Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Nghe các nhà khoa học nói về Giáo sư Ngô Bảo Châu

Giáo sư Hoàng Tụy: 
"Nói Ngô Bảo Châu là thiên tài cũng không quá lời"
Đây là giải thưởng xứng đáng cho một người như anh Ngô Bảo Châu. Theo tôi, với những gì mà anh đã làm được với toán, nếu nói Ngô Bảo Châu là một thiên tài thì cũng không quá lời.

Giáo sư Hoàng Tụy.
Về việc ra đời của viện nghiên cứu cấp cao về toán, là kế hoạch nằm trong một chương trình phát triển ngành toán Việt Nam đã được đề xuất từ lâu, gần đây mới được Chính phủ xem xét và chấp nhận, rồi phê duyệt. Cũng may là sự kiện Ngô Bảo Châu xảy ra đúng thời điểm có vẻ chín mùi này. Đây là một điều đáng mừng cho cả ngành toán Việt Nam.
Tiến sĩ toán học Lê Bá Khánh Trình, giảng viên khoa Toán - Tin, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TPHCM:
“Hãy đến với khoa học một cách vô vị lợi”
Giống như tất cả những người Việt Nam khác, tôi thực sự vui mừng trước sự kiện Ngô Bảo Châu đã đứng trên đỉnh cao thế giới về toán học. Cùng với Đặng Thái Sơn, đỉnh cao của Việt Nam trong nghệ thuật, cho thấy người Việt Nam có thể đạt được những thành tựu rực rỡ khiến thế giới phải nể trọng. Nó cũng giúp cho thế hệ trẻ tự tin hơn trên con đường chinh phục khoa học. Chúng ta có thể chậm hơn thế giới, nhưng nếu biết cách, sẽ bắt kịp thế giới.


Tiến sĩ toán học Lê Bá Khánh Trình.

Sự kiện này được gắn liền với dự thảo “Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học đến năm 2020” , mục tiêu là đưa thứ hạng toán học của Việt Nam lên thứ 40 (hiện nay đang ở bậc 54) so với thế giới, với số tiền đầu tư 654 tỉ đồng. Đây thực sự là bước đột phá trong quá trình phát triển nền toán học nước nhà, nhất là trong điều kiện các trường ĐH, việc nghiên cứu còn chưa được đầu tư thoả đáng. Việt Nam hiện có một số nhà toán học trình độ cao, nhưng làm thế nào giữ chân đội ngũ này, bổ sung trình độ cho những người trẻ kế thừa, phát triển thành quả nghiên cứu của họ? Nếu không, trong vài năm nữa, Việt Nam sẽ chẳng có nhà toán học nào có tầm. Trong kế hoạch dài hạn để vực dậy nền toán học Việt Nam đang “tụt hậu”, các trường ĐH cần xây dựng mô hình trường đại học – nghiên cứu hướng tới đạt chuẩn khu vực và quốc tế, xây dựng thành công lộ trình đào tạo năng khiếu đặc biệt xuyên suốt từ THPT lên tiến sĩ.
PGS.TSKH. Bùi Tá Long, Viện Môi trường và tài nguyên, ĐH Quốc gia TPHCM:
“Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn nữa cho các ngành khoa học mũi nhọn”
Với tư cách là người đã đi thi toán quốc tế (1979) và đang ứng dụng tích cực việc dùng toán để giải quyết các bài toán thực tiễn của đất nước, tôi chúc mừng giáo sư Ngô Bảo Châu đã đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp. Đây là một thắng lợi mang ý nghĩa lịch sử, khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ toán học thế giới. Không nghi ngờ gì nữa, trí tuệ người Việt Nam chúng ta hoàn toàn có thể sánh ngang hàng với các cường quốc về toán học như Nga, Mỹ, Trung Quốc, Nhật.

PGS.TSKH. Bùi Tá Long.
Một điều tôi xin lưu ý là giáo sư Ngô Bảo Châu đã từng hai lần đạt huy chương vàng Olympic toán quốc tế, có nghĩa là đã trải qua hệ thống đào tạo năng khiếu của đất nước, hệ thống này đã được các nhà lãnh đạo tiền bối lập ra vào những năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến tranh. Do vậy đây cũng là dịp chúng ta nên có những nghiên cứu, đánh giá lại phong trào Olympic không chỉ toán học mà còn cả các môn khác.

Cách đây không lâu, viện sĩ Novicov S.P., người đoạt giải Fields năm 1970 đã nói cần phải phát hiện nhiều hơn các tài năng về vật lý và sinh học cho nước Nga (bên cạnh toán). Đây là tương lai của công nghệ mới. Ở Việt Nam cũng vậy, từ một Ngô Bảo Châu huy chương vàng Olympic IMO năm 1988 tới Ngô Bảo Châu giải thưởng Fields năm 2010 là 22 năm. Do vậy Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn nữa cho các tài năng 15 – 18 tuổi hiện đang còn ngồi trên ghế nhà trường.
TS Trần Nam Dũng (giảng viên khoa Toán - Tin, đại học Khoa học tự nhiên TPHCM):
"Toán học Việt Nam có cơ hội khởi sắc"
Đây là một sự kiện quan trọng cho khoa học Việt Nam, bởi trên bản đồ toán học thế giới, những quốc gia có người đoạt giải Fields không nhiều. Ngay cả như Trung Quốc là nước có nền toán học phát triển cũng chưa từng có. Theo tôi, sự kiện này có ý nghĩa động viên rất lớn cho những người làm toán và học toán ở trong nước, đặt biệt là những bạn trẻ.
Hy vọng sau Ngô Bảo Châu, toán học Việt Nam sẽ có cơ hội khởi sắc. Tất nhiên, để đi đến đỉnh cao toán học, không phải chỉ vài năm mà có khi hàng chục năm, nhưng mọi người đã có niềm tin rằng người Việt Nam có thể đứng ở vị trí cao trong nền toán học thế giới.
Từ sự kiện GS Ngô Bảo Châu có thể rút ra rằng muốn học toán đỉnh cao phải chọn được thầy giỏi để học. Những bạn muốn giỏi toán, say mê theo đuổi toán nên biết tìm nơi xứng đáng để học, phải biết từ chối những thứ linh tinh, những học bổng này nọ. Ở Ngô Bảo Châu có cái may mắn là anh hội đủ tất cả các điều kiện đó”.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Lê Văn Lan - giáo sư học kém sử

Thường xuất hiện dưới vai trò “ông cố vấn” của Chương trình SV96, Đường lên đỉnh Olympia... nhà sử học Lê Văn Lan từ lâu đã trở thành người bạn thân thiết, giải đáp những thắc mắc về kiến thức lịch sử của giới HS SV.

Tuy nhiên, với ông, con đường để trở thành một học giả như bây giờ không chỉ là những ngày dài mài đũng quần trên giảng đường.

Học hành theo lối tài tử

Chúng tôi tìm tới nhà ông vào một buổi tối mưa khá to. “Người của công chúng” ở tầng hai của khu nhà số 1 Nguyễn Văn Tố, ngay cạnh chợ Hàng Da. Phải hỏi han một lúc, chúng tôi mới tìm được vào nhà ông. “Nhà” rất chật, càng chật chội hơn khi chỗ nào cũng chật ních sách.

Chẳng hiểu có phải do đặc thù của nghề nghiệp, luôn lưu giữ những kí ức về thời đã qua mà đến tận bây giờ, GS Sử học Lê Văn Lan còn giữ được cuốn “Thông tín bạ” từ thuở học cấp 2, cấp 3 dưới mái trường Chu Văn An. Cuốn sổ giấy đã ố vàng sau nửa thế kỷ tồn tại nhưng vẫn còn rất rõ nét chữ. Vào những năm 1949- 1950, cậu học trò Lê Văn Lan đang học năm đầu tiên của Đệ nhất cấp (cấp 2). Đệ nhất cấp thời bấy giờ có bốn lớp: đệ thất, đệ lục, đệ ngũ, đệ tứ. Xuất phát điểm của nhà sử học không để lại ấn tượng gì đối với thầy giáo và bạn bè. Học kì I của lớp đệ thất (Đệ nhất bán niên khảo hạnh), điểm môn Sử chỉ xếp thứ 25/50 học sinh của lớp cùng với lời phê của thầy chủ nhiệm là “Trung bình”.

Tuy nhiên, đến học kì II (Đệ nhị bán niên khảo hạnh), thầy giáo và các bạn cùng lớp không khỏi ngỡ ngàng về sức bật của cậu học trò họ Lê: Xếp thứ nhất lớp về môn Sử, đồng thời cũng đứng nhất lớp môn Sinh ngữ, Địa dư, Âm nhạc... và do vậy cả năm học đệ thất,  xếp thứ nhất.

Lên cấp 3, xuất phát điểm của trò Văn Lan cũng lại vậy, bao giờ thầy giáo cũng phê là: thường- khá vậy- cũng khá. Một kỷ niệm thủa học trò mà “ông cố vấn” còn nhớ mãi về người thầy dạy sử của mình, giáo sư Nguyễn Tường Phượng (thuộc nhóm Tri tân Thanh nghị) khi bị thầy gọi lên bảng và trả lời không được. Người thầy đã nói: “Cậu Lan, cậu học sử như thế này thì thành sử bò(*) mất thôi”.

Ông Lan bồi hồi: “Thuở đó, lớp thanh thiếu niên chúng tôi học không bị gò ép nhiều, áp lực học hành không nặng như bây giờ. Thường thì mọi người có ý thức tự học là chính. Tôi vẫn luôn quan niệm, học có rất nhiều cách, không phải cứ lên lớp ghi chép lời thầy đầy đủ mới là học”.

Coi thường môn Sử ở lớp là vậy, nhưng ở nhà cậu học trò Lê Văn Lan có hẳn một kho sách sử kinh điển mà bất cứ thầy dạy sử và người yêu sử nào cũng phải mơ ước. Những năm 50, trong các trường học chưa dạy môn Triết, nhưng họ Lê kia lại yêu môn học có tính suy luận và đòi hỏi mạch tư duy này đến lạ kì. Tìm đọc rất nhiều bản gốc của các triết gia Lão Tử, Khổng Tử, Đề-các, Hê-ghen... rồi so sánh, thắc mắc và đánh giá. Chính những điều này đã dần hình thành nên “ông cố vấn” Lê Văn Lan của rất nhiều chương trình liên quan đến Lịch sử ngày hôm nay.



Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

(*) Sử bò đọc ngược là bỏ xừ, ý chỉ học hành kém.

Giáo sư Trương Nguyện Thành về trả ơn quê hương

Sau gần 30 năm định cư tại Mỹ, nay giáo sư Trương Nguyện Thành dành phân nửa thời gian làm việc tại quê hương, tiếp tục gieo hạt giống mới phát triển khoa học công nghệ nước nhà khi trở về giữ chức viện trưởng Viện Khoa học và công nghệ tính toán TPHCM.

Phát triển khoa học tính toán
Rời quê hương khi còn là cậu học trò nghèo với nỗ lực và ý chí học tập, giáo sư Trương Nguyện Thành trở về Việt Nam khi đã thành danh trên đất Mỹ chỉ để thực hiện những ước nguyện từ thuở thiếu thời trên đất mẹ. Với ý nghĩ chỉ mong đóng góp một phần bé nhỏ vào sự phát triển của đất nước, năm 2006 anh nhận lời mời của UBND TPHCM trở về thành lập Viện Khoa học và công nghệ tính toán TPHCM, để phát triển và nâng cao ngành công nghệ tính toán - một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam.

GS.TS Trương Nguyện Thành (bên phải) cùng tình cảm quê nhà thân thương.
GS.TS Trương Nguyện Thành sinh năm 1961, tại Quy Nhơn, Bình Định. Anh đã có nhiều công trình nghiên cứu giá trị trong lĩnh vực hoá học, hiện là giáo sư đại học Utah (Mỹ). Từ năm 2004 đến nay, anh đã nỗ lực trong việc vận động, kết nối các trí thức người Việt ở nước ngoài cũng như huy động các nguồn lực khác nhằm xây dựng một ngành khoa học tính toán còn rất mới mẻ ở Việt Nam.
Nói về đóng góp của giáo sư Trương Nguyện Thành, giáo sư Mai Suan Li, trưởng phòng Khoa học sự sống - Viện Khoa học và công nghệ tính toán TPHCM nhận xét: “Giáo sư Thành là một trong số những trí thức Việt kiều đầu tiên về đầu quân cho viện. Anh được UBND thành phố mời giữ chức viện trưởng và đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực, phát triển các dự án khoa học chuyên môn”.
“Làm việc bên đó lương cao, công việc cũng thoải mái, ngoài ra tôi cũng có một công ty phần mềm ở đó nữa. Nhưng lúc ở Lái Thiêu, vào thời điểm mà tôi ở tận cùng dưới đáy xã hội thì tôi có một lời nguyền là nếu ai đó cho tôi một cơ hội thì tôi sẽ trao cơ hội đó lại cho người khác. Với tôi đó là một cách trả” - anh chia sẻ khi nói về lý do tại sao quyết định trở về làm việc tại Việt Nam.
Những chuyến trở về làm việc tại viện, anh không thôi trăn trở phải làm sao phát triển và mở rộng quy mô viện ngày một khang trang hơn. Sở Khoa học và công nghệ đã xây dựng đề án xây dựng triển khai quy mô của viện, UBND thành phố dành cho viện 4.500m2 đất tại công viên phần mềm Quang Trung và cam kết hỗ trợ 4 triệu USD đầu tư trang bị máy tính. Sau hai năm đi vào hoạt động, bước đầu viện đã có những thành công.
Theo giáo sư Thành, với sự hỗ trợ tích cực của TPHCM và sự hợp tác nhiệt tình của nhiều giảng sư Việt kiều, sau hai năm hoạt động, Viện Khoa học và công nghệ tính toán TPHCM đã có được những đóng góp thiết thực. Tuy nhiên giáo sư Thành cho biết: “Viện chỉ mới bắt đầu phát triển các bước đầu tiên, trong năm 2015 viện sẽ hợp tác với trường đại học đào tạo nghiên cứu sinh, phát triển khả năng sử dụng khoa học tính toán để ứng dụng trong công trình nghiên cứu để làm việc tốt hơn”.
Ơn nghĩa tìm về
Ngoài việc hỗ trợ Sở Khoa học và công nghệ trong công tác lãnh đạo, giáo sư Thành còn trực tiếp đào tạo chuyên môn, tổ chức hoạt động khoa học và giúp các nghiên cứu sinh thực hiện đề án. Hiện có khoảng hơn mười nghiên cứu sinh đang làm đề án khoa học dưới sự hướng dẫn tận tình của anh. Là người nhiều năm làm việc trong lĩnh vực khoa học tính toán, giáo sư đã truyền đạt tất cả kinh nghiệm và kiến thức để hướng dẫn học trò. Đối với nghiên cứu sinh, anh là người thầy, người dẫn đường tận tâm, chỉ ra hướng đi mới, gợi ý đưa ra những ý tưởng đột phá trong khoa học. Nói về mình, anh vẫn khiêm tốn: “Viện Khoa học và công nghệ tính toán không phải là công lao của riêng tôi. Đó là tầm nhìn của UBND thành phố thấy được sự quan trọng của khoa học tính toán, là sự nỗ lực đóng góp của các anh em trí thức Việt kiều về làm việc và của toàn thể nhân viên, nghiên cứu sinh tại viện”.
Quê cha ở Bình Định, gia đình sống ở TPHCM, nhưng năm 16 tuổi, do hoàn cảnh gia đình, anh về quê ngoại ở huyện Lái Thiêu, Bình Dương làm ruộng và làm đủ mọi việc nhọc nhằn để kiếm tiền nuôi sáu đứa em ăn học. Đã gần 30 năm xa quê, ngần ấy thời gian đã có quá nhiều thay đổi tại quê nhà. Ngoại anh nay đã không còn khoẻ, cũng sắp sửa đi hết một đời người. Thương ngoại tảo tần nuôi cháu trong những năm tháng muôn vàn khó khăn, giáo sư Trương Nguyện Thành luôn về thăm nom, báo đáp công ơn với biết bao bồi hồi của một người con sau mấy chục năm xa quê. Việc anh đang nỗ lực từng ngày để đem đến cơ hội cho thế hệ trẻ Việt Nam mở mang kiến thức khoa học và phát triển công nghệ cũng là cách để trả ơn quê hương, cám ơn những người đã giúp đỡ, nuôi nấng anh thành người.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Giáo sư hàng đầu thế giới về "hạt của chúa" vđến Hà Nội giảng dạy

Bài giảng có nhan đề "Vũ trụ trong chiếc nón", đề cập tới mối quan hệ giữa ba vấn đề lớn trong vật lý, và vai trò của việc khám phá ra hạt Higgs boson đã mở ra một chương mới trong ngành vật lý.
GS. Pierre Darriulat thuyết trình tại Viện Nghiên cứu cao cấp về toán (Ảnh: Thu Loan)
GS. Pierre Darriulat thuyết trình tại Viện Nghiên cứu cao cấp về toán (Ảnh: Thu Loan)
GS. Ngô Bảo Châu, Giám đốc Viện Nghiên cứu cao cấp về toán, cho biết đây là bài giảng đầu tiên trong chuỗi bài giảng Khoa học thưởng thức do Viện Nghiên cứu cao cấp về toán tổ chức, dành cho đối tượng bao gồm những người có kiên thức chung về khoa học, nhưng không nhất thiết có hiểu biết chuyên môn sâu trong lĩnh vực của bài giảng. Diễn giả là những nhà khoa học hàng đầu, có liên quan trực tiếp tới những vấn đề nóng hổi và những tiến bộ gần đây nhất trong lĩnh vực được đề cập tới.
GS. Darriulat khẳng định hạt boson Higgs vừa được công bố hồi đầu tháng cho phép giải thích cơ chế sinh ra khối lượng của các hạt cơ bản trong Mô hình chuẩn. Sự tồn tại của hạt Higgs được đưa ra như một giả thuyết trong những năm 1960. Nó là đối tượng của một cuộc săn đuổi kéo dài gần 50 năm và là một trong những lý do chính cho việc xây dựng máy gia tốc đối chùm hadron khổng lồ (LHC) ở CERN.
GS. Darriulat sống và làm việc ở Hà nội từ nhiều năm. Trước khi sang Việt nam, ông làm việc ở CERN với cương vị Giám đốc nghiên cứu. Ông là phát ngôn viên của nhóm thực nghiệm UA2 mà kết quả nghiên cứu đã dẫn tới sự phát hiện ra hạt boson W và Z trong thập niên 1980.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

GS Đào Trọng Thi nhận bằng danh dự của HV Kinh tế và Pháp luật Mátxcơva

Ghi nhận những đóng góp của GS Đào Trọng Thi cho sự phát triển hợp tác giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Học viện Kinh tế và Pháp luật Mátxcơva (AEPM), chiều 25/4, Giám đốc Học viện, GS.TS. Vladimir Buiyanov, đã trao Bằng Giáo sư danh dự cho GS Đào Trọng Thi.
Chiều 25/4, tại Học viện Kinh tế và Pháp luật Mátxcơva (AEPM), Giám đốc Học viện, Giáo sư-tiến sĩ Vladimir Buiyanov đã trao Bằng Giáo sư danh dự cho Giáo sư Đào Trọng Thi, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục-Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt- Nga, để ghi nhận những đóng góp cho sự phát triển hợp tác giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Học viện.

Tham dự buổi lễ, về phía Việt Nam có Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Phạm Xuân Sơn và lãnh đạo một số ban, phòng Đại sứ quán. Về phía Nga có các giáo sư, giảng viên, đại diện Hội Hữu nghị Nga-Việt cùng hơn 100 sinh viên của Học viện.

Phát biểu tại buổi lễ, Giáo sư Buiyanov đánh giá cao những cống hiến của Giáo sư Đào Trọng Thi đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo các thế hệ học sinh Việt Nam; những đóng góp to lớn cho sự hợp tác giáo dục, đào tạo giữa các trường đại học Việt Nam với AEPM và các trường đại học ở Nga nói chung; củng cố tình hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa hai nước Nga và Việt Nam.

Về phía mình, Giáo sư Đào Trọng Thi bày tỏ niềm vinh dự được nhận Bằng Giáo sư danh dự của AEPM; coi đây là sự khích lệ và động viên to lớn không chỉ đối với cá nhân ông, mà là tình cảm và sự đánh giá đối với những kết quả hợp tác giáo dục và đào tạo giữa hai ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam và Liên bang Nga nói chung cũng như với Học viện nói riêng. Giáo sư Đào Trọng Thi cam kết sẽ tiếp tục làm hết sức mình để góp phần tăng cường quan hệ hợp tác giáo dục, đào tạo với Liên Nga và cụ thể là với AEPM.

Trước đó, Giáo sư Đào Trọng Thi đã có bài giảng trước các sinh viên Học viện với chủ đề “Đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục đại học tại Việt Nam”, tập trung vào những vấn đề lịch sử giáo dục đại học ở Việt Nam; về Trường Đại học Đông Dương; giáo dục Việt Nam giai đoạn 1954-1986 và giai đoạn 1986 tới nay; chính sách xã hội hóa giáo dục; tính tự chủ của các trường đại học; bảo đảm chất lượng dạy và học.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Giáo sư người Việt tại Canada viết sách về Hồ chủ tịch

Nguyễn Đài Trang, một giáo sư người Việt đang giảng dạy tại khoa Khoa học Chính trị của Đại học Toronto (Canada), vừa có buổi giới thiệu cuốn sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, mang tên "Hồ Chí Minh – Tâm và Tài của một nhà yêu nước."

 
Tác giả Đài Trang tại buổi giới thiệu sách

Buổi giới thiệu sách, diễn ra ngày 12/6 tại thành phố Laval gần Montreal, diễn ra rất đơn giản nhưng trang trọng với khoảng 40 khách mời, chủ yếu là kiều bào ở các khu vực lân cận và một số sinh viên Việt Nam. Một đoàn đại biểu của Đại sứ quán Việt Nam tại Canada do Tham tán Văn hóa Đào Ngọc Dinh  dẫn đầu và bà Elizabeth McIninch, biên tập viên nhà xuất bản V- Publisher cùng một số người Canada cũng đến dự.

Tác giả còn khá trẻ, khoảng 40 tuổi, đã sang Canada định cư khá lâu nhưng rất rành tiếng Việt và nặng lòng với Việt Nam. Không chỉ hoàn thành cuốn sách dày 150 trang (bản tiếng Anh), bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt với rất nhiều hình ảnh và tư liệu quý giá, chị còn kỳ công chuẩn bị cả một chân dung Bác Hồ để mang đến buổi gặp gỡ.

Trong phần giới thiệu về quá trình viết và nội dung cuốn sách, tác giả cho biết có quá nhiều tác giả cả Việt Nam và nước ngoài đã viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng với những quan điểm khác biệt. Mục đích chị viết cuốn sách này nhằm tìm ra một con đường để kết nối quan điểm của cả hai bên.

Chính vì vậy, bên cạnh nguồn tư liệu của những tác giả quen thuộc của Việt Nam như Trần Dật Tiên, Nguyễn Đức Đạt, Đặng Xuân Kỳ… tác giả còn sử dụng rộng rãi những tư liệu của các tác giả phương Tây như Mc Namara, Walden Bello, Alice Walker…

Là một giáo sư đại học, cách trình bày của Nguyễn Đài Trang rất khoa học và hệ thống nên nội dung của cuốn sách khá thuyết phục, khác hẳn với những cuốn sách mang tính chính trị. Tác giả đã chọn một cách tiếp cận độc đáo và thú vị khi bàn về Chủ tịch Hồ Chí Minh và cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. 

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Niềm vui của sinh viên đi làm thêm

Trong cơn quay cuồng của giá cả, từ sự tăng nhanh chóng mặt của các mặt hàng thực phẩm, rau, củ, quả cho đến giá tiền điện, tiền phòng trọ…khiến cho cuộc sống của sinh viên bị chao đảo theo đồng tiền. Để nuôi sống bản thân và phụ giúp gia đình họ chỉ còn cách là kiếm thêm việc làm ở các hàng quán hàng, làm gia sư, hoặc bất cứ một công việc gì mà có thể tạo ra thu nhập.
Không phải ai đi tìm việc và cũng có việc làm tốt, tuy nhiên có nhiều bạn thật may vì đã tìm “trúng tủ” được những công việc hợp với thời gian và có thu nhập ổn định. Trong những trường hợp ấy phải kể đến bạn Lê Thị Kiều sinh viên năm thứ ba của trường Đại học Luật Hà Nội, bạn tâm sự “tôi thật may vì tìm được công việc hợp lý, đi bán hàng tạp hoá thời gian từ 18h chiều đến 21h30 đêm, thu nhập được hơn 1triệu/tháng”. Làm việc với thời gian ngoài giờ học luôn là điều các bạn sinh viên muốn, với bạn Kiều đó quả là một thời gian hợp lý cho mỗi bạn sinh viên. Bạn chia sẻ thêm “mình thấy thời gian đó hợp lý nhất, vừa bán hàng mình vừa có thể đọc sách, phụ giúp được gia đình một nửa mình rất vui”.
Cũng như bạn Kiều, gặp bạn Lê Thị Thu Trang sinh viên năm thứ hai của trường Học viện báo chí và Tuyên truyền với khuôn mặt hứng khởi bạn chia sẻ: “mình mới đi làm thu ngân được ba tháng ở nhà hàng, mình làm ca đêm từ 18h – 22h, thu nhập trên 2triệu/ tháng, nói chung ít khi mình cần xin tiền bố mẹ”. Cũng có những bạn sinh viên năng nổ tự nuôi sống được bản thân mình, như Kiều Trang chẳng hạn ngoài giờ học chính một buổi trên lớp và một buổi ở nhà tự học, làm bài tập tối lại bạn có thể đi làm và có thu nhập ổn định. Nhưng trong tương lai Trang tâm sự “có lẽ mình cũng chỉ làm vài tháng nữa, còn để thời gian đi viết bài thực hành nghề nữa chứ…”
Đối với tâm tư của mỗi bạn sinh viên, nhất là sinh viên ở các tỉnh lẻ gia đình còn khó khăn, đi học vừa đi làm thêm để kiếm tiền phụ giúp gia đình luôn là điều ẩn chứa trong thâm tâm của mỗi người. Như bạn Liêm sinh viên năm thứ ba ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân hay bạn Trang ở trường Đại học  Sư phạm, các bạn tâm sự: “Mình xuất thân từ một gia đình nghèo khó, đi học phải cố gắng đi làm gia sư để kiếm thêm được đồng nào đóng tiền học phí hay trả tiền phòng trọ, tiền mua thức ăn, chứ cái gì cũng đợi ở gia đình thì chẳng bao giờ đủ cả”.
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383