Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

Cô giáo vùng cao chưa một lần đưa con đi khai giảng

LTS: Trong không khí náo nức bước vào năm học mới của học sinh cả nước, TS báo Giáo dục Việt Nam nhận được một bài viết xúc động của cô giáo Lò Thị Én Xuân, Giáo viên Trường Tiểu học Nậm Mười, Văn Chấn, Yên Bái chia sẻ những tình cảm rất thật của mình trong suốt 15 năm công tác ở vùng cao.

Lại một mùa khai giảng nữa mình có mặt ở vùng cao - mảnh đất Nậm Mười với biết bao khó khăn, thiếu thốn, nhọc nhằn. Mới đó mà đã 15 năm trôi qua, mình đã là cô giáo cắm bản lâu nhất ở mảnh đất này, một cô giáo vùng cao đúng nghĩa.

Ngày 5/9 cũng là ngày khai giảng đầu tiên của con trai thứ hai của mình. Năm nay, bé vào lớp 1. Giống như chín lần khai giảng của cậu con trai đầu, cả hai vợ chồng mình đều không có ở nhà để đưa con đi khai giảng. Nhìn những học trò vui vẻ, háo hức được cha mẹ dẫn tới trường, mình lại thấy thương và nhớ các con. Nhưng công việc là vậy, biết làm sao được? Nhiều lúc mình cứ nghĩ đó có phải là thiệt thòi của giáo viên vùng cao?

Năm học này, mình lại được phân công giảng dạy lớp 1, không hiểu đó có phải là cái duyên không mà hơn chục năm qua mình đều là cô giáo lớp 1. Vất vả lắm, bởi học sinh nơi đây không sõi tiếng Kinh, phải dạy các em từ cách đi đứng, chào hỏi đến cầm phấn, cầm bút...

HS biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày khai giảng .

Mấy ngày đầu nhận lớp mình cũng nản nhưng rồi nghĩ học trò như con mình, lại thiếu ăn, thiếu mặc... thương các em nghèo khó mà cố gắng. Học sinh của 3 khu Khe Lo, Bó Sưu và Làng Cò cùng nhau về đây học tập. Em xa nhất nhà cách trường cũng đến sáu, bảy cây số. Các em còn nhỏ, việc đi lại rất khó khăn vì phải lên dốc, xuống đèo, qua khe, qua suối. Ngày đầu tiên, cứ chiều đến là có mấy em học sinh cầm túi quần áo đòi xin về. Mình hỏi:

- Nhà xa thế tại sao các em lại muốn về?

- Cô cho em xin về tắm.
Thế rồi ngày nào cũng thế, mình tắm cho hơn hai chục học sinh, giặt hai chậu quần áo đầy. Được cô giáo tắm gội cho sạch sẽ, học sinh vui lắm, thoải mái và siêng học, tỷ lệ học sinh ra lớp và chuyên cần đạt 100%.


Tại đây các em được ăn cơm đổi bữa có thịt, trứng, rau nên học sinh thích tới trường, phụ huynh yên tâm gửi con. Nhiều lúc nhìn học sinh lại chạnh lòng nhớ con. Đồng nghiệp cứ trêu: "Con mình không chăm đi chăm con thiên hạ”. Nhưng mình lại nhủ lòng, mình thương con người ta thì sẽ có nhiều người khác thương con mình.


Có lẽ thế mà hai cậu con trai của mình đều ngoan và khỏe mạnh. Con trai lớn của mình học lớp 9, năm nào cũng là học sinh giỏi. Tuy không gần con nhưng mình luôn theo sát từng bước đi của con. Ngày con học Tiểu học, tối nào mình cũng học bài cùng con qua điện thoại bàn. Ai cũng bảo: “Nhà này dạy con học từ xa”.

Lên THCS, kiến thức cao hơn thì mình động viên con tự học và tìm tài liệu. Là con trai nhưng cháu sống rất tình cảm, hiểu được sự vất vả của cha mẹ. Có lần cháu bảo: “Cô giáo con bảo chưa thấy ba mẹ đi họp phụ huynh bao giờ? Toàn thấy bà nội đi họp cho thôi”. Con trả lời: “Ba mẹ con bận lắm vì ba mẹ con là giáo viên vùng cao mà”.

Thương các con bao nhiêu, mình lại thương học trò nghèo khó của mình bấy nhiêu. Ngày hôm qua giữa trời nắng chang chang có một học sinh mặc áo len, khi hỏi ra mới biết rằng em chỉ có hai bộ quần áo mà giặt chưa khô. Mình về tìm được một bộ quần áo của con mang sang cho em mặc.

Giáo viên ở đây rất tâm huyết với nghề, nhưng con đường lên trường sao còn quá gian nan. Năm trước, có giáo viên trẻ mới nhận công tác trên này. Lần nào lên trường đi xe máy cũng bị ngã nhưng ngã rồi lại dậy, lại tiếp tục cuộc hành trình. Em bảo: "Chị ơi, lần nào lên trường xe máy của em cũng bị rơi mất một bộ phận, không biết rơi ở đâu nữa". Nghe em nói thật mà như đùa, trong lòng mình dâng lên nỗi xót xa, thương đấy, cảm thông đấy mà không biết làm thế nào?

  Máy xúc đưa giáo viên qua suối lũ - Ảnh: Internet

Tuần trước, cơn bão số 5 ập tới. Gió lốc, gió giật ầm ầm trên mái nhà, cây cối đổ ngổn ngang. Một số nhà dân bị tốc mái, nhà bị sập... Tấm lợp bên trường học bay loảng xoảng xuống sân trường. Tiếng chuông điện thoại reo: "Thầy cô ơi, nhà thầy cô có làm sao không? Nhà em tốc hết mái rồi, phải sang trú tạm nhà bác”. Mình thấy giọng em nghẹn lại, chưa kịp nói gì thêm thì điện thoại mất sóng. Trong cơn mưa bão đầy sợ hãi lại cảm thấy ấm lòng vì được sự quan tâm của học sinh, mặc dù chính trong lúc này gia đình các em đang gặp nạn làm mình rất xúc động.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383 

Liên thông sắp bị... khai tử

Bộ GD&ĐT đang đưa ra lấy ý kiến cho dự thảo quy định đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH. Theo đó, thí sinh liên thông phải thi hai môn văn hóa (văn, toán, lý, hóa...) theo khối thi của ngành dự định học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH hệ chính quy hằng năm và một hoặc hai môn cơ sở ngành. Trong khi theo quy định hiện hành, thí sinh thi liên thông ba môn gồm: hai môn cơ bản và một môn cơ sở ngành (hoặc thực hành nghề). Thời điểm thi do nhà trường quy định, thường vào tháng 5 và tháng 10.

Đóng chặt cửa liên thông

Tốt nghiệp Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn đã ba năm, Trần Minh Hoàng - đăng ký thi liên thông vào hệ CĐ của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM - cho biết: “Tôi buộc phải đậu đợt này. Hai năm học trung cấp, ba năm đi làm, tôi có đủ tự tin để thi môn cơ sở và môn chuyên ngành. Giờ đã qua năm năm mà bắt tôi thi lại toán, lý, hóa trong kỳ thi ĐH thì làm sao thi nổi. Bạn tôi ngày trước chỉ học xong lớp 9 rồi vào trung cấp, giờ cũng cố gắng thi liên thông đợt này, chứ không thì bít đường nếu quy chế liên thông thay đổi”.



Bất ngờ trước thông tin muốn thi liên thông có thể phải thi chung với học sinh lớp 12 trong kỳ thi ĐH, Thu Hằng - sinh viên Trường CĐ Kinh tế TP.HCM lo lắng: “Ba năm học CĐ chẳng dùng tới kiến thức toán, lý, hóa thì làm sao thi cùng với học sinh 12 trong kỳ thi ĐH. Không lẽ vừa học CĐ vừa đi luyện thi ĐH”. Còn Trần Thị Vân, sinh viên Trường CĐ Công Thương TP.HCM, nói: “Biết vậy tôi sẽ ôn thi ĐH để thi lại, ngày trước chỉ thiếu 0,5 điểm nên tôi mới chọn học CĐ để sau này có thể liên thông lên”.


Ông Đỗ Hữu Khoa, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Công nghệ thông tin Sài Gòn, Chủ tịch Khối liên kết các trường chuyên nghiệp TP.HCM, nhận định: “Với đề xuất của dự thảo thì học sinh TCCN, trung cấp nghề muốn thi liên thông là chuyện không tưởng. Bởi đầu vào trung cấp rất đa dạng, ngoài học sinh tốt nghiệp THPT còn tuyển học sinh tốt nghiệp lớp 9, học sinh học giữa chừng các lớp 10, 11, 12, học sinh học xong 12 nhưng chưa tốt nghiệp. Chưa kể sau 2-3 năm học trung cấp thì kiến thức ở phổ thông còn đâu để thi trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH hệ chính quy”.

Siết đầu ra, không nên siết đầu vào

Theo ông Đỗ Hữu Khoa, việc dự thảo đặt ra quy định thi chung với chính quy hoàn toàn không hợp lý. Vì hệ thống giáo dục theo từng bậc có khung học khác nhau. Qua hai năm học TCCN mà phải quay lại thi hai môn văn hóa thì không thể nào nhớ được kiến thức phổ thông. Nếu thi như vậy thì thà các em ôn luyện thi ĐH luôn còn hơn là thi liên thông. Trường TCCN đã khó tuyển sinh, nay lại gặp dự thảo này thì mấy ai sẽ vào học TCCN.

Trong khi đó, nhận định về dự thảo này, một chuyên viên của Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT) cho biết khi lấy bằng ĐH hệ chính quy thì phải tôn trọng các quy định của hệ này là đầu vào như nhau, học như nhau. “Thật không công bằng khi một học sinh TCCN chỉ xét tuyển đầu vào mà lại dễ dàng có bằng CĐ, ĐH hệ chính quy như các sinh viên chính quy chỉ bằng việc học liên thông. Do đó, để đảm bảo chất lượng đào tạo thì muốn có bằng chính quy phải thi chung với chính quy” - vị này nói.

Tuy nhiên, vụ trưởng một vụ thuộc Bộ GD&ĐT phản bác: “Quan điểm giáo dục đừng nghĩ đầu vào. Mỗi người có một năng lực, trách nhiệm của nhà trường là giúp con người phát huy tối đa năng lực chứ không nên đóng chặt cửa. Tôi đã đề nghị bộ trưởng không nên thông qua dự thảo này. Hiện đây là vấn đề nhạy cảm trong Bộ, có ý kiến còn định không cho TCCN liên thông lên ĐH nữa kìa. Đâu phải ai cũng được học ĐH nên phải tạo điều kiện để người ta có đường vòng để được nâng cao trình độ. Không nên triệt tiêu con đường học vấn của bất cứ ai. Nếu muốn siết thì nên siết chỉ tiêu, siết đầu ra, không nên siết đầu vào”.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383 

Ngày khai giảng: Hai học sinh chết đuối tại sông Sài Gòn

Sau buổi lễ khai giảng, nhóm học sinh nam lớp 8 rủ nhau ra sông Sài Gòn tắm. Bị đuối nước, hai học sinh đã bị cuốn trôi.

Theo nhiều nhân chứng, sau khi dự lễ khai giảng vào sáng 5/9, nhóm học sinh nam lớp 8, trường THCS Hòa Phú (xã Phú Hòa, huyện Củ Chi) trong đó có hai em Võ Hoàng Duy và Đoàn Vĩnh Long (cùng 13 tuổi, người địa phương) rủ nhau ra sông Sài Gòn, đoạn chảy qua Bến Đá (cách trường gần 100 mét) để tắm.


Đoạn sông nơi 2 em học sinh chết đuối

Đến hơn 13h chiều cùng ngày, 2 học sinh lên bờ ra về trước. Riêng Duy, Long và 2 người bạn vẫn tiếp tục bơi. Khoảng vài phút sau, do bơi ra xa nên Long bị đuối sức không thể tự vào bờ. Thấy bạn gặp nguy, Huy lao xuống cứu. Tuy nhiên, nước chảy khá mạnh đã cuốn cả hai. Những em học sinh còn lại vội đi tìm người trợ giúp.

Mặc dù người dân và gia đình hai em đã cố gắng nhưng mọi sự tìm kiếm đều vô vọng. Lực lượng cứu hộ cứu nạn được điều động khẩn cấp đến hiện trường. Sau một ngày ngụp lặn, khoảng 19 giờ 30 ngày 6/9, các “người nhái” đã tìm được thi thể của em Long trên Sông Lu cách nơi em tắm gần 2 km.

Đến rạng sáng 7/9, lực lượng chức năng cũng đã phát hiện thi thể của e Huy tại khu vực cầu Phú Cường (thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương).

Chị Huỳnh Thị Toàn (mẹ bé Duy) cho biết; sáng 5/9, Duy đến trường để dự lễ khai giảng đầu năm học. Sau đó thì bạn chung đến rủ đi chơi. Khoảng vài giờ sau chị nghe mọi người nói cháu Duy bị mất tích dưới sông. Chạy ra đến nơi chỉ thấy đôi dép, trang phục và chiếc xe đạp cháu bỏ lại trên bờ.

