Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

Lớp học "nghèo" ngay cạnh Phú Mỹ Hưng

"Bà Năm dạy cháu với!"
Khu phố 4, phường Tân Phú, quận 7, TP.HCM có lẽ là điển hình cho sự phát triển không đều của quá trình đô thị hóa. Cánh đồng của làng đã được trưng thu để xây dựng nên Khu đô thị Phú Mỹ Hưng hiện đại và đẹp nhất nhì Việt Nam.
Những người dân bản địa giờ đây sống co cụm lại trong xóm nhỏ của họ, đường xá quanh co, cây cỏ còn vương sót lại với vô số muỗi và sình lầy. Một đường điện cao áp "chạy bổ" qua xóm là dấu hiệu duy nhất cho sự phát triển mạnh mẽ của thời đại điện khí hóa ở xóm nghèo này.
Bố mẹ bọn nhỏ thường xé hàng rào người ta dựng lên ngăn làng với Phú Mỹ Hưng để sang đó làm phụ hồ, lượm rác, cắt cỏ trong các tòa biệt thự hàng triệu đô và quét dọn những ngôi trường được xây như thư viện khổng lồ.
Họ thường kể cho nhau nghe về lễ hội cầu mùa, về cánh đồng xưa của làng mênh mông thơm ngát mùi lúa non như thế nào. Tất cả giờ đây đã thành cổ tích. Trong khi đó, con cái của họ ở nhà túm tụm chơi với nhau bên những cái ao nhỏ xíu còn sót lại và không biết chữ.
Lớp học ao bèo ngay cạnh Phú Mỹ Hưng
Bà Năm đang dạy lớp 2
Cách đây 3 năm, có cặp vợ chồng đi làm phụ hồ đem con gửi cho bà Năm, một cô giáo mới về hưu. Họ nói: “Chúng cháu không có đủ tiền cho các cháu đi học ở trường bà ạ. Nhờ bà Năm dạy cho các cháu được chữ nào hay chữ nấy”.
Bà Năm, tên thật là Nguyễn Thị Lan, ở khu phố 4, phường Tân Phú. Bà gầy yếu, lại đang nuôi cháu nội một tuổi, nhưng là cô giáo nên bà không nỡ từ chối một lời nhờ vả như thế.
Bà kể: “Không ngờ người này đồn đại với người kia, sáng sớm tôi mở cửa ra, trời ơi, vài chục đứa con nít đứng chờ sẵn và đồng thanh nói: Bà Năm dạy cho cháu với!”.
Nhà của bà Năm nhanh chóng quá tải bởi những đứa học sinh lem luốc nhưng hiếu học kéo tới đầy nhà. Chúng phải chờ khi nào bà ru xong đứa cháu nội ngủ thì mới rón rén vào học. Chẳng còn cách nào khác, bà Năm đến nhà ông tổ trưởng xin trợ giúp.
Ông này sinh hoạt cùng tổ dân phố với bên Phú Mỹ Hưng, nhưng nhà ông thì không lấy gì làm khá giả, chỉ lợp mái bằng, nhưng còn được mảnh sân khá rộng, nơi vợ ông bán hàng tạp hóa linh tinh cạnh cái ao tù. Vợ chồng ông bèn cho bà Năm mượn cái sân. Kể từ đó lớp học bà Năm ngày càng thêm sức hút.
Lớp học ao bèo ngay cạnh Phú Mỹ Hưng
Rồi bà lại chay sang lớp vỡ lòng
Con muốn biết chữ
Bà Năm chia bọn trẻ ra ba trình độ, vỡ lòng, lớp một và lớp hai. Mỗi lớp có hơn chục học sinh.
Cháu ông tổ trưởng đang học lớp vỡ lòng. Đứa bé thể hình khá nhỏ nhưng nhanh nhẹn. Ông tổ trưởng tên Trần Văn Út nói: “Phường có trường mầm non nhưng quá tải. Tôi bèn gửi cháu vào đây, cho biết chữ, để sang năm xin vào lớp một”.
Ông nói thêm: “Các cháu theo học không chỉ ở tổ 27 này mà còn đến từ mấy tổ dân cư khác”.
Bé Thi 10 tuổi đã ra dáng vẻ thiếu nhi rồi nhưng cũng học lớp vỡ lòng. “Bố cháu làm thợ hồ còn mẹ đi quét rác”- bé nói.
Lớp học ao bèo ngay cạnh Phú Mỹ Hưng
Bé Thi 10 tuổi đang học lớp vỡ lòng
Ông Út bảo tôi: “Hệ thống giáo dục giờ nhận theo độ tuổi. Gia đình nào khó khăn, các cháu không đến trường vài ba năm thì bị quá tuổi, nhà trường không nhận nữa”.
Ông bảo: “Phường cũng có lớp học tình thương, nhưng lại ở khá xa, các cháu đều còn nhỏ nên không tự đi đến lớp được”.
Đầu năm học, ở các trường giáo viên mặc áo dài trang điểm đẹp, riêng bà Năm ăn mặc đồ giản dị kiểu ở nhà, đi tới đi lui vừa trông vừa dạy bọn trẻ.
Bà Năm nói với tôi: “Các cháu học ở đây đều con em Sài Gòn, chỉ số ít các em là người ngoại tỉnh”.
Tú, 13 tuổi, đang theo học trình độ lớp hai. Tú đi học đeo ba lô, mặc áo phông in chữ cỡ lớn. Tú nói: “Hồi trước con đi học trường của phường, nhưng làm biếng bỏ học. Giờ con muốn biết chữ”.
Bố của Tú làm bảo vệ còn mẹ làm nghề quét dọn. Công việc nhiều nên họ không kèm cho Tú đến lớp thường xuyên được khiến việc học của cháu bị lỡ cỡ.
Hai chị em Trúc và Thắm người Kiên Giang, bố mẹ lên thành phố kiếm sống. Hai chị em cùng học lớp hai, cô chị đã 14 tuổi nên ngồi bàn sau, cô em ngồi bàn trước. Thỉnh thoảng cô chị chạy lên chỉ bảo cho em mình.
Tôi hỏi bà Năm: “Ngày 5 - 9 cả nước khai giảng, lớp học của bà có khai giảng không?”. Bà Năm lắc đầu: “Chúng tôi còn vất vả quá nên chưa nghĩ đến chuyện khai giảng. Cho các cháu nghỉ hè 2 tuần, bây giờ cho các cháu học lại. Đang lo vận động sách bút cho các cháu”.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383 

Giáo viên phẫn nộ : Thầy giáo cúi đầu tạ lỗi học trò

Hình ảnh người thầy giáo mang bánh vào lớp, sau đó cúi đầu tạ lỗi với học trò của mình xuất hiện trong bộ phim truyền hình Trung Quốc "Don't Stop Believin" đang khiến một bộ phận lớn giáo viên tại quốc gia này "nổi đóa".
Giáo viên phẫn nộ khi thầy giáo cúi đầu tạ lỗi học trò
Hình ảnh người thầy cúi đầu xin lỗi học sinh xuất hiện trong phim
Theo như hãng thông tấn AsiaOne mô tả, một tình tiết trong bộ phim kể trên quay cảnh thầy hiệu trưởng Zhou Yaoguang, do diễn viên Cavin Soh đóng, đã mua một chiếc bánh và đứng trước lớp cúi đầu tạ lỗi với cậu học trò tên Zhong Junliang, vì ông cho rằng mình đã đổ oan cho em Zhong tội ăn cắp điện thoại di động.
Chính vì hình ảnh không mấy hay ho và có phần "bôi nhọ" người giáo viên như trong bộ phim trên, nhiều người dân Trung Quốc, đặc biệt là các thầy cô giáo tại đây đã phản ứng dữ dội và kêu gọi "cắt" ngay tình tiết đó.
Được biết, theo truyền thống người Trung Quốc, khi một giáo viên cho dù có lỗi với học sinh thì cũng không nên cúi đầu xin lỗi các em như thế.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383 

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

Rớt thành đậu sau khi phúc khảo

Ngày 5-9, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã công bố kết quả phúc khảo bài thi tuyển sinh ĐH. Theo đó, có 39 thí sinh có kết quả thay đổi so với điểm công bố ban đầu, đa số điểm thi đều tăng từ 0,25-1 điểm. Trong số này có 16 thí sinh từ rớt thành đậu.

Tại Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, trong số 84 thí sinh phúc khảo bài thi có đến 20 thí sinh có điểm bài thi thay đổi theo hướng tăng lên. Đa số bài thi có điểm thay đổi thuộc môn tự luận. Điểm sau phúc khảo tăng lên tùy bài, dao động từ 0,25-1,25 điểm.

Tăng 5,75 điểm

Đáng chú ý là trường hợp thí sinh Trần Quốc Khánh, có điểm thi môn toán theo công bố ban đầu của Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM là 1 điểm, nhưng sau khi phúc khảo điểm môn toán chính thức là 6,75 điểm, tức tăng đến 5,75 điểm. Theo hội đồng phúc khảo bài thi, việc thay đổi điểm như trên là do cán bộ chấm thi lên nhầm điểm tổng.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383
Thí sinh đăng ký phúc khảo bài thi tuyển sinh ĐH tại Trường ĐH Tài chính - marketing

Tại nhiều trường ĐH khác, điểm phúc khảo thay đổi tập trung chủ yếu vào các bài thi tự luận. Trường ĐH Cần Thơ có 434 thí sinh phúc khảo và có 28 bài thi có kết quả thay đổi, sáu thí sinh từ rớt thành đậu. Điểm chênh lệch sau phúc khảo cao nhất tại trường này là 1,25 điểm. Đáng chú ý có một thí sinh bị điểm liệt (0 điểm), sau khi phúc khảo điểm môn này tăng lên thành 0,25 và trúng tuyển.



GS Nguyễn Minh Thuyết: “Tôi chẳng việc gì phải sợ Trung Quốc”

LTS: Sau khi thông tin về sách Tiếng Việt 3 (tập 2) có bài tập đọc kể chuyện Hai Bà Trưng đánh giặc, nhưng không nói rõ giặc nào, nhiều độc giả gửi thư về Báo Giáo dục Việt Nam chia sẻ quan điểm, trong đó có những ý kiến cho rằng “tác giả sợ thế lực Trung Quốc”. Để làm sáng tỏ vấn đề này, Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với GS Nguyễn Minh Thuyết - Chủ biên của cuốn sách.

- Thưa GS Nguyễn Minh Thuyết, nội dung câu chuyện về Hai Bà Trưng đánh giặc trong sách Tiếng Việt lớp 3 đã được giữ như vậy nhiều năm qua, nhưng cho tới giờ lại có ý kiến cho rằng “không nói rõ đánh giặc nào là một thiếu sót”, mà phải chăng vì tác giả e sợ điều gì đó?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Năm 2001, tôi bắt đầu tham gia bộ sách Tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học cùng với các đồng nghiệp. Sau đó, sách được dạy thử nghiệm 3 năm, cho tới năm 2004 sách lớp 3 mới được triển khai dạy trên toàn quốc.

Xét về yếu tố lịch sử, vào thời điểm chúng tôi hoàn thành cuốn sách, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc không có gì căng thẳng tới mức phải e dè. Hơn nữa, chuyện Hai Bà Trưng đánh giặc là giá trị lịch sử từ hàng nghìn đời trước. Tôi là con dân đất Việt, tự hào về khí phách của Hai Bà và đã chọn truyện Hai Bà Trưng để mở đầu chủ điểm “Bảo vệ Tổ quốc”. Tôi chẳng việc gì phải e sợ ai, chẳng e sợ thể lực nào.

Khi chúng tôi viết sách, không có ai yêu cầu tôi phải tránh né Trung Quốc, mà nếu có yêu cầu như vậy thì tôi cũng chẳng nghe. Tôi chẳng việc gì phải sợ Trung Quốc. Trên thực tế, ngay sau bài tập đọc Hai Bà Trưng có hàng loạt bài chính tả, bài tập nói chuyện đánh giặc Nguyên, giặc Minh.

Nội dung câu chuyện về Hai Bà Trưng đánh giặc trong  sách Tiếng Việt lớp 3

- Vậy GS  giải thích thế nào về chi tiết không nhắc tên giặc Hán trong bài tập đọc ấy?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Từ một truyện dài tới 33 trang của tác giả Văn Lang, tôi phải co lại chỉ còn khoảng 250 chữ để dạy trong 1,5 tiết, vì yêu cầu đặt ra với sách tiếng Việt lớp 3 là vậy. Trong không gian ngôn ngữ ngắn ngủi như vậy, lại phải giữ được giọng văn của tác giả, đó chính là cái khó. Điều này thì các thầy cô giáo từng tham gia biên soạn sách giáo khoa sẽ thấu hiểu.

Học sinh lớp 3 chưa học lịch sử. Cho tới lớp 4, học sinh được học lịch sử và sách viết rất rõ: “Đầu thế kỷ thứ I, nước ta bị nhà Hán đô hộ…”.

Nếu đây là bài học trong sách Lịch sử dạy về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng mà không nêu rõ hoàn cảnh bị nhà Hán đô hộ thì rõ ràng là một thiếu sót quá lớn, nhưng đây chỉ là bài tập đọc trong sách Tiếng Việt, nhằm rèn kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho trẻ. Vì thế, tôi đã cân nhắc và để câu đầu là: “Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ”. Cũng không nói rõ thời điểm xảy ra sự kiện này vào năm nào, thế kỷ thứ mấy, và cũng không có chữ “công nguyên”… vì học sinh lớp 3 chưa hiểu được những điều ấy. Kể cả có thực hiện yêu cầu tích hợp thì cũng chỉ có thể thực hiện được ở một mức độ nhất định thôi, nhằm tránh quá tải cho trẻ.

Thêm một điểm nữa cần lưu ý là bài tập đọc (khác với các bài tập chính tả, từ ngữ, ngữ pháp) phải giải thích những từ ngữ khó và kiến thức mới. Không thể dồn ép quá nhiều kiến thức vào một bài được. Dung lượng bài và các câu hỏi rất vừa phải, nhẹ nhàng. Thí dụ, với bài dạy 1 tiết ở sách Tiếng Việt lớp 3 thì chúng tôi chỉ cấu tạo bài tập đọc trên dưới 150 chữ, và bài ấy không được phép vượt quá 3 câu hỏi; còn với bài 2 tiết thì không được quá 250 chữ, và không được vượt quá 4 câu hỏi (mỗi câu hỏi chỉ trên dưới 10 chữ).

GS Nguyễn Minh Thuyết: Viết sách giáo khoa như làm dâu trăm họ.

- Có nghĩa là GS vẫn bảo lưu quan điểm không đưa cụm từ “đánh giặc Hán” vào bài này?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Quan điểm của tôi là giữ nguyên nội dung như hiện nay. Tôi xin nhắc lại, đây không phải bài học lịch sử. Dạy học cũng như đá bóng, có phối hợp và phân công, có các lớp bọc lót cho nhau. Chỉ 6 tháng sau bài tập đọc này học sinh đã học về khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong sách Lịch sử lớp 4. Những câu chuyện về lòng yêu nước chúng tôi dạy trong môn Tiếng Việt ở lớp 3 chỉ là những hạt gieo lượt đầu. Còn về từ ngữ, thú thật là tôi chưa thấy ai viết, ai nói “giặc Hán” bao giờ, mặc dù nói như thế là đúng sự thật lịch sử và đúng tiếng Việt. Nhà văn, nhà báo có thể sáng tạo ra những cách nói mới, nhưng viết sách giáo khoa thì phải dùng những từ ngữ phổ biến, chứ không thể thích là sáng tạo ra một từ mới được. 


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Thủ tướng Chính phủ duyệt 15.200 tỷ đồng cho giáo dục trong 3 năm


Chương trình mục tiêu quốc gia GD-ĐT giai đoạn 2012-2015 gồm 3 dự án chính. Cụ thể, dự án 1: Thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở; củng cố kết quả xóa mù chữ và chống tái mù chữ. Theo đó, việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi nhằm chuẩn bị tốt nhất cho trẻ được đến lớp để chăm sóc, giáo dục hai buổi/ngày và đủ một năm học, chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ và tâm lý sẵn sàng đi học lớp 1. 99% trở lên trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non được học Chương trình giáo dục mầm non mới, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp 1.
Dự án 2: Thực hiện đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đảm bảo đến năm 2015 nâng cao rõ rệt trình độ ngoại ngữ của một số đối tượng ưu tiên. Triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm đối với 70% học sinh lớp 3 và 40% học sinh lớp 6 vào năm học 2015 - 2016...

Triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới đối với các cấp học và trình độ đào tạo, tạo điều kiện để đến năm 2020 tăng đáng kể tỷ lệ thanh thiếu niên Việt Nam có đủ năng lực sử dụng ngoại ngữ một cách độc lập và tự tin trong giao tiếp, học tập và làm việc trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam.

Dự án 3: Chương trình cũng hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng khó khăn. Theo đó, sẽ hỗ trợ xây dựng bổ sung 300 phòng học, 750 phòng học bộ môn, 100 phòng thư viện, 150 nhà tập đa năng, 2.200 phòng ở nội trú cho HS, 100 nhà ăn, 140 phòng làm việc của cán bộ quản lý và giáo viên cho 223 trường phổ thông dân tộc nội trú. Triển khai thí điểm dạy học tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục cho HS tiểu học người dân tộc thiểu số.
 
Chương trình hỗ trợ đầu tư xây dựng mới 41 trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện, bảy trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh; hỗ trợ cơ sở vật chất trường chuyên gồm hỗ trợ xây dựng 500 phòng học, 300 phòng học bộ môn, 60 thư viện; hỗ trợ đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà học, giảng đường, ký túc xá, thư viện, nhà thí nghiệm... cho các trường/khoa sư phạm.
 
Ngoài ra, sẽ dành 152 tỷ đồng để thực hiện dự án nâng cao năng lực cán bộ quản lý Chương trình và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình.



Chùm ảnh: Chàng trai không tay người Dao đỗ Đại học Chương trình mục tiêu quốc gia GD-ĐT giai đoạn 2012-2015 gồm 3 dự án chính. Cụ thể, dự án 1: Thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở; củng cố kết quả xóa mù chữ và chống tái mù chữ. Theo đó, việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi nhằm chuẩn bị tốt nhất cho trẻ được đến lớp để chăm sóc, giáo dục hai buổi/ngày và đủ một năm học, chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ và tâm lý sẵn sàng đi học lớp 1. 99% trở lên trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non được học Chương trình giáo dục mầm non mới, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Dự án 2: Thực hiện đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đảm bảo đến năm 2015 nâng cao rõ rệt trình độ ngoại ngữ của một số đối tượng ưu tiên. Triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm đối với 70% học sinh lớp 3 và 40% học sinh lớp 6 vào năm học 2015 - 2016... Triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới đối với các cấp học và trình độ đào tạo, tạo điều kiện để đến năm 2020 tăng đáng kể tỷ lệ thanh thiếu niên Việt Nam có đủ năng lực sử dụng ngoại ngữ một cách độc lập và tự tin trong giao tiếp, học tập và làm việc trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam. Dự án 3: Chương trình cũng hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng khó khăn. Theo đó, sẽ hỗ trợ xây dựng bổ sung 300 phòng học, 750 phòng học bộ môn, 100 phòng thư viện, 150 nhà tập đa năng, 2.200 phòng ở nội trú cho HS, 100 nhà ăn, 140 phòng làm việc của cán bộ quản lý và giáo viên cho 223 trường phổ thông dân tộc nội trú. Triển khai thí điểm dạy học tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục cho HS tiểu học người dân tộc thiểu số. Chương trình hỗ trợ đầu tư xây dựng mới 41 trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện, bảy trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh; hỗ trợ cơ sở vật chất trường chuyên gồm hỗ trợ xây dựng 500 phòng học, 300 phòng học bộ môn, 60 thư viện; hỗ trợ đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà học, giảng đường, ký túc xá, thư viện, nhà thí nghiệm... cho các trường/khoa sư phạm. Ngoài ra, sẽ dành 152 tỷ đồng để thực hiện dự án nâng cao năng lực cán bộ quản lý Chương trình và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình.

Chàng du học sinh vào ĐH ở tuổi 22

Học đại học muộn... 4 năm
Là học sinh theo lớp song ngữ Pháp trong suốt 12 năm, những tưởng cuộc-đời-tiếng-Pháp của Quang Thành đã chấm dứt từ khi bước chân vào ngành Công nghệ Thông tin. Nhưng chính cô bạn gái “yêu nước Pháp hơn cả bạn trai” và nhất là tình yêu Đất nước hình lục lăng từ thuở nhỏ, đã khiến Thành quyết định học lại ngoại ngữ này sau 3 năm gián đoạn. Bỏ ngang công đoạn thi tiếng vì đã có trong tay tấm bằng tốt nghiệp PTTH song ngữ Pháp (bằng BAC), chỉ sau một năm ôn lại ngôn ngữ này, Quang Thành lên đường du học.
Những ngày đầu tiên, Thành không hiểu quá 50% bài giảng ở lớp. Bạn bè lại đa số là người Pháp, hoặc chơi thành từng nhóm như du học sinh Trung Quốc, nên anh bạn càng thấy chán nản. Rồi với quyết tâm hòa nhập, Thành chủ động làm quen các bạn Pháp. Francois, bạn thân của Thành, kể lại: “Hôm đó Thành tiến đến bọn mình làm quen, nó còn đưa tay ra bắt rồi hồn nhiên giới thiệu tên của nó là Tờ-rang-Quan-Tan (Trần Quang Thành) mà bọn mình không thể đọc theo được”. Francois công nhận rằng, nếu không có sự mạnh bạo đó, có lẽ Thành đã không thể hòa nhập nhanh như thế với nhóm bạn Pháp ở lớp.
Chàng du học sinh vào ĐH ở tuổi 22 vẫn lập nên kỳ tích
Quang Thành
Chưa hết, Thành còn phải đối mặt với một nỗi lo “từ trên trời rơi xuống”: hết tiền. Chưa quá một tháng từ khi sang Pháp, Thành làm rớt 1/3 tổng số tiền mặt mang sang khi đi du học trong một lần chạy đuổi theo xe bus. Cả thời gian dài sau đó kéo dài cho đến hết năm một, Thành phải đối diện với rất nhiều đêm dài trằn trọc, không biết có nên đi làm thêm ở nhà máy trong một thời gian để có tiền học tiếp không, hay là thôi cứ liều mạng học tiếp cho hết năm một rồi tính sau vậy. Anh bạn may mắn kiếm được một số việc lặt vặt như làm ở bộ phận rửa chén ở nhà ăn sinh viên trong ba tháng hè. Thời gian đó, Thành không phải trả tiền ăn vào buổi trưa và còn được trả lương.
Cuộc sống khó khăn, Thành lại càng thêm quyết tâm trong học tập. Anh bạn trở thành một trong những sinh viên có điểm môn Kiểm toán ngấp ngưỡng sàn 19/20 trong khi những sinh viên bản xứ khác cũng chỉ mong xấp xỉ trung bình 10 để qua môn.    
Cử nhân đánh bại... thạc sỹ
Năm học 2011-2012, trường Đại học Franche-Comté và Đại học Bourgogne cùng tham gia một cuộc thi liên vùng về thành lập và quản lí doanh nghiệp có tên gọi Sicre@t’artisanal, kêu gọi sinh viên cả hai trường tham gia.
Tham dự cuộc thi, bạn phải đứng ra làm chủ doanh nghiệp, lựa chọn một mặt hàng kinh doanh cũng như tính toán số liệu thua lỗ hay ăn nên làm ra của doanh nghiệp giả tưởng đó trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu công ty của bạn trên đà thua lỗ, thì bạn phải đưa ra các quyết định có thể giúp giảm thiệt hại nhất có thể…
Từ vòng hồ sơ đến vòng chung kết, Quang Thành khiến BGK đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Ở vòng chung kết, anh bạn là thí sinh người nước ngoài duy nhất lần lượt “đánh bại” những học viên Thạc sĩ (trong khi Thành mới chỉ là sinh viên Cử nhân năm thứ hai) để dẫn đầu danh sách những công ty hoạt động có lợi nhuận cao. Sau cuộc thi, anh bạn chia sẻ, chính những kĩ năng thời học Công nghệ Thông tin, nhất là kĩ năng xử lí số liệu trên Excel đã giúp Thành thao tác nhanh chóng hơn – trong khi những thí sinh Kinh tế khác mất khá nhiều thời gian cho công đoạn này.
Chàng du học sinh vào ĐH ở tuổi 22 vẫn lập nên kỳ tích
Quang Thành (ở giữa) nhận giải thưởng Sicre@t’artisanal
Làm kế toán ở công ty Pháp
Hè này, công việc của Thành được kéo dài từ công việc làm thêm bán thời gian từ trong năm học (8 tiếng/tuần): làm nhân viên kế toán/kiểm toán cho một công ty của Pháp, nổi tiếng thế giới về cờ vua và các loại hình giải trí khác liên quan tới bộ môn này.
Mới đây, Quang Thành đã có dịp phỏng vấn kiện tướng cờ vua Lê Quang Liêm, một trong hai người đã đại diện Việt Nam tham dự lễ rước đuốc Thế vận hội Olympic London 2012.
Công ty của Thành hiện đang thực hiện một trang web chuyên về cờ vua phiên bản tiếng Việt và anh bạn quay cuồng” với những bài dịch, thực hiện ý tưởng trò chơi cho khách hàng.
Chúc Quang Thành hoàn thành tốt chương trình Cử nhân Đại học của mình vào năm tới nhé!

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Học sinh 'nổi khùng' vì thẻ học sinh gắn chip theo dõi

Hãng thông tấn địa phương NISD gần đây đưa tin: "Để có thể quản lý học sinh sinh viên của mình mọi lúc mọi nơi, một số trường học ở bang Texas của Mỹ đã cho ra đời loại chip theo dõi điện tử, được gắn vào ngay trong chiếc thẻ sinh viên".
Như một nhà giáo tại đây mô tả, việc ra đời của thiết bị được cho là thông minh này sẽ giúp các thầy cô giáo có thể biết chính xác được học trò của mình đang ở đâu.
Học sinh nổi khùng vì thẻ học sinh gắn chip theo dõi
 Thẻ sinh viên theo dõi
Hiện các nhà chức trách giáo dục bang Texas đang cho thí điểm dự án này tại Trường trung học Jay và Trường trung học Jones, với tổng số học sinh của cả 2 trường là gần 4.200 em.
Tuy nhiên, dự án đưa ra thí điểm không lâu nhưng đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ phía phụ huynh và học sinh.
Theo đó, hầu hết các em học sinh đều cảm thấy rất khó chịu vì lúc nào cũng bị giáo viên quản lý. Một số phụ huynh cũng đồng tình quan điểm với con em họ.
Điển hình như ông Steven Hernandez, một ông bố có con gái đang theo học tại trường Trung học Jay, cho biết: "Chúng tôi không muốn con cái của mình trở thành một đối tượng bị theo dõi 24/24".




Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383