Giáo sư, Phó GS làm việc trong...các cơ quan hành chính?
Hôm 18/11 vừa qua, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước (HĐCDGSNN) vừa công bố danh sách các nhà khoa bảng Việt Nam mới được phong chức danh giáo sư (65 người) và phó giáo sư (641 người). Đây là đợt xét phong cho cả 2 năm 2008 và 2009. So sánh với kết quả của những năm trước do tôi thu thập qua báo chí và các phương tiện khác, tôi thấy có một vài xu hướng đáng chú ý:
Thứ nhất, số lượng GS, PGS được phong tăng đáng kể trong vòng 5 năm qua. Nhìn qua bảng 1 dưới đây, chúng ta thấy so với năm 2005, số GS được xét phong tăng nhanh trong 2 năm 2007 (tăng 32%) và 2008-2009 (tăng 58%). Số PGS được xét phong vào năm cũng tăng vọt và nhanh hơn tỉ lệ trong nhóm GS. Chẳng hạn như số người được phong chức danh GS/PGS tăng hơn 2 lần so với năm 2005.
Bảng 1: Số GS và PGS được phong từ năm 2005 đến nay |
||||
Năm |
Số GS và PGS
|
Phần trăm tăng so với 2005
|
||
GS
|
PGS
|
GS
|
PGS
|
|
2005 |
41
|
312
|
|
|
2006 |
44
|
411
|
7.3
|
31.7
|
2007 |
54
|
445
|
31.7
|
42.6
|
2008 và 2009 |
65
|
641
|
58.5
|
105.4
|
Những ngành khác cũng có nhiều GS và PGS được xét phong là: kinh tế (n=87 người, 12%), khoa học tự nhiên (n=81, 1%), hóa học (n=35, 5%), nông học (n=27, 4%), vật lí (n=24, 3.4%), thủy lợi (n=21, 3%), triết học (n=20, 2.8%), và chính trị học (n=14, 2%).
Qui trình và tiêu chuẩn đề bạt chức danh GS/PGS ở Việt Nam tồn tại nhiều
chuẩn bất hợp lí (Ảnh minh họa) |
Thứ ba là độ tuổi trung bình tương đối cao so với các nước khác. Tuổi trung bình của GS Việt Nam (trong đợt phong năm 2008-2009) là 57 (thấp nhất là 45 và cao nhất là 69). Các PGS có độ tuổi tương đối trẻ hơn: Trung bình 50 (thấp nhất 32 và cao nhất 71). Ở Mỹ theo thống kê thì tuổi trung bình của GS (full professor) là 55; rất ít ai được đề bạt chức danh này trước độ tuổi 40. Một thống kê ở Australia cho thấy năm 1982, tuổi trung bình của GS là 52, PGS và "reader" (thấp hơn chức danh "associate professor" hay PGS một bậc) là 48, senior lecturer 43, và lecturer 37 [1]. Như vậy, so với các đồng nghiệp tại các nước tiên tiến, tuổi trung bình của GS và PGS Việt Nam tương đối cao hơn.
Thứ tư, chức danh GS/PGS ở Việt Nam vẫn là một loại phẩm hàm. Ở các nước trong vùng hay phương Tây, chức danh GS/PGS thường gắn liền với một trường ĐH. Chẳng hạn như ở các viện nghiên cứu y khoa của Australia, có nhiều người với chức danh GS hay PGS nhưng đó là những chức danh do trường ĐH cấp vì họ có đóng góp về nghiên cứu và giảng dạy cho trường. Thật ra, hầu hết những viện nghiên cứu y khoa lởn ở Australia đều có kết hợp đào tạo với một trường ĐH. Còn ở Việt Nam, có nhiều người mang chức danh GS/PGS, nhưng không có liên quan đến một trường nào. Cũng như những năm trước đây, một số lớn những người được tiến phong chức danh GS/PGS năm nay là những người làm việc trong các cơ quan hành chính, quản lí, không liên quan gì đến giảng dạy ĐH hay làm NCKH. Chẳng hạn như năm nay, trong số 148 người được phong hàm GS, PGS thuộc ngành y sinh học, có ít nhất 3 người là cán bộ cao cấp của Bộ Y tế.
Vấn đề GS/PGS như là một phẩm hàm (thay vì là một chức danh / chức vụ gắn liền với một ĐH) đã được đề cập đến nhiều lần trong quá khứ như là một điểm "không giống ai" nhằm cải cách hệ thống đề bạt chức danh GS, nhưng hình như cho đến nay vẫn chưa có gì thay đổi. Hệ quả là trong khi chúng ta có 376 trường ĐH và cao đẳng (con số có thể vẫn còn tăng), nhưng chỉ có 330 GS và PGS (tức chỉ 4.7% tổng số GS/PGS trên cả nước) đang làm nhiệm vụ giảng dạy. Có trường thậm chí chẳng có một ai có chức danh GS/PGS! Đó là một điều bất bình thường!
Thứ năm là cách tính điểm còn bất cập, chưa hợp lí. Một trong những tiêu chuẩn để được phong chức danh (hay hàm) GS/PGS là có thành tích trong NCKH, thể hiện qua số lượng ấn phẩm khoa học đã được công bố trên các tạp chí khoa học. Nhưng vì có quá nhiều tạp chí và chất lượng các tạp chí rất khác nhau, nên Hội đồng chức danh GS Nhà nước (HĐCDGSNN) chỉ công nhận một số tạp chí cho từng ngành.
Điểm qua danh sách các tạp chí trong ngành y mà HĐCDGSNN công nhận và tính điểm tôi thấy tương đối bất hợp lí. Trong số 56 tạp chí y sinh học trong nước được tính điểm, HĐCDGSNN chia thành 3 nhóm: nhóm I gồm những tạp chí có điểm từ 0 đến 0,5; nhóm II có điểm từ 0 đên,75; và nhóm III từ 0 đến 1. Nói cách khác một bài báo trên các tạp chí này có thể có điểm từ 0 đến 1. Không rõ cách xác định điểm như thế nào mà lại dao động từ 0 (tức là có bài báo không có điểm gì cả).
Điều bất cập lớn nhất là cách tính điểm các tạp chí khoa học nước ngoài. HĐCDGSNN chia các tạp chí khoa học nước ngoài (trong ngành y học) thành 2 nhóm: Nhóm có hệ số ảnh hưởng 2 hay thấp hơn có điểm từ 0 đến 1; nhóm có hệ số ảnh hưởng (impact factor) trên 2 có điểm từ 0 đến 2.
Với cách tính điểm đó, một bài báo trên tập san như Science, Nature, New England Journal of Medicine, JAMA, hay Lancet (những tạp chí khoa học đứng vào hàng số 1 trên thế giới) chỉ cao hơn 1 điểm so với một bài báo trên Nghiên cứu Y học hay Y học TP. Hồ Chí Minh!
Cần nói thêm rằng, các công trình trên các tạp chí như Science, Nature, Cell là những công trình đẳng cấp giải Nobel. Những tạp chí y sinh học trong nước như Nghiên cứu Y học hay Y học TP. Hồ Chí Minh không thể nào so sánh chất lượng với một tạp chí chuyên ngành của Mỹ hay châu Âu chứ chưa nói so sánh với Science, nature , new England Journal of Medicine, hay JAMA.
Thật ra, không có một tạp chí khoa học nào của Việt Nam được cộng đồng khoa học quốc tế công nhận. Do đó, tôi e rằng chẳng những cách tính điểm như thế thật là vô lí và không công bằng, mà còn làm nản lòng những ai phấn đấu công bố quốc tế.
