Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Em sinh viên làm gia sư có nguy cơ bỏ học đã yên tâm ngồi trên ghế giảng đường

Vũ và các thầy ở phòng công tác sinh viên ĐH Ngoại ngữ nhận quà từ bạn đọc báo Dân trí
 
Vũ cho biết cách đây 2 tháng em đã đi bán vé số để có tiền ăn học, bữa thiếu bữa no. Nhưng may mắn được bạn đọc đã giúp đỡ rất tận tình về vật chất nên giờ em đã có thể yên tâm đến trường. Hiện em làm gia sư cho một học sinh lớp 4 vì gia đình này biết hoàn cảnh của em nên tạo điều kiện để có thêm thu nhập.

Vũ rất ốm và hơi thiếu chiều cao. Em cho biết vẫn ăn uống kham khổ để tiết kiệm. Những buổi học đầu vẫn làm cho em bỡ ngỡ vì bài vở quá nhiều, có lúc bị hụt hơi.

Thầy Lê Thanh Hoàng, Trưởng phòng công tác sinh viên ĐH Ngoại ngữ cho biết nhà trường đã tạo điều kiện cho Vũ học và đã nhiều lần động viên tinh thần em để tiếp tục nuôi ước mơ.

Nhận số tiền 1 triệu đồng, Vũ rưng rưng nói: “Em xúc động quá, cảm ơn các cô bác, anh chị đã giúp em được đến trường. Em xin vô cùng cảm ơn báo Dân trí”.

Những bước chân của Vũ cùng hình dáng nhỏ bé của em khuất dần sau hàng trăm sinh viên và lớp học. Chúng tôi thấy ấm lòng. Từ nay, một ước mơ của cậu tân sinh viên sáng dạ lại được thắp sáng lại bởi tấm lòng bạn đọc.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Hoàng Xuân Quỳnh - Nữ giáo sư toán đầu tiên tại Việt Nam

Gần một nghìn năm khoa cử Nho giáo ở nước ta, gần 3.000 người đỗ tiến sĩ, song tất cả đều là... đàn ông! Nguyễn Thị Duệ là người phụ nữ duy nhất cải nam trang để đi thi và đỗ tiến sĩ.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã thay đổi “phận đàn bà”; từ đấy, không cần phải “đổi phận làm trai”, nhiều chị em phụ nữ vẫn có thể trở thành tiến sĩ, giáo sư. Nữ giáo sư, tiến sĩ toán học Hoàng Xuân Sính là một trường hợp tiêu biểu.
Gắn bó với vận mệnh dân tộc
Thế là chị Sính trở lại Paris. Chị đã sống qua thời sinh viên tại Pháp, thi lấy bằng cử nhân khoa học, rồi bằng thạc sĩ toán tại đây. Cũng chính tại đây, chị bí mật tham gia phong trào Việt kiều yêu nước với sự dìu dắt của những nhà trí thức tiên phong như Nguyễn Khắc Viện, Phạm Huy Thông…
Theo gương họ, chị tự nguyện rời bỏ cuộc sống thanh bình, đầy đủ tiện nghi ở phương Tây để trở về nước ngay trong những năm tháng cuộc chiến tranh chống Mỹ đang diễn ra ác liệt. Người bạn trai của chị dứt khoát từ chối, không chịu trở về nước và, do đó, hai người đành lịch sự chia tay nhau.
Tấm gương cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh xả thân cứu nước đã tác động sâu xa đến tâm hồn chị ngay từ khi chị còn là một cô nữ sinh trung học tại Hà Nội trong những năm thành phố này tạm thời bị quân đội viễn chinh Pháp chiếm đóng (1947 - 1954). Chính trong những năm buồn đau đen tối ấy, chị đã can đảm bí mật tham gia phong trào học sinh yêu nước chống chính quyền thực dân.
Về nước, được phân công dạy toán tại Đại học Sư phạm Hà Nội, chị cũng như bao nhà toán học Việt Nam khác phải sơ tán khỏi thành phố, đến làm việc ở chốn làng quê, sống biệt lập với thế giới khoa học bên ngoài.
Bản luận án tiến sĩ quốc gia hình thành dần dưới ánh đèn dầu trong gian nhà tranh trống trải ở một làng trung du bên bờ con sông Đáy nước chảy lặng lờ. Không có giáo sư tư vấn để hỏi vào những lúc "bí". Trong mấy năm liền mải miết viết luận án, chị Sính chỉ có thể trao đổi ý kiến với anh Đoàn Quỳnh và một vài người bạn khác ở khoa toán.
Mưa dầm dề dai dẳng. Gió mùa đông bắc rét thấu xương. Vách liếp đan thưa, lắm kẽ hở. Ngọn đèn dầu lung lay trước gió. Chị Sính khoác tấm chăn chiên mỏng màu xám xỉn, ngồi co ro ghi lại những ý nghĩ mới nảy sinh trong đầu thành từng dòng, từng trang luận án... 

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Trần Hoài Linh - Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam

Thử google, bạn có thể có một profile ấn tượng về cái tên Trần Hoài Linh: xuất thân từ khối chuyên Toán A0 - ĐH Tổng hợp Hà Nội, giải nhì Tin học quốc tế, bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ khoa học ở tuổi 30 tại Ba Lan....

Trần Hoài Linh được biết đến như là một trong hai Phó Giáo sư trẻ nhất của Việt Nam hiện nay.
Google, bạn còn có thể thấy, Trần Hoài Linh là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu đã được tập hợp thành tài liệu giảng dạy ở Đại học Bách khoa Vacsava, 45 bài báo đăng trên các kỷ yếu, hội thảo quốc tế cũng như các tạp chí khoa học uy tín, là một trong hai phó giáo sư trẻ nhất ở Việt Nam ở độ tuổi 33...
Nhưng nếu trò chuyện với Phó chủ nhiệm khoa Điện, Đại học Bách khoa Hà Nội rất trẻ này bạn sẽ bị thuyết phục nhiều hơn thế.
Suy nghĩ và làm việc trên xe bus, tàu điện ngầm
Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam chia sẻ: “Mình không làm việc theo kiểu dồn dập thức khuya dậy sớm. Trong công việc, kết quả không phải là điều mình coi trọng đầu tiên mà đó phải là cách bạn thực hiện công việc đó thế nào”.
“Mình không thể dậy tập thể dục vào 4h sáng vì đó không phải là thói quen của mình. Đó có thể là thói quen của người khác, ví dụ như bố mẹ mình có thể làm được. (Bố của PGS.TSKH Trần Hoài Linh là Giáo sư - Viện sỹ Trần Đình Long, Kiến trúc sư trưởng của đường dây tải điện 500kV)”.
Nhưng thói quen của mình là suy nghĩ và làm việc đều đặn. 13 năm ở Ba Lan mình đều giữ thói quen lập kế hoạch và mình rất thích những kế họach xa, kế hoạch dài hơi. Đôi khi ngồi trên xe bus, trên tàu điện ngầm mình vẫn có thể suy nghĩ được”.
13 năm học tập và nghiên cứu tại Ba Lan có thể là dài so với những năm tháng tuổi trẻ nhưng là quá ngắn so với khối lượng công việc mà PGS Trần Hoài Linh đã hoàn thành. Anh đã tham gia giảng dạy 12 môn học thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện, đo lường và tin học công nghiệp tại Ba Lan.
Nhiều nghiên cứu của anh đã được tổng hợp thành tài liệu giảng dạy ở hệ Đại học và cao học ở Bách khoa Vacsava, Ba Lan. Trở thành Tiến sỹ khoa học ở tuổi 30 tại Ba Lan khi ấy như anh cũng chỉ là chuyện của một vài người.
Tại Ba Lan anh đã tham gia 3 đề tài cấp nhà nước. Từ những ngày học Đại học công việc làm thêm của anh là trợ giúp nghiên cứu cùng các giáo sư trong trường. Điều này với anh cũng là một may mắn vì công việc phù hợp với những gì được học, được nghiên cứu và đủ để trang trải cho cuộc sống học tập nơi đất khách quê người.
Lĩnh vực mà Trần Hoài Linh theo đuổi thiên về xử lý tín hiệu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, nghĩa là tạo ra các khả năng cho các máy móc giống nhơ những khả năng của con người có thể thực hiện được. Hiện anh đã hoàn thiện các sản phẩm đo đạc kiểm tra dựa trên việc phân tích các khí thóat ra (nghĩa là tạo cho máy móc khả năng ngửi giống như con người). Sản phẩm này được hiểu là mũi nhân tạo. Ngoài ra anh còn tiếp tục mở rộng nghiên cứu với các bài toán nhận dạng hình ảnh, âm thanh để xây dựng giải pháp mắt nhân tạo và tai nhân tạo cho máy móc.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Nghe các nhà khoa học nói về Giáo sư Ngô Bảo Châu

Giáo sư Hoàng Tụy: 
"Nói Ngô Bảo Châu là thiên tài cũng không quá lời"
Đây là giải thưởng xứng đáng cho một người như anh Ngô Bảo Châu. Theo tôi, với những gì mà anh đã làm được với toán, nếu nói Ngô Bảo Châu là một thiên tài thì cũng không quá lời.

Giáo sư Hoàng Tụy.
Về việc ra đời của viện nghiên cứu cấp cao về toán, là kế hoạch nằm trong một chương trình phát triển ngành toán Việt Nam đã được đề xuất từ lâu, gần đây mới được Chính phủ xem xét và chấp nhận, rồi phê duyệt. Cũng may là sự kiện Ngô Bảo Châu xảy ra đúng thời điểm có vẻ chín mùi này. Đây là một điều đáng mừng cho cả ngành toán Việt Nam.
Tiến sĩ toán học Lê Bá Khánh Trình, giảng viên khoa Toán - Tin, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TPHCM:
“Hãy đến với khoa học một cách vô vị lợi”
Giống như tất cả những người Việt Nam khác, tôi thực sự vui mừng trước sự kiện Ngô Bảo Châu đã đứng trên đỉnh cao thế giới về toán học. Cùng với Đặng Thái Sơn, đỉnh cao của Việt Nam trong nghệ thuật, cho thấy người Việt Nam có thể đạt được những thành tựu rực rỡ khiến thế giới phải nể trọng. Nó cũng giúp cho thế hệ trẻ tự tin hơn trên con đường chinh phục khoa học. Chúng ta có thể chậm hơn thế giới, nhưng nếu biết cách, sẽ bắt kịp thế giới.


Tiến sĩ toán học Lê Bá Khánh Trình.

Sự kiện này được gắn liền với dự thảo “Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học đến năm 2020” , mục tiêu là đưa thứ hạng toán học của Việt Nam lên thứ 40 (hiện nay đang ở bậc 54) so với thế giới, với số tiền đầu tư 654 tỉ đồng. Đây thực sự là bước đột phá trong quá trình phát triển nền toán học nước nhà, nhất là trong điều kiện các trường ĐH, việc nghiên cứu còn chưa được đầu tư thoả đáng. Việt Nam hiện có một số nhà toán học trình độ cao, nhưng làm thế nào giữ chân đội ngũ này, bổ sung trình độ cho những người trẻ kế thừa, phát triển thành quả nghiên cứu của họ? Nếu không, trong vài năm nữa, Việt Nam sẽ chẳng có nhà toán học nào có tầm. Trong kế hoạch dài hạn để vực dậy nền toán học Việt Nam đang “tụt hậu”, các trường ĐH cần xây dựng mô hình trường đại học – nghiên cứu hướng tới đạt chuẩn khu vực và quốc tế, xây dựng thành công lộ trình đào tạo năng khiếu đặc biệt xuyên suốt từ THPT lên tiến sĩ.
PGS.TSKH. Bùi Tá Long, Viện Môi trường và tài nguyên, ĐH Quốc gia TPHCM:
“Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn nữa cho các ngành khoa học mũi nhọn”
Với tư cách là người đã đi thi toán quốc tế (1979) và đang ứng dụng tích cực việc dùng toán để giải quyết các bài toán thực tiễn của đất nước, tôi chúc mừng giáo sư Ngô Bảo Châu đã đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp. Đây là một thắng lợi mang ý nghĩa lịch sử, khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ toán học thế giới. Không nghi ngờ gì nữa, trí tuệ người Việt Nam chúng ta hoàn toàn có thể sánh ngang hàng với các cường quốc về toán học như Nga, Mỹ, Trung Quốc, Nhật.

PGS.TSKH. Bùi Tá Long.
Một điều tôi xin lưu ý là giáo sư Ngô Bảo Châu đã từng hai lần đạt huy chương vàng Olympic toán quốc tế, có nghĩa là đã trải qua hệ thống đào tạo năng khiếu của đất nước, hệ thống này đã được các nhà lãnh đạo tiền bối lập ra vào những năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến tranh. Do vậy đây cũng là dịp chúng ta nên có những nghiên cứu, đánh giá lại phong trào Olympic không chỉ toán học mà còn cả các môn khác.

Cách đây không lâu, viện sĩ Novicov S.P., người đoạt giải Fields năm 1970 đã nói cần phải phát hiện nhiều hơn các tài năng về vật lý và sinh học cho nước Nga (bên cạnh toán). Đây là tương lai của công nghệ mới. Ở Việt Nam cũng vậy, từ một Ngô Bảo Châu huy chương vàng Olympic IMO năm 1988 tới Ngô Bảo Châu giải thưởng Fields năm 2010 là 22 năm. Do vậy Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn nữa cho các tài năng 15 – 18 tuổi hiện đang còn ngồi trên ghế nhà trường.
TS Trần Nam Dũng (giảng viên khoa Toán - Tin, đại học Khoa học tự nhiên TPHCM):
"Toán học Việt Nam có cơ hội khởi sắc"
Đây là một sự kiện quan trọng cho khoa học Việt Nam, bởi trên bản đồ toán học thế giới, những quốc gia có người đoạt giải Fields không nhiều. Ngay cả như Trung Quốc là nước có nền toán học phát triển cũng chưa từng có. Theo tôi, sự kiện này có ý nghĩa động viên rất lớn cho những người làm toán và học toán ở trong nước, đặt biệt là những bạn trẻ.
Hy vọng sau Ngô Bảo Châu, toán học Việt Nam sẽ có cơ hội khởi sắc. Tất nhiên, để đi đến đỉnh cao toán học, không phải chỉ vài năm mà có khi hàng chục năm, nhưng mọi người đã có niềm tin rằng người Việt Nam có thể đứng ở vị trí cao trong nền toán học thế giới.
Từ sự kiện GS Ngô Bảo Châu có thể rút ra rằng muốn học toán đỉnh cao phải chọn được thầy giỏi để học. Những bạn muốn giỏi toán, say mê theo đuổi toán nên biết tìm nơi xứng đáng để học, phải biết từ chối những thứ linh tinh, những học bổng này nọ. Ở Ngô Bảo Châu có cái may mắn là anh hội đủ tất cả các điều kiện đó”.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Lê Văn Lan - giáo sư học kém sử

Thường xuất hiện dưới vai trò “ông cố vấn” của Chương trình SV96, Đường lên đỉnh Olympia... nhà sử học Lê Văn Lan từ lâu đã trở thành người bạn thân thiết, giải đáp những thắc mắc về kiến thức lịch sử của giới HS SV.

Tuy nhiên, với ông, con đường để trở thành một học giả như bây giờ không chỉ là những ngày dài mài đũng quần trên giảng đường.

Học hành theo lối tài tử

Chúng tôi tìm tới nhà ông vào một buổi tối mưa khá to. “Người của công chúng” ở tầng hai của khu nhà số 1 Nguyễn Văn Tố, ngay cạnh chợ Hàng Da. Phải hỏi han một lúc, chúng tôi mới tìm được vào nhà ông. “Nhà” rất chật, càng chật chội hơn khi chỗ nào cũng chật ních sách.

