Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Cô gia sư nhí đáng yêu “đa năng”


Tham gia tiết mục biểu diễn tại Quảng trường Đỏ
“Chỗ dựa”của Mẹ

Tình cờ tôi được gặp cô bé  Vũ Thanh Mai, 14 tuổi, học sinh lớp 8 và cũng là một gia sư nhí giữa lòng thủ đô Mátxcơva tại nhà của họa sĩ Đào Văn Dũng khi cháu đến chơi với các con gái của họa sĩ.

Thanh Mai được gọi là gia sư nhí bởi cháu đã có “thâm niên” 2 năm đi dạy học môn tiếng Nga cho một số sinh viên từ Việt Nam mới sang hoặc cho những người lớn tuổi cần học tiếng Nga để giao tiếp, bán hàng. Ngoài ra Thanh Mai còn kèm cặp cho các em nhỏ ở độ tuổi lên 7 và 8 cả về tiếng Nga và các môn học khác. Dĩ nhiên Mai chỉ có thể làm gia sư vào dịp nghỉ hè.
 
Thanh Mai tâm sự: “Thấy mẹ một mình làm việc vất vả, thương mẹ nên cháu tự đi kiếm việc làm để có thêm tiền phụ mẹ”.  Đang tuổi ăn tuổi lớn mà Thanh Mai đã có những nghĩ suy và hành động như vậy khiến ai nghe chuyện cũng cảm động. Chẳng bù cho những “cậu ấm, cô chiêu” thời nay thường được bố mẹ cưng chiều quá mức, đòi gì được nấy, nói gì tới việc đi làm để phụ giúp gia đình.
 
Chúng ta cùng học nhé!

Ba mất từ lúc Thanh Mai mới được 2 tháng tuổi. Một mình ở vậy nuôi con, nay chị Phạm Thị Vân, 52 tuổi (quê ở Đà Nẵng) đang bán buôn ở trung tâm thương mại Dubrovka cũng đã tạo dựng được cuộc sống tạm gọi là đủ cho 2 mẹ con.  Nhưng Thanh Mai không vì thế mà ỉ lại, dựa dẫm vào mẹ.
 
Chị Vân kể: “Thanh Mai thiếu thốn tình cảm của cha từ trong bụng mẹ nên cháu rất ngoan, biết nghe lời mẹ, chăm học lắm”. Còn vợ chồng họa sĩ Dũng thì cứ tấm tắc khen: “Thanh Mai học rất giỏi toán, tiếng Nga, tiếng Anh, vi tính, nhạc. Cháu lại rất chịu thương chịu khó. Còn ít tuổi thế mà đã tự tìm việc làm kiếm tiền giúp đỡ mẹ, quả thật là đáng khen!”

Nhìn Thanh Mai hồn nhiên, nghịch ngợm chơi đùa ngoài khu vườn cùng 3 cháu gái con của họa sĩ Đào Văn Dũng, quả là khác hẳn so với những nghĩ suy khôn trước tuổi của cháu.  

Chắp cánh ước mơ

Khi tôi hỏi về những ước mơ, Thanh Mai hồn nhiên: “Cháu mơ làm bác sĩ bác ạ. Từ bé cháu đã thích được mặc áo bờ lu trắng,  tiêm cho búp bê. Và cháu cũng muốn giúp đỡ cho những người nghèo không có tiền chữa bệnh”. Nói về quê hương VN, Mai khoe: “Từ bé đến giờ cháu mới được 2 lần về thăm quê. Cháu thích lắm, thấy quê mình thật là đẹp, nhiều nắng, nhiều mưa,  nhiều loại hoa quả rất ngon…”

Thanh Mai nói tiếng Nga rất chuẩn, nhưng tiếng Việt lại lơ lớ, thậm chí nhiều từ còn nói chưa sõi. Cũng phải thôi vì cháu sinh ra và lớn lên trên xứ sở bạch dương và tuyết trắng này, nên cũng như bao trẻ Việt khác học chung trường với các bạn Nga, tình trạng giỏi tiếng nước bạn hơn tiếng mẹ đẻ là khá phổ biến. Chúng tôi nghĩ đây cũng là một điều đáng báo động cho các gia đình Việt ở nước ngoài, nếu các bậc cha mẹ không chú tâm gìn giữ tiếng Việt cho các thế hệ con cháu sau này.
 
