, ngoài ra không có chức năng gì nữa. Bạn bè P. toàn xài điện thoại sang, những chức năng như nghe nhạc, xem phim, ghi âm hay lướt web đều có đủ. P. luôn mong ước được sở hữu một chiếc điện thoại có đầy đủ các chức năng và tiện ích như thế, P. lên kế hoạch tỉ mỉ để chinh phục cho được một chiếc "dế yêu".
 
Chỉ mấy tháng sau, P. đã sở hữu hẳn một chiếc iPhone 4 chính hãng, trị giá đến hơn chục triệu đồng. Gặng hỏi mãi P. mới thổ lộ là phải tiết kiệm, chắt chiu từng đồng mới có thể mua được "dế" này. "Sáng đi học, chiều em đi làm thêm, có lúc phải tăng ca tới khuya mới về, mỗi tháng kiếm được hơn 2 triệu. Tất cả số tiền ấy cộng thêm tiền tiết kiệm chi tiêu mỗi tháng nhà gửi lên, em để dành mua điện thoại. Nhưng cũng phải mấy tháng gom góp em mới có đủ tiền, thời đại công nghệ, không có chiếc điện thoại cho ra hồn thì lạc hậu lắm", P. chia sẻ.
 
 
Khẳng định đẳng cấp chơi dế đỉnh, bạn Nguyễn V. H. sở hữu chiếc điện thoại Nokia N9 có giá gần 9 triệu đồng, H. cho biết phải vất vả lắm mới có được một "em dế" vừa ý. H. sinh ra tại Phú Yên, gia đình làm nghề đánh bắt hải sản nên cũng không đến nỗi khó khăn. Vào Sài Gòn học, H. được ba mẹ mua cho chiếc điện thoại gần 2 triệu, mới sử dụng được một thời gian H. đã chán và muốn đổi chiếc khác.
 
H ngượng ngùng thổ lộ: "Em cũng chẳng biết kiếm đâu ra tiền để đổi "dế", lúc đầu cũng đi làm thêm một thời gian nhưng số tiền ít ỏi ấy không đủ để sắm một chiếc điện thoại vừa ý. Hết cách, em đành gọi điện về nhà thông báo gửi tiền vào để đóng học phí, thế là em có đủ tiền sắm một chiếc "dế yêu" đúng theo sở nguyện của mình. Công nghệ ngày càng phát triển kéo theo nhiều tiện ích và ứng dụng mới, nên phải cập nhật thường xuyên, hơn nữa để khẳng định phong cách "dế đỉnh" nên phải đổi điện thoại anh ạ".
 
Nghe nhạc, chụp hình, ghi âm, truy cập Internet, nói chuyện qua màn hình... Chiếc điện thoại nhỏ xíu ngày càng hấp dẫn vì chức năng ngày càng nhiều và mẫu mã được thay đổi liên tục, nên dù đắt tiền đến đâu nhiều bạn sinh viên vẫn phải mua cho bằng được. Không chỉ vì những tiện ích mang lại từ chiếc điện thoại mà nó còn là "bộ mặt" cho người sử dụng nó, "dế yêu" cũng giúp chủ nhân của mình "nở mày nở mặt" khi tiếp xúc hoặc nói chuyện với người khác phái. Độ sành điệu, cập nhật và sở hữu những chiếc điện thoại thời thượng cũng là cả một "nghệ thuật" gian nan và vất vả, điện thoại càng xịn, càng mắc thì đẳng cấp càng cao.
 
 
Nên điều chỉnh lại lối sống
 
Mới đây,  trên mạng xã hội Facebook xuất hiện trường hợp một bạn trẻ vì ba mẹ không cho tiền mua điện thoại nên đã lên mạng chửi bới thậm tệ phụ huynh của mình khiến dư luận không ngớt xôn xao trong mấy tuần qua.
 
Lý giải những hiện tượng trên,  thạc sĩ tâm lý Huỳnh Anh Bình cho biết, việc đua nhau xài điện thoại hạng sang, không chỉ với các bạn sinh viên nó xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau: "Thứ nhất là do chính sự "ngộ nhận" của các bạn, chủ yếu xuất phát từ sự nhận diện sai lệch về giá trị của con người thông qua cái vỏ bên ngoài hơn là khả năng thật sự của mình, đó chính là học tập và rèn luyện. Thứ hai là một phần do gia đình, xã hội bên ngoài, nhà trường, cha mẹ phần nào thiếu định hướng cho các bạn giá trị sống, quan điểm sống thật sự là phải biết chấp nhận và trân trọng những gì mình đang có, phải biết suy nghĩ và nhìn nhận một người trẻ thành đạt không chỉ đơn thuần là những chiếc điện thoại, những chiếc xe máy đắt tiền mà chính yếu vẫn là vẻ đẹp tâm hồn, là tài năng thật sự trong học tập và rèn luyện khi còn ngồi trên ghế giảng đường.
 
Thạc sĩ tâm lý Huỳnh Anh Bình.
 
Hơn nữa, đó còn là vấn đề, là quan điểm về đồng tiền của các bạn đang còn nhiều điều phải nói, các bạn trẻ vẫn còn chưa thật sự biết được sự khó khăn, cực khổ khi kiếm tiền, các bạn vẫn chưa trân trọng, nâng niu và sử dụng một cách khoa học chính đồng tiền mình đang có. Các bạn vẫn chưa một lần tự đi làm gia sư, đi phục vụ bàn, đi phát tờ rơi... để kiếm thêm thu nhập phụ cho gia đình thì việc các bạn vung tiền vào những việc này xem như là vô bổ".
 
"Các bạn trẻ cần điều chỉnh lối sống ngay từ bây giờ, hãy biết trân trọng hơn những gì mình đang có, hãy chấp nhận và tìm kiếm những giá trị cơ bản chính bên trong con người, chứ không phải là những yếu tố bên ngoài. Phải dấn thân vào chính công việc của bố mẹ mình, những người thân, và hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh những sinh viên khó khăn phải tự làm thêm khó nhọc để luôn có đủ tiền tự nuôi mình, tự trang trải việc học thì bạn sẽ thấy mình sử dụng đồng tiền vào những chiếc điện thoại đắt tiền là hợp lý hay không!
 
Hãy một lần yêu quý lao động, hãy làm việc và trân trọng nó, giúp đỡ những cụ già đơn chiếc, những trẻ em đường phố, người khuyết tật... bạn sẽ cảm nhận ngay rằng con người sống với nhau là tâm hồn chứ không chỉ có vật chất. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh hãy suy nghĩ trước những đòi hỏi không cần thiết khi các bạn ra "điều kiện", để qua đó cho các bạn có cách nhìn thật chuẩn về giá trị thật sự của đồng tiền khi sử dụng nó", thạc sĩ Bình chia sẻ.
 
 
 
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383