Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

GS Nguyễn Minh Thuyết: “Tôi chẳng việc gì phải sợ Trung Quốc”

LTS: Sau khi thông tin về sách Tiếng Việt 3 (tập 2) có bài tập đọc kể chuyện Hai Bà Trưng đánh giặc, nhưng không nói rõ giặc nào, nhiều độc giả gửi thư về Báo Giáo dục Việt Nam chia sẻ quan điểm, trong đó có những ý kiến cho rằng “tác giả sợ thế lực Trung Quốc”. Để làm sáng tỏ vấn đề này, Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với GS Nguyễn Minh Thuyết - Chủ biên của cuốn sách.

- Thưa GS Nguyễn Minh Thuyết, nội dung câu chuyện về Hai Bà Trưng đánh giặc trong sách Tiếng Việt lớp 3 đã được giữ như vậy nhiều năm qua, nhưng cho tới giờ lại có ý kiến cho rằng “không nói rõ đánh giặc nào là một thiếu sót”, mà phải chăng vì tác giả e sợ điều gì đó?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Năm 2001, tôi bắt đầu tham gia bộ sách Tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học cùng với các đồng nghiệp. Sau đó, sách được dạy thử nghiệm 3 năm, cho tới năm 2004 sách lớp 3 mới được triển khai dạy trên toàn quốc.

Xét về yếu tố lịch sử, vào thời điểm chúng tôi hoàn thành cuốn sách, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc không có gì căng thẳng tới mức phải e dè. Hơn nữa, chuyện Hai Bà Trưng đánh giặc là giá trị lịch sử từ hàng nghìn đời trước. Tôi là con dân đất Việt, tự hào về khí phách của Hai Bà và đã chọn truyện Hai Bà Trưng để mở đầu chủ điểm “Bảo vệ Tổ quốc”. Tôi chẳng việc gì phải e sợ ai, chẳng e sợ thể lực nào.

Khi chúng tôi viết sách, không có ai yêu cầu tôi phải tránh né Trung Quốc, mà nếu có yêu cầu như vậy thì tôi cũng chẳng nghe. Tôi chẳng việc gì phải sợ Trung Quốc. Trên thực tế, ngay sau bài tập đọc Hai Bà Trưng có hàng loạt bài chính tả, bài tập nói chuyện đánh giặc Nguyên, giặc Minh.

Nội dung câu chuyện về Hai Bà Trưng đánh giặc trong  sách Tiếng Việt lớp 3

- Vậy GS  giải thích thế nào về chi tiết không nhắc tên giặc Hán trong bài tập đọc ấy?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Từ một truyện dài tới 33 trang của tác giả Văn Lang, tôi phải co lại chỉ còn khoảng 250 chữ để dạy trong 1,5 tiết, vì yêu cầu đặt ra với sách tiếng Việt lớp 3 là vậy. Trong không gian ngôn ngữ ngắn ngủi như vậy, lại phải giữ được giọng văn của tác giả, đó chính là cái khó. Điều này thì các thầy cô giáo từng tham gia biên soạn sách giáo khoa sẽ thấu hiểu.

Học sinh lớp 3 chưa học lịch sử. Cho tới lớp 4, học sinh được học lịch sử và sách viết rất rõ: “Đầu thế kỷ thứ I, nước ta bị nhà Hán đô hộ…”.

Nếu đây là bài học trong sách Lịch sử dạy về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng mà không nêu rõ hoàn cảnh bị nhà Hán đô hộ thì rõ ràng là một thiếu sót quá lớn, nhưng đây chỉ là bài tập đọc trong sách Tiếng Việt, nhằm rèn kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho trẻ. Vì thế, tôi đã cân nhắc và để câu đầu là: “Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ”. Cũng không nói rõ thời điểm xảy ra sự kiện này vào năm nào, thế kỷ thứ mấy, và cũng không có chữ “công nguyên”… vì học sinh lớp 3 chưa hiểu được những điều ấy. Kể cả có thực hiện yêu cầu tích hợp thì cũng chỉ có thể thực hiện được ở một mức độ nhất định thôi, nhằm tránh quá tải cho trẻ.

Thêm một điểm nữa cần lưu ý là bài tập đọc (khác với các bài tập chính tả, từ ngữ, ngữ pháp) phải giải thích những từ ngữ khó và kiến thức mới. Không thể dồn ép quá nhiều kiến thức vào một bài được. Dung lượng bài và các câu hỏi rất vừa phải, nhẹ nhàng. Thí dụ, với bài dạy 1 tiết ở sách Tiếng Việt lớp 3 thì chúng tôi chỉ cấu tạo bài tập đọc trên dưới 150 chữ, và bài ấy không được phép vượt quá 3 câu hỏi; còn với bài 2 tiết thì không được quá 250 chữ, và không được vượt quá 4 câu hỏi (mỗi câu hỏi chỉ trên dưới 10 chữ).

GS Nguyễn Minh Thuyết: Viết sách giáo khoa như làm dâu trăm họ.

- Có nghĩa là GS vẫn bảo lưu quan điểm không đưa cụm từ “đánh giặc Hán” vào bài này?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Quan điểm của tôi là giữ nguyên nội dung như hiện nay. Tôi xin nhắc lại, đây không phải bài học lịch sử. Dạy học cũng như đá bóng, có phối hợp và phân công, có các lớp bọc lót cho nhau. Chỉ 6 tháng sau bài tập đọc này học sinh đã học về khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong sách Lịch sử lớp 4. Những câu chuyện về lòng yêu nước chúng tôi dạy trong môn Tiếng Việt ở lớp 3 chỉ là những hạt gieo lượt đầu. Còn về từ ngữ, thú thật là tôi chưa thấy ai viết, ai nói “giặc Hán” bao giờ, mặc dù nói như thế là đúng sự thật lịch sử và đúng tiếng Việt. Nhà văn, nhà báo có thể sáng tạo ra những cách nói mới, nhưng viết sách giáo khoa thì phải dùng những từ ngữ phổ biến, chứ không thể thích là sáng tạo ra một từ mới được. 


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét