Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

Những sai lầm khi của học thêm

Học thêm – câu chuyện muôn thuở không chỉ của riêng mỗi học sinh và thầy cô giáo mà còn là vấn đề mà toàn xã hội quan tâm. Từ lâu nói là học "thêm" nhưng thực tế không thể phủ nhận nhiều phụ huynh và teen lại có suy nghĩ ngược lại “học trên lớp chỉ là phụ, học thêm mới là chính”. Chính vì vậy mà nhà nhà bắt con mình phải đi học "thêm", từ em bé mới vào tiểu học cho đến teen chuẩn bị “vượt vũ môn hóa rồng”. Từ đây đã xuất hiện những vấn đề sai lầm về cách học thêm của teen hiện nay.

Muốn giỏi phải học thêm

Đó là tâm lí của hầu hết các phụ huynh. Nhiều phụ huynh cho rằng học trên lớp chỉ có 45 phút một tiết trong đó kể cả thời gian đầu giờ vào lớp ổn định, kiểm tra bài cũ, rồi thời gian 5 phút cuối tiết. Kết lại chẳng được bao nhiêu. Đấy là chưa tính đến thời gian teen làm việc riêng trong giờ học. Thêm vào đó là học thêm thì thầy cô giáo mới có thể giảng kĩ, giảng thêm nhiều dạng bài tập nâng cao khác và quan trọng hơn, đó là vấn đề “sợ” không đi học thêm sẽ “bị” điểm thấp, sẽ không đạt danh hiệu này, danh hiệu kia.

Còn với teen, thấy bạn bè mình ai ai cũng đi học thêm với thầy cô cả, nên đâm ra “bệnh” nửa muốn đi nửa không. Đi thì không còn thời gian tự học, mệt mỏi. Không đi thì lại không yên tâm, sợ mình không theo kịp các bạn. Cộng thêm những “tin lá cải” từ teen là đi học với cô có thể biết trước các dạng bài tập trong đề kiểm tra. Rồi thầy cô thường dạy trước bài trong sách giáo khoa ở lớp học thêm, thế là thôi... “cứ đi cho nó yên tâm.”

Phải học với thầy cô nổi tiếng

Mọi người thường cho rằng thầy cô nổi tiếng là những người có nhiều kinh nghiệm, dạy giỏi và quan trọng hơn cả là dạy trúng vào các chủ đề thường ra trong các đề thi. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng là “thầy giỏi thì mới có trò hay”. Bởi để học tốt không chỉ có một nhân tố duy nhất là thầy cô giáo mà vấn đề cốt lõi ở đây ở chính bản thân chúng ta. Nếu teen không tự học, tự nghiên cứu bài, mà chỉ đến lớp học thêm ghi ghi chép chép bài giải của thầy cô và các bạn rồi về nhà gấp sách để đó thì cũng chẳng để làm gì.

Có một điều mà ít phụ huynh cũng như học sinh quan tâm đó là phong cách dạy của thầy cô có phù hợp với cách thức chúng ta tiếp nhận hay không? Có thể thầy cô nổi tiếng dạy rất hay nhưng có rất nhiều teen vẫn không tiếc lời “chê”. 

Nhung (17t) cho biết: “Trường tớ có cô dạy Hóa rất giỏi. Nhiều bạn trong đội tuyển học sinh giỏi được cô đào tạo và giành giải cao. Nhưng khi học thêm với cô thì vẫn có những bạn phải rút lui. Lí do đơn giản là cô quen dạy cho các bạn học khá rồi, nên tốc độ dạy của cô đi khá nhanh. Với những bạn học lực trung bình khá như tớ thì không thể theo kịp.”


Ngược lại có những thầy cô được cho là dạy bình thường, kiến thức bình thường, tốc độ bình thường và mức độ nổi tiếng cũng bình thường lại giúp teen thu nhận kiến thức một cách tối ưu nhất. Đó là vì cả hai bên “hợp” với phong cách của nhau.

Học thêm bất cứ thời gian nào

Nếu nhìn vào lịch học của teen hiện nay, hẳn chúng ta không khỏi cảm giác “choáng váng”. Sáng đi học chính, chiều học thêm hoặc bổ trợ chính thức trên lớp, theo kiểu mỗi môn một buổi. Chiều tầm từ 17h - 19h sẽ là học thêm một ca. Sau đó từ 17h30 phút đến hơn 21h giờ là ca tiếp theo. Kết thúc một ngày vất vả của teen sẽ là về nhà học bài cũ, chuẩn bị bài mới. Nhiều gia đình có điều kiện hơn sẽ thuê hẳn gia sư về nhà dạy cho con. Teen chưa kịp kết thúc môn Toán thì đã thấy gia sư môn Lí tới. Mai lại đến Tiếng Anh rồi thì Hóa Học…

Thiếu ngủ là tình trạng của bất cứ teen cuối cấp nào. Ngủ gật trong giờ học, ăn vội miếng bánh mì hay chiếc bánh ngọt, vừa đi xe đạp vừa ăn… tất cả với teen diễn ra rất vội vã chỉ với mục đích kịp giờ học thêm. 



Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

1001 cách tiết kiệm của sinh viên

Trước giờ, cụm từ "sinh viên" thường được gắn với chữ “nghèo”, nhất là trong thời kì "vật giá leo thang" như hiện nay. Hãy cùng chúng tớ “điểm mặt” một vài cách tiết kiệm ngân sách của sinh viên nhà mình nhé!
 
Cắt giảm mua sắm, tụ tập
 
Với các bạn nữ là “tín đồ" shopping, việc mua sắm ngày càng được thắt chặt hơn bao giờ hết. “Trước khi mua luôn phải cân nhắc xem nó có thực sự cần thiết không? Nhiều khoản chi tiêu quá, chẳng đi tới đâu mà tiền vẫn hết vèo vèo” - Nguyễn Thị Loan (20 tuổi) nhăn nhó nói.
 
Không chỉ vậy, nhiều bạn còn hạn chế tối đa viêc tụ tập và la cà hàng quán. Linh (20 tuổi) cho biết: “Giờ thay vì việc tụ tập ngoài quán, tụi bạn mình chuyển sang hình thức tụ tập tại gia thôi. Chi phí tiết kiệm được bao nhiêu mà còn thoải mái nữa chứ”.
 
Nguyễn Hải Hùng (19 tuổi) dù vẫn hay ngồi trá đá cùng nhóm bạn nhưng thực đơn của các bạn đã giảm đi đáng kể. “Trước đây, bọn mình có thể vừa gọi trà đá, thuốc và hướng dương, nhưng bây giờ món hướng dương bị cắt giảm cho tiết kiệm” - Hùng thật thà chia sẻ.
 
Giảm “tình phí”
 
“Sinh viên cũng thiếu tiền nên cứ tiết kiệm được khoản nào thì hay khoản đó. Trước đây, mình với người yêu hay đi chơi, xem phim… Nhưng giờ bọn mình chỉ ngồi trà đá nói chuyện thôi. Lắm lúc nàng cứ than trách mình, nhưng biết làm sao được cơ chứ. Có lần nàng đòi chia tay vì cứ nghĩ mình đổi tính, trở nên keo kiệt, bủn xỉn. Nhưng sau một lần chúng tớ ngồi lại, nói chuyện cho nhau nghe thì cuối cùng nàng đã chịu hiểu cho mình” - Hưng (ĐH Bách Khoa) niềm nở nói.


Với Thanh Hiên (ĐH Thủy Lợi) cũng cho rằng: “Trong tình yêu, điều quan trọng là hiểu và thông cảm cho nhau, chỉ cần gặp mặt, ngồi nói chuyện với nhau là đủ, mình nghĩ không nên đòi hỏi người yêu nhiều thứ liên quan đến kinh tế vì người yêu cũng còn phụ thuộc gia đình”.
 
Cho "dế" yêu "ngủ" nhiều hơn
 
Chi phí cho những chú "dế" yêu cũng được cắt giảm đáng kể. Thay vào đó, các bạn dùng mạng Internet, tận dụng các trang mạng xã hội để liên lạc trao đổi với nhau. Nguyễn Hải Bình (ĐH Đại Nam) chia sẻ: “giờ người người dùng Facebook nên mọi thông báo hay thắc mắc cứ lên face hỏi cho tiện. Nhờ đó mà tiền nạp điện thoại cũng được giảm đi đáng kể đấy nhé”.
 
Với những đôi tình nhân, muốn tâm sự riêng tư qua điện thoại thì các bạn thường dùng sim trả sau hoặc đăng ký những gói cước khuyến mại dành cho thuê bao học sinh, sinh viên của các nhà mạng. “Mình dùng gói cước sinh viên nên còn được nhiều ưu đãi. Tranh thủ mấy tháng cuối nên buôn thoải mái cũng không tốn nhiều lắm” - Hà Mai (ĐH Thương Mại) cười nói.
 
