Trước giờ, cụm từ "sinh viên" thường
được gắn với chữ “nghèo”, nhất là trong thời kì "vật giá leo thang" như
hiện nay. Hãy cùng chúng tớ “điểm mặt” một vài cách tiết kiệm ngân sách
của sinh viên nhà mình nhé!
Cắt giảm mua sắm, tụ tập
Với các bạn nữ là “tín đồ" shopping, việc mua sắm ngày càng được thắt chặt hơn bao giờ hết. “Trước
khi mua luôn phải cân nhắc xem nó có thực sự cần thiết không? Nhiều
khoản chi tiêu quá, chẳng đi tới đâu mà tiền vẫn hết vèo vèo” - Nguyễn Thị Loan (20 tuổi) nhăn nhó nói.
Không chỉ vậy, nhiều bạn còn hạn chế tối đa viêc tụ tập và la cà hàng quán. Linh (20 tuổi) cho biết: “Giờ
thay vì việc tụ tập ngoài quán, tụi bạn mình chuyển sang hình thức tụ
tập tại gia thôi. Chi phí tiết kiệm được bao nhiêu mà còn thoải mái nữa
chứ”.
Nguyễn Hải Hùng (19 tuổi) dù vẫn hay ngồi trá đá cùng nhóm bạn nhưng thực đơn của các bạn đã giảm đi đáng kể. “Trước đây, bọn mình có thể vừa gọi trà đá, thuốc và hướng dương, nhưng bây giờ món hướng dương bị cắt giảm cho tiết kiệm” - Hùng thật thà chia sẻ.
Giảm “tình phí”
“Sinh
viên cũng thiếu tiền nên cứ tiết kiệm được khoản nào thì hay khoản đó.
Trước đây, mình với người yêu hay đi chơi, xem phim… Nhưng giờ bọn mình
chỉ ngồi trà đá nói chuyện thôi. Lắm lúc nàng cứ than trách mình, nhưng
biết làm sao được cơ chứ. Có lần nàng đòi chia tay vì cứ nghĩ mình đổi
tính, trở nên keo kiệt, bủn xỉn. Nhưng sau một lần chúng tớ ngồi lại,
nói chuyện cho nhau nghe thì cuối cùng nàng đã chịu hiểu cho mình” - Hưng (ĐH Bách Khoa) niềm nở nói.
Với Thanh Hiên (ĐH Thủy Lợi) cũng cho rằng:
“Trong tình yêu, điều quan trọng là hiểu và thông cảm cho nhau, chỉ cần
gặp mặt, ngồi nói chuyện với nhau là đủ, mình nghĩ không nên đòi hỏi
người yêu nhiều thứ liên quan đến kinh tế vì người yêu cũng còn phụ
thuộc gia đình”.
Cho "dế" yêu "ngủ" nhiều hơn
Chi
phí cho những chú "dế" yêu cũng được cắt giảm đáng kể. Thay vào đó, các
bạn dùng mạng Internet, tận dụng các trang mạng xã hội để liên lạc trao
đổi với nhau. Nguyễn Hải Bình (ĐH Đại Nam) chia sẻ: “giờ
người người dùng Facebook nên mọi thông báo hay thắc mắc cứ lên face
hỏi cho tiện. Nhờ đó mà tiền nạp điện thoại cũng được giảm đi đáng kể
đấy nhé”.
Với
những đôi tình nhân, muốn tâm sự riêng tư qua điện thoại thì các bạn
thường dùng sim trả sau hoặc đăng ký những gói cước khuyến mại dành cho
thuê bao học sinh, sinh viên của các nhà mạng. “Mình dùng gói cước sinh viên nên còn được nhiều ưu đãi. Tranh thủ mấy tháng cuối nên buôn thoải mái cũng không tốn nhiều lắm” - Hà Mai (ĐH Thương Mại) cười nói.
Đi làm tích lũy
Đi
làm thêm là công việc muôn thủa của sinh viên, không chỉ kiếm tiền mà
còn tích lũy kinh nghiệm cho khởi đầu mới của mình. Nguyễn Thị Thơm (20
tuổi) là khách hàng quen thuộc của những trung tâm gia sư tại phố Hạ
Đình. Thơm cho biết, bạn thường tìm lớp dạy thêm kín tuần trong thời
gian học, "nhờ đó mà kỳ thực tập vừa qua mình được giáo viên khen là có phong cách truyền đạt tốt và kiến thức khá lắm."
Nhờ tìm việc từ sớm, rồi lại thực tập ở cùng công ty nên Đặng Văn Hải (cựu sv CĐ Xây Dựng) đã tìm được việc ngay khi ra trường: “Vì
mình quen việc nên công ty cũng nhận luôn. May mà mình không mất thời
gian đi tìm việc như các bạn khác. Nhiều bạn có khi phải chờ đợi công
việc hàng năm trời đó”.
Còn
bạn? Bạn đã có những kế hoạch gì cho ngân sách của mình để chuẩn bị cho
khởi đầu tự do sắp tới chưa? Hãy lắng nghe tài khoản của mình để sẵn
sàng cho những dự định mới nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét