Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Bằng giả chỉ là vấn nạn trong giáo dục

Hàng trăm bạn đọc đã thẳng thắn chia sẻ suy nghĩ về vấn nạn bằng cấp giả và những hệ lụy khác của nền giáo dục nước nhà. Đa số thống nhất quan điểm: thà chịu đau một lần để "trị dứt bệnh" cho xã hội phát triển tốt đẹp hơn...


Cũng với quan điểm đó, Lam hoangminhlam@live.com thổ lộ: “Cách đây 6 - 7 năm tôi cũng đi gia sư cho 1 cô bé học lớp 9. Trước khi vào dạy có hỏi qua bố mẹ cô bé xem học hành thế nào và được trả lời rằng: toán, lý học rất tốt chỉ có môn Hoá là hơi kém. Sau khi dạy được 2 buổi thì nhận ra 1 sự thật phũ phàng. Cô bé chẳng biết một cái gì cả, học như 1 con vẹt không suy nghĩ. Khi bắt làm 1 bài trong sách giáo khoa thì em ý bảo bài này đã làm ở lớp rồi, thế nhưng mình vẫn bắt làm lại thì không làm được. Hỏi ra mới biết ở lớp em chép của bạn. Còn môn Lý thì ôi thôi, học thuộc lý thuyết làu làu, nhưng bảo áp dụng vào bài thì không biết làm thế nào. Thế mà hàng năm vẫn đạt học sinh giỏi mới sợ. Trước đây tôi có đọc bài "Tại sao lại có “Chùa Thầy” và "Tại sao sinh viên phải đi “Chùa Thầy”, thấy rất thích. Bài này cho tôi cái nhìn đa chiều về vấn đề dạy và học ở Việt Nam.

Mong rằng các nhà quản lý  đọc những bài như thế này để tìm ra biện pháp giải quyết tận gốc rễ của vấn đề” – độc giả này nhấn mạnh.   

Hàng loạt bằng giả đã bị thu giữ và đang tiếp tục xác minh. (Ảnh: PLTPHCM)
 
Lã Đinh Hưng Yên Ladinh7@gmail.com phân tích: “Thực trạng đáng buồn không thể vui được vì:

Thứ nhất là cơ quan chủ quản là Bộ GDĐT cũng chưa có đường đi đúng với hướng của mình. Bộ không hề có văn bản nào hướng dẫn về cách thi và học tại các trường đại học, nên người không đỗ vào trường này lại đỗ vào trường khác. Đến khi ra trường đều là tốt nghiệp đại học nên như nhau.

Thứ hai mở quá nhiều trường đại học và cao đẳng nên cứ trượt trường này lại vào trường khác. Thật quá buồn, đến nay hầu như các trường đều không tuyển đủ sinh viên.

Thứ ba hiện tại chúng ta có bao nhiêu sinh viên ra trường đã được đi làm, còn bao nhiêu vẫn đi làm những việc mà hầu như không phải học cũng làm được. Trong số những người đi làm có bao nhiêu là làm đúng ngành mình học. Thực tế buồn hơn là nhiều giới chức không học gì cũng vẫn giữ ghế... Hiện nay bằng cấp là tiêu chí, nhưng có lẽ chỉ đúng là 'tiêu trí' thôi!”
 
Theo Nguyễn Lê Lenguyen@yahoo.com, thì đến giờ chưa chấm dứt được nạn bằng cấp giả là vì chúng ta chưa “bắt đúng bệnh":  “Tôi cho rằng, chúng ta nhận diện việc mua, bán bằng cấp giả chưa chính xác. Một người lính mà nhận diện mục tiêu mù mờ thì sao có thể bắn trúng vòng 10 được? Ai chạy, ai mua, ai bán bằng cấp? Nhiều vụ việc lắm rồi, vậy chúng ta xử lý được mấy người  (có lẽ chỉ 1 phần triệu)?

Cũng giống như chống tham nhũng. Xử lý cho được những kẻ mua bằng giả ấy khó lắm. Họ không chỉ có ô, dù, mà chủ yếu là những kẻ lo lót kín kẽ rồi, có mác hẳn hoi, đang đà thăng tiến... Thành ra, xử lý bọn họ là rất khó. Mà ai xử họ chứ? Chẳng có anh dân đen nào to gan lớn mật dám làm đâu, đụng vào họ là mình chết trước...

Tôi xin nói rõ thêm, có một nơi xem ra bán bằng giả rất phổ biến, thịnh hành... mà còn được đủ mọi thứ.! Đó là những ngôi trường được phép mở hẳn hoi, nhưng chỉ dạy - học qua loa, rồi tìm mọi cách để học sinh có được bằng. Ngay cả một số khoa của các trường CĐ, ĐH cũng thế, học càng lên cao thì tiền mua tất nhiên càng đắt. Những cái học giả mà bằng thật ấy mới càng nguy hiểm vô cùng. Khổ nỗi ai cũng biết mà hình  như không ai có trách nhiệm để chấn chỉnh, sửa đổi...." 
 

Từ gia sư trở thành trông trẻ

Gần Tết, nhiều tờ rơi, quảng cáo đang được dán khắp các trường ĐH, các hộ gia đình chào mời “sinh viên làm bảo mẫu” với mức lương tối thiểu 60.000đ/giờ. nghề trông trẻ đã không còn là lao động giản đơn như trước...

Vào mỗi dịp cận Tết và hè, các bé được nghỉ học dài ngày trong khi cha mẹ vẫn phải đi làm, nên người trông trẻ (NTT) được “săn” ráo riết.
Với nhiều gia đình, điều kiện tuyển dụng “NTT chất lượng cao” không hề đơn giản: trình độ văn hóa tối thiểu 12/12, có bằng cấp liên quan đến sư phạm, kỹ năng chăm sóc trẻ (y tế, mầm non). Vì thế, không ít NTT có bằng cấp ĐH, thạc sĩ các ngành xã hội làm việc theo mùa vụ, theo giờ rất được trọng vọng trong cái nhìn của các gia đình.
Chị Phạm Thanh Nhàn (khu biệt thự Villa Sài Gòn Q.10, TP.HCM) chia sẻ: “Chúng tôi có hai cháu bé 3 và 10 tuổi. Theo kinh nghiệm của tôi, không nên thuê người giúp việc kiêm giữ trẻ. Nếu có thể, nên nhờ ông bà nội ngoại hoặc người thân nấu ăn giúp. NTT chỉ chuyên chăm sóc và vui chơi với trẻ vì chuyện ăn uống, thói quen sinh hoạt cá nhân của NTT ảnh hưởng rất lớn đến tính nết của trẻ sau này. Thêm vào đó, do các cháu học ở trường, một số học trường quốc tế nên ngay cả bố mẹ cũng không bắt kịp được sinh hoạt vui chơi của trẻ hiện nay, vì thế rất cần NTT có trình độ”.

