"Tôi
nghĩ Hong Kong là một thành phố kinh doanh", cô Annabelle Cheng vừa tốt
nghiệp Đại học Baptist Hong Kong chuyên ngành Tôn giáo và Chính trị
nói. "Nhưng chi phí sinh hoạt tại một thành phố năng động là điều khiến
bạn không có không gian riêng của mình".
Điều
kiện sống tại một thành phố đông đúc và hối hả là một phần trong những
lý do mà Cheng muốn chuyển tới sống ở Mỹ. "Tôi thực sự cần nhiều thời
gian và không gian để suy nghĩ, tĩnh tâm và tìm cảm hứng." Cheng đang
lên kế hoạch tiết kiệm tiền và nộp đơn theo học chương trình âm nhạc
dành cho bậc sau đại học ở Mỹ trong vòng hai năm.
Cheng
không phải là trường hợp duy nhất. Bất chấp sự giàu lên trông thấy ở
châu Á, tháng trước, Trung tâm nghiên cứu Pew đã đưa ra báo cáo trong đó
chỉ rõ, người châu Á đã vượt người gốc Latin trở thành nhóm nhập cư lớn
nhất vào Mỹ.Và trường đại học thường là cửa ngõ cho định cư: Gần một
nửa dân nhập cư châu Á có bằng Đại học hoặc sau đại học, so với con số
13% người gốc Latin.
"Có
hàng ngàn sinh viên Trung Quốc đến Mỹ theo học", Yeung Yue-Man, Giáo sư
Đại học Hong Kong Trung Hoa chuyên ngành phát triển cho biết. "Xu hướng
này ngày một tăng trong hai thập kỷ qua kể từ khi người Trung Quốc bắt
đầu giàu có hơn trước đây và họ có đủ khả năng chi trả mức học phí cao."
Cũng
theo một báo cáo của Hội đồng các trường Đại học, Trung Quốc dẫn đầu số
lượng đơn xin học Đại học tại Mỹ, kế đó là Ấn Độ và Hàn Quôc.
Sean
Luo lần đầu tiên đến Mỹ năm 2000 để theo học đại học sau khi làm việc
cho một tập đoàn viễn thông nhà nước Trung Quốc. Sau khi có bằng đại
học, anh quyết định ở lại. Sean Luo có thẻ định cư vào năm 2006 và giờ
đang quản lý công ty viễn thông riêng của mình tại Lost Ageles. "Bất kể
bạn là ai, cơ hội ở Mỹ của bạn đều bình đẳng với mọi người", Luo nói.
Mặc
dù có đôi lúc nghĩ về việc quay lại Trung Quốc, chi phí sinh hoạt ngày
càng cao và môi trường chính trị bất ổn vẫn khiến anh muốn ở lại Mỹ.
"Các nước châu Á đang ngày càng đông, cạnh tranh ngày càng cao trong khi
nguồn lực ngày càng ít. Chúng tôi thấy hợp lý khi nhập cư vào những
quốc gia ít người và nhiều tài nguyên".
Một
doanh nhân Trung Quốc vừa đưa cả gia đình đến Los Angeles nói rằng, anh
chuyển đến Mỹ để cho con cái có cơ hội giáo dục tốt hơn."Trung Quốc
không phải là nơi tốt nhất để nuôi dạy con trẻ", người đàn ông 40 tuổi
nói, và muốn giữ kín danh tính để không ảnh hưởng đến công việc kinh
doanh và gia đình anh ở Trung Quốc.
Nói
về bản thân, anh rời Trung Quốc vì cảm thấy bất an trong một xã hội mà
chính phủ có tiếng nói quyết định trong mọi việc. "Mọi cá nhân nên được
bảo vệ bởi luật pháp và cam kết của mọi người trong việc tuân thủ luật
pháp. Ở đây (Mỹ) mọi người để tâm vào việc của mình, chẳng mấy ai thích
đánh giá người khác."
Đó
là lý do chung khiến tầng lớp nhà giàu Trung Quốc di cư. Một nửa số tỷ
phú Trung Quốc được hỏi năm ngoái trả lời họ đang nghĩ đến việc di cư,
trong đó Bắc Mỹ là lựa chọn đầu tiên.
Một
lý do khác khiến người Trung Quốc di cư là việc đầu tư. "Nhờ bất động
sản, nhiều người Trung Quốc giàu lên, họ muốn tìm những nơi để tiếp tục
đầu tư", Yeung nói. "Các thành phố Mỹ ngày càng trở nên hấp dẫn với nhà
đầu tư Trung Quốc muốn mua bất động sản."
Còn
Cheng cho biết, cô có nhiều bạn bè Mỹ đến Hong Kong tìm kiếm cơ hội.
"Vào lúc này, kinh tế Mỹ khá tồi tệ so với Hong Kong. Tôi cũng đang chờ
đợi và tôi nghĩ trong hai năm tới, kinh tế sẽ bùng nổ trở lại.". Tuy
nhiên, Cheng vẫn tin vào triển vọng tương lai của cô sẽ khá khẩm hơn khi
ở Mỹ hơn là ở Hong Kong.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét