Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

Không học thêm, học sinh bị lưu ban

Sự việc thật như đùa xảy ra tại Trường THCS Hoằng Hà (Hoằng Hoá, Thanh Hoá). Cuối năm học 2011-2012, giáo viên thông báo việc học hè là tự nguyện nhưng trường vẫn ép 100% học sinh đi học. Em nào không đi sẽ không được lên lớp vì “đó là quy định của phòng”?
Thay vì dạy thêm hè cho những học sinh có học lực yếu, kém, trường THCS Hoằng Hà lại bắt buộc toàn bộ học sinh phải đi học hè (Ảnh minh hoạ: Giáo viên dạy học tại huyện vùng cao biên giới Mường Lát)

Theo phản ánh của gia đình ông Lưu Văn Ven (thôn Ngọc Đỉnh, xã Hoằng Hà, Hoằng Hoá, Thanh Hoá), năm học 2011 – 2012, em Lưu Văn Chiến (con trai ông) theo học tại lớp 6A1 (Trường THCS Hoằng Hà).

Theo sổ học bạ cũng như thông báo của giáo viên chủ nhiệm trong buổi họp phụ huynh cuối năm, em Chiến đủ điều kiện lên lớp.

Tuy nhiên, cuối tháng 8 vừa qua, theo lịch thông báo tập trung của nhà trường, em Chiến đến lớp đi học thì giáo viên chủ nhiệm không cho vào lớp 7 như những học sinh khác với lý do "Chiến không tham gia học hè"?

Hôm sau, ông Ven lên trường thì thấy con trai đang đứng ngoài trong khi các bạn cùng lớp đang học bài. Bức xúc, ông Ven vào gặp hiệu trưởng trình bày lý do rằng dịp nghỉ hè vừa qua, mẹ em Chiến ốm nặng phải điều trị tại bệnh viện nên Chiến phải ở nhà phụ giúp công việc gia đình do đó không thể đi học được. Thầy hiệu trưởng trả lời “theo quy định của Phòng giáo dục huyện, học sinh nào không đi học hè thì không được lên lớp”.

Ông Nguyễn Văn Vần, cùng xã Hoằng Hà cũng có hai con rơi vào trường hợp tương tự. “Năm học vừa qua, hai con trai tôi là Nguyễn Văn Tuấn và Nguyễn Văn Thành đã hoàn thành chương trình lớp 6 và lớp 7 theo quy định.

Cuối năm gia đình được giáo viên chủ nhiệm thông báo kết quả học tập của các con khá tốt và cho biết, hai cháu được lên lớp thẳng. Tuy nhiên, đầu năm, các cháu lên trường thì nhà trường thông báo không cho lên lớp với lý do không đi học thêm đồng thời bắt các cháu phải vào học lại ở khối lớp cũ”.

“Dịp hè, nhà trường có tổ chức dạy thêm cho học sinh nhưng vì điều kiện gia đình quá khó khăn nên các con tôi không có tiền đóng học”, người cha phân trần. Hơn nữa, rõ ràng cuối năm họp phụ huynh, nhà trường có thông báo, em nào muốn học thêm thì đăng kí tự nguyện. Bây giờ, tôi mới biết, lãnh đạo trường đã ép tất cả học sinh trong trường phải học hè chứ không riêng gì học sinh có học lực yếu, kém”, ông Vần bức xúc.

Theo tìm hiểu được biết, trong xã Hoằng Hà còn có nhiều trường hợp tương tự như con trai ông Ven và ông Vần.
Đơn thư phản ánh của phụ huynh học sinh

Ngoài ra, cũng theo phản ánh của ông Ven, năm học 2011 – 2012 vừa qua, một người con trai khác của ông là Lưu Văn Phượng kết thúc chương trình lớp 9 tại Trường THCS Hoằng Hà với học lực khá. Cháu muốn thi vào trường THPT chất lượng tốt nhưng nhà trường cũng ép không bán hồ sơ cho thi với lý do “không ôn thi hè”.

Sau đó, dù không đi học hè nhưng gia đình vẫn phải đóng 50% số tiền học phí (250.000 đồng) thì nhà trường mới bán hồ sơ.

Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Văn Phúc, Trưởng Phòng Giáo dục huyện Hoằng Hoá cho biết, phòng không quy định việc học thêm, dạy thêm trong hè cho các trường. Việc đi học hay không là thoả thuận của phụ huynh, học sinh và nhà trường chứ không thể ép buộc.

“Những hiện tượng trên là rất dễ có tại các nhà trường. Ngay khi nhận được thông tin, phòng đã cử chuyên viên xuống kiểm tra tại Trường THCS Hoằng Hà. Sự việc trên là có thật, khi lập danh sách đợt 1, trường này đã không đưa một số em nói trên vào lớp nào.

Lãnh đạo nhà trường thừa nhận việc làm trên là sai. Phía phòng đã yêu cầu chấn chỉnh ngay đồng thời bổ sung danh sách để các cháu vào lớp học bình thường trong năm học mới”, ông Phúc cho hay.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383 

Nhiều đại học 'đói' hồ sơ xét tuyển

Theo thống kê các trường ĐH đến ngày 7/9, lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) nguyện vọng (NV) bổ sung vào nhiều ngành/ trường "đội" lên nhiều so với chỉ tiêu cần. Điều này đồng nghĩa với điểm chuẩn xét tuyển sẽ tăng. Tuy nhiên, ở các trường ngoài công lập vẫn "đói" hồ sơ....
Thí sinh dự thi vào Trường ĐH Xây dựng Hà Nội năm 2012 (Ảnh: Kiều Oanh)
Lượng hồ sơ ĐKXT NV bổ sung vào Trường ĐH Cần Thơ đến nay là hơn 3.400. Trong đó, nhiều ngành điểm chuẩn sẽ tăng cao như: Giáo dục công dân 339 hồ sơ/17 chỉ tiêu, Sư phạm Vật lý có đến 388 hồ sơ/98 chỉ tiêu, Tin học tuyển 37 chỉ tiêu nhưng đã có 268 hồ sơ đăng ký, Quản trị kinh doanh có đến 217 hồ sơ/42 chỉ tiêu. Điểm chuẩn một số ngành sẽ cao và khả năng trường sẽ không kéo dài thời gian xét tuyển.
Tương tự, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cũng nhận hồ sơ nhiều hơn chỉ tiêu cần tuyển. Do đó điểm chuẩn nhiều ngành cũng tăng từ 1 - 3 điểm. Ở hệ CĐ, nhiều ngành cũng có điểm chuẩn tăng từ 0,5 – 3,5 điểm so với điểm nhận hồ sơ.
Trường ĐH Tài chính Marketing TP.HCM dù ĐH chỉ xét 280 chỉ tiêu nhưng có đến hơn 2.200 hồ sơ đăng ký xét tuyển. Một số ngành có lượng hồ sơ "đội" gấp 9-10 lần so với chỉ tiêu tuyển như: Kinh doanh bất động sản chỉ tiêu có 70 nhưng gần 600 hồ sơ nộp, ngành Hệ thống thông tin quản lý có gần 400 hồ sơ trong khi chỉ tiêu 50, ngành Tài chính công tuyển 80 chỉ tiêu nhưng hơn 700 hồ sơ đăng ký và ngành Tài chính bảo hiểm - đầu tư có gần 650 hồ sơ/80 chỉ tiêu. Ở hệ CĐ ngành Tiếng Anh kinh doanh có đến gần 1.200 hồ sơ đăng ký trong khi chỉ có 40 chỉ tiêu.
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, hệ ĐH trường tuyển 1.300 chỉ tiêu nhưng đến nay đã nhận hơn 7.000 hồ sơ đăng ký...
Phó hiệu trưởng Trường ĐH An Giang Võ Văn Thắng cho biết, dù chỉ tiêu NV bổ sung chỉ gọi 900 chỉ tiêu nhưng đến nay trường đã nhận được khoảng 3.000 hồ sơ. Đây là con số kỷ lục về hồ sơ xét tuyển sau NV1 của trường trong nhiều năm nay. Tuy nhiên, theo TS Thắng có rất nhiều thí sinh nộp hồ sơ bằng phiếu điểm photocoppy nên hiện tượng ảo sẽ rất lớn. Nếu lượng thí sinh ảo quá nhiều thì trường sẽ tiếp tục xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 2.
Trong khi nhiều trường khó khăn trong việc ấn định điểm chuẩn để không phải kéo dài thời gian xét tuyển bổ sung thì các trường ngoài công lập và một số trường ĐH địa phương lại "ngồi trên đống lửa" vì ít thí sinh lựa chọn.
Khả năng nhiều trường sẽ kéo dài thời gian xét tuyển đến hết ngày 30/11 theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Trường ĐH Nha Trang, dù chỉ tiêu cho nguyện vọng bổ sung hơn 2.100 chỉ tiêu nhưng hồ sơ đăng ký xét tuyển quá thấp. Nhiều ngành chỉ tiêu từ 100 - 120 nhưng hồ sơ chỉ đạt mức 50%. Đáng nói hơn, các ngành như Công nghệ kỹ thuật ô tô, Kỹ thuật tàu thủy, Nuôi trồng thủy sản chỉ tiêu mỗi ngành từ 50 - 100 nhưng chỉ lác đác vài hồ sơ đăng ký.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383 

Hà Nội: Sinh viên 'ghét những cơn mưa'

Nhiều khu trọ sinh viên vốn ẩm thấp, những ngày mưa gió cành trở nên ẩm ướt và xuống cấp trầm trọng…
  Đường vào xóm trọ, nước còn đọng lênh láng

Xóm trọ của T, sinh viên Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội tại khu Đội Cấn sau trận mưa như trút nước.
 
Đường vào xóm trọ, nước vẫn còn đọng lại lênh láng. Cả một vũng nước to vẫn còn nằm lỳ trên lối ra vào, loang lổ gạch, cát từ công trình xây dựng của nhà bên cạnh. Dẫn tôi vào nhà, T. nói: "Mỗi khi trời mưa là phòng trọ lại lênh láng nước. Do nền nhà thấp hơn so với mặt sân, dù đã xây gạch ngăn sân và sàn nhà thật cao nhưng vẫn không chống chọi lại được mưa hết trận này qua trận khác..."

“Ngày mưa to, nước ở ngoài sân dềnh vào, nước từ phía nhà vệ sinh dâng lên, em và bạn cùng phòng chẳng biết xoay sở thế nào?" - lời T.

Hỏi vì sao không chuyển đi nơi khác, T. buồn nói: “Hai đứa em ở đây quen rồi, với lại tụi em tiếc cái phòng rộng, yên tĩnh. Nhưng sắp tới có lẽ cũng phải tìm thuê chỗ khác. Có cái đệm để nằm thì mỗi hôm di chuyển một chỗ, tìm chỗ cao nhất trong nhà để kê mà vẫn dính nước liên tục, hỏng hết rồi...”

Tình trạng tường nhà nứt gãy cũng không phải hiếm trong các phòng trọ tại thủ đô. Th, sinh viên Trường ĐH Văn Hóa, đang trọ tại làng Thành Công đang phải đối mặt với sự nứt gãy của bức tường phòng trọ. Th. cho biết: “Ngày mưa, nước cứ gỉ theo vết gãy ấy mà loang nước ra nhà. Vôi vữa cũng được dịp mà vỡ ra. Không biết mình có thể ở lại đây cho tới khi nào, có lẽ cũng phải chuyển đi."

Nhưng mỗi lần đi tìm nhà trọ là mỗi chật vật mà không phải sinh viên nào cũng muốn. Tâm lý của số đông các bạn sinh viên là muốn chọn nhà trọ gần trường, yên tĩnh, giá không quá đắt....
 