Người giữ trẻ của Công ty Chuyên Việc.
Tiêu chuẩn của NTT ngoài tình yêu thương trẻ, còn phải biết dạy vẽ, giúp bé ráp vần, đọc mặt số, làm quen với chữ, tập đếm, hát, đọc thơ như một cô giáo. Với các bé từ lớp 1-5, NTT phải học và chơi cùng bé theo chương trình của nhà trường. Không chỉ là gia sư dạy bé môn tiếng Việt và toán, các cô hướng dẫn bé làm thủ công, học các môn cắt dán, may thêu với bé. Chị Đào Thị Huyền (khu chung cư cao cấp Phú Mỹ Hưng, Q.7, TP.HCM) cho biết: “Nếu chưa tìm được người có chuyên môn thì phải tìm các em học tối thiểu THPT, thậm chí phải tìm người rồi đào tạo từ từ”. Theo chị Huyền, việc “lên đời” một NTT tuy mất nhiều thời gian nhưng giữ người mới thật sự khó. Phải chăm sóc, tạo tình thân, quan tâm quà cáp như cô giáo riêng của con mới không bị người khác “giựt mối”.
Theo thống kê từ ngành giáo dục, TP.HCM đang thiếu khoảng 20.000 cô giáo mầm non, nên các giáo sinh, SV ngành sư phạm mầm non, SV các ngành xã hội, tâm lý đang ngày càng được săn đón. Cô Ngọc Huệ (thạc sĩ ngành tâm lý - Trường ĐH KHXH&NV) cho  biết, lúc còn là SV, cô nhận dạy kèm HS tiểu học rồi theo các bé hết 5 năm. Cô tâm sự: “Thực tế, đứa trẻ ảnh hưởng bởi NTT nhiều hơn cả bố mẹ, từ tính cách đến thói quen hành xử mỗi ngày”.
Hiện nay, tại các trung tâm giới thiệu việc làm, giá của NTT (có bằng cấp chuyên môn) khoảng hai triệu đồng/tháng/bé, làm việc tuần hai buổi, một buổi hai tiếng hoặc tính theo giờ trung bình 150.000đ/giờ/cô. Bà Trần Thị Túc (Trung tâm dịch vụ việc làm Trí Thức) nhận xét: “Nghề giữ trẻ đang có nhu cầu khá cao, cái nhìn về nghề cũng khác trước, NTT được các gia đình coi trọng chứ không chỉ là việc giữ trẻ và để sai vặt như xưa”.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Du học sinh làm thêm gia sư tại Pháp

Làm thêm là một cách tốt để các bạn du học sinh có thêm những khoản thu nhập trang trải cho cuộc sống, đồng thời giúp bạn tích lũy thêm vốn sống cần thiết cho bản thân. Hãy cùng lắng nghe các câu chuyện làm thêm được kể từ các DHS Việt Nam tại Pháp.
Chuyện tìm được công việc làm thêm ở Pháp hầu như đều thông qua các mối quan hệ quen biết, do bạn bè giới thiệu, thế chỗ người quen vào làm, rồi giới thiệu cho bạn bè thay vào chỗ làm cũ của mình. Việc một người tìm được chỗ làm tốt hơn, cũng cố giữ chỗ làm cho bạn bè mình là chuyện thường xuyên gặp đối với các sinh viên Việt Nam.

Đến mùa hè, các sinh viên Việt Nam thường làm 1 tập hồ sơ vài trăm tờ, rồi rải khắp các hàng ăn, siêu thị cầu may. Nếu may mắn, các bạn sẽ được một trong các nơi này liên lạc lại. Minh Euro (Montpellier, Pháp), đang làm nấu bếp tại 1 nhà hàng Nhật, bật mí thêm : “Nhưng thường thì mình có tay trong, tức là các mối quan hệ quen thì đảm bảo nhất, chỉ cần chút kiên nhẫn và chăm chỉ, kiểu gì cũng kiếm được việc làm”.

Du học sinh tại Pháp “bật mí” chuyện làm thêm
Minh Euro với công việc nấu bếp tại 1 nhà hàng


Sinh viên Việt Nam tại Pháp có lẽ đã rất quen thuộc với diễn đàn SVVN tại Pháp, nhất là mục tìm việc. Nếu chăm chỉ thường xuyên theo dõi các topic ở diễn đàn, các bạn cũng có thể tự tìm cho mình được 1 công việc phù hợp.

Ngoài ra, ở các trường đại học Pháp cũng có văn phòng giúp đỡ sinh viên, thường xuyên có dán các thông tin về việc làm. Các bạn có thể tìm việc thông qua chính trường học của mình.

Sinh viên Việt Nam tại Pháp không có nhiều sự lựa chọn cho việc làm thêm của mình. Các bạn nữ thường làm ở quầy tính tiền, sắp xếp hàng hóa, phụ bếp, rửa chén, dọn dẹp, trông trẻ. Giao hàng, bưng bê, nấu ăn,…lại là lựa chọn của các bạn nam.

“Nói chung có việc là có người, bất kể việc nặng nhọc như thế nào thì mình cũng phải làm. Vì việc thì ít, mà người thì nhiều. Anh em sinh viên Việt Nam mình thường phải làm ở nhà hàng châu Á, hàng ăn Trung Quốc, quán sushi Nhật,… Mà việc ở đó thì bóc lột lắm, ngoài việc chính ghi trên hợp đồng, mình còn phải làm đủ thứ việc không tên khác, tóm lại là cứ thấy việc thì phải làm tất”, Minh Euro nói thêm.

Tại Pháp, sinh viên nước ngoài được làm thêm 20 giờ/tuần.Việc phân chia giờ làm dựa trên thẻ lưu trú của các bạn.Và chính phủ Pháp sẽ trực tiếp quản lí hoạt động làm thêm này. Vậy nên, các bạn chỉ làm từ 2-2,5 tiếng mỗi ngày. Lương của các bạn sau khi tính thuế là 7,4 euro/ 1 giờ. Nhưng hầu như lương của sinh viên Việt Nam đều không có mức chung. 
 
Du học sinh tại Pháp “bật mí” chuyện làm thêm
Tay nghề nấu ăn của Minh Euro (Montpellier, Pháp) tăng lên đáng kể nhờ việc làm thêm


“Mình đang làm babysitter (trông trẻ) cho 1 bé trai, lương chỉ được có 7,16 euro thôi”, Mai Hương (Paris) chia sẻ. “Chuyện lương làm thêm hầu như phụ thuộc vào chủ. Ở một số nhà hàng châu Á thì mức lương chỉ có 4 euro/ 1 giờ, cùng lắm là 5 euro. Hiếm lắm mới có nhà hàng trả mức 7,4 euro/ giờ. Nhưng sinh viên mình vẫn xin vào làm việc, thậm chí là tranh nhau 1 chỗ làm”.

Mai Hương còn kể thêm: “Làm baby sister như mình tuy mệt, những chỉ cần kiên trì và nhẫn nại là sẽ làm được. Còn những việc như bồi bàn thì hầu như không được nghỉ mấy, trừ khi vào các dịp lễ. Còn công việc giao đồ pizza hay sushi thì tự do hơn, nhưng cũng rất nguy hiểm vì phải di chuyển nhiều, nhất là lúc mưa, tuyết, hay bão”.

Làm thêm là một cách tốt để các bạn du học sinh có thêm những khoản thu nhập trang trải cho cuộc sống, đồng thời giúp bạn tích lũy thêm vốn sống cần thiết cho bản thân. Hãy cùng lắng nghe các câu chuyện làm thêm được kể từ các DHS Việt Nam tại Pháp.

“Công việc của mình kiếm được từ 300- 600 euro/ tháng. Nếu chi tiêu tiết kiệm thì mỗi tháng mình có thể tự túc tiền nhà, tiền internet, tiền điện nước, thuê bao điện thoại, và điều đặc biệt nhất, vì mình làm ở nhà hàng, nên mình có thể tranh thủ ăn ở đây để tiết kiệm tiền ăn. Dành dụm được thì 1 năm mình cũng đủ tiền mua vé máy bay về nhà ăn tết”, Minh Euro hớn hở khoe.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Giáo sư Tạ Quang Bửu

Lễ kỷ niệm được tổ chức tại Hội trường mang tên ông, Hội trường Tạ Quang Bửu, thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội, nơi ông làm giám đốc từ 1956 đến 1961.

Đến dự Lễ kỷ niệm có cụ Hoàng Kim Oanh, vợ của cố Giáo sư Tạ Quang Bửu và thân nhân.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định cố Giáo sư Tạ Quang Bửu là người trợ lý đắc lực của Bác Hồ, góp phần quan trọng đưa đất nước vượt qua khó khăn. Trong lĩnh vực giáo dục, ông là người đặt nền móng cho nền giáo dục thi cử nghiêm túc… Ông là tấm gương sáng của việc học tập suốt đời, là người thầy của nhiều nhà khoa học, là người cống hiến hết mình vì sự nghiệp chung.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tặng hoa cụ bà Hoàng Kim Anh, vợ cố Giáo sư Tạ Quang Bửu.

Tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận cũng nhấn mạnh, với trọng trách là Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp trong thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra khốc liệt, cố Giáo sư Tạ Quang Bửu đã chỉ đạo hoạt động giáo dục và đào tạo, đảm bảo nhu cầu cán bộ khoa học cho tiền phương, bảo vệ đội ngũ cán bộ giảng dạy, học sinh sinh viên cũng như cơ sở vật chất của ngành.


“Có thể nói, thành tựu của nền giáo dục đại học thời kỳ chống Mỹ gắn liền với những đóng góp to lớn của Giáo sư Tạ Quang Bửu,” ông Luận nói.


Cố Giáo sư Tạ Quang Bửu sinh ngày 23/7/1910 trong một gia đình nhà giáo tại thôn Hoành Sơn, xã Nam Hoành, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.


Năm 1926, sau khi đỗ đầu tú tài bản xứ, đỗ đầu tú tài Tây ban Toán, ông được nhận học bổng của Hội Như Tây Du học và sang Pháp học. Ông thi đỗ vào Trường Centrale A Paris năm 1930, học toán ở các trường Đại học Paris và Đại học Bordeaux của Pháp, Đại học Oxford ở Anh.


Sau Cách mạng tháng Tám, ông được Bác Hồ giao làm Tham nghị trưởng Bộ Ngoại giao và là thành viên Hội đồng Kiến thiết Quốc gia.


Từ tháng 3/1946, dù chưa kết nạp Đảng, ông vẫn được tin tưởng giao trọng trách Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Tháng 7/1947, ông trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ tháng 8/1947 đến tháng 8/1948, ông làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng tối cao.


Từ tháng 9/1948 đến năm 1961, ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và kiêm nhiệm nhiều cương vị khác như Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội (từ 1956 đến 1961), Phó Chủ nhiệm kiêm Tổng thư ký Ủy ban Khoa học Nhà nước (năm 1959)…


Năm 1965 đến 1976 ông được giao làm Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Ông là một trong những người đặt nền móng cho Viện Khoa học Việt Nam; góp phần phát triển các ngành khoa học cơ bản như Địa lý, Địa chất, Hán - Nôm; đặt cơ sở đầu tiên để phát triển ngành Khảo cổ, Tin học; tạo tiền đề cho các ngành khoa học như Vật lý hạt nhân, Điều khiển học, Nhiệt đới hóa, Dầu khí… của Việt Nam.


Ông cũng là người có nhiều công lao trong việc xây dựng trường đại học kỹ thuật đầu tiên của đất nước, Trường đại học Bách khoa.


Khi giặc Mỹ thả thủy lôi phong tỏa toàn bộ đường biển Việt Nam, ngăn chặn sự chi viện của bạn bè quốc tế, ông đã trực tiếp chỉ đạo một tổ công tác đặc biệt nghiên cứu, chế tạo thành công thiết bị phá hủy thủy lôi bằng từ trường với hiệu quả cao.


Ông còn là Đại biểu Quốc hội liên tục từ khóa I đến khóa VI, Phó Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Xô.


Với những cống hiến to lớn của mình, ông đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương hạng Nhất như Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất…


Giáo sư Tạ Quang Bửu mất ngày 21/8/1986 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt-Xô, thọ 76 tuổi.


Để tưởng nhớ đến cố Giáo sư Tạ Quang Bửu, đã có nhiều công trình mang tên ông như Trường trung học phổ thông Tạ Quang Bửu ở TPHCM, Giải thưởng Tạ Quang Bửu ở Huế, tàu khảo sát đo đạc biển Tạ Quang Bửu của Quân chủng Hải quân, Thư viện Tạ Quang Bửu của Đại học Bách khoa Hà Nội.


Tên ông còn được đặt cho các con đường ở sáu thành phố là Hà Nội, TPHCM, Thanh Hóa, Đông Hà, Huế và Đà Nẵng.
 
 
T




Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Giáo sư người Singapore khẳng định Trung Quốc “có những quyết định sai lầm”

Giáo sư người Singapore Kishore Mahbubani được độc giả ngoài vùng Đông Nam Á biết đến với các tác phẩm khẳng định phương Tây đang đi xuống và trật tự thế giới mới sẽ thuộc về châu Á, với vai trò dẫn đầu của Trung Quốc.

Nhưng trong Bấm bài bình luận hôm 26/7, người đứng đầu Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu ở Singapore than phiền "sau 30 năm khôn khéo về địa chính trị, người Trung Quốc dường như đang trên đà để mất sự khôn khéo đó ngay khi họ cần nó nhất".

Ông cho rằng Trung Quốc đã phạm sai lầm lớn tại hội nghị Asean ở Campuchia hồi tháng Bảy, khi Asean lần đầu tiên trong lịch sử không đưa ra được tuyên bố chung.

Chủ nhà Campuchia không muốn bản tuyên bố nhắc đến tranh chấp Biển Đông.

Giáo sư Kishore Mahbubani nói: "Cả thế giới, gồm đa số các nước Asean, xem lập trường của Campuchia là do sức ép to lớn của Trung Quốc."

Ông nói Trung Quốc "thắng trận chiến tuyên bố chung, nhưng có thể đã đánh mất 20 năm gây dựng thiện chí".

"Quan trọng nhất, các lãnh đạo trước đây của Trung Quốc tính toán rằng một Asean mạnh và đoàn kết là đệm chắn hữu ích chống lại mọi chiến lược kiềm chế của Mỹ."

"Nay, khi chia rẽ Asean, Trung Quốc đã giúp Mỹ có cơ hội địa chính trị tốt nhất trong vùng."

"Nếu Đặng Tiểu Bình còn sống, ông sẽ lo ngại sâu sắc," tác giả cảm thán.

Tấm bản đồ “đeo cùm vào cổ”

Đáng chú ý, vị giáo sư người Singapore dành nhiều đoạn trong bài để chỉ trích yêu sách đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) của Trung Quốc.

Giáo sư Kishore Mahbubani nói đường đứt khúc 9 đoạn này "có thể sẽ chỉ là cái cùm lớn đeo vào cổ Trung Quốc".

TQ được cho là đã mua được ghế chủ tịch Asean của Campuchia.
TQ được cho là đã "mua được ghế chủ tịch Asean" của Campuchia.
Nhắc lại ngày 7/5/2009, Trung Quốc đã gửi Công hàm, trong đó kèm bản đồ có hình “đường lưỡi bò”, lên Liên Hiệp Quốc (LHQ).

Công hàm này nhằm phản đối báo cáo chung về thềm lục địa mở rộng của Việt Nam và Malaysia cũng như báo cáo về thềm lục địa mở rộng của riêng Việt Nam.

Ông nói việc gửi kèm bản đồ năm 2009 của Trung Quốc là "không khôn ngoan" vì đó là lần đầu tiên Bắc Kinh kèm bản đồ trong văn thư chính thức cho LHQ.

"Sau khi đệ trình đường đứt khúc 9 đoạn lên LHQ, Trung Quốc bước vào thế không lối ra, vì khó khăn của việc biện hộ cho bản đồ theo luật quốc tế."

"Như sử gia lớn Wang Gungwu đã chỉ ra, các bản đồ đầu tiên đòi Biển Nam Trung Hoa là của người Nhật, và được Trung Hoa Dân Quốc thừa kế," theo nhà nghiên cứu này.

Ông nói tiếp: "Ở trong nước, đường 9 đoạn có thể gây rắc rối cho chính phủ khi đem lại cho những người chỉ trích một vũ khí hữu ích."

"Mọi dấu hiệu thỏa hiệp sẽ gây khó chính trị cho giới chức," ông nói.

Ông khẳng định Trung Quốc "sẽ phải tìm cách để thỏa hiệp quanh đường 9 đoạn".

"Họ đã ngầm làm thế rồi. Mặc dù đường này bao gồm cả vùng biển đông bắc của đảo Natuna thuộc Indonesia, chính phủ Trung Quốc khẳng định với Indonesia rằng Trung Quốc không đòi đảo Natuna hay Vùng Đặc quyền Kinh tế của nước này."

“Đa nguyên chính trị”

Ông nói cả Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đều sẵn lòng nhượng bộ về lãnh thổ để giải quyết tranh chấp.

"Điều này giải thích vì sao Trung Quốc rộng rãi với Nga trong việc xác định biên giới."

"Mao và Đặng làm được vì cả hai đem lại cho Trung Quốc sự lãnh đạo mạnh mẽ."

"Thách thức hiện nay cho thế giới là Trung Quốc đã trở nên đa nguyên chính trị: không lãnh đạo nào đủ mạnh để có nhượng bộ đơn phương khôn ngoan," học giả người Singapore nhận xét.

Giữa rất nhiều bình luận hàng ngày về Trung Quốc và Biển Đông của giới quan sát, sự chê trách của ông Kishore Mahbubani có thể được giới học giả Trung Quốc chú ý vì lâu nay ông vẫn chê phương Tây và dự đoán Trung Quốc sẽ thay Mỹ ở vị trí số một thế giới.
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Giáo sư Việt Nam được tặng Giải thưởng Cino del Duca 2012

Hai năm gần đây, các nhà khoa học và người dân Việt Nam ta, ở trong nước cũng như ở nước ngoài, liên tiếp đón nhận những tin vui, mang lại niềm tự hào cho Tổ quốc: GS Ngô Bảo Châu được Hiệp hội Toán học thế giới tặng Huy chương Fields (2010), GS Hoàng Tụy được Hiệp hội quốc tế Tối ưu toàn cục tặng Giải thưởng Constantin Caratheodory (2011), GS Trần Thanh Vân được Viện Vật lý Mỹ tặng Huy chương Tate (2012) và, mới đây nhất, GS Trịnh Xuân Thuận được Học viện Pháp quốc tặng Giải thưởng thế giới Cino del Duca (2012).

GS Trịnh Xuân Thuận được tặng Giải thưởng Cino del Duca 2012
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương và GS Nguyễn Văn Hiệu thân mật tiếp các nhà vật lý Việt Nam ở nước ngoài về Hà Nội dự Gặp gỡ Việt Nam. Từ trái sang phải: GS Trần Minh Tâm (Thụy Sĩ), GS Trịnh Xuân Thuận (Mỹ), GS Đàm Thanh Sơn (Mỹ), GS Trần Thanh Vân (Pháp) và GS Phạm Quang Hưng (Mỹ)


Học viện Pháp quốc (Institut de France) là tổ chức khoa học danh giá nhất nước Pháp, được sự bảo trợ của Tổng thống nước Cộng hòa, thành lập năm 1795, cách nay hơn hai thế kỷ. Học viện bao gồm 5 viện hàn lâm: Viện Hàn lâm Pháp (Académie française), Viện Hàn lâm Văn khắc và Mỹ văn (Académie des inscriptions et belles lettres), Viện Hàn lâm Khoa học (Académie des sciences), Viện Hàn lâm Mỹ thuật (Académie des beaux-arts), Viện Hàn lâm khoa học đạo đức và chính trị (Académie des sciences morales et politiques).

Chiều qua, 9/5/2012, tác giả bài báo này nhận được email của một người bạn từ Charlottesville, bang Virginia (Mỹ), kèm theo bức sao chụp bản thông cáo của Học viện Pháp quốc cho biết: Học viện này vừa quyết định trao tặng GS Trịnh Xuân Thuận, nhà văn, nhà thiên văn học, Giải thưởng thế giới Cino del Duca 2012 (Le Prix mondial Cino del Duca 2012) kèm theo số tiền 300.000 euro, nhằm vinh danh tác giả các công trình phổ biến tri thức khoa học được lưu hành rộng rãi trên thế giới Lễ trao tặng sẽ diễn ra vào lúc 15 giờ ngày thứ tư 6/6/2012 tại Viện Hàn lâm Pháp (thuộc Học viện Pháp quốc).

GS Trịnh Xuân Thuận được tặng Giải thưởng Cino del Duca 2012
GS Trịnh Xuân Thuận (giữa) chụp ảnh lưu niệm với tác giả và GS Phạm Quang Hưng (phải) tại Gặp gỡ Blois, Pháp, do GS Trần Thanh Vân tổ chức vào mùa hè năm 2009.


Hội đồng xét tặng giải thưởng gồm 14 thành viên, dưới sự chủ tọa của bà Hélène Carrère d’Encausse, Thư ký thường trực Viện Hàn lâm Pháp, và đại diện của 4 viện hàn lâm thuộc Học viện nước Pháp (trừ Viện Hàn lâm Mỹ thuật).

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Luật sư mù Trung Quốc muốn rời đất nước

Mỹ thừa nhận luật sư mù Trung Quốc muốn rời đất nước

Ảnh của sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh cho thấy ông Trần Quang Thành (ngồi xe lăn) được đại sứ Mỹ Gary Locke (ngoài cùng, bên phải) hộ tống tới một bệnh viện ở Bắc Kinh ngày 2/5.
 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết ông Trần Quang Thành, luật sư mù bị quản thúc tại gia ở Sơn Đông sau khi thụ án 4 năm tù, đang có các cuộc trao đổi với giới chức Mỹ tại bệnh viện ông đang điều trị. Người phát ngôn cho biết luật sư từng trú ẩn trong sứ quán Mỹ 6 ngày này đã “thay đổi” quan điểm sau thỏa thuận vào ngày trước đó rằng ông sẽ ở lại Trung Quốc.

Trước đó, cũng vào ngày hôm nay Mỹ cho biết sẽ sẵn sàng giúp đỡ ông Trần Quang Thành nếu ông muốn tị nạn tại Mỹ. Mỹ đưa ra tuyên bố này sau khi ông Trần Quang Thành bày tỏ lo ngại về sự an toàn của mình và bày tỏ mong muốn được ra nước ngoài.

Tương lai của ông Trần Quang Thành, luật sư bỏ trốn khỏi tình trạng quản thúc tại gia và ở 6 ngày trong sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh cho tới ngày hôm qua, đã phủ bóng xuống phiên khai mạc Đối thoại chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung ở Bắc Kinh vào ngày hôm nay. Chi tiết về lý do ông Trần rời sứ quán Mỹ hiện vẫn chưa được rõ. Song giới chức Mỹ cho biết ông rời đi sau khi Bắc Kinh cam kết sẽ đối xử bình thường với ông và gia đình.

Trao đổi với hãng thông tấn AFP vào ngày hôm nay, ông Trần cho biết mới đầu ông không muốn xin tị nạn ở nước ngoài nhưng đã thay đổi ý định sau khi rời sứ quán Mỹ, do lo ngại cho sự an toàn của mình và gia đình. “Tôi muốn ra nước ngoài. Tôi muốn Mỹ giúp tôi và gia đình. Trước đây họ đã giúp tôi”, ông nói chuyện qua điện thoại từ một bệnh viện ở Bắc Kinh, nơi ông đang được điều trị vết thương ở chân khi trốn khỏi nhà vào ngày 22/4 vừa qua.

Các quan chức Mỹ hiện đang trong quá trình nói chuyện với ông Trần, cùng với các quan chức Trung Quốc để quyết định về tương lai của luật sư mù này, quan chức Mỹ yêu cầu được giấu tên cho biết.



Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383