Được biết, khu vực Bế Đá từng có người người chết đuối nhưng nhiều học sinh vẫn thường xuyên tụ tập đến đây tắm và tập bơi. Để hạn chế những tai nạn rủi ro này, chính quyền địa phương, gia đình và nhà trường nên có các biện pháp hữu hiệu nhất để cảnh báo đến mọi người.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Những điều bạn nên chuẩn bị khi đi thực tế

1. Lựa chọn cách xưng hô thích hợp nhất

Khi bạn đi thực tế, bạn cũng tầm 21-22 tuổi, với độ tuổi này bạn được coi như là đã trưởng thành và có trách nhiệm phải biết những quy luật bất thành văn về xưng hô xã hội. 

Với những người dưới 40 tuổi, bạn vẫn nên gọi là anh/chị. Đây chỉ là những xưng hô trong công việc mang tính chất tương đối và tôn trọng. Tạo cảm giác bình quyền cho cả hai bên. Hơn nữa, ai không muốn mình trẻ trung trong mắt đàn em chứ? 

Tất nhiên bạn vẫn có thể gọi một số người là cô, chú nếu độ tuổi quá chênh lệch giữa hai người.

2. Đừng đòi hỏi bạn được đi vào thực tiễn ngay lập tức

Bạn nên nhớ, ở Việt Nam hàng năm mất hàng chục tỷ đồng cho việc đào tạo lại nhân lực tốt nghiệp đại học. Những kiến thức bạn học so với những đòi hỏi thực tế không sát như bạn vẫn nghĩ. Hơn nữa, bạn không được phân công nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức của cơ quan, vậy nên đừng vội vàng, cau có khi bạn chỉ được đọc tài liệu. 

Một vài hôm sau khi đã quen hơn nếu các anh chị trong cơ quan thấy thái độ của bạn tốt, sẽ dần dần giao việc thôi. Ấn tượng ban đầu bao giờ cũng ảnh hưởng rất lớn đến cảm giác về sau. Vậy nên thái độ cầu thị và tập trung làm việc ngay từ những ngày đầu tiên rồi sẽ giúp ích cho bạn nhiều. 

8-dieu-ban-nen-biet-khi-di-thuc-te
Độ vênh từ trường học đến thực tế là khá lớn (Ảnh minh họa)

3. Thực hiện tốt theo nội quy của tổ chức

Mặc dù bạn không phải là thành viên chính thức của tổ chức nhưng bạn vẫn cần thực hiện đúng và đủ tất cả mọi nội quy ở đó. Bạn muốn làm tốt công việc của mình? Muốn nhanh chóng hòa nhập? Muốn có kết quả tốt nhất thì bạn hãy hòa nhập và trở thành một thành viên của tổ chức đó. 

Và cách bạn thực hiện tốt nội quy cũng đã là một cách để bạn không tự khu biệt mình với những người khác. Đừng đi làm muộn, đừng tự ý nghỉ việc không xin phép, đừng làm việc riêng ở cơ quan… nếu bạn muốn có một đợt thực tập suôn sẻ và đáng nhớ.

4. Đừng khó chịu khi bạn bi sai vặt

Khi bạn đi thực tế ở bất cứ tổ chức nào thì cũng sẽ có những công việc lặt vặt không tên như: Mang tài liệu từ phòng này qua phòng kia, xin dấu, mua vài vật dụng cần thiết của văn phòng… những công việc này không nhiều và đa phần các nhân viên sẽ không nhờ bạn nếu họ không bận. 

Vậy nên hãy vui vẻ nhận lấy những công việc vặt vãnh mà họ giao cho, bạn sẽ học hỏi được khối điều hay ho. Nhưng hãy khéo léo thể hiện cho họ biết mình cũng đang có những công việc riêng và đừng nhiệt tình làm tất cả nếu bạn không muốn biến những công việc vặt thành công việc chính của bạn ở tổ chức mà bạn đang thực tập.

5. Giữ thái độ trung lập với những câu truyện riêng tư ngoài công việc

Trong công việc ngoài những nụ cười và những cái bắt tay thì sẽ luôn có những tồn tại, những khúc mắc ẩn sau. Thậm chí còn có những phe phái, con người xung đột và đối đầu một cách rõ rệt. Hãy luôn giữ trạng thái trung lập. Đừng hùa theo hay thể hiện thái độ mình ở bên nào nến bạn không muốn bị lôi kéo vào những luồng sóng ngầm. 

Hãy nhớ! Quãng thời gian ít ỏi mà bạn xuất hiện ở tổ chức sẽ chẳng đủ niềm tin để những người bạn hùa theo tin tưởng, còn những người mà bạn quay lưng sẽ càng ác cảm với một đứa sinh viên thực tập không – biết – điều.
8-dieu-ban-nen-biet-khi-di-thuc-teCuộc sống đi làm rất khác so với cuộc sống sinh viên.

6. Dám nhận việc mà cấp trên giao cho

Vẫn biết bạn đi thực tế thì công việc của bạn sẽ là quan sát công việc và viết báo cáo. Nhưng khi cấp trên đã tin tưởng giao cho bạn những công - việc - có – tên thì bạn hãy nhận lấy nó. Dám nhận việc cũng là một cách để bạn thể hiện rõ năng lực của mình. 

Bạn ơi đừng lo mình sẽ làm hỏng việc hay không có kết quả cao. Khi cấp trên đồng ý giao việc cho bạn thì hãy hiểu đó là những công việc cần hoàn thành nhưng mức độ quan trọng không quá cao. Nếu bạn làm nó bung bét thì họ hoàn toàn có thể sửa chữa lại nó. Hơn nữa, bạn có một đội ngũ cố vấn hùng hậu phía sau nữa đấy!

7. Thiết lập tốt những mối quan hệ công sở 

Bạn đi làm. Phải dần quen với những mối quan hệ công sở. Nó rất khác những mối quan hệ của sinh viên. Đi làm đồng nghĩa với việc cạnh tranh tăng lên, những khuôn mẫu, nhưng cạnh tranh ngầm. Ở nơi thực tập. Bạn không cần thiết phải quan hệ quá tốt đẹp với tất cả mọi người. Nhưng bạn nên chọn lấy một vài người để có thể thiết lập những mối quan hệ thân thiết hơn. Nên nhớ. Mối quan hệ chiếm một phần không hề nhỏ trong thành công của bạn.

8. Học cách năng động và thích ứng với mọi tình huống trong thực tế

Đi thực tế là lúc bạn bắt đầu bước vào một môi trường hoàn toàn mới, một môi trường làm việc chuyên nghiệp với những anh chị có nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn.  

Vì vậy, một điều cơ bản là khi bắt thực tế bạn nên học cách linh hoạt trong việc ứng xử cũng như xử lý công việc. Hãy học cách thích ứng với những tình huống thực tế mà bạn gặp phải để có thể rút ra được một chút kinh nghiệm cho mình. Ngoài ra, chăm chỉ và ham học hỏi sẽ luôn là các yếu tố được nhà tuyển dụng mong muốn.

Cuối cùng, khi bạn đi thực tế. Sẽ là khi bạn đang tập lớn. Trong môi trường công việc bạn sẽ phải học rất nhiều ngoài kiến thức chuyên môn. Học cách ăn nói nhỏ nhẹ nhưng phải tự tin, học cách cất đi cảm xúc, học cách thiết lập các mối quan hệ, học cách chi tiêu, học cách làm những gì bạn không thích… Và đặc biệt đối với nữ bạn hãy học cách đi giày cao gót.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383 

Còng lưng khánh ngàn loại phí vô lý

Trong số đó có khá nhiều khoản thu vô lý, biến tướng dưới hình thức tự nguyện. Các bậc phụ huynh học sinh biết, những vẫn phải "ngậm bồ hòn, làm ngọt".

Đầu năm học, phí chồng phí...

Tại các trường ở Hà Nội, nếu là học sinh trái tuyến xin học vào trường đều phải nộp một khoản tự nguyện xã hội hóa giáo dục. Mức "tự nguyện" này sẽ phụ thuộc vào danh tiếng của từng trường.

Qua tìm hiểu tại một số trường như Tiểu học Nam Thành Công, Kim Liên, Phương Mai, Trung Tự, Mầm non Kim Liên, Đống Đa..., trước khi HS trái tuyến làm thủ tục nhập học, phụ huynh được Ban tuyển sinh đưa ra một danh sách yêu cầu ký và ghi khoản tiền tự nguyện đóng góp.

Chú Nguyễn Thành Công, có con học mầm non cho biết, ngay khi đến làm thủ tục nhập học cho con, anh phải "tự nguyện" đóng 1,5 triệu đồng (do con chú học trái tuyến): "Đã phải tốn 900USD chạy trường rồi, mà lúc làm thủ tục giấy tờ để nhập học, Ban tuyển sinh thu đồng thời cả khoản "tự nguyện". Nói là tự nguyện, nhưng khoản này được ấn định cụ thể với số tiền 1,5 triệu đồng/học sinh. Tôi cũng thắc mắc, nhưng xung quanh người ta đều nộp thế, mình cũng nộp cho con đỡ bị trù dập”.

cong-lung-ganh-1001-loai-phi-tu-nguyen-dau-nam
Các khoản thu đầu năm của một trường học tại Cầu Giấy, Hà Nội

Lần đầu tiên đi họp cho cô con gái chuẩn bị vào lớp 1, Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, cô Nguyễn Ngọc Minh (Ba Đình, Hà Nội) không khỏi ngỡ ngàng khi ngay lập tức đã phải nộp gần 3 triệu đồng với hơn chục loại phí bao gồm phí bán trú, ăn trưa, tiền khăn ướt, sách giáo khoa, đồng phục, trang thiết bị trường học...

Nặng gánh nhất trong số những khoản thu là tiền mua máy điều hòa, máy chiếu. Cô cho biết: “Vừa vào cuộc họp, chúng tôi được cô giáo chủ nhiệm phát cho một tờ phiếu lấy ý kiến của phụ huynh học sinh về việc trang bị máy chiếu, máy điều hòa... Toàn bộ số tiền lắp đặt trang thiết bị cho năm lớp 1 sẽ được chia đều theo đầu học sinh và mỗi em phải đóng 900.000đồng”.

Còn cô Hạnh (huyện Thanh Trì) có con vào học lớp 10, trường THPT Việt Nam - Ba Lan cho biết: "Trong buổi họp phụ huynh đầu năm vào ngày 26/8 vừa qua, tôi phát "hoảng" khi tính các khoản phải đóng lên đến gần hai mươi mục, trong đó, quỹ hoạt động thanh niên 50.000 đồng/học sinh; mua ghế nhựa 50.000 đồng/học sinh/3 năm;... Tổng số tiền phải đóng là 1,4 triệu đồng, không nhỏ so với thu nhập của gia đình tôi". Cũng có khá nhiều phụ huynh bức xúc như chị Hạnh, song vì sợ ảnh hưởng tới quá trình học tập của con nên đành lặng lẽ chấp nhận.

Phớt lờ quy định

Để tránh tình trạng các trường tự đề ra những khoản thu vô lý núp dưới danh nghĩa "tự nguyện", Sở GD-ĐT và Sở Tài chính Hà Nội đang xây dựng danh mục và mức trần các khoản thu khác trong nhà trường.

cong-lung-ganh-1001-loai-phi-tu-nguyen-dau-nam
Và đến 2012, Bộ GD-ĐT đã ban hành điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, trong đó quy định rất cụ thể những việc mà tổ chức này không được phép làm, như: Không được quyên góp của người học hoặc gia đình học sinh các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện; Không dùng kinh phí hoạt động để chi cho các khoản bảo vệ cơ sở vật chất, đảm bảo an ninh, sửa chữa nâng cấp, xây dựng mới các công trình của trường...

Tuy nhiên, việc thu phí tại các trường đang được tiến hành... ngược, thay vì đề xuất, thảo luận từ từng cá nhân phụ huynh thì các khoản thu này lại được đưa ra hoặc “gợi ý” từ phía nhà trường. Nhiều trường vẫn phớt lờ các quy định này, thản nhiên "kê" hàng loạt khoản thu, và phụ huynh vẫn phải "ngậm bồ hòn làm ngọt". Những khoản phí không được phép thu đều được các trường khéo léo lách đưa vào danh sách tự nguyện và đùn đẩy trách nhiệm sang Ban đại diện cha mẹ học sinh, ép các phụ huynh khác phải đóng.

Đến bao giờ "Mỗi ngày đi học là một ngày vui"?

Công văn số 6890/BGDĐT-KHTC của Bộ GD-ĐT về việc quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện cho các cơ sở quy định rõ: “Niêm yết công khai ít nhất một tuần để tiếp thu các ý kiến đóng góp, hoàn chỉnh kế hoạch công việc và dự trù kinh phí“, nhưng hầu hết các trường đều phổ biến tức thì và thu tiền... tức khắc!

