Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

Cuộc đời chìm nổi của cô gái gia sư mang HIV


Tuổi thơ bất hạnh

Trần Thanh Hoa (SN 1984) sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo huyện Tân Kỳ (Nghệ An). Tuổi thơ Hoa không may mắn như những đứa trẻ khác trong làng. Bố bỏ nhà ra đi khi mẹ vừa mang thai đứa em thứ 4 mới 2 tháng, lúc ấy Hoa mới 5 tuổi. Bụng mang dạ chửa, mẹ Hoa một mình vừa chống chọi với nỗi đau lại âm thầm lặng lẽ nuôi mấy chị em ăn học. Là chị cả trong gia đình, lớn lên một chút Hoa đã phải đi làm thuê kiếm sống để nuôi mẹ, nuôi em. Ngày ấy, ai thuê gì Hoa cũng làm, miễn rằng mẹ và em đỡ khổ. Có những hôm đi lên rẫy làm mía về mà hai bàn tay Hoa sưng tấy.

Lo toan cho gia đình nhưng Hoa không lơ là việc học tập. Gạt nước mắt, Hoa bùi ngùi: “Năm 16 tuổi, trong một lần đến nhà một người hàng xóm chơi, rồi bị họ bỏ thuốc mê ngủ li bì. Ba ngày sau tỉnh dậy, mình hoa mắt khi nhìn đâu đâu cũng chữ Trung Quốc dán trên tường. Trong phòng, quần áo bày biện la liệt. Hoảng sợ, đau đớn khi biết mình bị lừa bán sang Trung Quốc, nghĩ đến mẹ lúc ấy, mình như chết lặng người. Rồi cái ý nghĩ cần phải sống, phải về được với mẹ thôi thúc mình. Đêm hôm đó, buộc tất cả quần áo thành một chuỗi dây dài mình đã liều đu từ tầng 2 xuống và chạy một mạch. Cứ chạy mãi, chạy mãi mệt lả rồi sau đó có người cứu giúp và trở về được Việt Nam. Từ dạo đó, mình đã tự nhủ phải học cho được tiếng Trung Quốc”.



 
Cuộc sống của Hoa bước sang một trang mới khi cô thi đỗ trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Gánh nặng lại ngày một đè lên đôi vai gầy của mẹ. Hàng ngày ngoài công việc học hành, Hoa đi gia sư, làm tiếp thị, bán quần áo. Những dịp hè, bạn bè tranh thủ về với gia đình thì Hoa một mình bon chen kiếm sống nuôi mình, nuôi em ăn học. Là một cô gái có nước da trắng hồng, đôi mắt sắc sảo, lại giữ nguyên những nét mộc mạc thôn quê, những năm tháng học ngoài Hà Nội, Hoa đã lọt vào mắt xanh của một chàng trai Hà thành. Hào hoa, phong nhã, lịch thiệp lại chín chắn, anh đã giúp Hoa rất nhiều trong công việc làm thêm cũng như học hành. Tình yêu đầu đời đến với Hoa thật đẹp nhưng rồi cũng nhanh vụt tắt bởi người đó quá từng trải trong tình trường, nhiều lần lừa dối Hoa. Hơn thế nữa, mẹ ở nhà biết chuyện phản đối kịch liệt, nên Hoa cũng chia tay với mối tình đầu.

Bản án tử hình

Vượt qua nỗi buồn về mối tình đầu bất thành, rồi năm 2005, Hoa tốt nghiệp đại học. Về quê, buồn bã về chuyện tình cảm, lại chưa xin được việc làm, Hoa cảm thấy tù túng và bế tắc. Nghe theo lời mẹ, Hoa chấp nhận lấy chồng, một người mà Hoa không hề yêu thương nhưng theo lời của mẹ “Anh ấy sẽ là chỗ dựa cho con, đem lại cho con một cuộc sống giàu sang, sung túc”. Chồng Hoa là một người đàn ông đã bỏ vợ, một mình nuôi cô con gái, nổi tiếng giàu có với những mối quan hệ rộng rãi. Không có tình yêu, Hoa như một cỗ máy vận hành theo một nội dung đã lập trình. Sống trong giàu sang mà không một ngày cảm thấy bình yên. Về làm vợ được gần 1 tháng Hoa mới biết chồng mình thường xuyên tiêm chích heroin và đau đớn khi nghe tin anh ta đã mắc phải căn bệnh thế kỷ HIV. Quyết định ly hôn nhưng không chạy thoát khỏi căn bệnh quái ác này, cầm trên tay kết quả xét nghiệm dương tính, người Hoa như chết lặng. Buông xuôi, chán nản, đã bao lần Hoa uống thuốc ngủ tự tử nhưng đều không thành. Khủng khiếp hơn, năm 2006 Hoa nhận tin mẹ mình rơi vào vòng tù tội vì buôn “hàng trắng”.

Hạnh phúc muộn màng

Chết không xong, bản năng sống trỗi dậy, lúc này Hoa thấy mình phải sống để lo cho 3 em ăn học. Xuống thành phố Vinh cô vùi đầu vào công việc: “Ban ngày tôi lao vào đi làm phiên dịch cho một công ty xuất khẩu gỗ, ban đêm lại tranh thủ đi gia sư, làm nhân viên bán cà phê, tham gia vào các hoạt động xã hội như gia nhập vào CLB Sông Lam Xanh của những người có H trên địa bàn thành phố Vinh, đồng đẳng viên của dự án phòng lây nhiễm HIV/AIDS...”. Rồi đến năm 2009, niềm vui đến với chị khi mẹ mãn hạn ra tù. Tích góp được một số vốn khi đi làm, Hoa mở một cửa hàng tại quê nhà cho bà buôn bán. Hoa lao vào công việc để quên đi những tháng ngày đau khổ, không dám mơ đến hạnh phúc dành cho riêng mình.

Hoa không ngờ, cuối cùng vẫn có người đàn ông chấp nhận và yêu thương mình. Người đàn ông đó là Nam, ở thành phố Vinh (Nghệ An), không phải là người bị nhiễm HIV. Nở một nụ cười, Hoa bộc bạch: “Mình và anh tình cờ quen nhau trong một quán cà phê do một người bạn giới thiệu vào năm 2007. Từ đó anh luôn quan tâm và chia sẻ với mình, đến đầu năm 2011 anh công khai dành hết tình cảm cho mình. Anh biết mình bị bệnh nhưng vẫn quyết tâm theo đuổi. Đã nhiều lần mình chạy trốn vì không muốn gieo bệnh tật và khổ đau cho anh nhưng rồi anh vẫn tìm đến với mình...”.
 
 
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

Ý kiến của Nguyên Thứ trưởng Bộ GD về vụ đánh học sinh ở Thái Nguyên


hầy đánh học trò thì không xứng đáng làm thầy 

- Thưa PGS Trần Xuân Nhĩ, ông nghĩ sao về hiện tượng thầy cô giáo tại một trung tâm dạy thêm ở Thái Nguyên dùng roi vọt để phạt học sinh?

PGS Trần Xuân Nhĩ: Theo tôi thì thầy giáo không bao giờ được đánh học sinh cả. Một khi đã đánh là xúc phạm đến thân thể của trẻ, là vi phạm pháp luật.

Câu nói “thương cho roi, cho vọt” của ngày xưa không phải đúng trong mọi lúc nhất là trong giáo dục. Thầy giáo cô giáo tốt là cần phải nhẹ nhàng tìm hiểu xem các em sai sót chỗ nào để có thể giúp trẻ học tốt hơn. Thầy giáo tốt là cần phải biết cách tìm đến nguyên nhân khiến trẻ không hoàn thành nhiệm vụ. Nếu chỉ biết dùng roi vọt trút lên người học sinh thì thật sự những người đó không xứng đáng làm thầy. Tôi xin nhấn mạnh việc đánh học sinh không phải là đạo đức của người làm thầy, đánh học sinh là vi phạm pháp luật.
- Những người thầy kia cho rằng đánh học sinh là do các em quá lười học, học dốt, nên cần phải đòn roi để giáo dục các em. Ông nghĩ sao về những lí do mà họ đưa ra?

PGS Trần Xuân Nhĩ: Đó chỉ là sự ngụy biện mà thôi. Không có bất cứ tài liệu nào cho phép thầy cô đánh học sinh vì học sinh học dốt hay vì lí do gì đó.

Còn vấn đề học sinh học dốt thì cần phải xem xét gốc rễ của vấn đề. Học dốt là thế nào? Liệu có phải xuất phát từ phương pháp dạy chưa hiệu quả của thầy cô? Liệu có phải kiến thức đó quá cao siêu so với trình độ của các em? Người thầy cần phải tìm hiểu để có cách khắc phục kịp thời.

Theo tôi, học trò dốt một phần rất lớn là do cách giáo dục của giáo viên. Do vậy nếu như có đánh học trò dốt thì trước tiên cần phải đánh chính những người thầy dạy các em học dốt đó, vì các thầy chưa có phương pháp dạy một cách tốt nhất.

Trẻ bị đánh đập có xu hướng trở nên bạo lực hơn

- Việc thầy cô dùng roi vọt đánh học sinh có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ, thưa ông?

PGS Trần Xuân Nhĩ: Tất nhiên là ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của trẻ. Trẻ hình thành nhân cách trước hết là nhờ tình thương của cha mẹ, thầy cô. Ngày càng có nhiều trẻ trở nên thô bạo, bạo lực, không có lòng thương đối với người khác vì chúng thấy rằng bản thân mình cũng bị đánh đập nhiều quá. Chính cách giáo dục thô bạo từ nhà trường và gia đình khiến trẻ trở nên mất lòng tin vào con người, dễ vi phạm pháp luật.

Đáng ra các thầy giáo cần thương các em, cần phải năn nỉ, ôn tồn với trẻ để hiểu các em. Từ đó các em sẽ thấy rằng các thầy cô cũng thương yêu mình thì mình cần phải làm sao để đền đáp công lao của thầy cô. Đòn roi sẽ không sinh ra những đứa trẻ ngoan được, mà chính tình thương sẽ làm nên nhân cách tốt cho trẻ.

- Ông đánh giá như thế nào về đạo đức và trình độ của những người thầy dùng roi vọt đánh học sinh?

PGS Trần Xuân Nhĩ: Những người thầy dùng roi vọt đánh học sinh là không có lòng thương với trẻ. Khi dùng roi quất vào da thịt của trẻ, đáng lẽ chính người thầy, người làm cha mẹ càng phải thấy đau xót. Khi đánh các em đau rồi thì các em đâu còn tâm trạng, sức khỏe để mà học hành tốt được nữa.

Đánh học sinh cũng là thể hiện sự bất lực của giáo viên. Người thầy đó thiếu nghiệp vụ sư phạm trong việc tìm hiểu tâm lí, cũng như phương pháp dạy tốt nhất cho trẻ.

- Ông nghĩ sao về những người làm cha, làm mẹ lại khuyến khích việc dùng roi vọt trong giáo dục con cái?

PGS Trần Xuân Nhĩ: Nếu như có hiện tượng đó thì có lẽ các bậc cha mẹ cũng chưa đúng, chưa làm đúng trách nhiệm, bổn phận của mình rồi. Khi con bị đánh lằn da, lằn thịt thì cha mẹ cần phải đau xót chứ. Mình đẻ con ra, nuôi con mình thì phải biết đau xót khi con bị đánh mới đúng là những người cha mẹ tốt.
 

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Cậu sinh viên tật nguyền vượt qua số phận với tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi

Mẹ mất ngay khi em mới sinh ra. Ba năm sau đó, bố cũng mất vì lao lực… Nhờ cưu mang của những người thân trong gia đình, Gia Bảo lớn lên với di chứng bại não, nhưng em đã vượt qua mọi khó khăn để tốt nghiệp đạt loại Giỏi Trường CĐ Công nghệ Việt Hàn.

Có gặp Nguyễn Hoàng Gia Bảo mới hiểu rằng rất khó để em có thể học hành đến nơi đến chốn chứ đừng nói đến chuyện em vừa tốt nghiệp loại Giỏi Trường CĐ Công nghệ Việt Hàn, chuyên ngành Mạng máy tính.



Nguyễn Hoàng Gia Bảo với tấm bằng tốt nghiệp loại Giỏi.

Ông Nguyễn Văn Đẩu - chú ruột Gia Bảo tâm sự: Khi vừa mới sinh con, mẹ của Gia Bảo là Nguyễn Thị Bê đã không may mắn bị tai biến hậu sản và tử vong. Bản thân Gia Bảo bị di chứng bại não ngay từ lúc chào đời.

Ba năm sau, bố của Gia Bảo là Nguyễn Đăng Khoa cũng đã mất vì quá lao lực. Vậy là cậu bé Bảo mồ côi cả cha lẫn mẹ.

Cả nhà nội cùng ngoại của Bảo đều dồn tình yêu thương và chữa chạy cho Bảo di chứng bại não. Nhưng vì bệnh quá nặng, Bảo không thể đi đứng và sinh hoạt như những đứa trẻ bình thường khác.

Nhưng hoàn cảnh tật nguyền không thể cướp đi ước mơ được đến trường của Bảo. Suốt từ lớp 1 đến lớp 9, Bảo đi học với sự dìu dắt của người thân trong gia đình và bạn bè.

Nếu có tận mắt chứng kiến Gia Bảo đi đứng như thế nào mới thấy Bảo được đi học là cả một sự cố gắng không chỉ của riêng em mà của rất nhiều người. Đi học phải có người dìu đến trường, mọi sinh hoạt của Bảo cần phải có sự giúp đỡ của người khác. Thế nhưng khi học hết THCS, Bảo thi đỗ vào lớp 10 Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu - ngôi trường ở huyện Điện Bàn (Quảng Nam) mà những học sinh có học lực khá trở lên mới thi đậu.


Bảo viết rất khó khăn.

Ba năm học, được chú ruột nuôi ăn ở, được sự chăm sóc tận tình của gia đình chú nhưng Bảo cũng đã tự thân vượt qua rất nhiều khó khăn, và nhận tấm bằng tốt nghiệp THPT loại Khá. Ước mơ của Bảo chưa dừng ở đó. Theo lời khuyên của người thân, thầy cô và bạn bè, với hoàn cảnh tật nguyền của mình, Bảo chỉ có thể thi vào những ngành nghề phù hợp. Thế là Bảo nộp hồ sơ thi vào ngành CNTT Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng.

Tiếc là Bảo còn thiếu nửa điểm mới đậu. Không nản chí, Bảo tìm hiểu thông tin và được biết, với số điểm đó Bảo có thể nộp hồ sơ vào Trường CĐ Công nghệ Việt Hàn đóng tại quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Thế là Bảo trở thành sinh viên trường này.

Ba năm học vất vả, ngày nhận bằng tốt nghiệp ai cũng ngỡ ngàng với tấm bằng tốt nghiệp loại Giỏi của Bảo. Chú ruột Bảo tâm sự: "Phải nói trong thời gian đi học, gia đình tôi thật sự vất vả. Một mình cháu không thể tự đi lại và sinh hoạt bình thường nên khi cháu vào trường, gia đình tôi rất lo lắng. Khi cháu còn học ở cấp 3 thì dễ, mọi chuyện đều có hai vợ chồng tôi lo lắng từng chút, từ khi cháu vào học ở trường CĐ, mọi chuyện cháu đều phải tự thân vận động là chính. Ngoài ra, các bạn bè cũng giúp đỡ rất nhiều cho Bảo".



Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Nhiều trường sẽ có phương án xét tuyển nguyện vọng bổ sung

Như mọi năm, các trường đào tạo ngành kinh tế có tiếng như Trường ĐH Ngoại thương, Học viện Tài chính, ĐH Kinh tế TP.HCM... đều không tuyển NV 2, 3 (nay là các NV bổ sung).


Thí sinh nộp đơn chấm phúc khảo bài thi tại phòng đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG


Kinh tế: chọn thí sinh điểm cao

ĐH Thương mại là trường đào tạo nhóm ngành kinh tế thường xuyên tuyển sinh NV2 ở các năm trước chính là “đích nhắm” của nhiều thí sinh, dù đạt điểm cao nhưng chưa đủ để vào Trường ĐH Ngoại thương, Học viện Tài chính... Năm 2012, Bộ GD-ĐT cho phép các trường xét tuyển đến hết ngày 30-11, nên nhà trường không vội vã xét tuyển NV bổ sung mà sẽ thông báo việc xét tuyển NV bổ sung sau khi gọi nhập học trúng tuyển NV1.

Đừng quá lo lắng

Theo một cán bộ chuyên về công tác tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, năm 2012 bộ cho phép thí sinh được xét tuyển nhiều trường, các trường được xét tuyển nhiều đợt, kéo dài đến hết tháng 11 nên thí sinh bình tĩnh trước khi đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung. 

Cán bộ trên khuyên: “Các em có thể chọn được nhiều trường cùng lúc, nhưng không phải cứ nộp xong là ung dung ngồi chờ gọi trúng tuyển. Đối với một số trường ngại “ảo” yêu cầu thí sinh nộp phiếu báo điểm gốc, thí sinh chỉ có hai lựa chọn thì cần theo dõi sát sao biến động về danh sách nộp hồ sơ xét tuyển với chỉ tiêu xem mình đứng ở vị trí nào. Nếu thấy cơ hội không cao thì tốt nhất nên rút hồ sơ, phiếu báo điểm để nộp trường khác. Các trường sẽ có trách nhiệm cho thí sinh được rút hồ sơ ngay khi các em muốn”.
Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cũng đã công bố dự kiến điểm chuẩn các ngành đều tăng từ 1-2 điểm so với năm 2011. Đồng thời trường dự kiến xét tuyển bổ sung 35 chỉ tiêu cho ngành hệ thống thông tin quản lý với điểm sàn xét tuyển 16 và 100 chỉ tiêu cho ngành tài chính - ngân hàng (bậc CĐ) với điểm sàn xét tuyển 14,5.

Trường ĐH Tài chính - marketing dự kiến tiếp tục xét tuyển NV2 ở hai ngành bất động sản và hệ thống thông tin quản lý với 50-60 chỉ tiêu/ngành. Điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển NV2 của trường: 15-16 điểm trở lên.

Phương án tuyển dự kiến của các trường này cho thấy “cửa” cho thí sinh đăng ký xét tuyển các NV bổ sung vào khối các trường chuyên ngành kinh tế sẽ không còn rộng mở. Thí sinh cũng có khá ít lựa chọn.

Trong khi đó, tại các trường ĐH đa ngành dự kiến có nhiều chỉ tiêu hơn cho NV bổ sung. Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM là một trong số các trường có nhiều chỉ tiêu xét tuyển NV bổ sung, đặc biệt ở nhóm ngành kinh tế. Ông Phạm Thái Sơn - phó trưởng phòng đào tạo nhà trường - cho biết dự kiến trường sẽ xét tuyển 1.300 chỉ tiêu NV bổ sung tất cả các ngành bậc ĐH. Trong đó các ngành quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, kế toán với 150 chỉ tiêu/ngành.

PGS.TS Nguyễn Đức Minh - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM - cho biết trường dự kiến xét tuyển NV2 tất cả các ngành. “Tuy nhiên, năm nay trường không dành quá nhiều chỉ tiêu xét tuyển ở nhóm ngành kinh tế. Ở nhóm ngành này chúng tôi mong muốn chọn được những thí sinh có điểm cao ở trường tốp trên” - ông Minh nói.



Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Nhận thức ngành nghề đang bị lệch lạc

Theo GS Phạm Phụ - Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), nhiều nước phát triển hiện vẫn rất quan tâm đến khoa học công nghệ. Họ luôn có nhiều chính sách nhằm lôi kéo sinh viên có năng lực khoa học công nghệ ở các nước đang phát triển để đào tạo. Tuy nhiên VN lại rất dửng dưng với vấn đề này.

“Thời gian qua chúng ta chỉ làm những điều rất đơn giản thâm dụng lao động, nhưng với tình hình công nghệ của VN hiện nay thì tôi rất e ngại. Sự phát triển của nền khoa học công nghệ đe dọa sự phát triển của đất nước vì nhận thức về ngành nghề đang bị lệch lạc” - GS Phạm Phụ cảnh báo.

Đìu hiu nhóm ngành công nghệ


Công nghệ mới chỉ... lắp ráp

TS Dương Minh Tâm, phó trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM, cho biết hiện tại TP.HCM có 15 khu công nghiệp - khu chế xuất và một khu công nghệ cao, nhưng điều đáng buồn là 65% lao động ở các khu này là lao động phổ thông. Hiện nay, các khu này đang có 270.000 lao động là công nhân lắp ráp và 10.000 lao động có trình độ ĐH. Dự kiến đến năm 2015, số công nhân lắp ráp sẽ lên gần 400.000 người, trong khi đó lao động có trình độ ĐH chỉ 13.000 người.
Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa - phó giám đốc ĐHQG TP.HCM, trong tám nhóm ngành đào tạo hệ chính quy tại các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP.HCM, số sinh viên theo học ngành kỹ thuật công nghệ hiện chiếm 32,75%, khoa học tự nhiên 3,06%, trong khi nhóm ngành tài chính - ngân hàng - pháp luật chiếm 40,58%. TS Nghĩa cho rằng việc đào tạo phải theo nhu cầu thực tế xã hội, nhưng rất tiếc đến nay vẫn chưa có thống kê nào về nhu cầu nhân lực của các vùng kinh tế. Vì vậy cần có thêm nhiều nghiên cứu sâu và lâu dài để giúp các trường ĐH, CĐ điều chỉnh quy mô đào tạo...

Thực tế nhiều bạn trẻ đang chọn ngành theo phong trào, hoặc chịu áp lực từ phía gia đình. Trước kỳ thi tuyển sinh năm nay, thí sinh Lê Duy Hùng (Đà Nẵng) tâm sự: “Em thích ngành cơ khí, nhưng bố mẹ và các anh chị em không đồng tình vì cho rằng học nghề này vất vả... Giờ em chọn ngành quản trị kinh doanh, không biết có phù hợp với mình...”.

Trong khi đó, thí sinh Nguyễn Thế Hưng (Quảng Nam) cho biết quyết định đăng ký dự thi ngành tài chính - ngân hàng cũng do bạn bè rủ rê. “Từ năm lớp 10, em dự tính học công nghệ phần mềm vì em rất mê tìm hiểu lĩnh vực này nên quyết tâm học tốt các môn thi khối A.

Tuy nhiên đến năm lớp 12, mấy đứa bạn nói học tài chính - ngân hàng sau này mới dễ kiếm việc làm nên em cũng nghe theo...” - Hưng chia sẻ.

ThS Lê Thị Ngọc Phượng - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn - cho biết dù thế mạnh của trường là đào tạo các ngành công nghệ nhưng trên thực tế những năm gần đây nhà trường vẫn gặp khó khăn trong tuyển sinh ở lĩnh vực này. “Mặc dù nhà trường đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để thu hút người học với mức học phí ngang bằng hoặc thậm chí thấp hơn các ngành khác nhưng vẫn không cải thiện được, mỗi lớp chỉ có 15-20 sinh viên” - bà Phượng chia sẻ.

Tại Trường ĐH Văn Lang, những năm gần đây dù trường vẫn đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh các ngành công nghệ nhưng so với ngành kinh tế quy mô đào tạo ít hơn rất nhiều. Năm 2002, tỉ lệ ngành kỹ thuật công nghệ của trường chiếm hơn 50% tổng chỉ tiêu tuyển sinh, năm 2004 giảm xuống 36,5% và giảm dần sau mỗi năm, đến năm 2011 con số này còn khoảng 28%.



Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Dự kiến điểm sàn Đại học năm 2012

Khi đề thi được công khai, thậm chí, ngay cả khi chấm thi, dư luận đều dự đoán: đề thi dễ, điểm sàn năm nay sẽ cao hơn năm trước ít nhất 1 điểm.

Đến thời điểm 260 trường công bố điểm thi, dự báo về điểm sàn đã có chiều hướng ngược lại.

Mặc dù đến ngày 8-8-2012, điểm sàn mới được mang ra bàn thảo, nhưng đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau.


Ảnh minh họa/ Nguồn internet


Dự báo điểm sàn

Dấu hiệu đầu tiên của việc điểm sàn sẽ có thể thấp hơn là có một số trường dự kiến điểm tuyển thấp hơn năm trước, kể cả những trường có tên tuổi.

Ở những trường tốp sau, lấy ĐHDL Thăng Long làm ví dụ: nếu lấy điểm sàn bằng năm trước và tuyển điểm chuẩn chỉ bằng điểm sàn, trường này chỉ lấy được khoảng 400 thí sinh theo nguyện vọng (NV) 1 và sẽ dành khoảng 1.500 chỉ tiêu để tuyển các NV sau.
Điểm có cao hơn có thấp hơn tùy theo ngành là miêu tả của ông Tuấn Anh, Phó Phòng đào tạo, ĐHSP HN. Ông Tuấn cho rằng điều quan trọng là nhà trường nên cân nhắc lấy thí sinh vào để đào tạo được thì điểm sàn mới có ý nghĩa. Ông Tuấn Anh nói: ĐHSP có ngành điểm chuẩn tăng nhưng có ngành điểm thấp hơn năm ngoái.

Lý giải hiện tượng này, ông Nguyễn Hữu Dư, Phó Hiệu trưởng ĐHKH Tự nhiên, ĐHQG HN cho biết đề thi môn Toán năm nay không dễ như dư luận đồn thổi mà là một đề khó. Ông Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng ĐH Thương Mại nói: điểm thi 2 môn Vật lý và Hóa học năm nay thấp hơn hẳn năm trước.

Như vậy có thể thấy, các nhà tuyển sinh cũng như giáo viên chấm thi trước đây đã dự báo điểm sàn theo cách “xem voi” vì 2 môn Vật lý và Hóa học lúc đó do máy chấm và chưa có điểm.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Giáo sư Việt nam nhận lương thấp nhất thế giới

Theo Cổng thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam thì mức lương trung bình của giáo sư Việt Nam vào năm 2008 là 200 USD/tháng. GS Trần Ngọc Thêm (trường ĐHKHXH&NV TPHCM) đánh giá đây là mức lương giáo sư thấp nhất thế giới, nếu so với lương trung bình của giáo sư châu Á là 1.000 USD/tháng. Còn nếu so với trong nước thì mức 200 USD thấp hơn so với nhiều nghề như trợ lý, phiên dịch, chuyên viên, trưởng phòng, giám đốc.
GS Thêm cho rằng mức lương 4-5 triệu đồng/tháng như thế chỉ đáp ứng 1/4 nhu cầu bản thân và gia đình của các giáo sư Việt Nam. 

Bao giờ lương của giáo sư Việt Nam ngang ngửa với giáo sư Việt ở nước ngoài? (Trong ảnh: GS Nguyễn Đăng Hưng (phải), Việt kiều Bỉ trong một lần giao lưu với các giáo sư Việt Nam)

Còn theo như lời của GS Phạm Phụ (trường ĐH Bách khoa TPHCM) thì nếu trung bình thu nhập của các giáo sư là 10 thì trong đó lương chỉ khoảng 3 mà phụ cấp, tặng thưởng lại đến 7, nếu tỷ lệ này đổi ngược lại cho nhau thì tốt hơn. Ông cũng đưa ra đề xuất của mình với ĐHQG TPHCM là nên cho giáo sư được hưởng mức lương 1.000 USD/tháng. 

Đưa ra đề xuất này, GS Phạm Phụ đồng thời dẫn ra những cơ sở khoa học. Đó là tiền lương phải dựa trên “Tam giác công bằng lương bổng”, trong phép so sánh lương bổng ở giáo dục đại học thế giới và giá trị xã hội của tầng lớp trí thức. 

GS Phạm Phụ cho rằng mức thu nhập một người lao động ở Việt Nam có trình độ tương đương giáo sư đã là khoảng 2.000 USD/tháng. Hơn thế nữa, nếu so sánh với thế giới, mức lương trung bình hợp lý ở các nước phát triển cao thường gấp 1,5-2 lần so với GDP/đầu người, ở các nước phát triển trung bình là 3-4 lần, ở các nước phát triển thấp lại có thể đến 5-8 lần. Như vậy, nếu đối chiếu với Việt Nam thì mức lương 1.000 USD/tháng là hoàn toàn hợp lý. 

Sự hợp lý về chế độ đãi ngộ sẽ giúp các GS, PGS yên tâm tập trung cống hiến hết sức lực và trí tuệ cho khoa học, cho chuyên môn, cho cơ quan sở tại.
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383