Chúng ta có không ít GS/PGS có khả năng tương xứng với đồng nghiệp quốc tế,
nhưng rất tiếc là cơ chế hiện nay chưa phát hiện họ (Ảnh minh họa) |
Với cách tính điểm như trên, nhiều người vẫn lo ngại về "chất lượng" của GS Việt Nam, bởi vì làm GS/PGS mà thiếu những công trình công bố quốc tế (hay có nhưng quá "mỏng") thì không mấy hợp lí. Tưởng cần nhắc lại rằng một thước đo mà các ĐH trên thế giới thường sử dụng để đánh giá và xét đề bạt chức danh GS là chỉ số H [2]. Thông thường một GS ở trường ĐH có uy tín cao thường có chỉ số H khoảng 20, và PGS khoảng 10. Ở Việt Nam, rất hiếm có GS hay PGS nào có chỉ số H trên 12, vì công bố quốc tế chưa được khuyến khích tốt và chưa được xem là tiêu chuẩn quan trọng số 1 trong việc công nhận chức danh khoa bảng.
Theo thống kê, tính từ năm 1980 (lần đầu tiên phong hàm GS/PGS) đến nay, nước ta đã công nhận 1336 GS và 7062 PGS. Với tiêu chuẩn phong chức danh GS/PGS còn bất cập như trên, câu hỏi đặt ra là trong số này có bao nhiêu xứng đáng với chức danh đó. Cách đây không lâu, GS Hoàng Tụy có phát biểu rằng chỉ có 20% GS/PGS ở Việt Nam là xứng đáng với chức danh GS/PGS theo chuẩn mực quốc tế [3]
Cần cải cách!
Nói tóm lại, qui trình và tiêu chuẩn đề bạt chức danh GS/PGS ở Việt Nam đã có cải tiến đáng kể trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều chuẩn bất hợp lí và chưa theo kịp xu hướng phát triển khoa học trên thế giới.
Tôi nghĩ trong quá trình đưa giáo dục ĐH nước ta hội nhập thế giới, chúng ta cần nên xem xét và tham khảo các chuẩn mực về chức danh GS/PGS trên thế giới để đi đến một hệ thống đề bạt hoàn chỉnh hơn. Cần phải đặt tiêu chuẩn NCKH qua công bố quốc tế (như chỉ số H) là tiêu chuẩn hàng đầu trong việc xét phong hay đề bạt chức danh khoa bảng. Ở nước ngoài, các hội đồng khoa bảng thường yêu cầu ứng viên chỉ ra cụ thể là họ tương đương với ai trên thế giới và người đó có chỉ số H bao nhiêu. Đó cũng là một hình thức khách quan để nâng cao tính quốc tế của các GS/PGS.
Có lẽ việc đầu tiên cần làm là nên xem chức danh GS/PGS là một chức vụ khoa bảng dành cho những người giảng dạy ĐH và NCKH, và do đó, chức danh này phải gắn liền với một ĐH. Cũng có thể tạo ra một chức danh mới, như GS danh dự (honorary professor) chẳng hạn, dành cho các cán bộ và quan chức có nhiều đóng góp cho khoa học về mặt hành chính hay quản lí, hay một chức danh như "GS kiêm nhiệm" ("conjoint professor") cho các bác sĩ và nhà khoa học hội đủ điều kiện nhưng không trực tiếp giảng dạy ĐH. Nhưng cần phải phân biệt rõ ràng những chức danh GS thực thụ với GS danh dự hay GS kiêm nhiệm.
Xã hội có quyền đặt kì vọng cao vào những nhà khoa học mang chức danh GS/PGS, bởi vì họ là một phần của bộ mặt của khoa học Việt Nam. Người dân muốn thấy những người mang hàm GS/PGS phải có khả năng tương xứng với đồng nghiệp quốc tế. Chúng ta có không ít những GS/PGS như thế, nhưng rất tiếc là cơ chế hiện nay chưa phát hiện họ. Do đó, tôi nghĩ chúng ta cần phải tạo ra một cơ chế khách quan hơn, bình đẳng hơn, và khoa học hơn để ghi nhận sự đóng góp của những nhà khoa học đang âm thầm làm rạng danh nước nhà.
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoa và Gia sư toán và gia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383