Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

1001 kiểu tiết kiệm của sinh viên


Đi chợ khi trời chưa sáng
 
Đã nhiều ngày nay, bạn Lê Thị Hương, sinh viên năm thứ 3 Khoa Báo ảnh - Học viện Báo chí và tuyên truyền có thêm một thói quen dậy sớm. Cách nhà trọ một đoạn không xa là chợ đầu mối rau quả trên đường Lê Đức Thọ kéo dài, nên Hương dậy thật sớm đi chợ mua thức ăn cho cả ngày để giảm chi phí. Tuy nhiên, các chợ đầu mối thường họp vào nửa đêm và tan khi trời chưa sáng. Vì vậy muốn mua hàng phải dậy thật sớm...
 
Mua thức ăn tại các chợ đầu mối bao giờ cũng rẻ hơn rất nhiều so với giá cả tại các chợ bán lẻ. Hương chia sẻ: "Mua ở chợ lẻ gần nhà, cà chua lên 20 nghìn đồng/kg, bắp cải 7 nghìn đồng/kg, su hào 5 nghìn đồng/củ. Trong khi đó, mua ở chợ đầu mối, cà chua chỉ 10 nghìn đồng/kg, bắp cải 4 nghìn đồng/kg, su hào 3 nghìn/củ.
 
Giá cả leo thang như bây giờ phải chịu khó mới tiết kiệm được". Mỗi lần đi chợ như vậy có thể dành ra một số tiền nhỏ, nhưng cả tháng góp lại thì đó là khoản tiền đáng kể với sinh viên. Do vậy, rất nhiều bạn sinh viên đã chọn cách này để chống chọi với "bão giá" hiện nay".
 
Tuy nhiên, mua hàng tại các chợ đầu mối cũng cần chú ý một số điểm. Theo kinh nghiệm của Hương: "Nếu thấy giá tăng hơn thường ngày thì phải đi nhiều hàng cạnh đó để xem xét tình hình, nếu biết người bán tự nâng giá thì mình nên chọn hàng nào mà họ bán với giá phải chăng nhất.
                   

Góp gạo thổi cơm chung thời bão giá. Ảnh minh họa
 
Khi lựa chọn thực phẩm cũng phải chú ý đến chất lượng sao cho giá rẻ mà thực phẩm vẫn tươi, chưa có mùi lạ và không bị bầm dập. Tránh tham rẻ quá mà mua thức ăn tồn đọng từ nhiều ngày trước, vừa không ngon vừa không đảm bảo an toàn”.
 
Không cần dậy sớm đi chợ đầu mối, bạn Tống Thị Thảnh, sinh viên năm thứ 2 Khoa Kế toán - Học viện Tài chính chọn cách mua hàng trong siêu thị. Bạn giải thích: "Nhiều mặt hàng ở ngoài chợ tăng mà giá tại siêu thị vẫn chưa đổi.
 
Hôm nay mình đã mua được 1 kg cà chua với giá 8.000 đồng trong khi ở chợ là 15.000 đồng". Trong siêu thị còn thường xuyên có các đợt hàng giảm giá, có thể mua được thêm hoa quả với giá rất mềm, chỉ khoảng 30% so với giá gốc.
 
Tiết kiệm kiểu... sinh viên
 
Giải quyết tình trạng thiếu hụt “ngân sách” trầm trọng, nhiều bạn sinh viên lựa chọn cách cầu cứu thêm viện trợ từ gia đình. Nhưng đó là giải pháp của những bạn gia đình khá giả, còn các sinh viên nghèo thì không thể, khó khăn đã làm họ gần nhau hơn trong những bữa ăn chung đạm bạc.
 
Với cách làm đậm chất sinh viên này, gạo và các gia vị được luân phiên lần lượt mang từ nhà đi, chi phí giảm đáng kể so với việc ăn ngoài hàng quán mà lại đảm bảo vệ sinh. Các món ăn cũng được chế biến "đậm đà" hơn và cùng một loại rau củ có thể nấu theo nhiều kiểu luộc, xào, nấu canh.
 
Trên tinh thần "thà thiếu đạm chứ nhất định không chịu thiếu vitamin", Nguyễn Dương Tùng, sinh viên năm nhất khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội hóm hỉnh: "Rau là người bạn thân thiết nhất của đời sinh viên".
 
Cũng chính bởi chất lượng bữa ăn hàng ngày chưa cao mà hầu hết các sinh viên đều rơi vào tình trạng gầy yếu, sức khoẻ kém.
 
Tiết kiệm trong bữa ăn chưa đủ, Tùng còn có tuyệt chiêu sáng tạo hơn đó là ngủ nướng đến tận trưa để... đỡ mất bữa sáng. Dường như có 101 cách tiết kiệm đã được sinh viên nghĩ ra và tận dụng triệt để. Bên cạnh bỏ xe máy, đi xe buýt; bỏ cà phê, ra trà đá; bỏ "nấu cháo" điện thoại sang nhắn tin để hạn chế bớt khoản phí phát sinh, sinh viên còn phải ngậm ngùi siết chặt "tình phí".
 
Tình yêu trong thời giá cả leo thang của sinh viên cũng lắm nỗi bi hài. "Chuyển sang đi chơi bằng xe đạp cũng có nhiều cái lãng mạn, nhưng không ít hôm đi về muộn vì không đạp kịp giờ, lại bị chủ nhà mắng" -  Phương Thảo, sinh viên năm thứ 3, Đại học Kinh doanh công nghệ thở dài.
 
 
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Cô bé hiểu 100 ngôn ngữ loài vật

Nhà trẻ là sa mạc, sân chơi là rừng, bạn là hoang thú
Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh. Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.

Em sống cùng thiên nhiên với sân chơi là rừng, là sa mạc, làm bạn với voi, rắn, đà điểu và các động vật hoang dã khác.

Đó là Tippi Degré - cô con gái đầu lòng của hai vợ chồng người Pháp Alain Degré và Sylvie Robert - cất tiếng khóc chào đời trên đất nước Nambia khi ấy vừa giành độc lập.

Theo chân bố mẹ, vốn là hai nhà làm phim và nhiếp ảnh gia làm việc tự do quá yêu cuộc sống tự nhiên ở vùng nam Phi hoang dã, nhóc Tippi đã thực hiện những hành trình khám phá đầu tiên trên sa mạc và rừng bụi Nambia khi mới… 10 tháng tuổi

Suốt 10 năm gắn bó, Tippi đã bước chân trần trên cát nóng và bụi rậm, đánh bạn với tất thảy động vật hiện hữu trên mảnh đất nơi đây: voi, rắn, báo, linh miêu, khỉ đầu chó, cầy mangut…
Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.


“Nhà trẻ” của Tippi là những ngọn đồi tít tắp phủ cát trắng xóa, là những mảnh đất cằn cỗi của thổ dân nghèo xác xơ. Ở mỗi vùng đất mà gia đình Degré đi qua, Tippi lại “nhặt” cho mình một con vật làm bầu bạn, ví dụ như Abu - chú voi 28 tuổi nặng 5 tấn mà cô bé gọi bằng cái tên trìu mến “anh trai”.
Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh. Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.


Trò chơi của Tippi cũng đậm chất hoang dại: cô bé thích nhất là ngồi đu đưa trên vòi của Abu, sau đó đi đến bờ sông chơi bắn nước tung tóe cùng các con voi khác. Những trò thú vị không kém là săn châu chấu với tắc kè hoa, hay đơn giản là ôm sư tử, ễnh ương ngủ ngon lành.

Ngoài lũ thú hoang, Tippi còn là người bạn nhỏ thân thiết của các bộ tộc Himba và thổ dân Kalahari - những người đã dạy cô làm thế nào để không bị chết đói bằng quả rừng, rễ cây, những người đã cho cô biết thế nào là “đi hoang” thực sự.

Xa lạ với da thịt của chính mình
Mô tả ảnh.
Tippi trở về Pháp năm 2000 và tránh mọi ống kính máy.
Tippi chính thức giã từ cuộc sống hoang dã chục năm về trước - sau 1 năm “ổn định” tại Madagascar. Khi đã là thiếu nữ sống trong nhung lụa ở thủ đô Paris, tuy nhiên trong sâu thẳm trái tim, chưa lúc nào Tippi nguôi nỗi nhớ về những người bạn thú hoang thời thơ ấu.

Trẻ em mê Tippi trong khung cảnh phóng khoáng đó. Còn Tippi, khốn khổ thay, lại thấy khó ở trong thế giới của những người hâm mộ của mình. “Tippi đến Paris theo học. Con bé phát hiện thế giới ở đây hoàn toàn khác lạ, như thể nó bị dứt ra khỏi châu Phi một cách thật bất công. Nó cảm nhận một nỗi đau lớn và một nỗi buồn sâu lắng. Con bé không hề than phiền và không hề nói ra. Nhưng có cái gì đó đã đổ vỡ trong trái tim nó” - Sylvie Robert, mẹ của Tippi, kể lại.

Trước đây Tippi đã theo học tại các trường Pháp trong kỳ hè hoặc khi cha mẹ về Pháp bán ảnh. Cô bé còn có một gia sư ở Madagascar. Nhưng cô bé chưa hề hoàn tất một năm học trọn vẹn nào. Người mẹ vẫn giữ bên mình tấm ảnh chụp Tippi ngồi ngay ngắn trong lớp, khuôn mặt có vẻ đượm buồn. Người mẹ giải thích: “Paris không hề là thế giới của nó, nó chỉ muốn biến khỏi đó. Theo sổ học bạ, con bé không tham gia các sinh hoạt, không nói năng nhiều và sống cách biệt. Con bé từng than thở: Không gian giữa các cao ốc thật chật chội. Chẳng thể nhìn thấy bầu trời ở đâu cả”. Cô bé cảm thấy xa lạ và khó làm bạn với các học sinh khác. Cuộc sống vui vẻ trong rừng xanh đã xa lâu rồi.
Mô tả ảnh.

Tốt nghiệp đại học, Tippi mở phòng ảnh riêng. Phòng này nối với phòng của mẹ của em bằng một hành lang nhỏ được mẹ Sylvie gọi đùa là “cuống rốn”.

“Khi nhìn ảnh và xem phim châu Phi, Tippi tìm thấy nơi đó một sự hòa điệu giữa nó và môi trường sống mà con bé không sao còn tìm thấy ở Paris. Trong tâm hồn, nó vẫn là cô gái ấy, nhưng khi ngắm mình trong gương, nó thấy mình không còn giống với nhân vật Mowgli nữa, và nó tự hỏi: “Mình là ai?”. Tôi nghĩ một phần trong con người con bé cũng đang cảm thấy lo sợ, bởi vì nó biết nếu lúc này có trở lại châu Phi thì nơi đó cũng không còn giống như xưa nữa rồi”.

Đến Paris, khi được yêu cầu cho biết quốc tịch, Tippi trả lời: “Tôi là người châu Phi”. Ngày nay, câu trả lời của cô vẫn không thay đổi. Cô giải thích: “Đây là một tình cảm đến từ trái tim và dành cho cuộc sống, chứ không liên quan gì đến quốc tịch cả”. 
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Đàn ông Hàn Quốc "không tiền = không vợ"


Ngày 25/7, chính quyền Seoul đưa ra số liệu trên, được thống kê trong một bản báo cáo về đàn ông ở thủ đô. Số lượng đàn ông độc thân trong độ tuổi này đã tăng từ 24.239 người năm 1990 lên tới 242.590 người vào năm 2010, trong khi số lượng phụ nữ độc thân trong độ tuổi này cũng đã tăng gấp 6 lần, lên 145.218 vào cùng khoảng thời gian trên.
Seong Jae-min tại Viện Lao động Hàn Quốc cho biết: "Ngày càng nhiều người tin rằng họ có ít cơ hội để kết hôn nếu không có tiền. Đàn ông hiện nay có xu hướng trì hoãn hôn nhân cho tới khi họ cảm thấy đã tiết kiệm đủ cho đám cưới".
Nhiều đàn ông trung niên tại Hàn Quốc đã tạm gác việc hôn nhân cho tới lúc góp đủ tiền.
Seong chia sẻ thêm: "Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra vào cuối những năm 1990, thị trường lao động trở nên linh hoạt hơn. Nhiều người làm việc theo hợp đồng ngắn hạn, và điều này cũng khiến việc tích góp tiền lương trở nên khó khăn hơn. Giá bất động sản tại Seoul tăng nhanh chóng cũng khiến chi phí cho một đám cưới đắt đỏ hơn nhiều".
Các chuyên gia dự đoán xu hướng này sẽ còn kéo dài trong thời gian tới. Giáo sư Kim Moon-Jo tới từ Đại học Hàn Quốc cho biết: "Ngày càng nhiều phụ nữ có học vấn cao đang nộp đơn vào những vị trí mà trước kia vốn do đàn ông đảm nhận, khiến số lượng đàn ông có thể đáp ứng được sự mong đợi của những phụ nữ này cũng giảm dần đi. Điều này đồng nghĩa với việc có nhiều đàn ông gặp khó khăn hơn trong việc kết hôn".
Quan niệm về hôn nhân của đàn ông cũng có nhiều thay đổi. Năm 2006, 28,1% đàn ông nói rằng đám cưới chỉ là sự bắt buộc, nhưng con số này đã giảm xuống còn 20,7% vào năm 2010. Tới nay, khoảng 30% nói rằng hôn nhân là nhiệm ý.
Khoảng cách giáo dục cũng là một nhân tố gây ra tình trạng trên. Trong khi 52,4% đàn ông chưa kết hôn chỉ có bằng trung học, 61% phụ nữ độc thân đều tốt nghiệp cao đẳng hoặc trường chuyên nghiệp. Xu hướng trên cũng làm tăng tỷ lệ người chưa từng kết hôn. Nếu một người tới 50 tuổi vẫn chưa kết hôn, họ được coi là sẽ sống độc thân cả đời.
Tỷ lệ người độc thân có thể trở thành gánh nặng nghiêm trọng đối với xã hội, vì nó có khả năng dẫn tới tình trạng gia tăng đói nghèo và chết trong sự cô đơn trong những năm cuối đời. Park Young-sub tới từ Chính quyền Thủ đô Seoul cho biết: "Những người không kết hôn với thu nhập thấp và nền tảng giáo dục thấp sẽ có nguy cơ đối mặt với đói nghèo khi về già."
Tổng số người độc thân từ 25-49 tuổi đã tăng 2,3 lần từ hai thập kỷ trước (lên tới 1,59 triệu người vào năm 2010). Trong khi đó tại Hàn Quốc, khoảng 35.000 đàn ông ở nhà nội trợ (tăng 2,2% so với 6 năm trước). Lee Bok-Sil, nhân viên của Bộ Gia đình và Bình Đẳng giới Hàn Quốc cho biết: "Khi ngày càng nhiều phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế, đã có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng đàn ông ở nhà để vợ ra ngoài kiếm tiền".
 
 
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

lộ ảnh: Lưu Gia Linh cặp kè đại gia

Theo báo chí Đài  Loan đưa tin thì nữ diễn viên 48 tuổi Lưu Gia Linh bị phát hiện bên cạnh một trong những đại gia giàu nhất nhì đại lục là Cảnh Bách Phù. Đại gia này sở hữu khối tài sản khổng lồ là 75 tỷ nhân dân tệ (hơn 11 tỷ USD), chủ sở hữu của hàng loạt những tập đoàn và công ty lớn ở khắp các tỉnh, thành phố của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thành Đô, Nam Kinh, Trường Xuân, Cáp Nhĩ Tân… với các lĩnh vực đầu tư rộng khắp từ máy tính đến bất động sản…

Theo đó, Lưu Gia Linh sau khi tham dự lễ cắt băng khánh thành một nhà hàng cao cấp ở Tô Châu đã bay đến Thượng Hải gặp Cảnh Bách Phù, tại sân bay Thượng Hải hai người bị các phóng viên và người hâm mộ bắt gặp nhưng cặp đôi này đều không lấy làm sợ khi bị phát hiện, đồng thời cho phép các phóng viên chụp lại hình mà không hề che giấu.
Lưu Gia Linh bị bắt gặp cùng đại gia Cảnh Bách Phù ở sân bay Thượng Hải hôm 2 và 3/6/2012
Khi một viên an ninh sân bay yêu cầu muốn chụp ảnh chung thì Lưu Gia Linh liền đồng ý, sau đó nhiều người có mặt ở sân bay nhìn thấy cũng tiến lại ghi lại hình ảnh của thần tượng. Lưu Gia Linh diện một chiếc áo trắng cùng quần jeans khá giản dị, tay cầm túi của hãng Celine khoác tay tỷ phú Cảnh Bách Phù cùng đi máy bay riêng của ông này trở về Hồng Kông.

Tháng 7/2010, nhân sinh nhật 2 năm ngày cưới của cặp đôi
Lương Triều Vỹ – Lưu Gia Linh thì người đẹp này viện chuyện phải đến Bắc Kinh công tác chứ không ở Hồng Kông cùng chồng tổ chức lễ kỷ niệm. Sau đó báo chí Hồng Kông mới phát hiện những chuyến đi bí mật của Lưu Gia Linh từ tháng 6/2010 (khi Lương Triều Vỹ còn bận quay phim “Nhất đại tông sư”) thì cô thường xuyên hẹn hò và cặp với vị đại gia ở Bắc Kinh. Hai người bị bắt gặp cùng nhau đi ăn uống và vui vẻ cùng nhau trong khi kỉ niệm 2 năm ngày cưới của hai vợ chồng mình. Và thế là, khi Lương Triều Vỹ cất công từ Quảng Châu về Hồng Kông để gặp vợ thì Lưu Gia Linh lại ở bên đại gia họ Cảnh tại Bắc Kinh.
Lưu Gia Linh cùng Cảnh Bách Phù chụp chung năm 2010
 
Trước thông tin này, Lương Triều Vỹ vẫn bênh vực vợ nhưng khi được hỏi về người đàn ông trong hình thì anh cho biết không hề quen. Lương Triều Vỹ từng phát biểu rằng anh vẫn tuyệt đối tin tưởng vợ và cho các mối quan hệ của cô chỉ là những quan hệ xã giao bình thường.

Về bộ phim “Nhất đại tông sư” có sự góp mặt của Lương Triều Vỹ, đây là một bộ phim khá gian nan khi được dàn dựng từ năm 2009 nhưng vẫn chưa chính thức ra mắt. Trong quá trình quay, Lương Triều Vỹ có lần bị thương ở tay nên tiến độ quay cũng bị ảnh hưởng. Đạo diễn
Vương Gia Vệ dự kiến sẽ ra mắt phim vào 18/12/2012, tức là đến gần lễ Giáng sinh năm nay, người hâm mộ mới có cơ hội được xem bộ phim với dàn 'sao' như Lương Triều Vỹ, Chương Tử Di, Song Hye Kyo, Trương Chấn, Triệu Bản Sơn
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Phẫu thuật lưỡi để nối được tiếng Hàn


Đã từ lâu, Rhiannon mơ ước được sống và làm việc tại Hàn Quốc sau khi tốt nghiệp đại học mặc dù cô chưa bao giờ đến thăm đất nước này. Tuy nhiên, khi học tiếng Hàn Quốc, cô phát hiện ra rằng cô không thế phát âm một số âm trong bảng chữ cái Hàn Quốc.
 
Nha sĩ của cô cho rằng có thể tình trạng này là do cô bẩm sinh có lưỡi ngắn hơn bình thường vì phần cơ nối mặt dưới lưỡi của cô với miệng dày hơn bình thường.

Rhianon Brooksbank-John

 
Sau khi thảo luận vấn đề này với cha mẹ và gia sư tiếng Hàn, Rhiannon quyết định sẽ làm phẫu thuật để chữa trị cho cái lưỡi của mình mặc dù trước đây cô chưa bao giờ gặp bất kỳ vấn đề gì với việc nói tiếng Anh. Hiện tại, lưỡi của Rhiannon đã dài hơn trước đến 1 cm và cô có thể nói được các âm mà trước đó cô không thể.
 
Rhiannon đang chờ kết quả thi A-level, chương trình dự bi đại học ở Anh và hy vọng được học ngành Hàn Quốc Học và Quản trị kinh doanh tại Đại học Sheffield. Chương trình học 4 năm bao gồm một năm học ở Seoul, thủ đo Hàn Quốc.
 
Cô chia sẻ: “Tôi nghĩ việc này thể hiện sự chuyên tâm thực sự của tôi. Nó chứng minh rằng tôi sẽ không bỏ học chỉ sau một năm. Tại Hàn Quốc, người ta thích sinh viên giỏi và tôi nghĩ việc kéo dài lưỡi sẽ thực sự giúp tôi trong khóa học, đặc biệt là năm học ở Seoul. Tôi muốn được sống và làm việc tại Hàn Quốc một ngày nào đó và khả năng nói tiếng Hàn một cách hoàn hảo thực sự đem lại lợi thế cho tôi.”
 
Rhiannon biết đến văn hóa Hàn Quốc qua một người bạn ở trường học. Thiếu nữ này cho biết: “Cô ấy cho tôi xem ca nhạc và các chương trình ti vi Hàn Quốc ở nhà cô ấy. Phần lớn thời gian rỗi, tôi dành để làm những việc liên quan đến Hàn Quốc. Bây giờ, tôi còn đi nhà thời Hàn Quốc ở Nottingham. Ở đó tôi đọc kinh thánh bằng tiếng Hàn. Tôi rất mong được đến thăm đất nước này.”
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Giáo sư Đại học Harvard thăm nhà sinh viên Việt Nam


Giáo sư Đại học Harvard đến thăm nhà
Năm 2011, Tiền Phong từng đăng bài về Tôn Hà Anh, cựu nữ sinh Trường THPT Hà Nội - Amsterdam và Trường St. Andrew’s (một trong những trường THPT hàng đầu của Mỹ).
Gần đây, trong lần liên hệ với bố Tôn Hà Anh để biết sau đó tình hình học tập của cô, kỹ sư Tôn Đức Thế cho biết: Kết thúc học kỳ đầu tiên, cả 4 môn học Hà Anh đạt toàn điểm A. Qua câu chuyện, tôi được biết sau đó vài ngày, gia đình Hà Anh sẽ tiếp đón hai vị khách đặc biệt là vợ chồng Giáo sư - Tiến sĩ Chris Maltas, giảng viên Đại học Harvard khi họ đến Việt Nam.
 
Tôn Hà Anh tại Trường Harvard
Đây là lần đầu tiên vợ chồng GS.TS Chris Maltas du lịch tới Việt Nam. GS.TS Carolynn Maltas cho biết, trước khi đến đây, họ đã tới tham quan Văn Miếu - Quốc tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam được thành lập cách đây gần 10 thế kỷ. “Truyền thống học tập của Việt Nam có một bề dày, đó chính là điều khiến chúng tôi hiểu vì sao đất nước các bạn luôn có những học sinh xuất sắc”- bà Carolynn chia sẻ.
Gặp vợ chồng GS.TS Chris Maltas, tôi mới biết họ là những người đã đón Hà Anh khi cô đến Harvard nhập học. Do được nhận học bổng đặc biệt của Harvard, Hà Anh nằm trong số ít sinh viên được giảng viên của trường đi đón.
Trước đó, khi tiếp cận với hồ sơ nhập trường của Hà Anh, GS.TS Carolynn Maltas đã rất ấn tượng với bảng thành tích học tập cùng những hoạt động xã hội của cô trong thời gian học tại trường St. Andrew’s. GS.TS Carolynn đặc biệt thích bài luận văn cuối kỳ của Hà Anh viết về cuốn sách Hãy để thế giới quay (Let the great world spin), trong đó tập trung vào biểu tượng “đi giữa hai toà tháp đôi” nổi tiếng của Mỹ.
Sau khi mô tả đan xen giữa lịch sử và văn học sự kiện sụp đổ toà tháp đôi cùng sự khủng hoảng kinh tế hiện nay, Hà Anh rút ra bài học nhân văn: “Khi toà nhà này đổ sẽ có toà nhà khác mọc lên, thế hệ này đi qua sẽ có thế hệ khác đến. Vì vậy cần giữ vững niềm tin vào đất nước và cùng vượt qua khó khăn”.
Cần nói thêm, trước đó sau khi đọc bài luận này, một thầy giáo kỳ cựu của trường St. Andrew’s đã thốt lên: “Đọc bài của em khiến tôi thực sự sốc. Em đã đặt ra những điều mà tôi chưa hề nghĩ đến”.
Tháng 8 năm ngoái, Hà Anh đến Harvard, vợ chồng GS.TS Chris Maltas đón cô tại sân bay theo hẹn. “Chẳng khó khăn lắm chúng tôi đã nhận ra Hà Anh khi cô mặc áo đỏ có in chữ Harvard trước ngực. Chúng tôi giúp Hà Anh đẩy hành lý ra xe và đưa em về tận trường. Hôm sau, chúng tôi đưa Hà Anh đi tham quan trường và hướng dẫn những điều cần thiết trong quá trình học tập tại đây” - Bà Carolynn kể.
Đánh giá về kết quả học tập trong học kỳ đầu của Hà Anh, bà Carolynn cho biết: “Nhiều sinh viên ở Harvard nói rằng, theo học ở đây đừng nói đến điểm A, ngay cả đến loại C cũng không dễ chút nào. Vì vậy mà việc khổ luyện, miệt mài học tập của sinh viên tại đây đã trở thành phong trào”.

Bố, mẹ và em gái Tôn Hà Anh cùng vợ chồng GS.TS Chris Maltas tại Hà Nội

Nhà vợ chồng GS.TS Chris Maltas cách trường Harvard gần 2km. Do quý mến cô sinh viên Việt Nam đam mê học tập giống như họ thời trẻ, hàng tuần vợ chồng GS.TS Chris Maltas thường mời Hà Anh đến nhà ăn tối.
Nói chuyện với người viết bài này qua điện thoại, Hà Anh cho biết: “Qua tiếp xúc, em có dịp hiểu biết thêm về tâm lý học, lịch sử mỹ thuật cũng như nền văn hóa các nước mà hai giảng viên đã đi qua. Nhân dịp này, em cũng giới thiệu về vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam và mời vợ chồng giáo sư đến Việt Nam chơi. Vợ chồng giáo sư hứa sẽ thực hiện ngay khi có dịp”.
Dự bữa cơm thân mật tại gia đình Hà Anh, vợ chồng GS.TS Chris Maltas dùng đũa khá thành thạo. Họ cho biết mình biết sử dụng đũa là trong quá trình đi du lịch, nhưng sử dụng được như hiện nay là từ những lần ăn tối với Hà Anh. Vợ chồng giáo sư thích món ăn của Việt Nam, đặc biệt là nem và phở do gia đình Hà Anh làm hôm đó.
Sau khi về nước, họ mời Hà Anh đến nhà và kể về niềm vui có được nhờ chuyến du lịch đến Việt Nam. Và hôm đó, chẳng biết học từ khi nào mà vợ chồng GS.TS Chris Maltas đã mời Hà Anh món phở Việt Nam trước sự ngạc nhiên của cô học trò.

Lương ít: Nhân viên điện lực phải đi làm gia sư

Lương 2 triệu đồng/tháng, sống ở đâu?
 
Ngày 19/11, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam - Phạm Lê Thanh cho hay, lương bình quân năm 2009 của ngành điện là 7,3 triệu đồng/tháng và ông cảm thấy  "rất đau lòng khi thấy lương nhân viên chỉ có ngần đó".
 
Ngay sau phát biểu rất “sốc” của người đứng đầu EVN đã có nhiều kiến tỏ ra băn khoăn vì với mức lương cao như vậy mà ông Thanh cho rằng, chỉ ở nông thôn thì ổn, còn ở thành thị thì không thể sống được. Vậy những người lao động khác với mức lương thấp hơn rất nhiều thì sẽ phải sống ra sao?
 

Theo quy định của Bộ Tài chính thì những người có thu nhập 48 triệu đồng/năm thì phải đóng thuế thu nhập. Người phải đóng thuế thu nhập, tức là mức lương đã đảm bảo điều kiện sống. Nhân viên của EVN, từ năm 2009 đã được hưởng 7,3 triệu đồng/tháng, tức là thu nhập gần 90 triệu đồng/năm, cao gần gấp đôi số tiền thu nhập phải đóng thuế thu nhập mà Bộ Tài chính quy định.
 
“Cao như vậy mà ông Thanh vẫn thấy đau lòng, vậy đối với nhiều người lao động nhà nước thuộc các ngành nghề khác, chỉ đúng mức lương cơ bản, tức là chỉ trên dưới 2 triệu đồng/tháng (bằng 1/3 mức lương của nhân viên EVN), thì họ sẽ sống thế nào? Có lẽ với mức lương ấy, như ông Thanh nói thì không đủ để sống ở cả nông thôn, mà có lẽ phải lên vùng sâu vùng xa mới có thể đủ chi trả cho cuộc sống”, độc giả Nguyễn Thành băn khoăn.
 
Là một giảng viên mới ra trường, bạn Lê Mai cho biết: “Suốt 4 năm học đại học, tôi đã phải rất vất vả mới kiếm được một tấm bằng loại giỏi để được giữ lại trường làm giảng viên Đại học. Nhưng mức lương hiện tại của tôi cũng chỉ có hơn 2 triệu đồng/tháng.
 
Là dân tỉnh lẻ, sống ở Hà Nội, cái gì cũng đắt đỏ, chỉ tính riêng tiền nhà, tiết kiệm lắm cũng mất hơn 1 triệu đồng/tháng. Ngoài giờ thỉnh giảng ở trên lớp, tối đến tôi phải đi dạy gia sư thêm cho các em học sinh lớp 12, thu nhập cả tháng cũng chưa đầy 5 triệu đồng/tháng, tuy không được tiêu pha xông xênh, nhưng tiết kiệm thì cũng đủ sống. Nghe vị lãnh đạo EVN nói vậy, tôi phải tự đặt ra câu hỏi “Vậy lãnh đạo của tôi sẽ còn xót xa đến nhường nào?”.
 
Đồng tình với quan điểm trên, độc giả Nguyễn Minh cũng đặt câu hỏi: “Lương 7,3 triệu đồng không đủ sống ở thành phố, vậy nhiều công nhân viên chức khác đang làm tại các đơn vị nhà nước, không lẽ họ sẽ phải xách va li về quê hay chết đói ở thành phố?”.
 
Đánh giá về mức lương mà lãnh đạo EVN công bố, nhiều ý kiến cho rằng, với mặt bằng lương hiện tại, mức lương đó đã là cao. So với năm 2009, nếu tính theo chỉ số lạm phát, từ năm 2009 đến nay là mấy chục % thì mức lương tại thời điểm đó như vậy là quá cao.
 
Điều nghịch lý ở chỗ, EVN luôn kêu “lỗ”, nhưng với mức lương công bố cao như vậy, là rất mâu thuẫn.
 
Một độc giả ở Hà Nội thẳng thắn lên tiếng: “Tôi nghĩ ngành điện nên xem xét lại mình. Năm nào cũng kêu lỗ, kể khổ với dân, đòi tăng giá điện, nhưng nhân viên thì sống “sung sướng” hơn nhiều so với các ngành khác. Hiện cũng chưa có ai chắc chắn hàng năm ngành điện lỗ, lãi bao nhiêu, nhưng chắc chắn nếu ngành điện làm ăn hòa vốn, chứ chưa nói đến lãi, thì lương của “nhà đèn” chắc chắn sẽ cao chót vót hơn rất nhiều”.
 
Điện là một nguyên liệu đầu vào rất quan trọng của sản xuất và là nguồn năng lượng không thể thiếu đối với sinh hoạt của mỗi gia đình hiện nay, vì vậy, nhiều độc giả đặt câu hỏi: “Phải chăng vì quan trọng như vậy nên nhân viên ngành điện phải có mức lương khác với nhân viên các ngành khác?”.
 
Còn độc giả Phạm Thanh Hòa (TP.HCM) thì thẳng thắn: “Lương cao không phải vì nhân viên ngành điện làm gấp 2 – 3 lần lao động ngành khác, mà vì điện là yếu tố “sống còn” với sản xuất và sinh hoạt nên người “nhà đèn” cũng phải có mức lương khác với các ngành khác. 7,3 triệu đồng/tháng là mức lương mơ ước của nhiều người lao động, nhưng với “nhà đèn” thì vẫn là thấp”.
 
 
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383