Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Hot: lò luyện thi Hàn tại Mỹ

Giờ đây ở nhiều thành phố lớn tại Mỹ thi nhau mọc lên những trường luyện thi mang đậm phong cách học ôn “nhồi nhét” kiểu Hàn Quốc: các buổi học kéo dài đến khuya, các gia sư hết sức tận tâm, lượng bài tập về nhà rất nhiều.

Theo Korea Times, các trường này đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhiều bậc phụ huynh gốc Hàn. 

Một lò luyện thi kiểu Hàn tại Mỹ.

Đối với Kay Choi, một bà mẹ gốc Hàn có 3 con đang sống tại Mỹ, việc cho hai đứa con lớn đang là học sinh trung học đi học thêm thật “chất lượng” trong hè tại Hàn Quốc cũng đồng nghĩa với việc cô phải tiêu tốn ít nhất 10 triệu won (khoảng 9.000 USD)/năm. Số tiền này bao gồm hai vé máy bay khứ hồi đến Seoul, hai tháng học phí cho các lò luyện thi và một khoản tiền trợ cấp khi các con ở nhà những người họ hàng.

Nhưng Choi đã có những kế hoạch khác cho đứa con thứ ba của cô.

Cô dự định gửi con vào một học viện Hàn Quốc tại Mỹ, nơi gia đình cô đang sống. Không phải vì Kay Choi thiếu tiền mà bởi vì chất lượng của học viện này hiện đã đáp ứng được những tiêu chuẩn của cô.

Từ những buổi học kéo dài đến khuya và các gia sư tận tâm cho đến lượng bài tập về nhà, ngôi trường này đều có tất cả.

“Nó giống như một trường luyện thi theo kiểu nhồi nhét ở Hàn Quốc”, Kay Choi nói. “Nhưng nó thậm chí còn tốt hơn vì con tôi không phải bay đến bất cứ nơi nào nữa và tôi cũng không phải chi quá nhiều tiền như bây giờ”.

Cơ sở luyện thi tư nhân do người Hàn Quốc quản lý ở Mỹ này thường thu phí từ 1.500 đến 4.000 USD mỗi khóa học hai tháng tùy theo yêu cầu dành cho những học sinh chuẩn bị tham dự kì thi SAT. Ở khóa học cơ bản hàng đầu, các bậc phụ huynh có thể cho con học thêm 10 tuần luyện viết, toán hoặc tham gia các lớp học luyện nói với cái giá 600 đến 1.000 USD.

Không giống như trước đây, học sinh thường được gửi về nhà đúng giờ sau khi tan học, nhiều học viện hiện hoạt động cả ngày với các ca học mở liên tục đến tận tối. Dưới sự kèm cặp của các gia sư giỏi, học sinh được yêu cầu phải ghi nhớ hàng trăm từ vựng mỗi ngày.

Nếu không làm được như vậy, học sinh sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc như phải nhớ thêm vài trăm từ.

“Điểm mấu chốt ở đây là các bậc phụ huynh rất thích lối giảng dạy “siêu” nghiêm khắc” - Kim, đồng sở hữu một lò luyện thi cỡ trung bình ở New Jersey nói. “Họ không muốn chúng tôi để cho con cái họ xao nhãng bất cứ lúc nào. Vì vậy, công việc của chúng tôi là thu hút họ bằng các chương trình học được sắp xếp chặt chẽ và có hệ thống nhất”.

Đầu mùa hè này, các cơ sở luyện thi tư nhân ở New York, Seattle, Atlanta, Los Angeles và những thành phố vốn tập trung khá đông người Hàn Quốc sinh sống khác tại Mỹ đang đua nhau tung ra những chương trình giảng dạy mang tính cạnh tranh để đáp ứng được ngay cả những ông bố, bà mẹ kĩ tính nhất.

Đối với nhiều “lò” luyện thi mang phong cách Hàn tại Mỹ, đối thủ của họ không chỉ đơn thuần là những cơ sở khác ở cùng khu vực mà còn là những trung tâm luyện thi ở tận Seoul, Hàn Quốc.

Trong những năm qua, nhiều bậc phụ huynh như cô Choi đã chọn cách gửi con em mình về Hàn Quốc để luyện thi trong mùa hè. Kết quả là các cơ sở luyện thi tại Mỹ có số lượng học sinh vào học rất èo uột.

“Chúng tôi đang nỗ lực để xoay chuyển tình hình hiện nay”, David Lee, người điều hành một trường luyện thi tại New York nói. “Chúng tôi sẽ khiến nhiều học sinh Hàn Quốc quay trở lại Mỹ để luyện thi thay vì cứ bay về nước như trước”.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Chuyện thầy khuyết tậy làm gia sư, đánh máy tính tự nuôi mình

Đi về phía núi Hòn Ông, nơi có xã nghèo Canh Hiển của huyện vùng cao Vân Canh (Bình Định), dáng thầy Khiêm xiêu vẹo trên đường làng. Theo đôi nạng gỗ của thầy là học trò lớn nhỏ đủ lứa tuổi. Học sinh thì đến luyện thi, người lớn học tin học, người khuyết tật học nghề...

Đã bao nhiêu năm nay thầy dang đôi tay che chở, chắp cánh cho những thân phận, những ước mơ.
 
Nguyễn Trần Khiêm sinh năm 1966, lên 7 tuổi thì cha mất, hình ảnh chưa kịp ghi vào ký ức. Thầy Nguyễn Trần Khiêm cố lục tìm quá khứ: “Tôi chỉ nhớ lúc nhỏ mình không có cha, cứ lê lết chứ không đi lại được. Mẹ kể lại đôi chân tôi bị liệt từ khi còn nhỏ”. Cuộc đời thầy Khiêm bắt đầu như thế, không có bước chân chập chững, chỉ có đôi nạng lộc cộc chấm những bước xiêu vẹo trên đường đời.
 
Thầy Nguyễn Trần Khiêm trên bục giảng.
Kiến thức là mồ hôi nước mắt của mẹ
 
Lúc nhỏ Khiêm cũng đòi mẹ cho đi học. Không hi vọng nhiều nhưng muốn con mình hòa nhập với bạn bè, hằng ngày trước khi ra đồng, người mẹ phải làm đôi chân cõng con đến lớp. Không ngờ Khiêm lại rất sáng dạ. Thấy con học được, người mẹ nghèo cũng quyết chí chăm cho con học đến cùng. Lên được vài lớp, Khiêm tự đi được với đôi nạng bé xíu. Giải thoát đôi lưng gầy gò của người mẹ là niềm vui của Khiêm. Đi nạng mỏi, Khiêm lết. Cứ thế 12 năm học phổ thông nhọc nhằn trôi qua, Khiêm thường xuyên đạt học sinh giỏi và thủ khoa môn văn (9 điểm) khi thi tốt nghiệp THPT năm 1986.
 
Nhưng cuộc đời không thể bằng phẳng khi chính đôi chân lại gập ghềnh. Đến năm 1992 anh mới được dự thi đại học do định kiến xã hội. Học năm cuối thì mẹ bị bệnh mất, anh sinh viên nghèo mồ côi vẫn không gục ngã. Anh làm gia sư, đánh máy vi tính tự nuôi sống mình. Có chú sửa đồng hồ gần nhà trọ thấy thương quá nên gọi Khiêm đến truyền nghề. Từ đó anh có nghề mới mưu sinh để tiếp tục học. Năm 1997, anh tốt nghiệp hệ chính quy Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng trong sự ngỡ ngàng của xóm nghèo mà việc học hết phổ thông đã là xa xỉ đối với người bình thường.
 
Không thể gõ cửa cơ quan bằng đôi nạng gỗ, anh lặng lẽ ở nhà thêm sáu năm nữa. Cuộc đời quá nhiều gian truân nhưng không vì thế mà buông xuôi. “Tôi nghĩ mình phải làm điều gì đó, không thể để kiến thức học được phung phí vì đó là mồ hôi và nước mắt của mẹ, của chính mình” - anh tâm sự.
 
Từ chiếc máy tính cà khổ đến cơ sở dạy vi tính
 
Vậy là anh quyết định gọi học sinh nghèo quanh xóm đến để dạy. Học trò nghe tiếng đến học đông, anh sinh viên tật nguyền thất nghiệp trở thành người thầy ở xóm nghèo heo hút.
 
Lân la ở nhà thầy Khiêm mấy ngày, tôi nhận ra “học phí” đóng cho thầy là vài cân gạo, rổ khoai hay mấy bó rau rừng chính học trò đi chăn bò hái về. Ngồi nấu nồi khoai học trò vừa đem tới, thầy tâm sự: “Chủ yếu là dạy miễn phí vì thấy các em nghèo quá, mình chỉ muốn giúp các em có kiến thức để vượt qua cái nghèo thôi”. Thầy nói thế nhưng trong căn nhà vách tường rách nát chưa có tiền vá víu, chính thầy cũng chạy ăn từng bữa.
 
Nhiều học trò ở vùng núi đi lại khó khăn nên đến thầy học cả ngày, trưa lấy gạo nấu cơm ăn. Mùa vừa rồi gặt được 16 bao lúa nhưng giờ chỉ còn một bao để ở góc nhà, 15 bao học trò đường xa đói quá đã nấu hết. Nhà thầy như một ngôi trường tình thương, học trò xúm xít.
 
Nương tựa nhau trong cái nghèo cũng là bài học về cuộc sống. Nhiều em cảm nhận được trăn trở, lòng yêu thương và tấm gương nghị lực của thầy nên cố gắng học. Nhờ vậy nên ngày càng có nhiều học sinh của vùng đất nghèo này bước chân vào cổng trường ĐH.
 
Dành dụm được bao nhiêu tiền, thầy Khiêm mua dần khi thanh ram, lúc con chuột, rồi bàn phím... Gom góp dần đến năm 2005, thầy ráp được chiếc máy tính đầu tiên. Chiếc máy tính có ổ cứng chỉ 2,5GB, thanh ram 128MB, bật lên khi chạy khi treo nhưng nó đánh dấu mốc cho cuộc đời thầy. Thầy kể: “Lúc đó nhiều người thấy tôi có máy vi tính kéo đến xem. Ban đầu chỉ vài người đến học đánh chữ, sau nhu cầu lớn dần nên tìm cách sắm thêm để dạy cho họ”.
 
Sáng kiến của thầy là đi mua lại máy tính ở vựa đồng nát về tận dụng, lắp ghép, sửa chữa. Lịch sử của nhiều máy tính ra đời trong hoàn cảnh như thế, nhưng giờ đã là một cơ sở đào tạo tin học liên kết với Trường trung cấp nghề Thủ công mỹ nghệ của Sở Lao động - thương binh và xã hội hẳn hoi.
 
Học trò của thầy đủ đối tượng, từ học sinh đến cán bộ, con em đồng bào Ba Na, H’Re, cả nông dân cũng đến học để ứng dụng công nghệ trong sản xuất.
 
Anh Xô Y An (người Ba Na), giáo viên dạy mỹ thuật ở Trường bán trú Canh Liên, vượt hơn 50km đường rừng đến thầy học tin học lớp chứng chỉ A, cho biết: “Đường đi cực nhọc lắm, mưa thì không đi được, đến đây học có khi ở lại ngủ nhà thầy luôn. Thầy rất vui vẻ, nhiệt tình tạo điều kiện cho chúng tôi. Nếu không có cơ sở của thầy thì chúng tôi phải đi thêm gần 50km nữa mới có chỗ học”.
 
Hiện nay cơ sở của thầy đã có trên 10 máy, tuy tốc độ không nhanh nhưng máy vẫn chạy, như cuộc đời thầy vẫn luôn vươn lên trong khó nhọc.
 
Tổ ấm cho người khuyết tật
 
Nhưng đối tượng đặc biệt mà thầy chuyên tâm đó là những người khuyết tật. Có người không tự đi được phải cõng, thậm chí mù, câm điếc, không biết chữ... thầy đều nhận. Họ đến với thầy để tìm chỗ dựa tinh thần, tìm cơ hội hòa nhập cộng đồng. Năm 2007, thầy vận động và tìm đến Hội Bảo trợ trẻ tàn tật và mồ côi tỉnh Bình Định xin thành lập chi hội người tàn tật để có cơ sở pháp lý tìm nguồn tài trợ, tìm việc làm cho hội viên. Có chi hội, công việc thầy bề bộn hơn với những ngày đi vận động, kêu gọi những tấm lòng nhân ái tài trợ giúp đỡ những cảnh đời không may mắn.
 
“Mình không thể cho họ “con cá” mãi mà phải cho “cần câu” để họ tự mưu sinh”, quan điểm đó của thầy được hiện thực hóa qua các lớp học. Thầy dạy họ sử dụng máy vi tính và vận động gia đình góp vốn mở các cơ sở làm dịch vụ tự kiếm sống. Ai không học được vi tính thì thành lập các nhóm lao động chân tay. Nhóm làm chổi đót, thợ mộc ở tại nhà thầy hình thành. Họ được làm việc trong một cộng đồng gồm những người đồng cảnh nên không bị rào cản bởi những tự ti, mặc cảm.
Thầy Khiêm hướng dẫn một thanh niên người Ba Na học vi tính.
 
Để dạy được một người khuyết tật ra nghề là một công việc không phải ai cũng làm được. Như gia đình Đào Thị Lệ Diễm có ba người khuyết tật, bản thân Diễm bị liệt hai chân, ít dám ra khỏi nhà và sợ chỗ đông người. Nhiều lần thầy đến tâm sự, lấy bản thân mình ra làm gương. Dần dần Diễm nghe rồi làm theo. Bây giờ Diễm là tổ trưởng một tổ có sáu người khuyết tật cùng làm ở một cơ sở photocopy, vi tính do thầy vận động vốn tài trợ mở. Diễm tâm sự: “Nếu không có thầy Khiêm chắc mình không biết gì ngoài xã hội, không biết đường phố hay chợ chứ đừng nói gì đi học mà làm nghề. Thầy Khiêm như một người cha nuôi của rất nhiều người trong hội”.
 
Kỹ năng dạy người câm điếc, người mù còn thiếu, thầy đến các trung tâm bảo trợ xin tài liệu, xin tham gia các lớp tập huấn để đào tạo nghề cho họ. “Dạy cho người mù, câm điếc rất khó, nhiều người không biết chữ, lại không nhìn thấy, không nghe được. Một số em gia đình đưa đến gửi nhưng còn tự ti hoặc bướng bỉnh, quậy phá chứ ít muốn học hay làm việc. Tuy nhiên tôi có lợi thế là người khuyết tật, người đồng cảnh ngộ nên dễ nói với nhau hơn”.
 
Ra nghề, có người tự đi lại được thì xin đến điểm Internet làm, nhóm thợ mộc đến các xưởng mộc, họ tự kiếm sống bằng đôi tay không lành lặn. Nhiều người học thành nghề nhưng không có vốn mở cơ sở, thầy gom góp được ít tiền ráp máy vi tính cũ cho vài người ra riêng đánh máy thuê như những đứa con lớn lên tách riêng khỏi mẹ. Để có khách hàng, thầy đến vận động, tiếp thị các cơ quan, trường học trên địa bàn. Thấy thầy làm việc không vụ lợi cá nhân, ai cũng ủng hộ.
 
Năm 2011, thầy trở thành thầy giáo thật sự khi Trường trung cấp nghề Thủ công mỹ nghệ của Sở Lao động - thương binh và xã hội hợp đồng mở cơ sở tin học đào tạo cho cán bộ, người dân trên địa bàn huyện Vân Canh.
 
 
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Gia sư: 1 trong 9 cách kiếm tiền tại gia

Mỗi lần nghĩ đến việc kiếm tiền để bảo đảm cuộc sống ắt hẳn bạn sẽ nghĩ đến chuyện ra ngoài bươn chải và bon chen. Tuy nhiên, có những cách kiếm tiền vô cùng độc đáo, sáng tạo mà không cần phải “xuất ngoại”. Dưới đây là 9 cách kiếm tiền như thế!

Huấn luyện viên nghề nghiệp Kathy của trung tâm tìm việc NewYork chia sẻ: “Chúng tôi đã dành thời gian nghiên cứu và chọn lọc ra 9 công việc mà theo chúng tôi là có tính khả thi nhất để không chỉ giúp những người trưởng thành kiếm tiền một cách dễ dàng, mà còn giúp các em thanh thiếu niên tập bước những bước đầu tiên vào thế giới kinh doanh. Đó sẽ là bệ phóng cho những ý tưởng tuyệt vời tiếp theo”.
1. Viết văn, viết báo, viết truyện…
Nếu bạn là người có khiếu viết lách, bạn yêu những điều lãnh mạn hoặc bạn muốn tham gia vào công cuộc phơi bày những góc khuất của xã hội qua lăng kính chủ quan của bản thân. Thì viết văn, sáng tác truyện và viết các chuyên mục trên báo là công việc phù hợp dành cho bạn. Bạn sẽ có thể vừa thỏa mãn sự đam mê vừa kiếm tiền trang trải sinh hoạt hàng ngày. Còn gì thú vị hơn bằng việc ngồi nhà và gặt hái thành quả.
2. Nhà nghiên cứu Internet     
Nhiều trang web hiện nay đang thiếu hụt những người nghiên cứu chuyên sâu về Internet. Bởi, nghiên cứu đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn và sự siêng năng thu thập thông tin về một chủ đề cụ thể. Đây sẽ là cơ hội cho những người am hiểu sâu xa về Internet và thường xuyên tiếp xúc với thành tựu bậc nhất của nhân loại.
“Một điều đáng chú ý là những người làm nghiên cứu về mạng cần có kiến thức chuyên sâu về lập trình web và các thẻ HTML. Ngoài ra, một nhà nghiên cứu Internet phải thông thạo về thuật ngữ và biết cách tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Việc đầu tiên bạn cần làm để bắt đầu công việc của mình là lập một trang web riêng và để trang web hiện diện trên Internet”. Kathy nói.
3. Buôn bán hàng qua mạng
Đây là công việc được nhiều bạn trẻ ứng dụng với nhiều kết quả bất ngờ. Bạn có thể vừa ngồi ở nhà vừa giao dịch với khách hàng. Chọn lựa cho mình một mặt hàng yêu thích để buôn bán. Đó có thể là quần áo, giày dép, túi xách hoặc đồ điện, đồ dùng sinh hoạt..tất cả công việc mà bạn phải làm đó là chọn một trang web và đăng ký mua tên miền trên trang web đó để bày bán sản phẩm.
4. Làm nghề thủ công
Rất nhiều xưởng làm đồ thủ công cần thợ có tay nghề và một điều đặc biệt là họ cho phép thợ mang về nhà làm sau một thời gian uốn nắn và hướng dẫn các thao tác. Nếu bạn là một người có kiên nhẫn và khéo léo tại sao lại không thử sức với công việc này.
Ngoài ra, rất nhiều bạn thanh thiếu niên chọn cách làm đồ hand-made (đồ tự tạo) để kiếm tiền như làm thiệp, làm hộp quà, hộp bút, vòng tay…Đó quả là một ý tưởng thông minh vì vừa thõa mãn đam mê vừa giúp gia đình, bản thân kiếm thêm thu nhập.
5. Dùng blog để kiếm tiền quảng cáo
Viết blog (nhật ký trực tuyến) có thể đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên dùng blog để kiếm tiền thì ít ai nghĩ tới. Huấn luyện viên Kathy chia sẻ: “ Đây là cách tốt nhất để kinh doanh tại nhà. Bắt đầu với chi phí tối thiểu nhưng hiệu quả lại rất cao. Nếu bạn thu hút được càng nhiều người vào thăm blog, tăng chỉ số view và lượng người truy cập, tự nhiên bạn sẽ thu hút được quảng cáo từ một số đối tượng và “dắt túi” một số tiền kha khá”.
6. Cổ phiếu, trái phiếu và thị trường liên kết
Đây cũng là một cách giúp bạn ngồi nhà mà vẫn kiếm được tiền. Tuy nhiên trước khi bước chân vào lĩnh vực này, bạn cần làm một cuộc nghiên cứu toàn diện về bản chất, cơ cấu của thị trường chứng khoán để không mắc phải những sai lầm đáng tiếc.
7. Mở lớp học năng khiếu
Đó có thể là lớp dạy khiêu vũ, dạy múa ba lê, dạy nhảy hoặc bất kỳ môn học nào liên quan đến năng khiếu. Các nguồn lực cần thiết để mở một lớp học đó là một căn phòng rộng (tùy thuộc số lượng học viên), hệ thống âm thanh, đèn chiếu sáng và một giáo viên tài năng.
8. Dạy học (gia sư)
Đây là cách kiếm tiền thiết thực nhất đối với những bạn trẻ (đặc biệt là sinh viên). Bạn có thể dùng chính kiến thức mà mình thu nhận được để giảng dạy cho các thế hệ sau mà không cần qua đào tạo chuyên nghiệp. Yêu cầu cần thiết đối với nghề dạy (gia sư) đó là kinh nghiệm, sự kiên nhẫn, vốn kiến thức và niềm đam mê.
9. Làm thiết kế
Kathy nói: “ Nếu bạn được trời phú một đôi bàn tay khéo léo, một cái đầu sáng tạo và một đôi chân nhanh nhạy thì thiết kế sẽ là công việc dành riêng cho bạn. Bạn có thể thiết kế quần áo, giày dép, túi xách, đồ nội thất…và đăng tải những ý tưởng của mình lên một trang web quảng cáo. Hoặc nếu bạn có vốn, hãy mạnh dạn mở một cửa hiệu cho riêng mình. Những thiết kế độc đáo và “có một không hai” của bạn sẽ là tem bảo đảm cho một sự thành công lớn trong tương lai”.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

Nỗ lực của cậu sinh viên nghèo làm gia sư nuôi em học đại học

Không từ bỏ ước mơ 
Học hết lớp 9 do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, Dũng đành phải từ bỏ con đường học hành, ở nhà phụ giúp ba mẹ nuôi hai em ăn học. Làm “thợ đụng” như bạn bè vẫn gọi đùa là… đụng gì làm nấy, rồi phụ việc đóng gạch trong một lò gạch ở địa phương được gần hai năm, Dũng quyết định ra Hà Nội tìm công việc tốt hơn. Cậu những mong có thêm thu nhập để có thể giúp em mình tiếp tục nuôi ước mơ dang dở của chính mình.
Nhưng rồi những khắc nghiệt của cuộc sống bon chen chốn thị thành không giúp Dũng có được một cuộc sống như cậu mong muốn. Rời Hà Nội, Dũng lặn lội xuống Hải Phòng .Tại đây Dũng đã làm rất nhiều việc như thợ xây, đi biển, bốc vác… miễn sao có tiền. Bốn năm bôn ba kiếm sống, tưởng chừng những bon chen của cuộc sống mưu sinh đã làm ước mơ của Dũng lụi tắt. Nhưng không những không gục ngã, Dũng còn nung nấu thêm quyết tâm để đến với giảng đường đại học. Bởi qua bao bài học thu nhặt được từ cuộc sống mưu sinh, Dũng đã nghiệm ra cho chính mình: “Làm việc ở ngoài vất vả lắm mà chẳng kiếm được bao nhiêu. Hơn nữa con mắt người đời nhìn những người ít học cũng khác với những người có học. Chỉ có học là con đường tốt nhất để xóa đi cái nghèo, cái khổ, xóa đi những suy nghĩ kì thị của người khác về mình”.
Thế rồi, cậu học trò mới tốt nghiệp THCS ấy tiếp tục trở lại trường, học hết cấp 3 tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên huyện Quảng Xương, Thanh Hóa. Sau 3 năm theo học, Dũng đã đạt kết quả tốt, thi tốt nghiệp và đậu thẳng vào Trường ĐHSP Huế với số điểm 22,5.
Lập câu lạc bộ gia sư
Hạnh phúc mỉm cười với Dũng khi cậu cầm trên tay giấy báo nhập học. Nhưng niềm vui ấy chưa được trọn vẹn thì nỗi lo đã ám ảnh cậu sinh viên nghèo.Bởi với hoàn cảnh gia đình khó khăn, việc Dũng đến giảng đường là cả một gánh nặng. Biết thế nên từ số tiền “trợ cấp” ít ỏi của gia đình, cậu sinh viên đã phải chắt chiu từng khoản nhỏ để cố gắng theo học. Như bao bạn bè nghèo khác, Dũng tranh thủ tìm kiếm việc làm thêm. Dũng chọn việc làm gia sư như lựa chọn ngay từ đầu của mình. Dũng tâm sự: “Làm gia sư không những có cơ hội giúp mình tăng thêm kiến thức, tích lũy kinh nghiệm mà còn được áp dụng những bài học trên giảng đường. Hơn nữa công việc gia sư lại rất có ý nghĩa” .
 
Nguyễn Văn Dũng chọn công việc làm thêm là gia sư vì công việc này rất có ý nghĩa.
Ngay từ năm thứ nhất đại học, Dũng đã đứng ra thành lập câu lạc bộ gia sư “Ươm mầm xanh”. Dũng kể: “Ban đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn, do chưa có kinh nghiệm nên số lượng sinh viên tham gia rất ít”. Nhưng với niềm đam mê và sự nỗ lực, giờ đây câu lạc bộ của Dũng đã thu hút được đông đảo các bạn sinh viên đến từ nhiều ngành nghề khác nhau của nhiều trường trong địa bàn thành phố Huế.
Với khả năng giao tiếp tốt, Dũng còn được một công ty bảo hiểm mời về làm việc. Không bỏ lỡ cơ hội kiếm thêm thu nhập và nâng cao khả năng giao tiếp, Dũng đã nhận lời.
Đảm nhận cùng lúc nhiều công việc thật không dễ dàng đối với một sinh viên năm nhất. Nhưng dù có vất vả đến đâu Dũng vẫn làm được, cũng bởi ước mơ theo đuổi học hành đã thôi thúc cậu từ ngày còn lăn lộn làm thêm suốt mấy năm ròng, từ những ngày trở lại trường cấp 3 với bao mặc cảm. Và trên hết là ước mơ thoát khỏi cái đói nghèo.Với số tiền kiếm được, Dũng không chỉ trang trải cho cuộc sống của mình mà anh còn thay bố mẹ nuôi cô em gái ăn học. Số tiền còn lại, anh gửi về nhà phụ giúp bố mẹ ở quê. Dù vất vả là vậy nhưng Dũng luôn là một sinh viên có thành tích học tập tốt . “Vất vả thế nào, mình cũng sẽ không bao giờ từ bỏ ước mơ”, Dũng tâm sự.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia su bach khoaGia su hoagia su tieng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Mhwngx nổi niềm của những... "thầy cô dự bị"

Bạn đọc Luong Nghiem Chinh:
Đọc bài " Nỗi niềm của những thầy cô..."dự bị" " trên Diễn đàn Dân trí, mình cảm thấy nhẹ lòng, vì có nhiều sự đồng cảm. Bản thân mình cũng đã là giáo viên dạy toán tại 1 trường THPT, và giờ thì đang trong cảnh giáo viên "dự bị". Mình may mắn hơn một số bạn trong bài viết vì mình đã là gia sư từ khi là sinh viên năm nhất, nên đến giờ mình vẫn có thể đi dạy thêm, không cần làm trái nghề. Ra trường, mình xin về huyện dạy hợp đồng với mức lương 450 nghìn đồng/ tháng, không bằng lương của thời sinh viên. Mình không đi làm, xin dạy tư thục, 1 năm trời với mức lương 1triệu 58 nghìn đồng / tháng.Mình thương lũ học trò trường tư, học kém, phải đóng tiền nhiều, mình dạy chúng bằng cả sự nhiệt thành của giáo viên mới ra trường, đầu tư cho một số em học khá mà không cần nhận thù lao. Mình vui vì không dạy chúng nữa nhưng chúng vẫn thường xuyên liên lạc và kể cho mình nghe chuyện học hành, chuyện thầy cô, trường lớp, chúng sắp tốt nghiệp cấp 3 rôì.Dạy được 1 năm học, mình chán kiểu quản lý của trường tư thục tại địa phương, hầu như kiến thức bị mất dần vì trường chỉ toàn học sinh kém, năng lực không được phát huy. Mình ngậm ngùi chia tay trường, bỏ lại lũ học trò mà mình đang vực dậy.

Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn
Mình đi học quản lý giáo dục. Nhờ tâm huyết, nhiệt tình và dạy có chất lượng nên mình được giới thiệu đi gia sư. Lương cũng đủ chi tiêu ở Hà Nội, và đi học. Giờ có bằng quản lý giáo dục rồi mà vẫn chưa thể xin được việc. Mình có dự định học tiếp cao học quản ly giáo dục. Tuổi còn trẻ, đầu tư cho việc học sẽ không phí.

Sắp 20/ 11, mình ngậm ngùi, khi nào mới được thanh thản mà tự hào và hạnh phúc khi mỗi Ngày Nhà giáo VN lại được học trò hát tặng bài Bụi phấn. Thèm lắm, mong lắm!

Bạn đọc Nguyễn Thị Thủy:
Tôi cũng là 1 sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm ngoại ngữ được 5 tháng rồi. Tôi rất thích làm giáo viên dạy tiếng Anh, nên tôi đã quyết định về quê để mong được vận dụng những gì đã học vào cuộc sống. Với sức học của mình, xin vào các trung tâm ở Hà Nội với tôi là một chuyện dễ dàng (tôi đã đi dạy trung tâm từ năm thứ 3 đại học), nhưng với quê tôi, sao muốn làm giáo viên lại khó đến thế. Chạy vạy mãi mới có một đầu mối để xin việc, nhưng câu trả lời là "nếu em có bằng giỏi, tôi sẽ nhận em ngay, còn em chỉ có bằng khá thì mất khoảng 130 triêu". Tôi nghe xong hoảng quá, chẳng dám xin xỏ gì nữa. Nhiều lần định lên Hà Nôi làm nhưng còn bố mẹ nên lại thôi. Cuối cùng tôi quyết định mở một vài nhóm học tisng Anh và dạy ở nhà , kiếm thêm tiền sống qua ngày. Tôi quá sợ với “chế độ” tuyển chọn giáo viên ở quê tôi. Không trường nào cho biết có chỉ tiêu để tuyển và nếu có thì theo “chế độ phong bì” như đã nói và giống như nhiều địa phương khác. Không biết nộp hồ sơ vào đâu, cũng không có tiền để chạy chọt. Học 4 năm đại học ra, chẳng có cơ hội để khẳng định mình trên bục giảng. Thật là nỗi buồn khôn nguôi đồi với những “người thầy…dự bị!”.

Bạn đọc Luong Khoai:
Em là sinh viên sư phạm ngoại ngữ Huế vừa tốt nghiệp được 5 tháng, hiện tại đang làm việc ở 1 công ty tư vấn du học. Thực sự mà nói em rất thích đi dạy, được đứng trên bục giảng, vì vậy em đã cố gắng đạt thành tích cao nhất,thi vào trường đỗ thủ khoa, tốt nghiệp ra trường cũng là thủ khoa chuyên ngành,em đã rất hy vọng sẽ có cơ hội trở thành giảng viên ngoại ngữ ngành tiếng Trung,tiếc thay trường lại không có chỉ tiêu tuyển, đi vào Quảng Nam,Đà Lạt và TPHCM tìm cơ hội cho mình, nhưng không quen biết ai để xin cả.Thấy buồn hơn khi một đứa bạn cùng khóa, học ngành phiên dịch nói rằng: “nếu mình muốn đi dạy thì chỉ cần ba nói cho 1 tiếng là đi dạy liền”. Thế mới biết “con ông cháu cha” sướng thật! Còn mình… Bao nhiêu ước mong, bao nhiêu cố gắng từ
thời ở mái trường thân yêu bỗng nhiên tan biến, hụt hẫng vô cùng; chịu thua người ta không vì học lực và tâm huyết  mà là  vì bố mẹ không làm to, không quen biết cũng không có cục tiền to để xin việc cho mình. Ra trường với bao lo lắng, lo rằng ba mẹ phải cực khổ nuôi mình, còn 3 đứa em, 2 đứa ĐH, 1 đứa cấp 3 nữa,em phải tìm việc trái chuyên ngành một tí để làm. 2 đứa em học ĐH, 1 đứa cũng theo ngành sư phạm mà chưa biết ra trường có việc không, 1 đứa rút kinh nghiệm từ em ra,dù thích theo ngành sư phạm nhưng không theo nữa mà học kinh tế. Mong rằng bộ giáo dục Việt Nam sớm có biện pháp tuyển dụng giáo viên, giảng viên có chọn lọc, ưu tiên về năng lực,để những người có tâm huyết theo nghề giáo được thực hiện giấc mơ cống hiến cho sự
nghiệp giáo dục của nước nhà. Tương lai không xa, nhiều thế hệ trẻ tài năng sẽ là nhân tài của đất nước, như lời Bác dạy: " Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người."

Cảm ơn tòa báo Dân trí đã có bài báo phản ánh đúng thực trạng “những nhà giáo…”dự bị” hiện nay. Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Trung tâm gia sưGia sư gia đìnhgiasu  Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Kinh nghiệm vàng trong việc dạy tiếng Anh cho trẻ

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh trẻ em từ 4 đến 6 tuổi là độ tuổi thích hợp nhất để trẻ học ngoại ngữ.
Ở giai đoạn này, bản năng thích nghi và tự chỉnh sửa của trẻ sẽ giúp các em học tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung có được chất giọng khá chuẩn nếu như được tiếp xúc thường xuyên với giáo viên bản xứ.
1. Có nên tự dạy ngoại ngữ cho trẻ?
Tuy nhiên, việc đưa ra phương pháp hợp lý giúp trẻ làm quen với tiếng Anh lại giữ một vai trò hết sức quan trọng cho quá trình học tập của bé sau này.
Việc một số gia đình cho trẻ học ngoại ngữ bằng cách thuê gia sư hay tự mình dậy cũng là một cách. Nhưng đôi khi phương pháp này không mang lại hiệu quả bởi phụ huynh không thể kiểm soát được sự tiến bộ của con em mình cũng như không thể chọn được giáo trình nào phù hợp với trình độ cũng như khả năng tiếp thu của con trẻ khi mà sách ngoại ngữ dành cho trẻ em tràn lan như hiện nay.
Chị Lan (Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ, chị có mua cho con trai 3 tuổi một bộ học tiếng Anh điện tử với giá hơn 2 triệu đồng, cùng với một loạt các sách tiếng Anh dành cho trẻ em, nhưng sau một thời gian dưới sự dạy dỗ của cả bố và mẹ, cháu không có tiến bộ nhiều. Sau đó, chị thuê gia sư cho con, nhưng cô gia sư cũng chỉ dạy theo phương pháp dùng sách vở và ghi chép, cháu thì còn nhỏ mà đã biết viết đâu nên một buổi học rất mất thời gian lại không học được gì nhiều. Cuối cùng chị phải thử đưa con đến một trung tâm ngoại ngữ có lớp ở cấp độ mầm non.
 
2. Các nguyên tắc vàng trong việc dạy tiếng Anh cho trẻ
Nhằm giúp các bé học tiếng Anh một cách có hiệu quả nhất, trung tâm ngoại ngữ Talent Space xin chia sẻ với các bậc phụ huynh 5 nguyên tắc vàng sau đây:
Chơi hơn dạy. Chính xác phải nói đây là phương pháp "Học mà chơi, chơi mà học", trong đó, giáo viên lên lớp không theo một giáo trình nhất định nào cả mà sẽ tạo sân chơi đa dạng, nhiều màu sắc bằng tiếng Anh cho học sinh. Từ đó, học sinh sẽ chủ động tiếp thu kiến thức.
Hoạt động, hình ảnh hơn lý thuyết. Sử dụng hình ảnh, trò chơi, nhạc họa, diễn kịch... nói chung là các hoạt động nhằm giúp học sinh học trong môi trường tiếng Anh một cách tự nhiên, không gượng ép. Tuyệt đối không đề cấp tới những vấn đề ngữ pháp. Đừng sợ con bạn sẽ bị học vẹt bởi đó chính là cách tiếp cận ngôn ngữ tự nhiên nhất.
Học cụ hơn giáo trình. Việc bám theo một giáo trình nhất định sẽ hạn chế năng lực sáng tạo của cả thầy lẫn trò. Sử dụng các loại thiết bị công nghệ cao như máy tính, màn chiếu, màn hình cảm ứng, v.v và các giáo cụ trực quan kèm theo cũng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình nắm bắt ngôn ngữ của học sinh.
Nghe - Nói nhiều hơn Đọc -viết. Bởi lẽ khi nghe - nói được, học sinh đã từng bước xây dựng được tâm lý tự tin trong sử dụng tiếng Anh. Ngoài ra, do tập trung nhiều vào kỹ năng nghe-nói, học sinh cũng dần luyện được phát âm chuẩn. Đây vốn là điểm yếu cơ bản trong giao tiếp của nhiều thế hệ đi trước.
Bắt chước hơn ngữ pháp. Bắt chước cũng là một kĩ năng đặc biệt quan trọng trong học ngoại ngữ. Bắt chước giúp quá trình học tập đi nhanh hơn, trong đó kể cả việc sử dụng các mẫu câu căn bản. Cách học thông qua ngữ pháp và học dịch từ với từ, câu với câu đã trở nên lạc hậu và bắt đầu bộc lộ yếu điểm bởi trẻ sẽ mất 3 bước để chuyển ngữ.
Ví dụ: Người hỏi: “How old are you?”
Trẻ: (dịch) Mình mấy tuổi?
(trả lời) Mình 6 tuổi.
(dịch) I’m 6 years old.
(trả lời): “I’m 6 years old.”
Trong khi nếu chỉ dạy trẻ đơn giản khi được hỏi “How old are you?” sẽ phải trả lời “I’m …. years old.” Lâu dần lập thành phản xạ với bất cứ một cấu trúc đơn giản nào khác.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm gia su ngoai thuongGia su toangia su tieng phap Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Gia sư qua mạng tại Ấn Đọ kiếm bộn tiền

Tuy chỉ bắt đầu gần 3 năm nay, nhưng nghề gia sư qua mạng đang thật sự "hái ra tiền" cho Ấn Độ...
Cậu học sinh trung học Princeton John ở thành phố Chicago, bang Illinois (Mỹ) ngồi trước màn hình máy vi tính với bộ tai nghe và micro để chuẩn bị làm bài tập môn hình học. Chỉ với cú "click" chuột vào phần mềm kết nối qua Internet, Princeton đã thấy mặt gia sư của mình - cô Koyamburath Namitha lúc này đang ngồi chờ sẵn trong căn phòng nhỏ tại vùng ngoại ô Ấn Độ cách đó hơn 7.000 dặm.
  
Hai cô trò nhanh chóng bắt đầu buổi học bằng các công cụ hỗ trợ như: voice chat, bàn phím và loại bút kỹ thuật số đặc biệt để giải các bài toán, vẽ đồ thị và xóa những lỗi sai. Princeton còn dùng máy scan để gửi bản photo phần bài tập hay phần bài học chưa hiểu để nhờ cô giáo giải thích. Thỉnh thoảng hai cô trò gặp một số trục trặc nhỏ như Princeton phải lặp đi lặp lại nhiều lần câu hỏi vì Namitha không nghe rõ hay máy vi tính bị đứng do sử dụng lâu. "Em sẽ nói cha thay máy mới vì máy này cũ rồi..." - Princeton nói.

Kết thúc buổi học, Namitha dặn dò bài tập và chuẩn bị cho buổi học sau. Cạnh đó, cô em gái của Princeton, Priscella cũng đang làm bài tập môn đại số. Gần 2 năm nay, mỗi tuần, hai anh em Princeton gặp cô giáo Namitha 2 lần để được kèm môn toán.

Không chỉ riêng hai anh em Princeton, hàng ngàn học sinh trung học khác trên đất Mỹ cũng ưa chuộng và tìm cho mình những gia sư qua mạng đến từ Ấn Độ. "Ấn Độ có nhiều giáo viên giỏi, nhất là ở môn toán và môn khoa học, hơn nữa những môn này không bó buộc về văn hóa nên cũng dễ dàng cho người dạy. Gia sư điện tử đang là ngành nhiều tiềm năng phát triển", Kirab Karnik, đứng đầu Hiệp hội quốc gia các công ty dịch vụ và phần mềm Ấn Độ cho biết.

Tuy chỉ  bắt đầu gần 3 năm nay, nhưng nghề gia sư qua mạng đang thật sự "hái ra tiền" cho Ấn Độ. Ước tính năm ngoái, các công ty cung cấp dịch vụ gia sư qua mạng của Ấn Độ đã đem về gần 10 triệu đô la, trong đó có 80% đến từ Mỹ.

Nếu so với thù lao 40-100 đô la một giờ khi thuê gia sư ở Mỹ thì con số 15-20 đô la một giờ cho gia sư điện tử quả là hấp dẫn nhiều phụ huynh và học sinh. Vì với số tiền chi ít hơn nhưng chất lượng vẫn được bảo đảm. Nhất là nhờ điều luật mang tên No Child Left Behind được áp dụng, yêu cầu các trường mỗi năm phải kiểm tra kiến thức toán học và khả năng đọc của học sinh từ lớp 3 đến lớp 8 đã giúp nghề gia sư tại Mỹ ăn nên làm ra.

Tuy nhiên, dịch vụ gia sư điện tử không hoàn toàn nhận được ủng hộ tại Mỹ khi có ý kiến cho rằng học qua mạng sẽ hạn chế sự tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học sinh, cũng như không phải học sinh nào cũng tiếp cận được với Internet tại nhà. Song dù sao, những phụ huynh như bà Bessy, mẹ của anh em Princeton lại tỏ ra hài lòng khi các con mình luôn đạt điểm cao môn toán từ khi học với gia sư qua mạng.

Còn với Princeton thì: "Nhờ cô Namitha nên môn toán bây giờ đã "dễ nuốt" hơn. Hơn nữa, khi có dịp em còn tranh thủ trò chuyện với cô qua màn hình video". Rồi cậu tiếp lời: "Em vẫn thích học qua mạng với cô giáo vì nếu có lỡ cãi lời thì cô cũng chẳng phạt em được. Cách này ít ra cũng tốt hơn". Princeton cười lém lỉnh.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm gia su su phamgia su lygia su tieng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383