Liên quan đến vấn đề lạm thu trong trường học gây bức xúc dư luận, ông Trần Hữu Độ, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đã khẳng định, sẽ yêu cầu phòng GD-ĐT các quận, huyện kiểm tra các nơi đã tổ chức việc thu góp.

“Tôi không hiểu vì sao nhiều trường lại phải vận động phụ huynh đóng góp để đầu tư cho cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục. Về cơ bản, ngân sách thành phố đảm bảo đáp ứng nhu cầu của các trường” - ông Độ nói.

Gần đây, trong buổi họp báo về tình hình chuẩn bị năm học 2012 – 2013 của Bộ GD-ĐT, ông Lê Khánh Tuấn, Vụ phó Vụ Kế hoạch Tài chính thừa nhận, việc một số trường thu thêm khoản ngoài học phí là có thật. Các trường giải thích rằng do thu không đủ chi nhưng đây chỉ là nguyên nhân thứ yếu.

Ông cũng khẳng định, trong thời gian sắp tới, Bộ GD-ĐT cũng sẽ ban hành thông tư quy định việc quản lý thu chi các khoản thu tự nguyện. Theo đó, tất cả các khoản thu tự nguyện phải đưa vào hệ thống sổ sách kế toán của nhà trường, phải có thiết kế, dự toán, làm xong phải có báo cáo công khai các khoản thu chi, sử dụng trên tinh thần tiết kiệm.



Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Bí quyết xây dựng thương hiệu bản thân

Xác định được sở trường của bản thân
Để phát triển được năng lực của mình trước hết bạn phải biết mình đang có trong tay những thế mạnh mào. Trong học tập, có thể bạn học tốt một môn nào đó; trong công việc, có thể bạn là người nhạy bén, linh hoạt… không cần phải có những sở trường quá đặc biệt, chỉ cần bạn biết cách thể hiện, kết hợp sở trường đó với những sáng tạo cá nhân thì việc tạo nên một thương hiệu cho riêng bạn không còn là chuyện quá xa vời.
Thiết lập và thực hiện kế hoạch
Khi đã biết bản thân có thế mạnh gì thì việc tiếp theo bạn cần làm là lên kế hoạch để thể hiện chúng ra bên ngoài.
Nếu bạn học tốt môn nào đó, hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu thật kĩ nội dung bài mới, đọc các tài liệu ngoài sách có liên quan, ghi chú thật rõ ràng, dễ hiểu từ ngày hôm trước và chuẩn bị tinh thần cùng sự tự tin để phát biểu, bày tỏ kiến thức trong buổi học ngày hôm sau.
Nếu bạn có khả năng đặc biệt trong công việc, hãy tư duy để thiện hiện chúng bằng cách bộc lộ chúng với đồng nghiệp, những người bạn vẫn thường tiếp xúc hằng ngày trong công ty. Hoàn thành thật tốt các nhiệm vụ được giao phó và luôn để lại dấu ấn cá nhân với sếp là bạn đang từng bước xây dựng được thương hiệu của chính mình.
Ảnh minh họa: Internet.
Luôn chủ động và tự tin
Khi công tác chuẩn bị đã hoàn tất, bạn cần thiết phải tạo sự vững vàng trong tâm tưởng bằng cách luôn chủ động nắm bắt cơ hội và tự tin thể hiện sở trường của mình. Hãy tận dụng tối đa mọi tình huống để phát huy khả năng của bạn trước mặt mọi người.
Có thể những lần đầu bạn sẽ gặp phải sự cố, tuy nhiên nếu bạn bĩnh tĩnh, nhận biết thiếu sót để khắc phục thì những lần thể hiện sau đó bạn sẽ đạt được kết quả mĩ mãn hơn. Một khi đã thành công thì đây chính là cơ hội giúp bạn mở rộng các mối quan hệ của mình trong cuộc sống.
Duy trì phong độ
Đến một ngày, khi mọi người đã biết đến thương hiệu riêng của bạn thì bạn cũng không nên “ngủ quên trên chiến thắng” mà hãy động não suy nghĩ để cải tiến và phát huy hơn nữa những sở trường bạn đang nắm giữ.
Không ngừng thể hiện sự sáng tạo, đổi mới trong cách nghĩ, cách làm là bạn đang khẳng định tác phong của một con người ham học hỏi, hiểu biết và rất thông minh.
Không kiêu ngạo, chủ quan
Một người dù thật sự có tài năng và được nhiều người biết đến chưa chắc đã được nể phục, kính trọng khi mà họ luôn giữ thái độ xa lánh, kiêu ngạo, hống hách với mọi người. Bởi vậy, bạn nên tập cho mình thái độ khiêm nhường, từ tốn trong quá trình tiếp xúc, giao tiếp với bạn bè, đồng nghiệp hằng ngày. Có như thế, người khác mới vừa nể vừa thấy “sợ” bạn. Điều quan trọng là họ khâm phục cả tài năng lẫn cách đối nhân xử thế của bạn.
Chúc bạn thành công và sớm tạo lập được thương hiệu riêng cho mình.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383 

Bí quyết xây dựng thương hiệu bản thân

Xác định được sở trường của bản thân
Để phát triển được năng lực của mình trước hết bạn phải biết mình đang có trong tay những thế mạnh mào. Trong học tập, có thể bạn học tốt một môn nào đó; trong công việc, có thể bạn là người nhạy bén, linh hoạt… không cần phải có những sở trường quá đặc biệt, chỉ cần bạn biết cách thể hiện, kết hợp sở trường đó với những sáng tạo cá nhân thì việc tạo nên một thương hiệu cho riêng bạn không còn là chuyện quá xa vời.
Thiết lập và thực hiện kế hoạch
Khi đã biết bản thân có thế mạnh gì thì việc tiếp theo bạn cần làm là lên kế hoạch để thể hiện chúng ra bên ngoài.
Nếu bạn học tốt môn nào đó, hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu thật kĩ nội dung bài mới, đọc các tài liệu ngoài sách có liên quan, ghi chú thật rõ ràng, dễ hiểu từ ngày hôm trước và chuẩn bị tinh thần cùng sự tự tin để phát biểu, bày tỏ kiến thức trong buổi học ngày hôm sau.
Nếu bạn có khả năng đặc biệt trong công việc, hãy tư duy để thiện hiện chúng bằng cách bộc lộ chúng với đồng nghiệp, những người bạn vẫn thường tiếp xúc hằng ngày trong công ty. Hoàn thành thật tốt các nhiệm vụ được giao phó và luôn để lại dấu ấn cá nhân với sếp là bạn đang từng bước xây dựng được thương hiệu của chính mình.
Ảnh minh họa: Internet.
Luôn chủ động và tự tin
Khi công tác chuẩn bị đã hoàn tất, bạn cần thiết phải tạo sự vững vàng trong tâm tưởng bằng cách luôn chủ động nắm bắt cơ hội và tự tin thể hiện sở trường của mình. Hãy tận dụng tối đa mọi tình huống để phát huy khả năng của bạn trước mặt mọi người.
Có thể những lần đầu bạn sẽ gặp phải sự cố, tuy nhiên nếu bạn bĩnh tĩnh, nhận biết thiếu sót để khắc phục thì những lần thể hiện sau đó bạn sẽ đạt được kết quả mĩ mãn hơn. Một khi đã thành công thì đây chính là cơ hội giúp bạn mở rộng các mối quan hệ của mình trong cuộc sống.
Duy trì phong độ
Đến một ngày, khi mọi người đã biết đến thương hiệu riêng của bạn thì bạn cũng không nên “ngủ quên trên chiến thắng” mà hãy động não suy nghĩ để cải tiến và phát huy hơn nữa những sở trường bạn đang nắm giữ.
Không ngừng thể hiện sự sáng tạo, đổi mới trong cách nghĩ, cách làm là bạn đang khẳng định tác phong của một con người ham học hỏi, hiểu biết và rất thông minh.
Không kiêu ngạo, chủ quan
Một người dù thật sự có tài năng và được nhiều người biết đến chưa chắc đã được nể phục, kính trọng khi mà họ luôn giữ thái độ xa lánh, kiêu ngạo, hống hách với mọi người. Bởi vậy, bạn nên tập cho mình thái độ khiêm nhường, từ tốn trong quá trình tiếp xúc, giao tiếp với bạn bè, đồng nghiệp hằng ngày. Có như thế, người khác mới vừa nể vừa thấy “sợ” bạn. Điều quan trọng là họ khâm phục cả tài năng lẫn cách đối nhân xử thế của bạn.
Chúc bạn thành công và sớm tạo lập được thương hiệu riêng cho mình.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383