Chẳng hiểu có phải do đặc thù của nghề nghiệp, luôn lưu giữ những kí ức về thời đã qua mà đến tận bây giờ, GS Sử học Lê Văn Lan còn giữ được cuốn “Thông tín bạ” từ thuở học cấp 2, cấp 3 dưới mái trường Chu Văn An. Cuốn sổ giấy đã ố vàng sau nửa thế kỷ tồn tại nhưng vẫn còn rất rõ nét chữ. Vào những năm 1949- 1950, cậu học trò Lê Văn Lan đang học năm đầu tiên của Đệ nhất cấp (cấp 2). Đệ nhất cấp thời bấy giờ có bốn lớp: đệ thất, đệ lục, đệ ngũ, đệ tứ. Xuất phát điểm của nhà sử học không để lại ấn tượng gì đối với thầy giáo và bạn bè. Học kì I của lớp đệ thất (Đệ nhất bán niên khảo hạnh), điểm môn Sử chỉ xếp thứ 25/50 học sinh của lớp cùng với lời phê của thầy chủ nhiệm là “Trung bình”.

Tuy nhiên, đến học kì II (Đệ nhị bán niên khảo hạnh), thầy giáo và các bạn cùng lớp không khỏi ngỡ ngàng về sức bật của cậu học trò họ Lê: Xếp thứ nhất lớp về môn Sử, đồng thời cũng đứng nhất lớp môn Sinh ngữ, Địa dư, Âm nhạc... và do vậy cả năm học đệ thất,  xếp thứ nhất.

Lên cấp 3, xuất phát điểm của trò Văn Lan cũng lại vậy, bao giờ thầy giáo cũng phê là: thường- khá vậy- cũng khá. Một kỷ niệm thủa học trò mà “ông cố vấn” còn nhớ mãi về người thầy dạy sử của mình, giáo sư Nguyễn Tường Phượng (thuộc nhóm Tri tân Thanh nghị) khi bị thầy gọi lên bảng và trả lời không được. Người thầy đã nói: “Cậu Lan, cậu học sử như thế này thì thành sử bò(*) mất thôi”.

Ông Lan bồi hồi: “Thuở đó, lớp thanh thiếu niên chúng tôi học không bị gò ép nhiều, áp lực học hành không nặng như bây giờ. Thường thì mọi người có ý thức tự học là chính. Tôi vẫn luôn quan niệm, học có rất nhiều cách, không phải cứ lên lớp ghi chép lời thầy đầy đủ mới là học”.

Coi thường môn Sử ở lớp là vậy, nhưng ở nhà cậu học trò Lê Văn Lan có hẳn một kho sách sử kinh điển mà bất cứ thầy dạy sử và người yêu sử nào cũng phải mơ ước. Những năm 50, trong các trường học chưa dạy môn Triết, nhưng họ Lê kia lại yêu môn học có tính suy luận và đòi hỏi mạch tư duy này đến lạ kì. Tìm đọc rất nhiều bản gốc của các triết gia Lão Tử, Khổng Tử, Đề-các, Hê-ghen... rồi so sánh, thắc mắc và đánh giá. Chính những điều này đã dần hình thành nên “ông cố vấn” Lê Văn Lan của rất nhiều chương trình liên quan đến Lịch sử ngày hôm nay.



Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

(*) Sử bò đọc ngược là bỏ xừ, ý chỉ học hành kém.

Giáo sư Trương Nguyện Thành về trả ơn quê hương

Sau gần 30 năm định cư tại Mỹ, nay giáo sư Trương Nguyện Thành dành phân nửa thời gian làm việc tại quê hương, tiếp tục gieo hạt giống mới phát triển khoa học công nghệ nước nhà khi trở về giữ chức viện trưởng Viện Khoa học và công nghệ tính toán TPHCM.

Phát triển khoa học tính toán
Rời quê hương khi còn là cậu học trò nghèo với nỗ lực và ý chí học tập, giáo sư Trương Nguyện Thành trở về Việt Nam khi đã thành danh trên đất Mỹ chỉ để thực hiện những ước nguyện từ thuở thiếu thời trên đất mẹ. Với ý nghĩ chỉ mong đóng góp một phần bé nhỏ vào sự phát triển của đất nước, năm 2006 anh nhận lời mời của UBND TPHCM trở về thành lập Viện Khoa học và công nghệ tính toán TPHCM, để phát triển và nâng cao ngành công nghệ tính toán - một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam.

GS.TS Trương Nguyện Thành (bên phải) cùng tình cảm quê nhà thân thương.
GS.TS Trương Nguyện Thành sinh năm 1961, tại Quy Nhơn, Bình Định. Anh đã có nhiều công trình nghiên cứu giá trị trong lĩnh vực hoá học, hiện là giáo sư đại học Utah (Mỹ). Từ năm 2004 đến nay, anh đã nỗ lực trong việc vận động, kết nối các trí thức người Việt ở nước ngoài cũng như huy động các nguồn lực khác nhằm xây dựng một ngành khoa học tính toán còn rất mới mẻ ở Việt Nam.
Nói về đóng góp của giáo sư Trương Nguyện Thành, giáo sư Mai Suan Li, trưởng phòng Khoa học sự sống - Viện Khoa học và công nghệ tính toán TPHCM nhận xét: “Giáo sư Thành là một trong số những trí thức Việt kiều đầu tiên về đầu quân cho viện. Anh được UBND thành phố mời giữ chức viện trưởng và đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực, phát triển các dự án khoa học chuyên môn”.
“Làm việc bên đó lương cao, công việc cũng thoải mái, ngoài ra tôi cũng có một công ty phần mềm ở đó nữa. Nhưng lúc ở Lái Thiêu, vào thời điểm mà tôi ở tận cùng dưới đáy xã hội thì tôi có một lời nguyền là nếu ai đó cho tôi một cơ hội thì tôi sẽ trao cơ hội đó lại cho người khác. Với tôi đó là một cách trả” - anh chia sẻ khi nói về lý do tại sao quyết định trở về làm việc tại Việt Nam.
Những chuyến trở về làm việc tại viện, anh không thôi trăn trở phải làm sao phát triển và mở rộng quy mô viện ngày một khang trang hơn. Sở Khoa học và công nghệ đã xây dựng đề án xây dựng triển khai quy mô của viện, UBND thành phố dành cho viện 4.500m2 đất tại công viên phần mềm Quang Trung và cam kết hỗ trợ 4 triệu USD đầu tư trang bị máy tính. Sau hai năm đi vào hoạt động, bước đầu viện đã có những thành công.
Theo giáo sư Thành, với sự hỗ trợ tích cực của TPHCM và sự hợp tác nhiệt tình của nhiều giảng sư Việt kiều, sau hai năm hoạt động, Viện Khoa học và công nghệ tính toán TPHCM đã có được những đóng góp thiết thực. Tuy nhiên giáo sư Thành cho biết: “Viện chỉ mới bắt đầu phát triển các bước đầu tiên, trong năm 2015 viện sẽ hợp tác với trường đại học đào tạo nghiên cứu sinh, phát triển khả năng sử dụng khoa học tính toán để ứng dụng trong công trình nghiên cứu để làm việc tốt hơn”.
Ơn nghĩa tìm về
Ngoài việc hỗ trợ Sở Khoa học và công nghệ trong công tác lãnh đạo, giáo sư Thành còn trực tiếp đào tạo chuyên môn, tổ chức hoạt động khoa học và giúp các nghiên cứu sinh thực hiện đề án. Hiện có khoảng hơn mười nghiên cứu sinh đang làm đề án khoa học dưới sự hướng dẫn tận tình của anh. Là người nhiều năm làm việc trong lĩnh vực khoa học tính toán, giáo sư đã truyền đạt tất cả kinh nghiệm và kiến thức để hướng dẫn học trò. Đối với nghiên cứu sinh, anh là người thầy, người dẫn đường tận tâm, chỉ ra hướng đi mới, gợi ý đưa ra những ý tưởng đột phá trong khoa học. Nói về mình, anh vẫn khiêm tốn: “Viện Khoa học và công nghệ tính toán không phải là công lao của riêng tôi. Đó là tầm nhìn của UBND thành phố thấy được sự quan trọng của khoa học tính toán, là sự nỗ lực đóng góp của các anh em trí thức Việt kiều về làm việc và của toàn thể nhân viên, nghiên cứu sinh tại viện”.
Quê cha ở Bình Định, gia đình sống ở TPHCM, nhưng năm 16 tuổi, do hoàn cảnh gia đình, anh về quê ngoại ở huyện Lái Thiêu, Bình Dương làm ruộng và làm đủ mọi việc nhọc nhằn để kiếm tiền nuôi sáu đứa em ăn học. Đã gần 30 năm xa quê, ngần ấy thời gian đã có quá nhiều thay đổi tại quê nhà. Ngoại anh nay đã không còn khoẻ, cũng sắp sửa đi hết một đời người. Thương ngoại tảo tần nuôi cháu trong những năm tháng muôn vàn khó khăn, giáo sư Trương Nguyện Thành luôn về thăm nom, báo đáp công ơn với biết bao bồi hồi của một người con sau mấy chục năm xa quê. Việc anh đang nỗ lực từng ngày để đem đến cơ hội cho thế hệ trẻ Việt Nam mở mang kiến thức khoa học và phát triển công nghệ cũng là cách để trả ơn quê hương, cám ơn những người đã giúp đỡ, nuôi nấng anh thành người.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Giáo sư hàng đầu thế giới về "hạt của chúa" vđến Hà Nội giảng dạy

Bài giảng có nhan đề "Vũ trụ trong chiếc nón", đề cập tới mối quan hệ giữa ba vấn đề lớn trong vật lý, và vai trò của việc khám phá ra hạt Higgs boson đã mở ra một chương mới trong ngành vật lý.
GS. Pierre Darriulat thuyết trình tại Viện Nghiên cứu cao cấp về toán (Ảnh: Thu Loan)
GS. Pierre Darriulat thuyết trình tại Viện Nghiên cứu cao cấp về toán (Ảnh: Thu Loan)
GS. Ngô Bảo Châu, Giám đốc Viện Nghiên cứu cao cấp về toán, cho biết đây là bài giảng đầu tiên trong chuỗi bài giảng Khoa học thưởng thức do Viện Nghiên cứu cao cấp về toán tổ chức, dành cho đối tượng bao gồm những người có kiên thức chung về khoa học, nhưng không nhất thiết có hiểu biết chuyên môn sâu trong lĩnh vực của bài giảng. Diễn giả là những nhà khoa học hàng đầu, có liên quan trực tiếp tới những vấn đề nóng hổi và những tiến bộ gần đây nhất trong lĩnh vực được đề cập tới.
GS. Darriulat khẳng định hạt boson Higgs vừa được công bố hồi đầu tháng cho phép giải thích cơ chế sinh ra khối lượng của các hạt cơ bản trong Mô hình chuẩn. Sự tồn tại của hạt Higgs được đưa ra như một giả thuyết trong những năm 1960. Nó là đối tượng của một cuộc săn đuổi kéo dài gần 50 năm và là một trong những lý do chính cho việc xây dựng máy gia tốc đối chùm hadron khổng lồ (LHC) ở CERN.
GS. Darriulat sống và làm việc ở Hà nội từ nhiều năm. Trước khi sang Việt nam, ông làm việc ở CERN với cương vị Giám đốc nghiên cứu. Ông là phát ngôn viên của nhóm thực nghiệm UA2 mà kết quả nghiên cứu đã dẫn tới sự phát hiện ra hạt boson W và Z trong thập niên 1980.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383