Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

Giáo sư Ngô Bảo Châu qua lời kẻ của mẹ

Mẹ của GS Ngô Bảo Châu - PGS.TS. Trần Lưu Vân Hiền hẹn tiếp tôi vào giờ nghỉ trưa tại Trường Trung cấp y dược Lê Hữu Trác (Hà Nội), nơi bà đang làm Phó Hiệu trưởng. Trước đây, bà công tác ở Bệnh viện Y học cổ truyền TW. PGS. Trần Lưu Vân Hiền đón tôi bằng một nụ cười nhẹ nhõm. Bà mang vẻ đẹp thanh lịch của người con gái Hà thành.
Tôi hỏi bà, cảm xúc của bà thế nào khi Ngô Bảo Châu đã quá nổi tiếng và được rất nhiều người yêu mến? PGS. Trần Lưu Vân Hiền giọng bâng khuâng: "Mới đây, trả lời PV Báo Thanh niên, Châu bảo, "Bổ đề cơ bản" là người bạn thân thiết của Châu suốt 15 năm qua, nhưng khi Châu chứng minh được bổ đề này thì nó lại là của mọi người, không còn là của riêng Châu nữa. Cô cũng vậy. Mừng cho con nhưng thấy lòng một chút hụt hẫng, trống trải, Châu được nhiều người biết đến thì cảm giác không thuộc về riêng mình nữa. Thỉnh thoảng cô điện thoại cho Châu nói đùa, mẹ quen với tuổi già cô đơn rồi, mẹ phải điện thoại cho con không con thành "vĩ nhân" mất, chẳng còn thời gian trò chuyện".
GS Ngô Bảo Châu và mẹ.
1. Đúng là đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ. Tôi chợt nhớ tới câu nói của ai đó khi ngồi nghe PGS. Trần Lưu Vân Hiền kể về năm tháng tuổi thơ của Ngô Bảo Châu. Suốt câu chuyện, tôi thấy bà lúc nào cũng thương Châu, xa xót khi thấy anh bận bịu làm toán, ôm đầu trước bài toán khó, ngay cả bây giờ khi anh đã 37 tuổi, đã có gia đình và ba đứa con gái xinh xắn, từ lâu đã quen cuộc sống tự lập xa gia đình. Có lẽ bởi trong thẳm sâu trái tim người mẹ, bà thấy Châu vẫn bé bỏng. Bà kể với tôi, nhiều lúc bà còn lo sợ, không muốn anh học nhiều như vậy vì sợ anh học toán nhiều thành lẩn thẩn thì khổ.
PGS. Trần Lưu Vân Hiền sinh Ngô Bảo Châu vào năm 1972 tại Hà Nội, thời điểm giặc Mỹ đang điên cuồng ném bom miền Bắc. Bố anh, GS.TSKH. Ngô Huy Cẩn vắng nhà liên miên, khi thì đi dạy học cho một số trường quân đội, khi thì đi làm nghiên cứu sinh ở Nga, thành ra mẹ trở thành người bạn thân thiết của Châu từ nhỏ. Châu yêu mẹ, sống tình cảm và đặc biệt, anh rất "tâm đầu ý hợp" với ông ngoại là ông Trần Lưu Hân, một cựu học sinh trường Bưởi và là người mở trường tư thục đầu tiên ở Hà Nội.
Kể về chuyện học của Ngô Bảo Châu, PGS. Trần Lưu Vân Hiền tâm sự, Châu thông minh từ nhỏ, cái gì cũng biết. Học mẫu giáo, các cô giáo gọi Châu là "viên ngọc". Những giờ có giáo viên dự, cô nào cũng muốn có Châu trong lớp. Châu học không phải vì yêu cầu của nhà trường mà là vì nhu cầu của bản thân Châu. Châu học một cách mê đắm, say mê môn toán từ nhỏ. Châu bảo mẹ, có đồng nào mẹ cứ mua sách toán về cho con, sách viết bằng tiếng gì cũng được, cả tiếng Ba Lan, nếu có Châu cũng luận ra được hết.
Có lần, Châu đi thi Olimpic toán học quốc tế trở về, mẹ dọn bàn học cho Châu. Chỉ riêng giấy nháp Châu làm toán đã chất một đống lớn. Mẹ nhìn mà chỉ thấy lòng rưng lệ vì thấy con học vất vả quá. Còn Châu mủm mỉm cười trêu mẹ: "Với đống giấy nháp này, con cũng xứng đáng được giải nhất mẹ nhỉ". Quả thật, năm đó (1988) Châu giành huy chương vàng với số điểm tuyệt đối 42/42. Năm sau, Châu lại tiếp tục đi thi Olimpic toán quốc tế và một lần nữa đăng quang huy chương vàng.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

"Phát hoảng" với với cách giải quyết Đề án cấp học bổng du học hết chỉ tiêu!

Cú “sốc” đột ngột
Cuộc gặp giữa phụ huynh, sinh viên (SV) trúng tuyển học bổng ngân sách nhà nước theo đề án 322 không được cử đi học năm 2012 với lãnh đạo Cục Đào tạo nước ngoài - Bộ GD-ĐT diễn ra trong không khí căng thẳng bởi thông báo của Bộ GD-ĐT gây ra một cú sốc lớn cho hơn 40 SV đang trong giai đoạn hoàn tất thủ tục du học trong năm nay tại các nước Pháp, Canada và Mỹ.
Vấn đề dẫn đến tình trạng bức xúc này là việc Bộ GD-ĐT thông báo về việc dừng tuyển sinh cũng như tạm dừng đưa ứng viên đi du học trong năm 2012 kèm theo phương án giải quyết được đưa ra là đợi đến khi đề án mới được phê duyệt hoặc lựa chọn các học bổng khác. Trong đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu ứng viên phải thông báo lựa chọn của mình trước ngày 1/6/2012 nếu không sẽ coi như không có nhu cầu đi du học.
Phụ huynh của Vũ Kiều Linh, SV ĐH Ngoại thương cho biết: "Thời hạn Bộ GD-ĐT đưa ra như vậy là “đánh đố” ứng viên. “Phần lớn các ứng viên chưa đi du học được đều thuộc khối tiếng Pháp. Trong khi danh sách Bộ GD-ĐT đưa ra chỉ còn có Ma-rốc là dùng ngôn ngữ này. Thử hỏi nếu là con cháu của mình, có phụ huynh nào yên tâm khi đáng nhẽ con mình được sang Pháp du học nay lại thay bằng Ma-rốc. Đấy là chưa kể chính sách của nhà nước là đưa các ứng viên tài năng học hỏi ở các nước tiên tiến. Vậy nếu như chuyển địa chỉ như vậy, mục tiêu này có đạt được không, có lãng phí công sức, nhân tài hay không?”.
Trao đổi với Dân trí, sinh viên Dương Thanh buồn rầu tâm sự:“Đầu năm 2011, tôi nhận được học bổng 322 - học bổng đi học đại học ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước. Cả nước chỉ có 94 SV được chọn, đó là những SV xuất sắc nhất. Tôi khăn gói từ Sài Gòn ra Hà Nội để tham gia khoá bồi dưỡng ngoại ngữ của Bộ tổ chức. Một năm học tiếng là một năm khó khăn chồng chất. Tôi nhận được học bổng đi Pháp nên phải học tiếng Pháp từ đầu. Vừa học tôi lại vừa phải đi gia sư, kiếm việc làm thêm để trang trải sinh hoạt phí đắt đỏ ở Hà Nội, tiền thi lấy chứng chỉ, tiền phỏng vấn với đại diện campusfrance... bao nhiêu là thứ tiền! Tôi vẫn hay bấm bụng chặc lưỡi “Thôi thì ráng hết năm nay, năm sau sang Pháp rồi Nhà nước sẽ chu cấp cho mình, sẽ tập trung được vào việc học!”. Sau bao cố gắng, tôi nhận được thư chấp nhận từ một trường đại học khá tốt ở Pháp. Ngày 15/5/2012, tôi nhận được thông báo dừng học bổng. Cục Đào tạo nước ngoài giải thích là kinh phí đã hết nên chúng tôi chỉ còn 2 lựa chọn. Một là, chúng tôi phải quyết định chuyển sang các nước khác Lào, Campuchia, Srilanka, Ma-rốc, Nga, Cuba... khi mà mọi thủ tục với trường ở Pháp của tôi đã hoàn tất, Hai là quay trở lại trường đại học mà tôi đã bỏ dở gần 2 năm”.
 
Cùng chung sự thất vọng này, thủ khoa ĐH Ngoại thương năm 2010 Tăng Văn Bình thuộc diện nhận học bổng đề án 322 và đã vượt qua được kỳ thi, lấy được chứng chỉ ngoại ngữ và gửi hồ sơ sang Mỹ để xét du học ngành Kinh tế. Trường học tại Mỹ đã đồng ý tiếp nhận và gửi thư mời nhập học. Bình chỉ chờ làm visa để sang nhập trường nữa là hoàn tất. Tương tự, Phạm Đức Hùng, huy chương vàng Olympic quốc tế môn Toán năm 2009, Hùng đã bảo lưu kết quả ĐH Ngoại thương để học ngoại ngữ theo đề án 322. Hiện Hùng hoàn tất hoàn tất hồ sơ để sang học tại một trường ĐH ở Mỹ, nhưng nay ước mơ này không còn.
 
Cũng buồn, thất vọng, sinh viên Thu Phương bức xúc: “Nằm ngoài 2.000 chỉ tiêu nên chúng tôi không còn cơ hội được cấp học bổng tại nước đã đăng kí nữa. Hoặc nếu muốn du học, thì phải chuyển qua học bổng hiệp định mà chính phủ Việt Nam kí với chính phủ các nước khác. Vậy là chúng tôi sẽ phải lựa chọn một điểm đến mới và làm lại tất cả từ con số không. Thực sự, trong gần hai năm qua, chúng tôi chưa nghĩ mình sẽ đến một nước nào khác với nguyện vọng ban đầu. Bây giờ còn không đến 2 tuần cho thời hạn 1/6 mà Bộ GD-ĐT đưa ra cho chúng tôi, chúng tôi vẫn chưa biết nên chọn nước nào trong số Nga, Cuba, Maroc… để hoàn tất hồ sơ đăng kí mới và nếu được chấp nhận thì từ nay đến ngày nhập học, chỉ còn 3 tháng để chuẩn bị tất cả”.
 
“Sốc” với cách giải quyết Đề án cấp học bổng du học hết chỉ tiêu!
Nỗi thất vọng trên gương mặt của các ứng viên du học theo đề án 322.
 
Trình với Chính phủ đề xuất phương án giải quyết!
 
Theo thống kê, hiện có 47 SV học đại học, ngoài ra còn hàng chục người học thạc sĩ bị trì hoãn kế hoạch du học bằng ngân sách nhà nước.
Giải thích của lãnh đạo Cục Đào tạo với nước ngoài về Đề án 322 là đến nay đã hoàn thành chỉ tiêu đào tạo cho giai đoạn 2 với 2.000 người, vì vậy Bộ GD-ĐT không được phép cử thêm người đi học mới trong năm 2012 và không được nhà nước cấp kinh phí để cử người đi học mới theo Đề án này nữa. Hiện nay Chính phủ đã đồng ý giao Bộ GD-ĐT xây dựng Đề án mới thay thế cho Đề án 356 (322) và trình Chính phủ trong tháng 6/2012. Năm 2013, nếu Đề án mới được phê duyệt thì sẽ tiếp tục cử các ứng viên đã trúng tuyển theo quyết định của nhà nước nhưng chưa đi học. Như vậy, nếu ứng viên không lựa chọn đi học ngay trong năm 2012 theo các chương trình học bổng khác thì họ vẫn có thể chờ năm sau đi học theo Đề án mới.
Tuy nhiên, các ứng viên có mặt trong buổi trao đổi ngày 21/5 đều không đồng ý với phương án này. Họ cho rằng việc chuẩn bị để đi du học đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian. Phương án hiện tại mà Bộ đưa ra không có tính thuyết phục, họ cho rằng ngay khi Bộ GD-ĐT nắm được tình hình của đề án thì cũng không kịp thời thông báo cho ứng viên để tìm ra phương án giải quyết hợp lý. Cùng thống nhất chung đề xuất với Bộ GD-ĐT và Chính phủ, các ứng viên đưa ra nguyện vọng được xét duyệt đúng thủ tục, đúng địa chỉ đã xét duyệt.
Trả lời các phụ huynh và sinh viên, ông Nguyễn Xuân Vang - Cục trưởng Cục đào tạo nước ngoài cho biết: “Khi thông báo tuyển sinh cho đề án 322 sắp kết thúc, để không bị gián đoạn việc cử giảng viên đi học nước ngoài, chúng tôi đã tính đến chuyện “gối” vào đề án học 911 (cho đối tượng học tiến sĩ làm giảng viên, đã được phê duyệt song chưa dược cấp kinh phí) nên tuyển vượt số lượng đi học tiến sĩ để “đón đầu”. Việc xác định chỉ tiêu là có kế hoạch, song do một số thủ tục cho đề án 911 chưa hoàn tất nên các chỉ tiêu đi học tiến sĩ “gối đầu” đã “chiếm dụng” bất đắc dĩ chỉ tiêu của đề án 322. Họ sẽ được chuyển sang đi học theo đề án 911 ngay trong năm 2012 khi đề án này được cấp kinh phí. Bộ GD-ĐT đã xây dựng đề án mới tương tự đề án 322 (trừ đối tượng giảng viên đi học tiến sĩ được thực hiện tiếp với đề án 911), sẽ trình Chính phủ phê duyệt vào tháng 6” và khi Đề án mới được phê duyệt sẽ có kinh phí cử những người trúng tuyển còn lại đi học.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Công thức thành công của Oxford và Cambridge

Không chỉ là hai trường đại học hàng đầu nước Anh với bề dày lịch sử và chất lượng giảng dạy, Oxford và Cambridge còn có chung rất nhiều truyền thống thú vị, độc đáo.
Phương thức học tập “1-1”

Rất hiếm các trường trên thế giới có khả năng theo đuổi phương thức một giảng viên kèm trực tiếp cho một học trò như tại Oxbridge (Oxford và Cambridge). Cả 2 trường đại học đều coi  đây là cách học tập hiệu quả nhất. Trong khi tại Oxford, cách giảng dạy này được gọi là “gia sư cá nhân” thì tại Cambridge đó là “giám sát học tập”.

Trường ĐH Oxford

Các cuộc đua thuyền

Rất nhiều trường đại học có các cuộc đua thuyền truyền thống nhưng rất ít trường đạt đến được quy mô của Oxbridge. Cuộc đua thuyền hàng năm giữa 2 trường đại học này nổi tiếng trên toàn thế giới, thu hút hàng ngàn người tới theo dõi và được truyền hình trực tiếp trên vô tuyến.

Những câu hỏi phỏng vấn kỳ quặc

Hiếm có trường đại học nào phỏng vấn những thí sinh dự thi những câu hỏi kỳ quặc và có vẻ không liên quan như Oxbridge. Ví dụ như: “Hãy kể cho tôi về một quả chuối?” “Bạn hay mơ gì nhất?”. Bạn có câu trả lời cho những câu hỏi này?

Cuộc đua thuyền hàng năm của 2 trường rất quy mô

Những môn thể thao “hiếm”

Chỉ tại 2 ngôi trường này, sinh viên mới có cơ hội tham gia những trò chơi đã “tuyệt chủng” như Fives là điển hình. Fives được coi là môn thể thao khai sinh ra rất nhiều trò chơi của hiện tại. Bạn đã từng nghe về môn thể thao này chưa? Nếu chưa, hãy thử khám phá nhé.

Ai giỏi được mặc áo xanh

Những chiếc áo đồng phục màu xanh của trường được dành riêng cho những vận động viên xuất sắc nhất trong các cuộc thi đấu hàng năm. Vì vậy, màu áo xanh đồng nghĩa với sự chiến thắng và là niềm tự hào của sinh viên Oxbridge.

Trường đại học Cambridge

Lực lượng cảnh sát riêng

Từ năm 2003, cả 2 ngôi trường này đều có lực lượng cảnh sát riêng, chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh trong toàn bộ khu vực bao quanh trường, quy mô không khác gì với một thành phố nhỏ!

Đi thi mặc quần áo sẫm màu

Không ai biết những luật lệ này có từ khi nào nhưng nếu một sinh viên Oxbridge trót mặc quần áo “sặc sỡ” vào ngày thi học kỳ thì sẽ ngay lập tức được mời về thay đồ và không được phép tham dự kỳ thi. Thông thường, sinh viên nam sẽ được yêu cầu mặc áo sơ mi trắng, comple và cà vạt đen. Sinh viên nữ diện áo sơ mi trắng với quần hoặc váy tối màu.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Bằng giả chỉ là vấn nạn trong giáo dục

Hàng trăm bạn đọc đã thẳng thắn chia sẻ suy nghĩ về vấn nạn bằng cấp giả và những hệ lụy khác của nền giáo dục nước nhà. Đa số thống nhất quan điểm: thà chịu đau một lần để "trị dứt bệnh" cho xã hội phát triển tốt đẹp hơn...


Cũng với quan điểm đó, Lam hoangminhlam@live.com thổ lộ: “Cách đây 6 - 7 năm tôi cũng đi gia sư cho 1 cô bé học lớp 9. Trước khi vào dạy có hỏi qua bố mẹ cô bé xem học hành thế nào và được trả lời rằng: toán, lý học rất tốt chỉ có môn Hoá là hơi kém. Sau khi dạy được 2 buổi thì nhận ra 1 sự thật phũ phàng. Cô bé chẳng biết một cái gì cả, học như 1 con vẹt không suy nghĩ. Khi bắt làm 1 bài trong sách giáo khoa thì em ý bảo bài này đã làm ở lớp rồi, thế nhưng mình vẫn bắt làm lại thì không làm được. Hỏi ra mới biết ở lớp em chép của bạn. Còn môn Lý thì ôi thôi, học thuộc lý thuyết làu làu, nhưng bảo áp dụng vào bài thì không biết làm thế nào. Thế mà hàng năm vẫn đạt học sinh giỏi mới sợ. Trước đây tôi có đọc bài "Tại sao lại có “Chùa Thầy” và "Tại sao sinh viên phải đi “Chùa Thầy”, thấy rất thích. Bài này cho tôi cái nhìn đa chiều về vấn đề dạy và học ở Việt Nam.

Mong rằng các nhà quản lý  đọc những bài như thế này để tìm ra biện pháp giải quyết tận gốc rễ của vấn đề” – độc giả này nhấn mạnh.   

Hàng loạt bằng giả đã bị thu giữ và đang tiếp tục xác minh. (Ảnh: PLTPHCM)
 
Lã Đinh Hưng Yên Ladinh7@gmail.com phân tích: “Thực trạng đáng buồn không thể vui được vì:

Thứ nhất là cơ quan chủ quản là Bộ GDĐT cũng chưa có đường đi đúng với hướng của mình. Bộ không hề có văn bản nào hướng dẫn về cách thi và học tại các trường đại học, nên người không đỗ vào trường này lại đỗ vào trường khác. Đến khi ra trường đều là tốt nghiệp đại học nên như nhau.

Thứ hai mở quá nhiều trường đại học và cao đẳng nên cứ trượt trường này lại vào trường khác. Thật quá buồn, đến nay hầu như các trường đều không tuyển đủ sinh viên.

Thứ ba hiện tại chúng ta có bao nhiêu sinh viên ra trường đã được đi làm, còn bao nhiêu vẫn đi làm những việc mà hầu như không phải học cũng làm được. Trong số những người đi làm có bao nhiêu là làm đúng ngành mình học. Thực tế buồn hơn là nhiều giới chức không học gì cũng vẫn giữ ghế... Hiện nay bằng cấp là tiêu chí, nhưng có lẽ chỉ đúng là 'tiêu trí' thôi!”
 
Theo Nguyễn Lê Lenguyen@yahoo.com, thì đến giờ chưa chấm dứt được nạn bằng cấp giả là vì chúng ta chưa “bắt đúng bệnh":  “Tôi cho rằng, chúng ta nhận diện việc mua, bán bằng cấp giả chưa chính xác. Một người lính mà nhận diện mục tiêu mù mờ thì sao có thể bắn trúng vòng 10 được? Ai chạy, ai mua, ai bán bằng cấp? Nhiều vụ việc lắm rồi, vậy chúng ta xử lý được mấy người  (có lẽ chỉ 1 phần triệu)?

Cũng giống như chống tham nhũng. Xử lý cho được những kẻ mua bằng giả ấy khó lắm. Họ không chỉ có ô, dù, mà chủ yếu là những kẻ lo lót kín kẽ rồi, có mác hẳn hoi, đang đà thăng tiến... Thành ra, xử lý bọn họ là rất khó. Mà ai xử họ chứ? Chẳng có anh dân đen nào to gan lớn mật dám làm đâu, đụng vào họ là mình chết trước...

Tôi xin nói rõ thêm, có một nơi xem ra bán bằng giả rất phổ biến, thịnh hành... mà còn được đủ mọi thứ.! Đó là những ngôi trường được phép mở hẳn hoi, nhưng chỉ dạy - học qua loa, rồi tìm mọi cách để học sinh có được bằng. Ngay cả một số khoa của các trường CĐ, ĐH cũng thế, học càng lên cao thì tiền mua tất nhiên càng đắt. Những cái học giả mà bằng thật ấy mới càng nguy hiểm vô cùng. Khổ nỗi ai cũng biết mà hình  như không ai có trách nhiệm để chấn chỉnh, sửa đổi...." 
 

Từ gia sư trở thành trông trẻ

Gần Tết, nhiều tờ rơi, quảng cáo đang được dán khắp các trường ĐH, các hộ gia đình chào mời “sinh viên làm bảo mẫu” với mức lương tối thiểu 60.000đ/giờ. nghề trông trẻ đã không còn là lao động giản đơn như trước...

Vào mỗi dịp cận Tết và hè, các bé được nghỉ học dài ngày trong khi cha mẹ vẫn phải đi làm, nên người trông trẻ (NTT) được “săn” ráo riết.
Với nhiều gia đình, điều kiện tuyển dụng “NTT chất lượng cao” không hề đơn giản: trình độ văn hóa tối thiểu 12/12, có bằng cấp liên quan đến sư phạm, kỹ năng chăm sóc trẻ (y tế, mầm non). Vì thế, không ít NTT có bằng cấp ĐH, thạc sĩ các ngành xã hội làm việc theo mùa vụ, theo giờ rất được trọng vọng trong cái nhìn của các gia đình.
Chị Phạm Thanh Nhàn (khu biệt thự Villa Sài Gòn Q.10, TP.HCM) chia sẻ: “Chúng tôi có hai cháu bé 3 và 10 tuổi. Theo kinh nghiệm của tôi, không nên thuê người giúp việc kiêm giữ trẻ. Nếu có thể, nên nhờ ông bà nội ngoại hoặc người thân nấu ăn giúp. NTT chỉ chuyên chăm sóc và vui chơi với trẻ vì chuyện ăn uống, thói quen sinh hoạt cá nhân của NTT ảnh hưởng rất lớn đến tính nết của trẻ sau này. Thêm vào đó, do các cháu học ở trường, một số học trường quốc tế nên ngay cả bố mẹ cũng không bắt kịp được sinh hoạt vui chơi của trẻ hiện nay, vì thế rất cần NTT có trình độ”.

Người giữ trẻ của Công ty Chuyên Việc.
Tiêu chuẩn của NTT ngoài tình yêu thương trẻ, còn phải biết dạy vẽ, giúp bé ráp vần, đọc mặt số, làm quen với chữ, tập đếm, hát, đọc thơ như một cô giáo. Với các bé từ lớp 1-5, NTT phải học và chơi cùng bé theo chương trình của nhà trường. Không chỉ là gia sư dạy bé môn tiếng Việt và toán, các cô hướng dẫn bé làm thủ công, học các môn cắt dán, may thêu với bé. Chị Đào Thị Huyền (khu chung cư cao cấp Phú Mỹ Hưng, Q.7, TP.HCM) cho biết: “Nếu chưa tìm được người có chuyên môn thì phải tìm các em học tối thiểu THPT, thậm chí phải tìm người rồi đào tạo từ từ”. Theo chị Huyền, việc “lên đời” một NTT tuy mất nhiều thời gian nhưng giữ người mới thật sự khó. Phải chăm sóc, tạo tình thân, quan tâm quà cáp như cô giáo riêng của con mới không bị người khác “giựt mối”.
Theo thống kê từ ngành giáo dục, TP.HCM đang thiếu khoảng 20.000 cô giáo mầm non, nên các giáo sinh, SV ngành sư phạm mầm non, SV các ngành xã hội, tâm lý đang ngày càng được săn đón. Cô Ngọc Huệ (thạc sĩ ngành tâm lý - Trường ĐH KHXH&NV) cho  biết, lúc còn là SV, cô nhận dạy kèm HS tiểu học rồi theo các bé hết 5 năm. Cô tâm sự: “Thực tế, đứa trẻ ảnh hưởng bởi NTT nhiều hơn cả bố mẹ, từ tính cách đến thói quen hành xử mỗi ngày”.
Hiện nay, tại các trung tâm giới thiệu việc làm, giá của NTT (có bằng cấp chuyên môn) khoảng hai triệu đồng/tháng/bé, làm việc tuần hai buổi, một buổi hai tiếng hoặc tính theo giờ trung bình 150.000đ/giờ/cô. Bà Trần Thị Túc (Trung tâm dịch vụ việc làm Trí Thức) nhận xét: “Nghề giữ trẻ đang có nhu cầu khá cao, cái nhìn về nghề cũng khác trước, NTT được các gia đình coi trọng chứ không chỉ là việc giữ trẻ và để sai vặt như xưa”.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Du học sinh làm thêm gia sư tại Pháp

Làm thêm là một cách tốt để các bạn du học sinh có thêm những khoản thu nhập trang trải cho cuộc sống, đồng thời giúp bạn tích lũy thêm vốn sống cần thiết cho bản thân. Hãy cùng lắng nghe các câu chuyện làm thêm được kể từ các DHS Việt Nam tại Pháp.
Chuyện tìm được công việc làm thêm ở Pháp hầu như đều thông qua các mối quan hệ quen biết, do bạn bè giới thiệu, thế chỗ người quen vào làm, rồi giới thiệu cho bạn bè thay vào chỗ làm cũ của mình. Việc một người tìm được chỗ làm tốt hơn, cũng cố giữ chỗ làm cho bạn bè mình là chuyện thường xuyên gặp đối với các sinh viên Việt Nam.

Đến mùa hè, các sinh viên Việt Nam thường làm 1 tập hồ sơ vài trăm tờ, rồi rải khắp các hàng ăn, siêu thị cầu may. Nếu may mắn, các bạn sẽ được một trong các nơi này liên lạc lại. Minh Euro (Montpellier, Pháp), đang làm nấu bếp tại 1 nhà hàng Nhật, bật mí thêm : “Nhưng thường thì mình có tay trong, tức là các mối quan hệ quen thì đảm bảo nhất, chỉ cần chút kiên nhẫn và chăm chỉ, kiểu gì cũng kiếm được việc làm”.

Du học sinh tại Pháp “bật mí” chuyện làm thêm
Minh Euro với công việc nấu bếp tại 1 nhà hàng


Sinh viên Việt Nam tại Pháp có lẽ đã rất quen thuộc với diễn đàn SVVN tại Pháp, nhất là mục tìm việc. Nếu chăm chỉ thường xuyên theo dõi các topic ở diễn đàn, các bạn cũng có thể tự tìm cho mình được 1 công việc phù hợp.

Ngoài ra, ở các trường đại học Pháp cũng có văn phòng giúp đỡ sinh viên, thường xuyên có dán các thông tin về việc làm. Các bạn có thể tìm việc thông qua chính trường học của mình.

Sinh viên Việt Nam tại Pháp không có nhiều sự lựa chọn cho việc làm thêm của mình. Các bạn nữ thường làm ở quầy tính tiền, sắp xếp hàng hóa, phụ bếp, rửa chén, dọn dẹp, trông trẻ. Giao hàng, bưng bê, nấu ăn,…lại là lựa chọn của các bạn nam.

“Nói chung có việc là có người, bất kể việc nặng nhọc như thế nào thì mình cũng phải làm. Vì việc thì ít, mà người thì nhiều. Anh em sinh viên Việt Nam mình thường phải làm ở nhà hàng châu Á, hàng ăn Trung Quốc, quán sushi Nhật,… Mà việc ở đó thì bóc lột lắm, ngoài việc chính ghi trên hợp đồng, mình còn phải làm đủ thứ việc không tên khác, tóm lại là cứ thấy việc thì phải làm tất”, Minh Euro nói thêm.

Tại Pháp, sinh viên nước ngoài được làm thêm 20 giờ/tuần.Việc phân chia giờ làm dựa trên thẻ lưu trú của các bạn.Và chính phủ Pháp sẽ trực tiếp quản lí hoạt động làm thêm này. Vậy nên, các bạn chỉ làm từ 2-2,5 tiếng mỗi ngày. Lương của các bạn sau khi tính thuế là 7,4 euro/ 1 giờ. Nhưng hầu như lương của sinh viên Việt Nam đều không có mức chung. 
 
Du học sinh tại Pháp “bật mí” chuyện làm thêm
Tay nghề nấu ăn của Minh Euro (Montpellier, Pháp) tăng lên đáng kể nhờ việc làm thêm


“Mình đang làm babysitter (trông trẻ) cho 1 bé trai, lương chỉ được có 7,16 euro thôi”, Mai Hương (Paris) chia sẻ. “Chuyện lương làm thêm hầu như phụ thuộc vào chủ. Ở một số nhà hàng châu Á thì mức lương chỉ có 4 euro/ 1 giờ, cùng lắm là 5 euro. Hiếm lắm mới có nhà hàng trả mức 7,4 euro/ giờ. Nhưng sinh viên mình vẫn xin vào làm việc, thậm chí là tranh nhau 1 chỗ làm”.

Mai Hương còn kể thêm: “Làm baby sister như mình tuy mệt, những chỉ cần kiên trì và nhẫn nại là sẽ làm được. Còn những việc như bồi bàn thì hầu như không được nghỉ mấy, trừ khi vào các dịp lễ. Còn công việc giao đồ pizza hay sushi thì tự do hơn, nhưng cũng rất nguy hiểm vì phải di chuyển nhiều, nhất là lúc mưa, tuyết, hay bão”.

Làm thêm là một cách tốt để các bạn du học sinh có thêm những khoản thu nhập trang trải cho cuộc sống, đồng thời giúp bạn tích lũy thêm vốn sống cần thiết cho bản thân. Hãy cùng lắng nghe các câu chuyện làm thêm được kể từ các DHS Việt Nam tại Pháp.

“Công việc của mình kiếm được từ 300- 600 euro/ tháng. Nếu chi tiêu tiết kiệm thì mỗi tháng mình có thể tự túc tiền nhà, tiền internet, tiền điện nước, thuê bao điện thoại, và điều đặc biệt nhất, vì mình làm ở nhà hàng, nên mình có thể tranh thủ ăn ở đây để tiết kiệm tiền ăn. Dành dụm được thì 1 năm mình cũng đủ tiền mua vé máy bay về nhà ăn tết”, Minh Euro hớn hở khoe.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Giáo sư Tạ Quang Bửu

Lễ kỷ niệm được tổ chức tại Hội trường mang tên ông, Hội trường Tạ Quang Bửu, thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội, nơi ông làm giám đốc từ 1956 đến 1961.

Đến dự Lễ kỷ niệm có cụ Hoàng Kim Oanh, vợ của cố Giáo sư Tạ Quang Bửu và thân nhân.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định cố Giáo sư Tạ Quang Bửu là người trợ lý đắc lực của Bác Hồ, góp phần quan trọng đưa đất nước vượt qua khó khăn. Trong lĩnh vực giáo dục, ông là người đặt nền móng cho nền giáo dục thi cử nghiêm túc… Ông là tấm gương sáng của việc học tập suốt đời, là người thầy của nhiều nhà khoa học, là người cống hiến hết mình vì sự nghiệp chung.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tặng hoa cụ bà Hoàng Kim Anh, vợ cố Giáo sư Tạ Quang Bửu.

Tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận cũng nhấn mạnh, với trọng trách là Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp trong thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra khốc liệt, cố Giáo sư Tạ Quang Bửu đã chỉ đạo hoạt động giáo dục và đào tạo, đảm bảo nhu cầu cán bộ khoa học cho tiền phương, bảo vệ đội ngũ cán bộ giảng dạy, học sinh sinh viên cũng như cơ sở vật chất của ngành.


“Có thể nói, thành tựu của nền giáo dục đại học thời kỳ chống Mỹ gắn liền với những đóng góp to lớn của Giáo sư Tạ Quang Bửu,” ông Luận nói.


Cố Giáo sư Tạ Quang Bửu sinh ngày 23/7/1910 trong một gia đình nhà giáo tại thôn Hoành Sơn, xã Nam Hoành, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.


Năm 1926, sau khi đỗ đầu tú tài bản xứ, đỗ đầu tú tài Tây ban Toán, ông được nhận học bổng của Hội Như Tây Du học và sang Pháp học. Ông thi đỗ vào Trường Centrale A Paris năm 1930, học toán ở các trường Đại học Paris và Đại học Bordeaux của Pháp, Đại học Oxford ở Anh.


Sau Cách mạng tháng Tám, ông được Bác Hồ giao làm Tham nghị trưởng Bộ Ngoại giao và là thành viên Hội đồng Kiến thiết Quốc gia.


Từ tháng 3/1946, dù chưa kết nạp Đảng, ông vẫn được tin tưởng giao trọng trách Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Tháng 7/1947, ông trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ tháng 8/1947 đến tháng 8/1948, ông làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng tối cao.


Từ tháng 9/1948 đến năm 1961, ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và kiêm nhiệm nhiều cương vị khác như Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội (từ 1956 đến 1961), Phó Chủ nhiệm kiêm Tổng thư ký Ủy ban Khoa học Nhà nước (năm 1959)…


Năm 1965 đến 1976 ông được giao làm Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Ông là một trong những người đặt nền móng cho Viện Khoa học Việt Nam; góp phần phát triển các ngành khoa học cơ bản như Địa lý, Địa chất, Hán - Nôm; đặt cơ sở đầu tiên để phát triển ngành Khảo cổ, Tin học; tạo tiền đề cho các ngành khoa học như Vật lý hạt nhân, Điều khiển học, Nhiệt đới hóa, Dầu khí… của Việt Nam.


Ông cũng là người có nhiều công lao trong việc xây dựng trường đại học kỹ thuật đầu tiên của đất nước, Trường đại học Bách khoa.


Khi giặc Mỹ thả thủy lôi phong tỏa toàn bộ đường biển Việt Nam, ngăn chặn sự chi viện của bạn bè quốc tế, ông đã trực tiếp chỉ đạo một tổ công tác đặc biệt nghiên cứu, chế tạo thành công thiết bị phá hủy thủy lôi bằng từ trường với hiệu quả cao.


Ông còn là Đại biểu Quốc hội liên tục từ khóa I đến khóa VI, Phó Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Xô.


Với những cống hiến to lớn của mình, ông đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương hạng Nhất như Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất…


Giáo sư Tạ Quang Bửu mất ngày 21/8/1986 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt-Xô, thọ 76 tuổi.


Để tưởng nhớ đến cố Giáo sư Tạ Quang Bửu, đã có nhiều công trình mang tên ông như Trường trung học phổ thông Tạ Quang Bửu ở TPHCM, Giải thưởng Tạ Quang Bửu ở Huế, tàu khảo sát đo đạc biển Tạ Quang Bửu của Quân chủng Hải quân, Thư viện Tạ Quang Bửu của Đại học Bách khoa Hà Nội.


Tên ông còn được đặt cho các con đường ở sáu thành phố là Hà Nội, TPHCM, Thanh Hóa, Đông Hà, Huế và Đà Nẵng.
 
 
T




Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383