Đi làm tích lũy
 
Đi làm thêm là công việc muôn thủa của sinh viên, không chỉ kiếm tiền mà còn tích lũy kinh nghiệm cho khởi đầu mới của mình. Nguyễn Thị Thơm (20 tuổi) là khách hàng quen thuộc của những trung tâm gia sư tại phố Hạ Đình. Thơm cho biết, bạn thường tìm lớp dạy thêm kín tuần trong thời gian học, "nhờ đó mà kỳ thực tập vừa qua mình được giáo viên khen là có phong cách truyền đạt tốt và kiến thức khá lắm."


Nhờ tìm việc từ sớm, rồi lại thực tập ở cùng công ty nên Đặng Văn Hải (cựu sv CĐ Xây Dựng) đã tìm được việc ngay khi ra trường: “Vì mình quen việc nên công ty cũng nhận luôn. May mà mình không mất thời gian đi tìm việc như các bạn khác. Nhiều bạn có khi phải chờ đợi công việc hàng năm trời đó”.
 
Còn bạn? Bạn đã có những kế hoạch gì cho ngân sách của mình để chuẩn bị cho khởi đầu tự do sắp tới chưa? Hãy lắng nghe tài khoản của mình để sẵn sàng cho những dự định mới nhé!
 
 
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Sinh viên sống xa nhà - sướng khổ trăm bề

Rời ghế phổ thông nghĩa là bạn đã phần nào thoát ra được sự bảo bọc, che chở từ phía gia đình. Biết bao teen 12 mơ mộng về một cuộc sống của một sinh viên sống xa nhà. Vậy, liệu rằng cuộc sống ấy có màu hồng như teen tưởng tượng không?

Sướng trong vùng trời tự do

Khát khao được làm chủ cuộc sống của mình, được tự do vui chơi, tự quản lý giờ giấc, không còn cái cảnh đi đâu về đâu đều phải thông báo với bố mẹ khiến teen luôn cảm thấy bị gò bó, áp đặt. Vì thế, tâm lý chung của teen là muốn được tự do bay nhảy mà không có sự quản thúc từ bố mẹ.

Hoàng Nhi (SV năm 2 ĐH Kinh tế) nói rằng: “Vì không muốn cứ mãi sống trong sự bảo bọc của bố mẹ nên mình quyết định thi đại học xa nhà. Bây giờ thì mình muốn làm gì cũng được, có thể đi chơi về khuya mà không bị bố mắng, đồ đạc vứt lung tung mà không bị mẹ la rầy. Bữa nào lười nấu cơm thì ăn quán hoặc ăn tạm mì tôm, bạn bè chơi vô tư không còn cái cảnh khai báo với bố mẹ về bạn bè của mình… Không còn sự quản lý quá chặt chẽ của bố mẹ khiến mình dễ thở hơn rất nhiều, được sống đúng với con người thật của mình mà không phải ép khuôn theo ý của bố mẹ nữa”.

Khi học xa nhà còn là cơ hội để teen mở mang tầm mắt của mình, rằng cuộc sống không hề giản đơn như ta thấy. Đi một ngày đàng học một sàng khôn, câu tục ngữ ấy quả không sai tí nào. Teen có thể tự do làm những gì mình thích mà không bị ba mẹ cằn nhằn, nghiêm cấm này nọ.

Tuy nhiên, sự tự do quá khiến nhiều teen không kiểm soát được bản thân và bắt đầu lao vào chốn ăn chơi, cờ bạc… Hệ lụy của nó thậm chí khiến teen có một “vết nhơ” mà tẩy rửa cũng không thể sạch. Vì thế, teen nên có những điểm dừng và cái nhìn đúng đắn hơn khi chúng ta sống xa nhà.


Khổ trăm bề trăm thứ

Sinh viên rời khỏi vòng tay của bố mẹ cũng là lúc họ vướng vào gánh nặng cơm áo gạo tiền. Có lẽ ta sẽ rất quen thuộc với cảnh sinh viên nợ nần, số tiền bố mẹ nhiều khi gửi lên chỉ đủ trả tiền trọ và ăn được vài bữa.

Cuộc sống xa nhà phát sinh rất nhiều thứ để chi tiêu nên rất nhiều sinh viên khi chỉ mới nhập học được vài tháng đã cuống cuồng đi kiếm việc làm thêm để trang trải bớt phần nào. Nhất là sinh viên ở các thành phố lớn, giá cả, chi phí rất đắt đỏ, đồng tiền dưới quê gửi lên như muối bỏ biển. Và cứ mỗi đợt nộp học phí nhiều sinh viên phải bán máu để có tiền nộp học.

Tuyết Trinh (SV năm 2 ĐH Sư phạm) tâm sự: “Giờ mình mới thấm thía cái cảnh sinh viên nghèo là thế nào rồi, trăm thứ phải lo, vạn thứ phải mua, ngày nào cũng tiền ra cả thấy mà choáng. Nhiều đứa bạn bố mẹ khá giả thì gửi tiền nhiều nên tụi nó dư dả chứ bọn mình ở dưới quê, bố mẹ chân lấm tay bùn, vất vả lắm mới kiếm được vài trăm gửi lên cho mình nhưng đồng tiền ấy quá nhỏ với cuộc sống trên thành phố này. Mình cũng như nhiều bạn khác phải bươn chải để kiếm thêm thu nhập, mình làm từ gia sư, phục vụ, phát tờ rơi quảng cáo… miễn sao có thêm chút đỉnh để trang trải”.

Học xa nhà là cơ hội để ta tự lập, trưởng thành hơn. Nghề nào cũng đều có cái khó và vất vả riêng của nó, nghề nào cũng sẽ đem lại cho ta những kinh nghiệm quý báu. Sinh viên đi làm thêm là điều rất bình thường, vấn đề là ta phải lựa nghề nào phù hợp với bản thân.

Mai Đoàn (SV năm 2 ĐH Ngoại Ngữ) chia sẻ: “Đi ra khỏi vòng tay của bố mẹ mới thấy được thế giới này thật rộng lớn, kiến thức xã hội của mình còn quá nông cạn. Có thể nói rằng khi học xa nhà mình đã học hỏi được rất nhiều điều từ nhiều mối quan hệ. Chính những khó khăn ban đầu đã làm mình mạnh mẽ và trưởng thành hơn rất nhiều. Ở nhà thì bất cứ cái gì cũng đều phải xin tiền bố mẹ nên cứ ăn tiêu thả phanh, học xa nhà, đi làm thêm mới thấy kiếm được đồng tiền để tiêu thật vất vả biết bao!”

Những lý do làm bạn mờ nhạt trong lớp

Bạn luôn cảm thấy mình thua kém các bạn trong lớp, cảm giác đó khiến bạn mất dần sự tự tin và trở nên mờ nhạt, không dám thể hiện mình. Vậy đã bao giờ bạn tìm hiểu lý do và cách khắc phục điều đó chưa?

Tự ti vì đầu vào

Mặc dù điểm đầu vào của ai cũng đều trên điểm sàn nhà trường đưa ra nhưng trong lớp vẫn có sự chênh lệch giữa các thành viên. Chẳng hạn, bạn được 50 điểm, bằng với điểm sàn, nhưng hầu hết các bạn trên lớp đều từ 52 điểm trở lên. Bạn thấy mình không bằng họ nên mỗi lần muốn xung phong trả bài, bạn lại sợ mình trả lời sai hay bị các bạn chú ý. Mang tư tưởng đó nên không ít bạn đang đánh mất sự tự tin cũng như khả năng học tập của mình.

Chưa thích ứng được với môi trường mới

Đây không phải là vấn đề hiếm gặp đối với nhiều bạn. Mặc dù chuyển từ cấp 2 lên cấp 3 không có nhiều khác biệt như từ phổ thông lên đại học nhưng nếu bạn không thích ứng được với môi trường mới thì bạn cũng sẽ bị "tụt hậu" nhanh chóng. Cấp 3 đồng nghĩa với việc bạn phải học tập nghiêm túc hơn, định hướng hơn vì trước mắt là kì thi đại học đang chờ. Tuy vậy, nhiều bạn vẫn quen với cung cách vừa học vừa chơi nên hiệu quả thu lại không nhiều, dẫn tới chán nản, học hành sút kém.


"Bận học" mà vẫn học dốt

Nghe có vẻ ngược đời nhưng rất nhiều bạn rơi vào tình trạng mất cân bằng cũng vì "bận học". "Bận học" ở đây chính là học thêm, học gia sư, học nhóm quá nhiều! Ngoài thời gian học ở trường, các bạn ấy khi học thêm khắp nơi, đủ các môn thi mà quên mất ngoài việc học còn phải có thời gian nghỉ ngơi, làm bài tập về nhà. Quá bận bịu dẫn tới tâm trạng mệt mỏi, không còn hứng thú với việc học như bình thường. 

Thu Phương (lớp 11, THPT Nguyễn Trường Tộ, Hà Nội) nói: “Ngoài thời gian học trên lớp, mình phải học thêm 3 môn thi đại học, học lò rồi cả học gia sư. Cảm giác mệt mỏi khiến mình về nhà là chỉ muốn ngủ, không thể thức đêm học bài được nữa. Điểm số mình vì thế cũng "tụt dốc không phanh". Từ một học sinh giỏi mình trở thành một học sinh tiên tiến vớt vát.”

Áp lực luôn là gánh nặng

Sự kì vọng của cha mẹ, thầy cô ngoài việc là động lực giúp teen cố gắng học thì có khi nó lại chính là gánh nặng khiến các bạn luôn phải gồng lưng để đạt được.

M.Tuấn (THPT Kim Liên, Hà Nội) chia sẻ: “Bố mẹ luôn muốn mình hoàn thành chương trình phổ thông thật tốt rồi sau đó sẽ cho mình đi du học. Bởi chính áp lực lúc nào cũng phải được học sinh giỏi để làm vui lòng cha mẹ mà mình cảm thấy rất mệt mỏi. Mình học khối A nhưng để đạt học sinh giỏi thì còn cần phải học đều cả những môn còn lại. Thời gian học không cân đối khiến thành tích của mình giảm sút đáng kể. Giá như bố mẹ đừng đặt nặng thành tích thì tốt biết mấy.”

Giỏi rồi thì không cần cố gắng

Đã bao giờ bạn tự cho mình là học sinh giỏi chưa? Nếu rồi thì bỏ ngay suy nghĩ ấy đi nhé. Bởi "núi cao còn có núi cao hơn". Tự mãn với thành tích hiện tại chính là cách nhanh nhất "giết chết" khát vọng, cố gắng vươn lên của bạn. Đôi khi, chính vì lý do này mà sức học của bạn kém đi. Chỉ tới khi có dịp cọ xát với bạn bè thì mới nhận ra là đã quá muộn. Vậy bạn hãy sửa đổi ngay từ bây giờ nhé.

Hãy sửa đổi ngay từ bây giờ. Học theo cách riêng của mình và đừng nhìn vào điểm số của ai để so sánh cũng như đừng đặt nặng vấn đề điểm số. Những điều đó chỉ càng khiến bạn bị nhụt trí hơn mà thôi.
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Đừng từ bỏ quyền của chính mình!

Theo lẽ thường, teen nhà mình thường có xu hướng tận dụng tối đa những quyền mà mình được hưởng và hạn chế tối đa trách nhiệm, cũng như nghĩa vụ mình phải gánh chịu. Thế nhưng, liệu rằng teen đã thực sự hiểu rõ và biết nắm giữ quyền của mình hay chưa, đó vẫn luôn là một dấu hỏi lớn!


Câu chuyện số 1: Thêm môn, thêm trò, tiền vẫn thế!

Diễm Hằng (Đống Đa, Hà Nội) đã gắn bó với công việc gia sư được gần 3 năm. Thời gian gần đây, cô nàng đồng ý kèm cặp cho một cậu bé học lớp 12, với nhiệm vụ chủ yếu là giúp thằng bé ôn bài môn Toán. Vừa rồi, bố mẹ của cậu bé đề nghị cô nàng dạy kèm thêm môn Hóa và Lý cho Hưng (tên cậu bé) và hai người bạn cùng lớp nữa của Hưng. Giờ học vẫn thế, nhưng Hằng thấy mệt hơn khi một mình phải xoay xở 3 môn học, quay mòng mòng giữa mớ câu hỏi của ba chàng trai luôn tò mò và thắc mắc. Thế nhưng, đến cuối tháng, số tiền lương mà Hằng nhận được vẫn không hề có gì thay đổi so với trước. Cô nàng hơi bức xúc, nhưng cũng ậm ừ nhận, mà chẳng dám mở miệng ra hỏi về đề nghị tăng lương.

Câu chuyện số 2: Bị đánh tụt điểm không lý do!

Hoàng Long (ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ) đã kể về sự bất công trong thang điểm chấm bài thuyết trình của cô giáo dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh của bạn ấy. Theo Long, bài của nhóm bạn ấy nội dung và phần trình bày khá ổn, tương đương với các nhóm khác. Nhưng chẳng hiểu sao, điểm của nhóm Long vẫn thấp hơn các nhóm còn lại. Anh bạn kể mà không giấu nổi sự bất bình. Tuy nhiên, khi mọi người hỏi tại sao không nói rõ những điều đó với cô giáo, anh chàng lại gãi đầu gãi tai, thôi chẳng sao, điểm chác như thế cũng ổn rồi. Nếu không thấy ngang bằng với công sức mình bỏ ra, tại sao bạn ngại thắc mắc?


Câu chuyện số 3: Nhóm trưởng mà chẳng có quyền!

A là nhóm trưởng của một nhóm thuyết trình môn Tài chính doanh nghiệp. A phân công nhiệm vụ từng người rất rõ ràng, nhưng không phải ai cũng tuân thủ nghiêm ngặt. X, một thành viên khác trong nhóm, luôn tỏ ra bất hợp tác, lười nhác và luôn viện cớ để đùn đẩy công việc sang cho người khác một cách dễ dàng. Kết thúc quá trình làm việc nhóm, thầy yêu cầu nhóm trưởng nhận xét phần đóng góp của từng người. Mặc dù không hài lòng về thái độ của X, nhưng A vẫn đưa ra những nhận xét khá ổn để cô bạn kia có thể gặt hái được những điểm số không tệ. Cô nàng tự lơ đi quyền lợi của chính mình và mang đến sự khó chịu cho những thành viên khác khi một người không hề làm việc nhưng vẫn được hưởng lợi!

o0o

Mỗi người trong chúng ta, ngay từ khi sinh ra, đã được trao gửi rất nhiều quyền lợi, trong đó thắc mắc là một trong những quyền cơ bản. Nếu bạn không rõ một vấn đề nào đó thì có thể hỏi mọi người để mọi chuyện được rõ ràng. Đặc biệt là trong vấn đề học hành, một khi lên lớp tức là bạn có quyền được tiếp thu, có quyền được lắng nghe thầy cô giảng bài và tất nhiên bạn cũng có luôn cái quyền hỏi thầy cô bất cứ câu hỏi nào miễn là có liên quan đến sách vở và chuyện học. Hoặc một số bạn cảm thấy ngại với cái quyền của mình thì có thể sử dụng nó một cách khéo léo hơn trong mỗi trường hợp. Chứ bạn đừng bao giờ từ bỏ quyền của chính mình!
 
 
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Làm thêm cũng phải khôn ngoan