Không chỉ sinh viên khốn đốn với những ngày trời Hà Nội mưa sầm sập mà đến một xóm trọ khác dành cho người lao động trên đường Xuân Thủy cũng ngập ngụa không kém. Trời mưa to là nước dâng đầy, rác rưởi bơi lội tung tăng khắp chốn.
 
Chị H, quê Hải Dương, chủ một cửa hàng sửa chữa điện thoại nhỏ, phân trần: “Ở đây có buổi mưa ngập lên tận mắt cá chân, đồ đạc trong nhà nổi lềnh bềnh. Nếu trời mưa mà ở nhà thì còn dọn dẹp được, chứ đi vắng thì khi về chỉ còn nước khóc. Đồ đạc ướt át, nền nhà cáu bẩn, lại hôi thối, lại mất công dọn. Mùa mưa Hà Nội chỉ tổn tập thể dục, suốt ngày lau láu quét quét nhà cửa, mệt lắm!”



Một số hình ảnh ghi từ một số xóm trọ ở Hà Nội:

Khu bếp, khu vệ sinh dềnh nước mỗi khi trời mưa

Những đường nứt gãy nguy hiểm

  Nước vẫn còn đọng lại trên nền sau vài ngày mưa
Rêu xanh bám tới đâu là nước ngập lên tới đó
  Trần xốp ngày thường thì cho chuột chạy, ngày mưa thì dột nát khắp phòng
Tường nhà với những vết nứt gãy
Xây tường ngăn nước từ sân tràn vào


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Tại sao nông dân mơ con làm ông to, bà lớn?

"100% các anh chị không dám"

Nhà báo Hoàng Hường
: Phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam theo hướng đại chúng hay là tinh hoa trong khi lực lượng lao động chủ yếu vẫn còn ở nông thôn. Vậy giải pháp phát triển nguồn nhân lực đồng đều có cần đặt ra không, tập trung nguồn nhân lực vào kỹ năng, sự giải quyết vấn đề trong tương lai, bài toán của ngành giáo dục toàn xã hội là gì. Tôi cũng muốn nhắc lại câu hỏi lúc đầu mà chúng ta đặt ra là bằng cấp thì quan trọng hơn hay kỹ năng quan trọng hơn. Bạn này cũng nói là, lực lượng chủ yếu ở nông thôn trong khi chúng ta ngồi đây bàn cãi là học trường nào, học cái gì và chúng ta tranh luận trong trường học thì học cái gì và dạy cái gì. Trong khi đó, lực lượng lớn nhất đang ở ngoài kia và không tiếp cận với những cái mà chúng ta đang nói. Vậy thì chúng ta có cần đưa vấn đề này ra để thảo luận tiếp hay không?

Độc giả Trần Đạt (sinh viên năm thứ tư Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội): Đến lúc chị Hường chia sẻ quan điểm của một anh nói về việc phần lớn nguồn lao động của Việt Nam đang ở ngoài kia, ngoài những cánh đồng, ngoài những công trường thì chúng ta ngồi đây nói về các trường ĐH liệu nó có phù hợp với thực tế không.

Chúng ta đang đặt ra một câu hỏi là muốn thay đổi điều gì. Em xin hỏi tất cả các anh chị ở đây, từ chị Thanh, chị Hường cho đến anh Tuyên, tất cả mọi người, dù là người tri thức cao. Anh chị có dám dũng cảm để con cái của mình làm theo đam mê của nó hay không. Có dám hay không khi mà nếu các anh chị dám thì mới dám nói những người nông dân, họ khổ và họ thiển cận hơn anh chị rất nhiều. Nếu anh chị dám thì mới hy vọng họ dám.

Nhưng em có thể tự tin khẳng định rằng, 100% các anh chị ở đây sẽ không dám.

