Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Ahn Kyong Hwan - Giáo sư Hàn Quốc dự Đại hội thi đua yêu nước Việt Nam

Giáo sư Ahn Kyong Hwan, ĐH Chosun, Hàn Quốc là một trong 5 người nước ngoài vinh dự được Nhà nước ta mời với tư cách là đại biểu chính thức của Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII vì những đóng góp lớn lao với Việt Nam.

Từ một chàng trai nghèo nông thôn đến với tiếng Việt chỉ vì mong tìm được việc làm, ông đã trở thành một trong những "đại sứ văn hóa Việt Nam" tại Hàn Quốc hiện nay. Cái chất Việt Nam như ngày càng ăn sâu vào máu ông. Càng biết nhiều về Việt Nam, ông càng thấy Việt Nam như một kho tàng rộng lớn, cần phải đầu tư công sức để khai phá. Theo đó, vào năm 2008, ông đã thuyết phục Trường ĐH Chosun mở chuyên ngành Understanding all Vietnam - Lý giải Việt Nam, dù phải thỏa thuận "hễ ít sinh viên lập tức phải đóng cửa".
Sau 2 năm, ông đã đưa số sinh viên theo học khoa đó lên con số 600. Ông cũng là người đầu tiên dịch những tác phẩm Việt Nam sang tiếng Hàn với 3 tác phẩm lớn: Truyện Kiều, Nhật ký trong tù, Nhật ký Đặng Thùy Trâm và sắp tới là Hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông là GS Ahn Kyong Hwan của Đại học Chosun, Gwangju, Hàn Quốc.

GS Ahn Kyong Hwan trong những ngày ở Hà Nội tham dự ĐH Thi đua yêu nước lần thứ VIII.
"Đối với tôi, Việt Nam chưa bao giờ là nước ngoài!"
Duyên nợ của ông với Việt Nam bắt đầu một cách tình cờ từ cuộc mưu sinh. Năm 1974, khi đó Việt Nam đang có chiến tranh. Với suy nghĩ có tàn phá thì phải có tái thiết, ông đăng ký ngành học tiếng Việt, hi vọng sẽ dễ có việc làm ở những doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam. Bấy giờ, Hàn Quốc còn chưa có giáo viên dạy tiếng Việt và Khoa tiếng Việt của ông cũng mới chỉ tuyển sinh đến khóa 7 với số sinh viên đếm được trên đầu ngón tay. Cơ sự còn khó khăn hơn, khi cuộc chiến tranh ở Việt Nam kết thúc, đất nước thống nhất thì cũng là thời điểm hai nước tạm cắt đứt quan hệ ngoại giao, không có một doanh nghiệp Hàn Quốc nào đầu tư vào Việt Nam, và cũng không có ai cần một anh chàng biết tiếng Việt. Không kiếm được việc làm, ông vào bộ đội.
"Vì trải qua những năm tháng đó, sau này đọc “Nhật ký trong tù”, tôi càng khâm phục Chủ tịch Hồ Chí Minh. "Tự khuyên mình" là bài tôi thích nhất - "Ví không có cảnh đông tàn/ Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân/ Nghĩ mình trong bước gian truân/ Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng" - GS Ahn tâm sự. Rồi thì cuộc sống cũng dần bớt khắc nghiệt khi năm 1989, Tập đoàn Hyundai bắt đầu để mắt đến thị trường Việt Nam. "Công ty muốn có người đại diện ở đây. Tôi đến gặp giám đốc, nói để tôi đi" và dĩ nhiên ông được chọn.
Đặt chân lên dải đất hình chữ S lần đầu thuần túy bởi công việc, với tư cách nhân viên đại diện của Hyundai, rồi trở thành giám đốc đại diện đầu tiên của Tập đoàn này tại Việt Nam, sau 5 năm, ông trở về Hàn Quốc với một phần Việt Nam ở trong mình. Để bây giờ, khi được hỏi "Giáo sư có yêu Việt Nam không?", ông trả lời: "Hỏi như thế, tôi buồn lắm. Đối với tôi, Việt Nam chưa bao giờ là nước ngoài!". "Tôi yêu Việt Nam ở mọi nghĩa. Tôi yêu người Việt Nam vì sự giản dị, mộc mạc, nhưng kiên cường. Việt Nam là một dân tộc vĩ đại, cả nam và nữ đều là anh hùng". Với ông, Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng.
"Tôi vẫn nói với sinh viên của tôi, Việt Nam và Hàn Quốc có 4 điểm giống nhau: Thứ nhất về địa lý, đất nước đều trải dài gần như hình chữ S, đều giáp biển Đông. Về mặt tinh thần văn hóa, 2 dân tộc bị ảnh hưởng Nho giáo, tư duy gần giống nhau. Chúng ta giống nhau ở sự trọng truyền thống. Hai nước đều có lịch sử bị xâm lược và đều từng có thời gian Bắc Nam chia cắt. Hậu duệ của nhà Lý hiện đang ở Hàn Quốc. Và hiện nay, rất nhiều người Hàn lấy vợ Việt Nam, nên có chung dòng máu. Nhưng tôi ngưỡng mộ Việt Nam vì Việt Nam có từ "đồng bào".

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét