Đi chợ khi trời chưa sáng
Đã
nhiều ngày nay, bạn Lê Thị Hương, sinh viên năm thứ 3 Khoa Báo ảnh -
Học viện Báo chí và tuyên truyền có thêm một thói quen dậy sớm. Cách nhà
trọ một đoạn không xa là chợ đầu mối rau quả trên đường Lê Đức Thọ kéo
dài, nên Hương dậy thật sớm đi chợ mua thức ăn cho cả ngày để giảm chi
phí. Tuy nhiên, các chợ đầu mối thường họp vào nửa đêm và tan khi trời
chưa sáng. Vì vậy muốn mua hàng phải dậy thật sớm...
Mua
thức ăn tại các chợ đầu mối bao giờ cũng rẻ hơn rất nhiều so với giá cả
tại các chợ bán lẻ. Hương chia sẻ: "Mua ở chợ lẻ gần nhà, cà chua lên
20 nghìn đồng/kg, bắp cải 7 nghìn đồng/kg, su hào 5 nghìn đồng/củ. Trong
khi đó, mua ở chợ đầu mối, cà chua chỉ 10 nghìn đồng/kg, bắp cải 4
nghìn đồng/kg, su hào 3 nghìn/củ.
Giá
cả leo thang như bây giờ phải chịu khó mới tiết kiệm được". Mỗi lần đi
chợ như vậy có thể dành ra một số tiền nhỏ, nhưng cả tháng góp lại thì
đó là khoản tiền đáng kể với sinh viên. Do vậy, rất nhiều bạn sinh viên
đã chọn cách này để chống chọi với "bão giá" hiện nay".
Tuy
nhiên, mua hàng tại các chợ đầu mối cũng cần chú ý một số điểm. Theo
kinh nghiệm của Hương: "Nếu thấy giá tăng hơn thường ngày thì phải đi
nhiều hàng cạnh đó để xem xét tình hình, nếu biết người bán tự nâng giá
thì mình nên chọn hàng nào mà họ bán với giá phải chăng nhất.
Góp gạo thổi cơm chung thời bão giá. Ảnh minh họa
Góp gạo thổi cơm chung thời bão giá. Ảnh minh họa
Khi
lựa chọn thực phẩm cũng phải chú ý đến chất lượng sao cho giá rẻ mà
thực phẩm vẫn tươi, chưa có mùi lạ và không bị bầm dập. Tránh tham rẻ
quá mà mua thức ăn tồn đọng từ nhiều ngày trước, vừa không ngon vừa
không đảm bảo an toàn”.
Không
cần dậy sớm đi chợ đầu mối, bạn Tống Thị Thảnh, sinh viên năm thứ 2
Khoa Kế toán - Học viện Tài chính chọn cách mua hàng trong siêu thị. Bạn
giải thích: "Nhiều mặt hàng ở ngoài chợ tăng mà giá tại siêu thị vẫn
chưa đổi.
Hôm
nay mình đã mua được 1 kg cà chua với giá 8.000 đồng trong khi ở chợ là
15.000 đồng". Trong siêu thị còn thường xuyên có các đợt hàng giảm giá,
có thể mua được thêm hoa quả với giá rất mềm, chỉ khoảng 30% so với giá
gốc.
Tiết kiệm kiểu... sinh viên
Giải
quyết tình trạng thiếu hụt “ngân sách” trầm trọng, nhiều bạn sinh viên
lựa chọn cách cầu cứu thêm viện trợ từ gia đình. Nhưng đó là giải pháp
của những bạn gia đình khá giả, còn các sinh viên nghèo thì không thể,
khó khăn đã làm họ gần nhau hơn trong những bữa ăn chung đạm bạc.
Với
cách làm đậm chất sinh viên này, gạo và các gia vị được luân phiên lần
lượt mang từ nhà đi, chi phí giảm đáng kể so với việc ăn ngoài hàng quán
mà lại đảm bảo vệ sinh. Các món ăn cũng được chế biến "đậm đà" hơn và
cùng một loại rau củ có thể nấu theo nhiều kiểu luộc, xào, nấu canh.
Trên
tinh thần "thà thiếu đạm chứ nhất định không chịu thiếu vitamin",
Nguyễn Dương Tùng, sinh viên năm nhất khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà
Nội hóm hỉnh: "Rau là người bạn thân thiết nhất của đời sinh viên".
Cũng chính bởi chất lượng bữa ăn hàng ngày chưa cao mà hầu hết các sinh viên đều rơi vào tình trạng gầy yếu, sức khoẻ kém.
Tiết
kiệm trong bữa ăn chưa đủ, Tùng còn có tuyệt chiêu sáng tạo hơn đó là
ngủ nướng đến tận trưa để... đỡ mất bữa sáng. Dường như có 101 cách tiết
kiệm đã được sinh viên nghĩ ra và tận dụng triệt để. Bên cạnh bỏ xe
máy, đi xe buýt; bỏ cà phê, ra trà đá; bỏ "nấu cháo" điện thoại sang
nhắn tin để hạn chế bớt khoản phí phát sinh, sinh viên còn phải ngậm
ngùi siết chặt "tình phí".
Tình
yêu trong thời giá cả leo thang của sinh viên cũng lắm nỗi bi hài.
"Chuyển sang đi chơi bằng xe đạp cũng có nhiều cái lãng mạn, nhưng không
ít hôm đi về muộn vì không đạp kịp giờ, lại bị chủ nhà mắng" - Phương
Thảo, sinh viên năm thứ 3, Đại học Kinh doanh công nghệ thở dài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét