Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Tại sao điểm Lịch Sử thấp

Hiện tại đã có 91 trường ĐH, CĐ trên cả nước công bố điểm thi. Theo kết quả ghi nhận ban đầu, điểm Sử trong bài thi khối C có số lượng thí sinh đạt điểm thấp kỷ lục.

ĐH Sư phạm Đà Nẵng vừa công bố điểm thi khối C. Theo thống kê của ĐH Sư phạm Đà Nẵng, trong ba môn thi khối C, điểm môn Lịch sử thấp nhất với 2.448 thí sinh dưới điểm 5 (chiếm hơn 99%), trong đó có 477 bài thi đạt điểm 0.

Tại ĐH Tiền Giang, có 253 thí sinh dự thi khối C nhưng chỉ có 5 thí sinh đạt điểm từ 5 trở lên, chiếm 1,97%. Trong đó, thấp nhất là môn Lịch sử với hơn 98% thí sinh có điểm thi dưới trung bình.

ĐH Quảng Nam có 900 thí sinh dự thi khối C thì chỉ có 9 thí sinh đạt điểm trên trung bình, thí sinh đạt điểm dưới trung bình môn Lịch sử chiếm 99%. ĐH Đà Lạt có 1.564 thí sinh dự thi khối C, trong đó có gần 98% thí sinh đạt điểm môn Sử dưới trung bình.


Học sử bao giờ hết khó?

Lý giải về việc môn sử vẫn không thoát khỏi “những bóng ma” điểm 0 dai dẳng nhiều năm qua, cô Nguyễn Tường Vi - Tổ trưởng tổ sử - địa Trường THPT Nguyễn Hiền (TP.Hồ Chí Minh) cho biết:

“Những thí sinh có bài thi môn sử bị điểm 0 lẽ ra không thể “lọt” qua kỳ thi tốt nghiệp THPT mới đúng. Điều này nhắc chúng ta phải nhìn lại cả quá trình đào tạo và thi cử nói chung”.

Cô Nguyễn Thị Thanh Hân

“Năm nay Bộ GDĐT thay đổi đáp án giữa chừng cũng làm ảnh hưởng nhiều đến điểm thi của thí sinh. Nhưng căn nguyên vẫn là do các em ít coi trọng môn sử. Nhiều học sinh chọn theo khối C cũng chỉ là… bước đường cùng”. Cũng theo cô Hiền, môn sử có nhiều điểm 0 còn do cách “dạy vẹt” và “học vẹt” cố hữu trong nhà trường chưa thể thay đổi một sớm một chiều.

Cũng với quan điểm này, thầy Đào Ngọc Đình – giáo viên sử Trường THPT chuyên Hưng Yên cho biết:

“Sử không giống như các môn học khác, nó cần chính xác như môn toán, cần hiểu để phân tích, dẫn chứng logic như các môn lý, hoá nhưng cũng phải mềm mại như văn. Việc học sử đã khó, việc dạy sử còn khó hơn. Nhiều giáo viên sử hiện nay vẫn đi theo lối mòn khô khan thiếu linh hoạt vô tình làm cho học sinh chán sử”.

Ở góc độ khác, cô Nguyễn Thị Thanh Hân – giáo viên Sử Trường THPT Việt Yên (Bắc Giang) cho rằng:

“Điểm 0 môn sử nhiều cũng không hoàn toàn lỗi là ở môn lịch sử - môn vẫn bị coi là dạy và học cứng nhắc, khô khan và nhiều chữ. Bình tĩnh mà xem lại những thí sinh tham gia thi khối C có phải hoàn toàn là nhưng học sinh khá, giỏi không? Rất nhiều thí sinh theo khối này chỉ vì “chuột chạy cùng sào”.

Vì vậy, đừng lấy những bài của các em học sinh yếu này để đánh giá hoặc phàn nàn về bộ môn sử”.

Điểm Lịch sử thấp là vấn đề của thời đại. Các bạn hãy nhìn rộng ra nhiều nước, không chỉ ở Việt Nam có hiện tượng ấy. Khi tiếng nói của ngành Khoa học lịch sử trong cuộc sống hiện đại hôm nay không nhiều, khi cơ hội tìm việc làm của những người giỏi sử không nhiều, môn sử “thất thế” là thực tế. Thử hỏi tin học có gì hấp dẫn - không có gì cả. Nhưng nếu không có nó thì người ta không thể sống trong xã hội hiện đại nên vẫn phải học. Và khi học tin học, người ta lại tìm thấy cơ hội có thu nhập cao, cuộc sống ổn thỏa thì sẽ lại thấy hay.

Vậy nên có những thứ do thời đại, do xu thế phát triển tác động. Nhìn kỹ một chút các bạn sẽ thấy môn lịch sử kém thu hút, điểm Lịch sử thấp không phải chỉ ở Việt Nam, ở châu Á. Đó là chuyện của thời đại, của thế hệ này, do cách mạng khoa học công nghệ, do sự biến đổi, đòi hỏi của thị trường lao động.

đa số các em học ra trường chủ yếu là kiếm cần "câu cơm", vì vậy không thể trách các em được, chúng ta phải có định hướng cho các em từ khi bắt đầu học cấp II chứ chưa nói từ bậc tiểu học.

Các em thi khối C với cá nhân tôi nghĩ rằng phần đa số là học sinh trung bình trở xuống, những học sinh giỏi thì hầu như môn nào cũng đạt từ khá trở lên, có ai dám chắc rằng giỏi toán, môn văn yếu, tôi cam đoan rằng học sinh khối A, B khá giỏi thì khối C tối thiểu cũng từ trung bình khá trở lên.

Qua kết quả thi này cũng không thể đánh giá kết quả toàn diện được vì còn nhiều yêu tố khác như (đề thi như thế nào). Mặt khác học sinh học tập có thực hành, thực tế hay không (chỉ học lý thuyết suông) giáo viên dạy môn Sử này cần phải có đổi mới cách dạy, định hướng cánh nghĩ, tư duy cho học sinh...


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm gia su su phamgia su lygia su tieng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Sĩ tử nông dân mơ làm bác sĩ

Đi thi sợ tốn tiền ba mẹ

Ông Nguyễn Bái - bố Khuynh, kể: Khuynh đăng ký thi 2 trường: Đại học Y Dược Huế và Đại học Quốc gia Hà Nội. Sau khi thi xong khối A tại Huế, Khuynh điện nói với tôi: “Ba ơi con tin tưởng là đã đậu Đại học Y Dược Huế rồi, con tính 3 môn cũng được 27 điểm. Còn thi khối B của Đại học Quốc gia Hà Nội (tại điểm thi Quy Nhơn) thì thôi bỏ, không thi nghe ba. Con muốn để dành số tiền đi Quy Nhơn thi để ba lo cho mấy đứa em và thuốc thang cho bà ngoại.

Nghe con nói vậy, tôi rớt nước mắt vì thương con biết lo lắng cho gia đình. Nhưng tôi vẫn khuyên Khuynh cứ đi thi cho yên tâm. Cháu nghe tôi, vào Quy Nhơn thi tiếp. Không ngờ, lại đậu thủ khoa.

Ông Bái đưa chúng tôi vượt thêm gần 4km nữa đến nhà bà ngoại của Khuynh (Khuynh ít khi ở với bố mẹ, mà ở chăm sóc ngoại già 78 tuổi).

Chia sẻ bí quyết đạt được điểm cao trong kỳ thi, Khuynh cho biết: “Ngoài việc chuẩn bị nền tảng kiến thức vững vàng thì em còn chú ý cách làm bài thi. Em thường chọn câu dễ làm trước đồng thời chia thời gian làm hợp lý giữa các câu…

Cũng một phần do thầy cô ở trường ôn bài rất kỹ cho chúng em, nhất là giải những đề thi ĐH khó của mọi năm, nếu đề nào tụi em thấy khó thì thành lập một nhóm ngồi lại cùng nhau tìm hướng giải, nếu chỗ nào giải không ra thì mới nhờ đến thầy cô phụ giúp. Chính cách học tập đó đã giúp em đạt được điểm cao và thành công ở kỳ thi đại học năm nay.


Thủ khoa khối A của ĐH Kinh tế Quốc dân là thí sinh Dương Công Tráng, SBD 10731, đạt 29 điểm (Toán 8,75; Lý, Hóa đều 10 điểm). Thủ khoa khối D là em Ngô Thị Ngọc Thanh, SBD 3787, đạt 28 điểm.

Cũng trong buổi chiều, ĐH Tây Nguyên vừa công bố điểm thi. Thủ khoa của trường là thí sinh Nguyễn Hải Linh (SBD 14161), dự thi khối B vào ngành Y đa khoa, được 8,75 - 9,25 và 8,75 điểm.

Thủ khoa khối A là Cao Xuân Tín, SBD 7302, đạt tổng 22 điểm. Khối D1, thí sinh Vũ Thị Huế đỗ đầu với điểm 3 môn là 22,5. Khối C, thí sinh Chu Thị Hồng Yến được 21 điểm.

Trường ĐH Tài chính – Ngân hàng Hà Nội vừa công bố điểm thi vào trường. Theo đó, thủ khoa vào trường khối A1 đạt 21 điểm, khối A đạt 20,5 điểm.

Thủ khoa khối A1 là Nguyễn Bảo Trung, SBD 430; Á khoa khối A1 là Nguyễn Thu Hằng, SBD 114. Thủ khoa khối A đạt 20,5 điểm là Cao thị Thanh Hằng, SBD 108.

Đây là năm đầu tiên trường tuyển sinh và tổ chức thi tuyển với các khối thi A, A1, D1. Được biết, thí sinh đến dự thi của trường là 825 trong tổng số đăng ký 1309. Trong đó, chỉ tiêu tuyển sinh là 750 đối với ĐH chính quy và 250 đối với hệ CĐ chính quy.

Trường ĐH Tài chính-Ngân hàng Hà Nội dự kiến xét tuyển khoảng 500 chỉ tiêu hệ đại học ngoài số thí sinh trúng tuyển qua kỳ thi Đại học Khối A, A1, D1. Trường cũng dự kiến xét tuyển khoảng 250 chỉ tiêu Cao đẳng khối A, A1, D1 vào các chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp và Kế toán.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Các trung tâm gia sư "bủa vây" ngày họp phụ huynh

Sáng 18/9, cũng là buổi họp phụ huynh đầu năm của trường THPT Phan Chu Trinh (đường Lê Lợi, quận Hải Châu, Đà Nẵng). Đây cũng là lúc các trung tâm gia sư, dạy kèm, luyện thi… tranh thủ phát tờ rơi tiếp thị đến phụ huynh.
Các nhân viên của trung tâm gia sư, dạy kèm…phát tờ rơi cho phụ huynh
Chỉ mới 8h sáng, hơn 10 nhân viên tiếp thị của các trung tâm Bình Minh, Vinh Sang, Minh Trí… đứng trước cổng trường phát tờ rơi cho các phụ huynh vào lớp họp phụ huynh cho con em của mình.
Điều đáng nói, nhiều phụ huynh sau khi cầm và xem xong tờ rơi về các trung tâm dạy kèm này thì vứt ngay tại chỗ khiến cổng trường Phan Chu Trinh mới buổi sáng đã tràn ngập trong rác của hàng ngàn tờ rơi bị vứt bỏ.
Cổng trường ngập tràn hàng ngàn tờ rơi
 
Chưa hết, khi buổi họp phụ huynh kết thúc, lượng rác còn nhiều hơn do các phụ huynh vứt bỏ lại làm cho đoạn đường Lê Lợi trước cổng trường Phan Chu Trinh ngập ngụa trong rác, gặp cơn gió rất nhiều các tờ rơi này bay lên tung tóe.
Tờ rơi bị vứt rồi bị dẫm dưới chân trông rất phản cảm
 
Không chỉ phát đến tận tay phụ huynh để rồi phải vứt bỏ ngay tại chỗ mà trên các xe máy của phụ huynh đang được gởi trước trường, mỗi xe còn “gánh thêm” gần 10 tờ rơi mà nhân viên của các trung tâm dạy kèm, luyện thi kẹp vào cho chắc ăn.
Không những phát tận tay cho phụ huynh, nhân viên các trung tâm gia sư còn kẹp vào xe cho chắc ăn
 