Em cũng chưa chắc là sẽ tự tin cho con mình theo đuổi đam mê bởi vì sao? Văn hóa của chúng ta là như vậy. Vậy thì tại sao chúng ta lại ngồi đây để nói khi mà 90 hoặc 80 phần trăm dân số Việt Nam, bố mẹ em cũng là nông dân, làm sao họ quá khổ, họ quá thiển cận, họ chân lấm tay bùn từ khi sinh ra. Họ muốn con họ là bác sĩ, là giáo viên là ông to bà lớn. Đấy là một mong muốn mà nó quá khát khao mà không thể cái gì cưỡng lại được. Vậy thì khi mà chúng ta là những con người được học hành, có học thức cao được ra nước ngoài, được học hỏi rất nhiều. Và chúng ta không tự tin để làm như vậy. Vậy thì làm sao chúng ta có thể thay đổi được. Đúng không ạ?

Theo em nghĩ để thay đổi được đến như anh Christan có nói là chúng ta làm thế nào để thay đổi đại học, THPT, THCS, rồi thị trường lao động. Quá muộn rồi ạ. Bởi vì em rất đồng cảm với bạn Minh, cái đam mê mới là cái quan trọng còn cái kỹ năng thực sự là mì ăn liền. Khi mà mình đam mê một cái gì đó thì bất chấp tất cả mình sẽ đạt được những kỹ năng làm được cái sự đam mê đó trở thành hiện thực. Khi mà mình thực sự có đam mê và mình có một cơ sở để theo đuổi đam mê thì những kỹ năng không còn quan trọng nữa rồi ạ.

Ví dụ như em trai của em, nó cực kỳ thích đá bóng, bất chấp tất cả, bố mẹ ngăn cấm, thầy cô ngăn cấm, điểm kém không sao hết, vẫn bỏ học, vẫn đá bóng và bây giờ đã trở thành cầu thủ. Điều đó là điều, khi mà nó đam mê và nó được theo đuổi đam mê thì kỹ năng không còn là vấn đề quan trọng.

Vậy thì anh chị hãy cho em biết làm thế nào để chúng ta có thể tác động được. Có hai cái em muốn tác động, thứ nhất nói rộng ra là nền văn hóa, nói hẹp lại là cái tư duy con người, cái này là cái mà chúng ta không thể thay đổi trong một sớm một chiều. Tại sao ở Mỹ, 'mày" có thể đánh bóng rổ rất giỏi và vào được trường đại học này, đại học kia. Nhưng Việt Nam phải có hai mấy điểm thi đại học thì mới được. Không bao giờ có chuyện em hát hay, em đàn giỏi, em đánh cầu lông giỏi, em đánh bóng bàn giỏi mà em được tuyển vào đại học?

Và gần đây có một trường hợp đạp xe đạp từ trong Nghệ An ra 300 cây số và được tuyển vào đại học và được tuyển vào đại học, em rất khuyến khích trường hợp này.

Người Việt Nam của chúng ta, khi mà chúng ta muốn thay đổi thì phải thay đổi cái tư duy đã. Anh chị làm thế nào để những chuyên gia, anh chị làm thế nào để thay đổi được cái tư duy và cái tư duy ở đây là chúng ta không thể là những người học đại học chúng ta không thể hiểu gì về cái tư duy của người nông dân, làm sao chúng ta thay đổi được họ và hãy đi sâu vào và hãy hiểu người nông dân họ muốn gì và họ muốn con cái họ như thế nào thì mới thay đổi được.

Chuyên gia Kinh tế Jan Rutkowski: Như là một số anh chị cũng quan tâm ở đây thì chúng tôi chỉ tập trung nói đến GD ĐH. Nhưng khi chúng tôi muốn nói đến kỹ năng rồi năng lực của nguồn nhân lực thì nó không phải chỉ là những kỹ năng mà người lao động thu nhận được ở trường đại học mà nó được bắt đầu từ rất sớm

Từ khi mà trẻ đi học ở mẫu giáo rồi đi học tiểu học rồi những trải nghiệm trong học tập của các em ở trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trung học phổ thông… Tất cả những cái đấy đã cấu thành nên kỹ năng hay là những phẩm chất năng lực mà các em cần có để tham gia vào thị trường lao động. Ví dụ như là không phải đến khi học đại học thì chúng ta mới bắt đầu phát triển kỹ năng tư duy phản biện hay là làm việc theo nhóm hay là sáng tạo hay là cái gì đó mà nó là kết quả của toàn bộ quá trình học tập giáo dục từ nhỏ của chúng ta. Và cái ý đấy nó cũng lại liên quan đến một câu hỏi là liệu chúng ta nên phát triển giáo dục theo đại trà hay là theo tinh hoa.

Tôi nghĩ rằng trong một nền giáo dục chúng ta không chỉ nào tập trung vào những cái tinh hoa. Bởi vì nếu chỉ tập trung vào những cái tinh hoa thì sẽ không đưa một đất nước đến đâu cả. Và chúng ta phải làm sao để tạo cơ hội cho đại chúng, cho tất cả mọi người để họ có thể nắm bắt được những cơ hội đặt ra trong nền kinh tế hiện đại.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

ĐH Nội vụ bị tố có khoản thu khó hiểu



Tại buổi nhập học đầu năm học mới, học sinh - sinh viên Trường ĐH Nội vụ - cơ sở tại miền Trung (Quảng Nam) bức xúc với khoản thu khó hiểu. Ngoài mức thu học phí, sinh viên của trường còn phải đóng thêm khoản gọi là tiền phương tiện thực hành. Tùy mỗi bậc học, sinh viên đóng thêm từ 1 - 1,5 triệu đồng/học kỳ.

Giải thích về khoản thu này, ông Huỳnh Ngọc Dũng, Trưởng phòng Tổng hợp - Hành chính của cơ sở miền Trung, cho biết: “Đây là khoản thu do chính Trường ĐH Nội vụ quy định. Số tiền này để bổ sung vào tiền khấu hao cơ sở vật chất như: phòng máy tính, cơ sở thực hành, sao in tài liệu, thực tập, kiến tập và tiền lo ăn ở, máy bay cho giảng viên từ Hà Nội vào dạy”. Tuy nhiên, theo các sinh viên, năm 1 - 2 không thể có kiến tập hay thực tập nên số tiền này là vô lý. - Theo Thanh Niên.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383 

Học sinh Hà Nội dùng ma túy tại trường

Học sinh táo tợn dùng ma túy ở trường học. Ảnh minh họa




Học sinh dùng ma túy tại trường


Ngày 7.9, Công an phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm lập hồ sơ xử lý hành chính đối với 4 học sinh lớp 10 Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (số 5 Phạm Sư Mạnh) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy.

Đó là các học sinh: Nguyễn Thành Công (SN 1997, ở quận Hoàng Mai); Tống Đức Nghĩa (SN 1996, ở Thanh Xuân); Triệu Vân Long (SN 1996, ở Hoàng Mai) và Thái Hà Quang Châu (SN 1997, ở quận Ba Đình).

Các học sinh này bị phát hiện sử dụng chất ma túy tại nhà vệ sinh tầng 1 của trường, tang vật thu được là 0,210 gam cần sa. - Theo Dân Việt.




Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383  

Xúc động thầy giáo bệnh tật dạy chữ trẻ em nghèo

Lớp học thầy Hưng đơn sơ, nằm nép bên con đường vào thôn Tuân Lễ (xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, Bình Định). Đều đặn ngày 2 buổi, trẻ em từ làng trên xóm dưới tấp nập đến học chữ.

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cậu học trò năng động và nổi trội Lê Quốc Hưng ấp ủ thi vào ĐH Y Dược Huế để mai sau làm bác sĩ. Bỗng nhiên một ngày mắt cá chân của Hưng bị thâm tím và đau nhức.

"Năm tôi lên lớp 10 cũng là lúc bệnh tật bắt đầu hành hạ. Ban đầu chỉ là vết sưng nhỏ ở mắt cá chân, càng về sau vết thương càng lan rộng và đau buốt", thầy giáo làng kể lại.

Thầy Hưng tập viết chữ cho cậu học trò nhỏ

Điều trị nhiều nơi với đủ phương thuốc, bệnh không những không giảm mà còn phát triển mạnh hơn. Từ mắt cá chân trái lan sang chân phải rồi lên đầu gối, hông, xương sống. Chỉ sau mấy tháng phát bệnh, toàn bộ xương sống, xương khớp chân của Hưng đều bị cứng, không thể cử động.

Mãi về sau, Hưng mới biết mình bị bệnh viêm cột sống dính khớp, vĩnh viễn không thể cứu chữa. Các đốt xương như một khúc gỗ gắn liền khiến chàng trai gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. "Quá thất vọng về bản thân, nhiều lần Hưng đòi tự tử. Được gia đình, bạn bè quan tâm chia sẻ và động viên nên Hưng mới tiếp tục cuộc sống", ông Lê Đình Tân, chú ruột anh Hưng cho biết.

Bệnh nặng, cậu học trò đành gác lại ước mơ thời trai trẻ và ngày ngày chỉ biết đọc sách để quên đi nỗi buồn. Thấy các em nhỏ trong thôn tìm đến chơi và muốn nghe đọc truyện, Hưng đã bàn với gia đình mở lớp dạy chữ. Lớp học thầy Hưng lúc đầu chỉ vài em nhỏ, càng về sau học sinh đến theo học càng đông và các em đều là con nhà nghèo trong vùng.

"Thầy Hưng dạy rất tận tình và chu đáo. Các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tiếng Anh từ chương trình lớp 1 đến lớp 12 thầy dạy rất giỏi. Học sinh trong làng và khắp các thôn lân cận đều quý mến thầy", em Nguyễn Thị Bích Lê, học sinh lớp 12 THPT Tuy Phước cho biết.

Để bài giảng sống động, bắt nhịp xu thế giảng dạy chương trình mới, thầy Hưng luôn tìm cách tiếp cận phương pháp giảng dạy hiện đại. Sau những lần giảng bài, thầy lại nhờ học sinh mua sách để tham khảo. Nhiều lần thầy tự liên hệ sinh viên trong vùng để xin sách về tham khảo phục vụ dạy học.

Lớp học nhỏ bé đơn sơ của thầy Hưng

Lớp thầy Hưng chỉ có một chiếc bàn, một cái bảng. Cả lớp học chưa đầy 20 m2 nhưng đã tạo nền tảng kiến thức cho bao em học trò nơi quê nghèo được vào đại học. Thầy Hưng chia sẻ, đã 20 năm dạy học, nhiều thế hệ học trò đã thành người, bây giờ ngày nào ông cũng mở lớp đón nhận học sinh. Lớp học nhỏ nhưng nhiều hôm có đến gần 15 em tới học bài mà không phải đóng tiền.

Tiêu chí đầu tiên của thầy Hưng là bồi dưỡng, tạo nền kiến thức cơ bản và vững chắc cho tất cả học sinh. Thấy thầy Hưng tận tâm dạy học lại không tính học phí nên nhiều phụ huynh đã đưa con đến gửi gắm. "Bản thân thầy bệnh tật, hoàn cảnh khó khăn nên phụ huynh những học trò có điều kiện vẫn dành tiền giúp đỡ thầy", một phụ huynh chia sẻ.

"Học trò nghèo cũng muốn được đi học, muốn được đến trường. Các em cũng có ước mơ, có hoài bão về cuộc sống. Bản thân tôi không được may mắn nên tôi sẽ dạy chữ cho các em đến bao giờ có thể. Đối với tôi hạnh phúc nhất là được sống bên những em học trò", thầy giáo làng tật nguyền tâm sự.

Không chỉ dạy kiến thức sách vở mà chính tấm gương vượt khó của thầy còn giúp học sinh hoàn thiện bản thân trong giao tiếp xã hội, giúp các em học đạo lý làm người, biết yêu thương chia sẻ.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383