Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

Nhận thức ngành nghề đang bị lệch lạc

Theo GS Phạm Phụ - Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), nhiều nước phát triển hiện vẫn rất quan tâm đến khoa học công nghệ. Họ luôn có nhiều chính sách nhằm lôi kéo sinh viên có năng lực khoa học công nghệ ở các nước đang phát triển để đào tạo. Tuy nhiên VN lại rất dửng dưng với vấn đề này.

“Thời gian qua chúng ta chỉ làm những điều rất đơn giản thâm dụng lao động, nhưng với tình hình công nghệ của VN hiện nay thì tôi rất e ngại. Sự phát triển của nền khoa học công nghệ đe dọa sự phát triển của đất nước vì nhận thức về ngành nghề đang bị lệch lạc” - GS Phạm Phụ cảnh báo.

Đìu hiu nhóm ngành công nghệ


Công nghệ mới chỉ... lắp ráp

TS Dương Minh Tâm, phó trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM, cho biết hiện tại TP.HCM có 15 khu công nghiệp - khu chế xuất và một khu công nghệ cao, nhưng điều đáng buồn là 65% lao động ở các khu này là lao động phổ thông. Hiện nay, các khu này đang có 270.000 lao động là công nhân lắp ráp và 10.000 lao động có trình độ ĐH. Dự kiến đến năm 2015, số công nhân lắp ráp sẽ lên gần 400.000 người, trong khi đó lao động có trình độ ĐH chỉ 13.000 người.
Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa - phó giám đốc ĐHQG TP.HCM, trong tám nhóm ngành đào tạo hệ chính quy tại các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP.HCM, số sinh viên theo học ngành kỹ thuật công nghệ hiện chiếm 32,75%, khoa học tự nhiên 3,06%, trong khi nhóm ngành tài chính - ngân hàng - pháp luật chiếm 40,58%. TS Nghĩa cho rằng việc đào tạo phải theo nhu cầu thực tế xã hội, nhưng rất tiếc đến nay vẫn chưa có thống kê nào về nhu cầu nhân lực của các vùng kinh tế. Vì vậy cần có thêm nhiều nghiên cứu sâu và lâu dài để giúp các trường ĐH, CĐ điều chỉnh quy mô đào tạo...

Thực tế nhiều bạn trẻ đang chọn ngành theo phong trào, hoặc chịu áp lực từ phía gia đình. Trước kỳ thi tuyển sinh năm nay, thí sinh Lê Duy Hùng (Đà Nẵng) tâm sự: “Em thích ngành cơ khí, nhưng bố mẹ và các anh chị em không đồng tình vì cho rằng học nghề này vất vả... Giờ em chọn ngành quản trị kinh doanh, không biết có phù hợp với mình...”.

Trong khi đó, thí sinh Nguyễn Thế Hưng (Quảng Nam) cho biết quyết định đăng ký dự thi ngành tài chính - ngân hàng cũng do bạn bè rủ rê. “Từ năm lớp 10, em dự tính học công nghệ phần mềm vì em rất mê tìm hiểu lĩnh vực này nên quyết tâm học tốt các môn thi khối A.

Tuy nhiên đến năm lớp 12, mấy đứa bạn nói học tài chính - ngân hàng sau này mới dễ kiếm việc làm nên em cũng nghe theo...” - Hưng chia sẻ.

ThS Lê Thị Ngọc Phượng - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn - cho biết dù thế mạnh của trường là đào tạo các ngành công nghệ nhưng trên thực tế những năm gần đây nhà trường vẫn gặp khó khăn trong tuyển sinh ở lĩnh vực này. “Mặc dù nhà trường đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để thu hút người học với mức học phí ngang bằng hoặc thậm chí thấp hơn các ngành khác nhưng vẫn không cải thiện được, mỗi lớp chỉ có 15-20 sinh viên” - bà Phượng chia sẻ.

Tại Trường ĐH Văn Lang, những năm gần đây dù trường vẫn đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh các ngành công nghệ nhưng so với ngành kinh tế quy mô đào tạo ít hơn rất nhiều. Năm 2002, tỉ lệ ngành kỹ thuật công nghệ của trường chiếm hơn 50% tổng chỉ tiêu tuyển sinh, năm 2004 giảm xuống 36,5% và giảm dần sau mỗi năm, đến năm 2011 con số này còn khoảng 28%.



Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Dự kiến điểm sàn Đại học năm 2012

Khi đề thi được công khai, thậm chí, ngay cả khi chấm thi, dư luận đều dự đoán: đề thi dễ, điểm sàn năm nay sẽ cao hơn năm trước ít nhất 1 điểm.

Đến thời điểm 260 trường công bố điểm thi, dự báo về điểm sàn đã có chiều hướng ngược lại.

Mặc dù đến ngày 8-8-2012, điểm sàn mới được mang ra bàn thảo, nhưng đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau.


Ảnh minh họa/ Nguồn internet


Dự báo điểm sàn

Dấu hiệu đầu tiên của việc điểm sàn sẽ có thể thấp hơn là có một số trường dự kiến điểm tuyển thấp hơn năm trước, kể cả những trường có tên tuổi.

Ở những trường tốp sau, lấy ĐHDL Thăng Long làm ví dụ: nếu lấy điểm sàn bằng năm trước và tuyển điểm chuẩn chỉ bằng điểm sàn, trường này chỉ lấy được khoảng 400 thí sinh theo nguyện vọng (NV) 1 và sẽ dành khoảng 1.500 chỉ tiêu để tuyển các NV sau.
Điểm có cao hơn có thấp hơn tùy theo ngành là miêu tả của ông Tuấn Anh, Phó Phòng đào tạo, ĐHSP HN. Ông Tuấn cho rằng điều quan trọng là nhà trường nên cân nhắc lấy thí sinh vào để đào tạo được thì điểm sàn mới có ý nghĩa. Ông Tuấn Anh nói: ĐHSP có ngành điểm chuẩn tăng nhưng có ngành điểm thấp hơn năm ngoái.

Lý giải hiện tượng này, ông Nguyễn Hữu Dư, Phó Hiệu trưởng ĐHKH Tự nhiên, ĐHQG HN cho biết đề thi môn Toán năm nay không dễ như dư luận đồn thổi mà là một đề khó. Ông Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng ĐH Thương Mại nói: điểm thi 2 môn Vật lý và Hóa học năm nay thấp hơn hẳn năm trước.

Như vậy có thể thấy, các nhà tuyển sinh cũng như giáo viên chấm thi trước đây đã dự báo điểm sàn theo cách “xem voi” vì 2 môn Vật lý và Hóa học lúc đó do máy chấm và chưa có điểm.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Giáo sư Việt nam nhận lương thấp nhất thế giới

Theo Cổng thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam thì mức lương trung bình của giáo sư Việt Nam vào năm 2008 là 200 USD/tháng. GS Trần Ngọc Thêm (trường ĐHKHXH&NV TPHCM) đánh giá đây là mức lương giáo sư thấp nhất thế giới, nếu so với lương trung bình của giáo sư châu Á là 1.000 USD/tháng. Còn nếu so với trong nước thì mức 200 USD thấp hơn so với nhiều nghề như trợ lý, phiên dịch, chuyên viên, trưởng phòng, giám đốc.
GS Thêm cho rằng mức lương 4-5 triệu đồng/tháng như thế chỉ đáp ứng 1/4 nhu cầu bản thân và gia đình của các giáo sư Việt Nam. 

Bao giờ lương của giáo sư Việt Nam ngang ngửa với giáo sư Việt ở nước ngoài? (Trong ảnh: GS Nguyễn Đăng Hưng (phải), Việt kiều Bỉ trong một lần giao lưu với các giáo sư Việt Nam)

Còn theo như lời của GS Phạm Phụ (trường ĐH Bách khoa TPHCM) thì nếu trung bình thu nhập của các giáo sư là 10 thì trong đó lương chỉ khoảng 3 mà phụ cấp, tặng thưởng lại đến 7, nếu tỷ lệ này đổi ngược lại cho nhau thì tốt hơn. Ông cũng đưa ra đề xuất của mình với ĐHQG TPHCM là nên cho giáo sư được hưởng mức lương 1.000 USD/tháng. 

Đưa ra đề xuất này, GS Phạm Phụ đồng thời dẫn ra những cơ sở khoa học. Đó là tiền lương phải dựa trên “Tam giác công bằng lương bổng”, trong phép so sánh lương bổng ở giáo dục đại học thế giới và giá trị xã hội của tầng lớp trí thức. 

GS Phạm Phụ cho rằng mức thu nhập một người lao động ở Việt Nam có trình độ tương đương giáo sư đã là khoảng 2.000 USD/tháng. Hơn thế nữa, nếu so sánh với thế giới, mức lương trung bình hợp lý ở các nước phát triển cao thường gấp 1,5-2 lần so với GDP/đầu người, ở các nước phát triển trung bình là 3-4 lần, ở các nước phát triển thấp lại có thể đến 5-8 lần. Như vậy, nếu đối chiếu với Việt Nam thì mức lương 1.000 USD/tháng là hoàn toàn hợp lý. 

Sự hợp lý về chế độ đãi ngộ sẽ giúp các GS, PGS yên tâm tập trung cống hiến hết sức lực và trí tuệ cho khoa học, cho chuyên môn, cho cơ quan sở tại.
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Sinh viên làm thêm gia sư - kiếm tiền mùa hè

Chỉ cần gọi điện đến văn phòng là ngay lập tức họ mang đến giới thiệu một hoặc hai người để dạy thử. Những người này đa số là sinh viên, một số ít là giáo viên các trường tiểu học hoặc trung học, nhưng thường là giáo viên hợp đồng, dạy ở trường ít tên tuổi hay “vùng sâu vùng xa” như mạn Hà Ðông, Bưởi, Xuân Ðỉnh, Cầu Giấy ...

Hiện, hàng chục trung tâm gia sư mọc lên khắp nơi, quảng cáo và phát tờ rơi thường xuyên tới tận các trường học. Trên báo Mua và Bán cũng có hẳn một mục lớn dành cho các sinh viên hoặc giáo viên đăng quảng cáo làm gia sư. Gia sư cấp tiểu học chú trọng vào tiếng Việt, luyện chữ đẹp, làm toán nhanh, hoặc dạy ngoại ngữ. Gia sư cấp 2,3 thì rộng hơn, chia ra nhiều môn như toán lý hoá, văn hay ngoại ngữ.

Trình độ khác nhau, thì tiền thù lao cũng khác nhau (và cũng tăng 20% so với hai năm trước). Ở cấp tiểu học gia sư sinh viên giá 25 nghìn đồng/buổi, giáo viên giá 35 nghìn đồng/buổi. Lên cấp 2,3 giá tăng thêm từ 10 - 25 nghìn đồng/buổi. Luyện thi đại học (chủ yếu là gia sư tiếng Anh) giá 60 nghìn đồng/buổi. Nhạc, hoạ, môn năng khiếu, tuỳ trình độ giáo viên mà từ 30 - 50 nghìn đồng/ buổi. Số lượng sinh viên tham gia vào công việc này khá đông.

Không chỉ sinh viên ngoại tỉnh mà một số sinh viên con nhà khá giả ở thành phố vẫn đi dạy thêm để tạo thu nhập và khẳng định mình. Vân, sinh viên đại học ngoại ngữ là một trong số đó. Con nhà khá giả ở thành phố, là sinh viên giỏi, nhưng một tuần cô vẫn đi dạy thêm 3 lớp, 6 buổi, tự kiếm thêm khoảng một triệu đồng/tháng để có tiền cá nhân không phụ thuộc vào bố mẹ.

Với các giáo viên chuyên nghiệp, nhất là giáo viên toán và ngoại ngữ ở mức độ có thể luyện thi chuyển cấp, thi đại học được thì thu nhập rất cao vì giờ học của họ được tính bằng tiền trăm, hoặc vài trăm nghìn/buổi.

“Thị trường” gia sư vẫn mở rộng cửa cho các sinh viên khi nhu cầu khá cao, tuy nhiên chỉ sinh viên một số ngành như toán, ngoại ngữ, văn ... mới dễ kiếm việc dạy thêm. Kế đó là sinh viên một số ngành nghệ thuật, vì người có tiền đang thích cho con học thêm một số môn như đàn, vẽ.



Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

5 nhận xét của Giáo sư ĐH Harvard về giáo dục đại học ở VN

Nhận xét về giáo dục đại học ở Việt Nam, GS Thomas J.Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam của ĐH Harvard, cho rằng có 3 yếu tố đảm bảo giáo dục đại học Việt Nam chưa sụp đổ.

Tuy nhiên GS Thomas J.Vallely cũng chỉ ra 5 ngộ nhận của Việt Nam về việc làm như thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục đại học hiện nay.
GS Thomas J.Vallely.
 
Tháng 11/2008, trong khuôn khổ Chương trình Bồi dưỡng lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Đoàn tham quan và học tập kinh nghiệm các trường đại học, cao đẳng ở Hoa Kỳ do Bộ GD-ĐT tổ chức đã đến thăm ĐH Harvard. Đoàn được trường tiếp đón và báo cáo một chuyên đề nghiên cứu về hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam. Người báo cáo là GS Thomas J.Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam của ĐH Harvard.

Tóm lược nội dung bản báo cáo, vẫn có giá trị tham khảo tại thời điểm này, như sau:

Có 3 yếu tố đảm bảo giáo dục đại học Việt Nam chưa sụp đổ (1):

- Một là, sự bùng nổ Internet ở Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là trong 8 năm trở lại đây. Chúng tôi nhận ra điều này khi phỏng vấn thí sinh Việt Nam đăng ký vào Đại học Harvard. Các thí sinh đã khai thác được kho tàng internet để tìm kiếm thông tin và học tập tốt. Trong nhóm được phỏng vấn, chỉ có khoảng 1% hạn chế về vấn đề này;

- Hai là, nhờ truyền thống hiếu học. Có thể nói, xã hội Việt Nam là một xã hội hiếu học và đặt giá trị của giáo dục rất thiêng liêng. Các bậc phụ huynh sẵn sàng đầu tư cho việc học tập của con cái mình về vật chất lẫn tinh thần;

- Ba là, kỳ thi tuyển sinh đại học ở Việt Nam được tổ chức nghiêm túc. Và do vậy, Việt Nam tuyển được người giỏi thực sự.

Tuy nhiên, báo cáo của Giáo sư Thomas J.Vallely cũng đã chỉ ra 5 ngộ nhận của Việt Nam về việc làm như thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay. Năm ngộ nhận đó gồm:

- Một là, bộ tiêu chuẩn mà các trường ở Việt Nam đang áp dụng sẽ tạo ra chất lượng cao. Song, vấn đề khó nhất, lớn nhất là làm thế nào để quản trị, quản lý trường đại học (Việt Nam nên so sánh hệ thống đại học của mình với các nước khác, không nên so sánh mình với mình);

- Hai là, việc tăng nguồn lực vật chất là có thể tạo ra chất luợng cao hơn hiện có. Tôi (Giáo sư Thomas J.Vallely) rất hoài nghi về khả năng Ngân hàng Thế giới cho Việt Nam vay để phát triển giáo dục. Giáo sư cho rằng, nếu tiếp tục thì sẽ không thành công, không hiệu quả mà vấn đề là ở chỗ đổi mới quản trị, quản lý trước rồi mới đến cái khác. Kinh nghiệm ở Trung Quốc là khó áp dụng ở Việt Nam;

- Ba là, Việt Nam có thể cải cách từ từ cũng có thể dẫn đến thành công. (Giáo sư Thomas J.Vallely nói, mỗi lần tôi gặp một quan chức Việt Nam cho rằng, sẽ cải cách từ từ; nếu mỗi lần như vậy cho tôi 1 đô la thì bây giờ tôi đã là người giàu có). Và Giáo sư nói rằng, theo chúng tôi, Việt Nam phải cải cách nhanh chóng, mạnh mẽ như trong nông nghiệp thì mới có thể cải cách giáo dục (Giáo sư nhắc lại câu này khi Giáo sư trả lời với nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tới thăm ĐH Harvard năm 2005);

- Bốn là, thực hiện kiểm định chất lượng như hiện nay là có thể nâng cao chất lượng đào tạo. Chúng ta cần biết rằng, kiểm định chất lượng chỉ có tác dụng khi nó có tính cạnh tranh và phải đi kèm với chế tài phù hợp. Kiểm định chất lượng là một công cụ rất quan trọng để Bộ Giáo dục và Đào tạo điều tiết được quá trình nới lỏng và trao thêm quyền tự chủ cho các trường. Theo chúng tôi, Việt Nam cần xây dựng cơ chế kiểm định chất lượng mới có thể tiếp tục cải cách hệ thống giáo dục đại học. Và chúng ta phải nhớ rằng, cơ chế kiểm định chất lượng chỉ là một công cụ chứ không phải là loại thuốc có thể chữa bách bệnh. Riêng kiểm định chất lượng thôi thì không giải quyết được vấn đề chất lượng. Kiểm định chất lượng chỉ hiệu quả khi các trường phải tự chịu trách nhiệm. Theo cách nói người Mỹ, đó là kiểm định chất lượng “có răng”, nghĩa là phải kèm với xử lý, không phải kiểm xong rồi thôi;

- Năm là, cách tuyển chọn và sử dụng nhân sự như hiện nay. Chẳng hạn, tiêu chuẩn lý lịch gia đình không có chỗ đứng trong khoa học. Hay ông hiệu trưởng mà không có quyền sa thải một cô rót trà thì rất khó nói đến việc nâng cao chất lượng. Ông cho rằng, Việt Nam phải đổi mới nhân sự trong giáo dục đại học mới có thể nâng cao chất lượng giáo dục. Nếu không làm điều này, Việt Nam khó có thể đổi mới đạt hiệu quả được. Việt Nam có nhiều nhà khoa học trẻ rất giỏi. Họ đã rất thành công trong và ngoài nước. Cần dành chỗ đứng cho nhân sự khoa học. Mặc dù Nhà nước phải đóng vai trò chủ chốt trong giáo dục nhưng phải đổi mới về vấn đề này.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Nhiều học giả Trung Quốc không công nhận "đường lưỡi bò"

Trong khi giới tướng lĩnh “diều hâu” cứ leo thang gây hấn, đòi thực hiện chủ quyền trên biển Đông dựa trên cái gọi là “đường chín đoạn”(“đường lưỡi bò”) thì nhiều học giả Trung Quốc vạch rõ con đường tự vẽ trên giấy này vô căn cứ.


 Một tàu cá Việt
Một tàu cá Việt Nam bị tàu tuần tra Trung Quốc (trái) áp sát ở quần đảo Hoàng Sa - Ảnh: THX

Điều này có thể thấy rõ tại hội thảo “Chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế” do Viện Nghiên cứu kinh tế và báo mạng Tân Lãng (sina.com.cn), Trung Quốc tổ chức vào tháng 6/2012. Tại hội thảo này, một số học giả nổi tiếng của Trung Quốc đã gióng lên những tiếng nói tỉnh táo, biết tôn trọng lẽ phải và sự thật.

Giáo sư Thịnh Hồng thuộc ĐH Sơn Đông thừa nhận một thực tế: quan điểm về chủ quyền lãnh thổ của người Trung Quốc là có “lệch lạc”. “Chúng ta không nên chỉ nghĩ lợi ích cho mình mà cần phải quan tâm đến lợi ích của toàn thể thế giới bằng cách tuân thủ các quy tắc quốc tế” - giáo sư Thịnh Hồng nhấn mạnh.

Không có chứng cớ

Giáo sư Lý Lệnh Hoa thuộc Trung tâm Tin tức hải dương Trung Quốc cho biết rất nhiều học giả Trung Quốc từng khẳng định “đường chín đoạn” là bản đồ không có thật bởi theo ông, “đường chín đoạn” này do Trung Quốc tự vẽ ra, không hề có kinh độ, vĩ độ cụ thể, cũng không có chứng cứ pháp lý.

Giáo sư Lý nhấn mạnh trong tranh chấp trên biển Đông, Trung Quốc luôn thiếu chứng cứ. Dẫn chứng: Bắc Kinh luôn tuyên bố Trung Quốc “có chủ quyền không thể tranh cãi” đối với bãi cạn Scarborough nhưng lại không đưa ra được bất kỳ bằng chứng cụ thể nào.

“Năm 1947, Trung Quốc đưa bãi cạn Scarborough vào đường chín đoạn, song không đưa ra được con số cụ thể về diện tích bãi cạn này. Trong khi đó, nó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Kiểu lập luận này của Trung Quốc là khập khiễng và áp đặt, không thấu tình đạt lý và Philippines lên tiếng về chủ quyền là chuyện đương nhiên” - giáo sư Lý nói.

Do vậy, theo ông, “đường chín đoạn” chỉ do Trung Quốc đơn phương đưa ra mà không được quốc gia nào thừa nhận. “Khi vẽ đường ranh giới trên biển, chúng ta cần căn cứ theo quy tắc quốc tế, không thể nói căn cứ vào lịch sử, tình trạng giàu nghèo, nhân khẩu của đất nước. Đó không phải là chứng cứ” - giáo sư Lý phân tích.

Trong khi đó, sách giáo khoa Trung Quốc luôn khẳng định đây là vùng biển của Trung Quốc, vô hình trung cung cấp thông tin sai lệch cho người dân. Trong khi đó, một số tờ báo lớn như Thời Báo Hoàn Cầu lại luôn đưa tin về biển Đông một cách thiên lệch, kích động, khuynh loát dư luận, cứ động một chút là đòi “động binh đánh người”.

Ông kiến nghị cần phải giải quyết tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS), tuyệt đối không sử dụng vũ lực. Trung Quốc cần căn cứ vào UNCLOS để vẽ lại bản đồ biển đảo. “Trung Quốc không thể sử dụng “đường chín đoạn” như hiện nay để tuyên bố chủ quyền” - giáo sư Lý nhấn mạnh. Các nước ven biển Đông cần vạch rõ khu vực đặc quyền kinh tế trước rồi mới tính đến chuyện khai thác chung.

Là người chứ không phải là thú

Cũng đề cập “đường chín đoạn”, giáo sư Thời Đoạn Hoằng  thuộc ĐH Nhân dân Trung Quốc cho rằng Trung Quốc đang đánh lận con đen về đường này. “Toàn bộ biển Đông thuộc về Trung Quốc ư? Gần đây báo chí chúng ta cũng lập lờ về vấn đề này. Nếu nói toàn bộ biển Đông là của Trung Quốc thì cả thế giới sẽ không chấp nhận đâu” - ông nhấn mạnh.

Từ góc độ một triết lý nhân sinh rất phải đạo, giáo sư Hà Quang Hộ, Viện triết học thuộc ĐH Nhân dân Trung Quốc, nhập đề: “Là người phải có nhân tính. Chúng ta đều là con người chứ không phải loài dã thú sống trong rừng sâu. Trong quan hệ giữa người với người, chúng ta phải tính đến lợi ích của người khác”. Đề cập vấn đề biển Đông, ông vạch rõ: “Nhìn vào bản đồ “đường chín đoạn” do chúng ta vẽ, người dân các nước sẽ phản ứng. Bởi nếu theo cái gọi là “đường chín đoạn” thì đường giới tuyến trên biển của Trung Quốc sẽ liếm tới đường bờ biển của Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Tôi không tin các quốc gia khu vực sẽ chấp nhận bản đồ này. Nếu biển Đông bị vẽ thành một đường biển quốc nội như thế thì các nước có tuyến vận tải đi ngang biển Đông cũng không thể chấp nhận”.

Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên các học giả Trung Quốc lên tiếng nói cảnh tỉnh của mình đối với chính quyền và dư luận Trung Quốc. Vào tháng 6/2011, họ cũng đã nêu lên các ý kiến tương tự. Lần đó, giáo sư Lưu Giang Vĩnh thuộc ĐH Thanh Hoa đã nêu rõ Trung Quốc cần tuân thủ nguyên tắc “cùng hợp tác và phát triển”. Học giả Ngô Sĩ Tồn nhấn mạnh Trung Quốc phải giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình. Nhà nghiên cứu Tiết Lực thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc đã cảnh báo nếu sử dụng vũ lực trên biển Đông, Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với sức ép to lớn từ cộng đồng quốc tế và như vậy, Trung Quốc đang tự tay hủy hoại môi trường thuận lợi và những cơ hội chiến lược để phát triển đất nước.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Giáo sư Tôn Thất Tùng - "ông tổ" ngành phẫu thuật gan Việt Nam

GS.VS.BS.AHLĐ Tôn Thất Tùng là danh nhân y học, một tri thức tiêu biểu của thời đại Hồ Chí Minh đã giã biệt chúng ta cách đây 30 năm, nhưng nhân dân Việt Nam, các thế hệ thầy thuốc Việt Nam và bạn bè thân thiết trên thế giới vẫn ghi nhớ mãi hình ảnh Giáo sư với tấm lòng tôn kính và biết ơn nhà bác học tài năng, một thầy thuốc kiệt xuất và một nhà giáo đức độ, mẫu mực.
Giáo sư đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động, Huân chương Hồ Chí Minh và Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học & Kỹ thuật. Giáo sư từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế 15 năm (từ 1947 đến 1961), Đại biểu Quốc hội liên tục 6 khóa liền (từ khóa II đến khóa VII).
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh ông tổ ngành phẫu thuật gan Việt Nam
Chân dung Giáo sư - Viện sĩ - Bác sĩ - Anh hùng lao động Tôn Thất Tùng
Xuất thân trong 1 gia đình quan lại ở Huế, Giáo sư là một trong những ông tổ nổi tiếng nhất, tiêu biểu nhất trong phẫu thuật hiện đại về gan. Các công trình của GS Tôn Thất Tùng là nguồn gốc cho nhiều tiến bộ lớn sau này của ngành phẫu thuật gan. Chính Giáo sư đã có công lao lớn trong việc tạo dựng và phát triển phương pháp phẫu thuật gan hiện đại trên toàn thế giới. Thậm chí đến hiện nay, tên của Giáo sư cũng như những công trình của Giáo sư vẫn được vinh danh trong mọi hội nghị về phẫu thuật gan.
Theo GS. Yves Lecompte, nhân chứng về sự phát triển Y học Việt Nam trong thế kỷ qua, người đã cùng GS. Tôn Thất Tùng đưa phẫu thuật tim vào Việt Nam đã có nhận xét: “Anh Tùng đã nhờ tôi giúp anh triển khai kỹ thuật mổ tim hở tại Hà Nội. Vào thời điểm đó (1974), ý tưởng của anh thật điên rồ. Song anh cứ nài nỉ tôi và thuyết phục tôi rằng đây là cơ hội duy nhất để thúc đẩy nền ngoại khoa của Việt Nam có bước nhảy vọt để tiếp cận nền y học của hiện đại, trên con đường thẳng tiến sáng tạo và rằng đó cũng là mục tiêu của anh kể từ khi kết thúc thời kỳ đô hộ Pháp. Tôi đã đồng ý. Và mọi việc đã thành công ngoài mong đợi.
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh ông tổ ngành phẫu thuật gan Việt Nam
Giáo sư lúc còn trẻ
Sự cống hiến của GS. Tôn Thất Tùng còn là những nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực giải phẫu gan và những hệ quả rút ra từ đó cho kỹ thuật phân chia mạch máu trong gan. Đây là 2 kỹ thuật ngoại khoa rất phức tạp không những được Giáo sư hoàn thành mà còn liên kết được 2 kỹ thuật này trong điều kiện hết sức khó khăn tại Việt Nam bấy giờ.
“Đặc biệt, trong phẫu thuật thế giới, số người được Huân chương vàng Lannelongue (Huân chương giải thưởng dành cho những nhà phẫu thuật tài năng nhất trên thế giới của Viện Hàn lâm Y học Pháp) như Giáo sư Tôn Thất Tùng còn quá hiếm, hiếm hơn cả số nhà vật lý được giải thưởng Nobel hay số nhà toán học được giải thưởng Fieds” - lời của cố GS. Hồ Đắc Di.
Từ năm 1946, Tôn Thất Tùng là bác sĩ chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và giáo sư rất được Bác Hồ yêu quý. Chính Bác Hồ là người đã đặt tên cho con trai đầu lòng của Giáo sư - Tôn Thất Bách, người sau này cũng đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực y học, từng là Phó giáo sư, Viện sĩ, Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội giai đoạn 1991-2004.
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh ông tổ ngành phẫu thuật gan Việt Nam
GS. Tôn Thất Tùng (người mặc complet trắng bên trái) hướng dẫn Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Bệnh viện Việt - Đức sau ngày Hà Nội giải phóng (10/10/1954)

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383