Một phụ huynh sau khi nhìn đống rác tờ rơi trước cổng trường lắc đầu ngao ngán: Đáng lẽ trước cổng trường phải sạch đẹp chứ ai lại vứt lung tung thế này? Không biết các trung tâm gia sư, dạy kèm nghĩ gì khi tờ rơi của mình phát ra bị vứt đi rồi người ta dẫm chân lên đó trông rất phản cảm.
Tên các trung tâm gia sư, dạy kèm phát tờ rơi sáng 18/9 tại trường Phan Chu Trinh
Phụ huynh này cũng cho biết, thường vào các buổi họp phụ huynh, trường Phan Chu Trinh hay diễn ra cảnh tượng này trông rất không văn minh chút nào đối với một ngôi trường nổi tiếng của TP Đà Nẵng.

Thủ khoa Kinh Tế Quốc Dân

Thủ khoa là Nghiêm Thu Huyền khối D1 với 27 điểm cùng với Vũ Phương Thảo và Đỗ Văn Huy đều thi khối A và đạt 26,75 điểm. Thủ khoa khối A1 thuộc về thí sinh Lê Thị Trúc Quỳnh SBD 1208 với 23 điểm.
Trong tổng số 9.679 thí sinh đến dự thi vào trường có 2.977 thí sinh đạt tổng 3 môn từ 13 điểm trở lên. Năm nay, trường dành 3.100 chỉ tiêu ĐH chính quy. 

Nhìn chung điểm thi năm nay của trường cũng ở mức tương đối cao. Dự kiến điểm chuẩn có lẽ khó có thể thấp hơn điểm chuẩn năm 2011.



Trường ĐH Tài chính - Ngân hàng vừa công bố điểm thi. Thủ khoa Trường ĐH Tài chính Ngân hàng chỉ đạt số điểm khiêm tốn 21 điểm. Sẽ có khoảng 200 chỉ tiêu dành cho các nguyện vọng tiếp theo.
Thí sinh Nguyễn Bảo Trung số báo danh 430 dự thi khối A1 trở thành thủ khoa của ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nội với số điểm khiêm tốn 21 điểm. 2 á khoa là Nguyễn Thị Thu Hằng và Cao Thị Thanh Hằng đều có số điểm là 20,50 .
Năm nay trường có 897 thí sinh dự thi. Theo thống kê có đến 553 thí sinh có điểm tổng 3 môn dưới 13 điểm. Chỉ có 6 thí sinh có tổng trên 20 điểm. Trong khi đó trường có đến 12 điểm 0.

Thí sinh Vũ Trần Côn (SBD 12077) thi khối D1 đã trở thành thủ khoa của ĐH Luật TP.HCM với tổng điểm là 25,5 điểm trong đó môn Toán 10 điểm, môn Văn 6,25 điểm và tiếng Anh 9 điểm.

ĐH Luật TP.HCM vừa công bố điểm thi của 12.830 thí sinh dự thi vào trường năm nay. Thí sinh Vũ Trần Côn (SBD 12077) thi khối D1 đã trở thành thủ khoa của trường với tổng điểm là 25,5 điểm trong đó môn Toán 10 điểm, môn Văn 6,25 điểm và tiếng Anh 9 điểm.

Trường có 2 á khoa cùng đạt 25 điểm là thí sinh Nguyễn Trung Tín (SBD 4474) thi khối A với văn được 7, toán được 8,5; Anh được 9,25 và Nguyễn Thị Bích Hạnh (SBD 5025) thi khối A1 với điểm cụ thể là 8,5 ; 7,75; và 9 điểm.
Overall rating
 
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Đại học Kinh tế quốc đan công bố điểm

ĐH Kinh tế Quốc dân là trường mới nhất vừa chính thức công bố điểm thi. Thủ khoa khối A là thí sinh Dương Công Tráng (SBD 10731), đạt 29 điểm (làm tròn): Toán 8,75, Lý, Hóa đều 10 điểm. Thủ khoa khối D là  this sinh Ngô Thị Ngọc Thanh (SBD 3787) đạt 28 điểm.


Toàn trường có 68 thí sinh khối A, D đạt từ 28 điểm trở lên, 889 thí sinh đạt từ 25 điểm trở lên, và 4.173 thí sinh đạt từ 20 điểm trở lên. Đối với khối D (tiếng Anh nhân hệ số 2) có 106 thí sinh đạt từ 30 điểm trở lên, thí sinh đạt điểm cao nhất là 36.

Hồi đồng thi cho hay, mặt bằng điểm thi năm nay của ĐH Kinh tế Quốc dân không cao bằng năm trước. Dự kiến điểm chuẩn vào trường như sau: Khối A, D (tiếng Anh hệ số 1): 20 điểm; Ngành Tài chính - Ngân hàng: 23 điểm; Ngành Kế toán: 24 điểm. Khối D (nhân hệ số): 27,5 điểm; Ngành Ngôn Ngữ Anh là 29,0 điểm.

Thí sinh Nguyễn Bảo Trung số báo danh 430 dự thi khối A1 trở thành thủ khoa của ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nội với số điểm khiêm tốn 21 điểm. 2 á khoa là Nguyễn Thị Thu Hằng và Cao Thị Thanh Hằng đều có số điểm là 20,50 .
Năm nay trường có 897 thí sinh dự thi. Theo thống kê có đến 553 thí sinh có điểm tổng 3 môn dưới 13 điểm. Chỉ có 6 thí sinh có tổng trên 20 điểm. Trong khi đó trường có đến 12 điểm 0.

Trường tuyển sinh ba khối là A, A1 và D. Chỉ tiêu tuyển sinh ĐH của trường là 750 thí sinh. Nếu điểm chuẩn trường bằng điểm sàn 13 điểm, trường sẽ còn khoảng 200 chỉ tiêu cho các nguyện vọng tiếp theo.

Hệ CĐ của ĐH Quốc tế Hồng Bàng tổ chức thi tuyển cả hệ ĐH và CĐ. Thủ khoa của hệ CĐ là thí sinh Nguyễn Thúy Quỳnh Như (SBD 126) với số điểm cụ thể là môn Văn được 7,75 điểm, môn Toán được 6,75 điểm, môn Anh đạt 6,75 điểm. Á khoa là Nguyễn Thị Ngọc Giàu (SBD 175) với số điểm cụ thể là Văn 8,25; Toán 5,25; Anh 7,25 điểm.  Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Em sẽ đi gia sư kiếm tiền trang trải việc học

Nam“12 trứng”
Từ năm lớp 10, khi chưa ra phụ mẹ bán trứng vịt lộn nơi ngã tư Trường Chinh - Nguyễn Văn Cừ (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) bạn bè đã gọi Lê Hồng Nam là Nam “12 trứng”. Bắt đầu từ năm lớp 11, không cầm lòng khi thấy bệnh thái hóa cột sống của mẹ ngày càng nặng, đi lại đau đớn, Nam quyết tâm ra giúp mẹ bán hàng.
Thủ khoa Lê Hồng Nam (ngoài cùng bên trái) nhận giấy khen của Trường ĐH Ngoại thương trong lễ khai giảng.
Bố Nam là thương binh, trước còn gắng đi phụ hồ kiếm tiền nuôi con nhưng mấy năm trở lại đây, sức đã xuống, lúc trở trời cũng bị những cơn đau hành hạ. Cuộc sống gia đình dựa hết vào gánh trứng của mẹ.
Hơn năm liền, thậm chí cả đến sát hôm thi ĐH, hàng tối từ 9 giờ đến 10 giờ rưỡi, Nam lại xếp sách vở ra bán trứng cùng mẹ. Đêm về, sau khi thu dọn “hành trang buôn bán”, Nam mới ngồi vào bạn học. Không ít đêm bán trứng về đến nhà là mệt phờ, Nam lăn ra ngủ.
Bố mẹ lo lắng việc học của Nam bị ảnh hưởng nhưng riêng Nam lại lạc quan xem đó không chỉ là công việc kiếm tiền mà như là một cách… giải trí.
Hoàn cảnh gia đình như vậy, với Nam mua tài liệu để học là quá xa xỉ, với cậu chỉ là mượn và mượn. Nam “có tiếng” ở Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên) là cậu học trò bán trứng chăm ngoan, học giỏi và chăm… mượn tài liệu thầy cô, bạn bè.
Nam mê học Toán bởi đó là môn học theo Nam đòi hỏi nhiều tư duy sáng tạo và cũng là môn học tạo nền tảng cho các môn học khác. Nam từng đoạt Huy chương vàng môn Toán Olympic truyền thống 30/4. Khi nghe tin mình giành ngôi thủ khoa khối A Trường ĐH Ngoại thương cơ sở 2, Nam vẫn ngờ ngợ: “Em nghĩ thủ khoa phải 30 điểm mà em chỉ được 29 thôi”.
Khó khăn chỉ là tạm thời
Vào thành phố nhập học với nhiều bỡ ngỡ, “choáng” với những khoản tiền chi tiêu, bố mẹ đi vay vốn ngân hàng cho Nam ăn học nhưng chưa bao giờ những điều đó trở thành bước cản trên con đường học hành của Nam. Cậu luôn là người chủ động đối đầu với khó khăn và tin rằng ráng hết sức thì sẽ vượt qua. Nam quan niệm: “Khó khăn chỉ là tạm thời và là bàn đạp để vươn tới những điều mình mong muốn”.
Con đường phía trước còn nhiều khó khăn nhưng Lê Hồng Nam rất lạc quan.
Nam chia sẻ: “Bố mẹ em nghèo nhưng luôn động viên nhau phải cho con ăn học đến nơi đến chốn. Em tính sau khi nhập học, em sẽ đi gia sư kiếm tiền trang trải thêm cho việc học. Mình không có điều kiện để học thêm này nọ như nhiều người nhưng con đường ĐH thì chắc chắn phải vượt qua được”.
Ngoài việc đi làm thêm, Nam cũng có nhiều kế hoạch dài hơi khi vào đại học như đầu tư học Anh văn. Nam cười hồn nhiên: “Nhiều người hỏi về ưu khuyết điểm của em, em không trả lời được. Giảng đường có lẽ chính là môi trường để em khám phá nhiều điều về bản thân mà trước giờ mình không biết”.
Nam mong muốn trở thành một doanh nhân để có thể trở về xây dựng, làm giàu cho quê hương Phú Yên.
Lạc quan với con đường phía trước như vậy, Nam lặng đi khi nhắc lại chuyện hôm mẹ khăn gói đưa mình vào TPHCM nhập học, lúc mẹ lên xe về, mắt Nam cay xè. “Em sợ nhất là trời mưa. Trời mưa không chỉ bệnh đau lưng của mẹ tái phát đau lắm mà trứng còn bị ế hàng, mẹ em thì hay gắng gượng. Từ hôm nay, mẹ bán trứng một mình…”, điều đó là lo lắng lớn nhất trong lòng thủ khoa Lê Hồng Nam.

Từ "gia sư" trở thành Bộ trưởng Bộ Giáo dục

Tại hội thảo “Bí quyết thành công của những phụ nữ Việt Nam thành đạt trong lĩnh vực giáo dục và hoạt động xã hội” do Liên minh Vì giáo dục cho mọi người vừa tổ chức tại Hà Nội, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã chia sẻ bí quyết thành công của mình một cách giản dị đời thường.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: "Phải có trình độ giáo dục nhất định thì mới làm được nhiệm vụ".
Ước mơ trở thành bác sĩ
Tâm sự về bước ngoặt đưa mình đến con đường hoạt động chính trị, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình nhớ lại: “Mẹ tôi mất sớm, ba tôi nói rằng: Con cố gắng học vì bản thân con có tới 5 em cần con giúp đỡ. Nếu con học tốt, con có vị trí trong xã hội, nếu ba đi rồi con có thể lo được cho các em”.
Ngày đó, tôi có ước mơ làm bác sĩ vì tôi thấy mẹ tôi ốm, mời bác sĩ khó khăn lắm, lúc mời được, lúc không. Tôi nghĩ người ốm cần phải có bác sĩ tốt. Cho nên tôi dự định học trở thành bác sĩ.
Đến năm 1945, Cách mạng tháng Tám nổ ra thì tất cả đi theo cách mạng, đi theo kháng chiến. Cũng vì nhờ trình độ về văn hóa nhất định (hết tú tài) nên đi vào kháng chiến tôi có ý thức học những điều mình chưa biết như về cách mạng, về duy vật biện chứng… nhờ vậy trình độ chính trị được nâng cao. Năm 20 tuổi tôi đã là Bí thư Đảng Đoàn Phụ nữ cứu quốc của thành phố Sài Gòn - Chợ lớn. Lúc đó, phong trào Phụ nữ cứu quốc hoạt động rất mạnh nhưng trong bí mật, sau đó tôi làm Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ.
Vì tôi vừa có trình độ văn hóa nhất định và biết tiếng Pháp, tiếng Anh lúc đó còn bập bẹ. Nhờ tiếng Pháp đó mà tôi rất thuận lợi trong công việc. Lúc bây giờ, cách mạng cần một người có bản lĩnh chính trị, có trình độ văn hóa, ngoại ngữ để làm đối ngoại và tôi đã được lựa chọn đi làm trưởng đoàn đàm phán của Hội nghị Paris.
Không lâu sau, tôi làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, khi ấy còn trẻ mới 41 tuổi, nhưng lúc đó do yêu cầu công việc. Tuy còn trẻ nhưng tôi tự tin mình có thể làm được. Thực tế, ngay bản thân tôi luôn ý thức học tập và đặt ra nhiệm vụ: hôm nay phải làm tốt hơn ngày hôm qua.
Tôi nghĩ, không biết trong điều kiện bình thường tôi có may mắn đó không (làm các nhiệm vụ quan trọng - PV) nhưng thực tế, tôi có may mắn và thực sự tôi có năng lực nhất định để đảm đương nhiệm vụ. Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ khá nặng nề nhưng rất vinh quang ở Hội nghị Paris.
Con đường trở thành Bộ trưởng Bộ Giáo dục
Nói về “duyên” trở thành Bộ trưởng Bộ Giáo dục, nguyên PCT nước Nguyễn Thị Bình tâm sự: “Trước đây, khi hoạt động ở Sài Gòn - Chợ Lớn tôi cũng có đi dạy học. Mặc dù không học sư phạm nhưng do học giỏi Toán nên tôi chuyên về dạy môn Toán, đi kèm cặp học sinh mà bây giờ gọi là "gia sư".
Sau khi làm ngoại giao về nước, các đồng chí bảo tôi làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Lúc đó, các đồng chí nói: “Cô đã đi làm cô giáo rồi cho nên làm giáo dục chắc được”. Giai đoạn đó làm giáo dục quan trọng lắm. Tôi cũng lo nhưng các đồng chí thuyết phục, tín nhiệm thì tôi cố gắng làm.
Khi về làm Bộ Giáo dục, người ta nói ở Bộ này có nhiều cây đa, cây đề, nhiều giáo sư, trong khi đó tôi không phải là giáo sư. Tôi nghĩ rằng, mình có bản lĩnh của mình và xác định quan điểm làm việc rõ ràng: “Tôi sẽ lắng nghe tất cả các đồng chí sau đó tôi sẽ quyết định, tôi mong các đồng chí ủng hộ”.
Trong thời gian 10 năm tôi làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục được sự ủng hộ anh em trong cơ quan nên 10 năm tôi có sự đóng góp nhất định.
Đến năm tôi 60 tuổi, do hoàn cảnh nhất định, các đồng chí nói cần Phó Chủ tịch nước và nói tôi có thể làm được. Tôi tiếp tục cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ của mình. 10 năm tôi làm Phó Chủ tịch nước, tôi cố gắng đóng góp vào sự nghiệp chung, trong đó luôn quan tâm tới vấn đề phụ nữ và giáo dục.
Sau khi chia sẻ trải nghiệm về sự nghiệp của mình, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình khẳng định: “Phải có trình độ giáo dục nhất định thì mới làm được nhiệm vụ. So với các đồng chí lúc đó thì tôi được học nhiều nhưng so với thời điểm bây giờ phải nói các chị em học hơn tôi rất nhiều. Trình độ văn hóa hết sức quan trọng nhưng cũng còn cần ý chí phấn đấu để đóng góp cho đất nước một cách xứng đáng hơn. Với ý thức như vậy nên tôi đã hoàn thành nhiệm vụ trong tất cả các nhiệm vụ được giao. Năm nay tôi 85 tuổi, tiếp tục nghiên cứu đề tài giáo dục”.