Tham việc quá mức 
Teen bây giờ gặp nhau, bên cạnh việc hỏi han về học hành và chuyện tình cảm, câu quen thuộc thường được đề cập là: "Đang làm gì thế?" như là một niềm tự hào, khẳng định một bước tiến mới, chứng tỏ được bản thân và phần nào đưa teen đến những dự định lớn lao hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm chủ được thời gian lẫn định hướng của mình một cách chắc chắn.
Ngay từ năm nhất, V. Tú (ĐH KT) đã bận túi bụi với rất nhiều công việc làm thêm. Khỏi nói thì cũng biết tên cậu luôn có mặt trong rất nhiều những đầu việc, hồ sơ luôn rải ở khắp các "mặt trận". Tú "đắt show" tới mức khi lên năm thứ 2 thì chẳng còn thời gian dành cho việc học nữa. Thời gian lên lớp thưa dần rồi mất hẳn, chỉ đến các kỳ thi mới cuống cuồng photo bài vở. 
Nhưng vì thiếu sự đầu tư cho việc học hành, Tú không thể nào tích lũy đủ lượng kiến thức phục vụ cho thi cử, kết quả là phải học lại rất nhiều môn với khóa dưới. Đến năm cuối, khi các bạn trong lớp đã đâu vào đấy, việc nọ việc kia thì Tú vẫn cặm cụi với các môn còn nợ mà không kịp tốt nghiệp. Số tiền làm thêm tính ra cũng chỉ đủ để đăng ký học tới học lui theo một vòng luẩn quẩn mà thôi.
Phân vân giữa học và làm
Định hướng rõ ràng rằng chuyện học là quan trọng, làm thêm chỉ là để tích luỹ kinh nghiệm phục vụ cho học hành. Tuy vậy, không ít trường hợp teen bắt đầu lung lay suy nghĩ, và lại phân vân chọn lựa giữa học và làm khi bắt tay vào làm thêm.
N. Nga (ĐH Huflit) sau khi học xong năm thứ 2, với bảng thành tích đẹp đã nhanh chóng tìm được việc làm trong một công ty tư nhân. Cô nàng khá hồ hởi khi "ấm chỗ" trong lúc bạn bè còn loay hoay với gia sư hay phục vụ. Mức lương 3 triệu cũng khá lớn so với một sinh viên chưa ra trường. 
Thời gian đầu khá ổn, cho đến khi công ty bắt đầu vào mùa sản xuất, thời gian của Nga đến lớp bị cắt xén thảm thương. Rồi khi không thể gồng gánh hai việc cùng lúc, Nga tự nhủ: "Học xong cũng phải ra trường đi làm, huống chi khối người tốt nghiệp rồi mà vẫn thất nghiệp đấy thôi!", nên quyết định ngừng hẳn việc học ở trường.
Sau 2 năm, trong khi bạn bè ra trường và có cơ hội thăng tiến cao hơn, Nga vẫn chỉ quanh quẩn với công việc cũ. "Chán quá rồi mà không thể nghỉ, bây giờ đi xin việc chỗ khác sao được khi bằng cấp mình còn dang dở. Ở lại làm thì lương chỉ xoay quanh cái mức ngày xưa vì với họ mình vẫn chỉ là một đứa sinh viên chưa có bằng..." - Nga chia sẻ.
Làm thêm không chọn lọc
Bên cạnh việc làm thêm để xoay xở chi phí học hành, chi tiêu, không ít lý do teen chọn khi làm thêm là tích luỹ kinh nghiệm. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng tỉnh táo để chọn lọc được.
Do khả năng sắp xếp thời gian rất khoa học, T. Diễm (ĐH XHNV) có hồ sơ công việc cực kỳ hoành tráng khi cô nàng kiêm nhiệm nhiều công việc part-time cùng một lúc. Ngoài giờ học, cứ hễ rảnh ra một lúc là Diễm lập tức chèn thời gian làm thêm vào luôn. Sáng đi học trên lớp, còn thời gian từ đầu giờ chiều đến tối mịt là Diễm dành cho công việc. Đầu tiên là gia sư tiếng Anh cho một nhóc cấp 1 gần nhà, kế đến là phuc vụ cho một tiệm cafe, chăm sóc shop online của mình, lấy hàng, giao hàng cho khách, chưa kể còn là cộng tác viên cho một tờ báo tuổi teen khác. Ngày nào cũng tất bật với công việc học hành từ sáng đến tận 11 giờ đêm mới về nhà.
Gần đây, khi Diễm tốt nghiệp ĐH và ứng tuyển vào vị trí nhân viên quan hệ công chúng của một công ty truyền thông hàng đầu Việt Nam, cô bạn bị loại ngay ở vòng hồ sơ. Lý do nhà tuyển dụng đưa ra là cô nàng liệt kê rất nhiều công việc làm thêm kín cả trang giấy, nhưng thật sự không ấn tượng gì nhiều vì những việc ấy không liên quan tới lĩnh vực mà công ty đang yêu cầu.
Hãy tập cho mình suy nghĩ: "Mình đang chuẩn bị cho tương lai! Trong CV sẽ có những kinh nghiệm làm part-time và nó phục vụ cho công việc sau này”. Đừng lao theo số lượng công việc mà quên rằng nó chẳng giúp gì được cho bạn về sau.
Nếu muốn cân bằng công việc làm thêm với việc học tập, teen cần lập được thời gian biểu cụ thể để bố trí công viêc hợp lý sao cho việc học ít bị ảnh hưởng nhất. Bên cạnh đó, cũng cần tìm hiểu ngành nghề mình yêu thích để lựa chọn các công việc part-time bổ trợ cho nghề đó sau này bạn nhé!


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Tốt nghiệp cũng căng như đại học

Trường tăng “ca 3”

Đối với các trường THPT, kỳ thi tốt nghiệp THPT hết sức quan trọng, đặc biệt là các trường ngoài công lập vì tỉ lệ tốt nghiệp “đẹp” sẽ khiến cho trường có được uy tín tạo sức hút trong các đợt tuyển sinh. Trong khi đó, các trường công lập, nhất là những trường nhiều năm đạt tỉ lệ tốt nghiệp cao, cũng vất vả không kém để cố gắng giữ vững thành tích. Xuất phát từ mong muốn đó, nhiều trường trong thời gian này “tăng tốc” ôn tập cho HS, đặc biệt là những HS có học lực yếu.

PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho biết: “Thời gian này, thầy cô chủ yếu củng cố lại kiến thức chương trình, căn dặn những điều các em cần chú ý khi làm bài thi... Các em ôn tập vào buổi sáng, riêng những em sau các đợt thi thử có điểm kém, nhà trường đã có kế hoạch để giáo viên bộ môn trực tiếp bồi dưỡng thêm cho số HS này vào các buổi chiều. Buổi chiều thường là kiểm tra bài, hướng dẫn các em ôn tập”.

Trường THPT dân lập
Đinh Tiên Hoàng đã sớm tăng cường các hoạt động ôn thi cho HS khối 12 trong đó có cả tăng tiết, thêm ca bồi dưỡng cho HS. Thầy Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Từ tháng 4 đến nay, trường tập trung ôn thi tốt nghiệp cho HS khối 12. HS học lực yếu được kiểm tra kiến thức thường xuyên, nhiều em có dấu hiệu “oải” do học nhiều, thậm chí lười học nên trường thay đổi hình thức ôn tập, giáo viên phải “học” cùng HS, thông qua dạng kiểm tra, nếu HS trả lời sai, sẽ được hướng dẫn cụ thể. Ngoài 5 tiết chính vào buổi sáng, các em ôn tập thêm 2 tiết vào các buổi chiều. Riêng những HS học lực yếu, sau 2 tiết buổi chiều sẽ tiếp tục ở lại học “ca 3” từ 17h đến 19h”.


Hiện tượng học “ca 3” diễn ra khá phổ biến tại các trường, không riêng gì các trường dân lập, các trường công lập cũng tăng thêm “ca 3” và ngày nghỉ để ôn tập cho HS. Theo lãnh đạo Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội), ngoài hoạt động ôn thi tốt nghiệp vào các buổi sáng, HS khối 12 của nhà trường còn có thêm các tiết ôn tập vào 3 buổi chiều/tuần và thêm 3 buổi học “ca 3”, từ 17-19h. Ngoài ra, trường còn tổ chức ôn thi vào các sáng Chủ nhật hàng tuần.

Chạy đua với thời gian

Ngoài học tăng ca trên lớp, nhiều HS còn tiếp tục “chạy sô” ở các trung tâm luyện thi hoặc ôn thi với gia sư tại nhà. Thời khóa biểu ôn thi của
Đinh Xuân Việt (lớp 12, Trường THPT Phan Huy Chú) đặc kín cả tuần, hết học ở trường là xen kẽ các giờ ôn thi ĐH tại nhà giáo viên, gia sư... Việt cho biết: “Hàng ngày, em chỉ có chút thời gian ít ỏi để ăn trưa, ăn tối, thời gian còn lại phải ôn tốt nghiệp, ôn thi đại học. Buổi tối, em thường trở về nhà lúc 9-10h đêm. Tắm rửa xong lại tiếp tục ngồi ôn tập, làm bài tới 1-2h sáng mới ngủ”.

Tranh thủ thời gian ôn thi tốt nghiệp để ôn các môn thi đại học là cách lựa chọn của nhiều HS.
Nguyễn Thùy Linh (lớp 12, Trường THPT Trần Hưng Đạo) cho biết: “Buổi sáng mình đến trường học theo chương trình ôn tập 6 môn thi tốt nghiệp, cộng thêm các buổi chiều. Ngoài thời gian ở trường, mình phải đi ôn thêm các môn thi ĐH khối D, bởi các môn này thầy cô ở trường chủ yếu dạy để thi tốt nghiệp, còn chuẩn bị cho thi ĐH cần phải nâng cao hơn về kỹ năng làm bài nên mình phải tới các trung tâm để ôn thêm”.

Trước hiện tượng các trường THPT “chạy đua” ôn thi tốt nghiệp, TS Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết: “Việc dạy học, rèn luyện kỹ năng chuẩn bị cho kỳ thi phải tiến hành trong suốt quá trình học tập của cả năm học chứ không phải lúc kỳ thi gần bắt đầu. Việc tổ chức ôn tập phù hợp và có hiệu quả với HS tốt nhất là ở chính giáo viên các trường. Nhà trường và giáo viên phải thống nhất với HS, phụ huynh để sắp xếp thời gian hợp lý cho HS được học tập một cách hiệu quả, tránh áp lực, quá tải cho HS”. 
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383