Giờ học nhạc

Về hình thức, cô gia sư nhí này hứa hẹn một hoa hậu tương lai với chiều cao lý tưởng – 1m74 dù mới 14 tuổi. Vừa thông minh xinh đẹp, vừa nết na, Mai còn luôn là một học sinh giỏi. Bảng thành tích học tập của Thanh Mai đỏ chói những điểm 5 (cao nhất theo thang điểm của Nga) và cháu thường xuyên giữ vị trí nhất nhì lớp.

Bên cạnh đó, Thanh Mai còn là một trong những vận động viên aerobic của trường từng nhiều lần cùng các bạn đi biểu diễn tại Điện Kremlin và Quảng trường Đỏ, được Thị trưởng Mátxcơva Luzkov phát phần thưởng và khen ngợi.

Thanh Mai còn rất thích làm từ thiện, mà chúng tôi nghĩ có lẽ một phần xuất phát từ hoàn cảnh gia đình (họ hàng nội ngoại của cháu có tới 7 liệt sĩ thời chống Mĩ). “Cháu muốn làm gì đó giúp đỡ các em nhỏ cùng cảnh gia đình liệt sĩ” – Mai bày tỏ.
 
Nhớ về quê hương thân yêu

Nhìn Thanh Mai bày vẽ cho các em nhỏ từ những bài học cho tới chơi đàn hoặc nô đùa, tôi cũng thầm mong cho những ước mơ bình dị mà đẹp đẽ của cháu sớm thành hiện thực.

Hiện nay Gia sư thật, chất lượng “rởm”

Cũng chính thế mà nhu cầu về gia sư trở nên cần thiết hơn. Nhưng còn về chất lượng cụ thể thế nào thì không ai đong đếm được và dường như còn khá mập mờ.
 
Chất lượng gia sư thế nào cũng khó mà biết được
(ảnh minh họa)
Sự thật chất lượng gia sư
Hiện nay vẫn có nhiều hình thức chiêu mộ gia sư như tìm gia sư qua trung tâm giới thiệu gia sư, tìm gia sư qua mạng internet… thậm chí cả tìm gia sư theo số điện thoại dán ở các dãy tường nơi công cộng. Nhưng thực chất, chất lượng gia sư thế nào thì còn phải bàn nhiều.
Là sinh viên ở quê ra Hà Nội học, Ngọc (sinh viên năm thứ nhất Học viện Báo chí và Tuyên truyền) muốn tìm một công việc để có thêm thu nhập đỡ cho gia đình. Và gia sư là công việc phù hợp với con gái nên cô đã lựa chọn. Nghe bạn bè giới thiệu Ngọc qua một trung tâm gia sư (trên đường Nguyễn Khánh Toàn) để nhờ giới thiệu. Sau khi thỏa thuận tiền lương, các môn học sẽ dạy cùng với khoản đặt cọc là 40% tiền lương tháng đầu (với mức lương 1,5 triệu đồng/tháng), cô đồng ý và về nhà đợi điện thoại của trung tâm.
Hai ngày sau, Ngọc nhận được điện thoại, cô vội vàng đến để người của trung tâm dẫn tới nhà gia đình học sinh và kèm thêm một vài cam kết miệng khác: “khi em đến gặp gia đình học sinh, nếu họ hỏi học năm thứ mấy, học ở đâu thì phải nói là mình đang học năm thứ 3, Đại học Sư phạm Hà Nội nhé. Học sư phạm sẽ thuyết phục được họ hơn vì mình đã có kĩ năng dạy”. Thực sự Ngọc không muốn nói dối, song vì đã nộp tiền đặt cọc rồi, không thể rút ra được nên cô đành chấp nhận.
Nhưng chưa dừng ở đó. Khi đến gặp mặt gia đình học sinh, sau khi hỏi qua loa về trường đại học mà cô đang học và là sinh viên năm thứ mấy,  mẹ của học sinh cho biết luôn mục đích của mình: “Chị bận đi dạy, không kèm được cho 2 cháu nhà chị, mà môn tiếng Anh của cháu còn nhiều chỗ hổng. Vì vậy chị muốn em kèm cho cháu thêm để tiếng Anh cơ bản của cháu được tốt hơn”.
 
Ngọc hết sức bất ngờ không biết phía trung tâm đã nói gì với bố mẹ của học sinh, vì trong hợp đồng với trung tâm cô không được biết là sẽ dạy ngoại ngữ, mà trình độ ngoại ngữ của cô lại không tốt lắm. Nhưng nghĩ chắc chỉ dạy học sinh lớp hai cũng đơn giản nên cô đành “nhắm mắt làm liều”. Và cứ thế Ngọc đi dạy với vai trò là một sinh viên sư phạm học năm thứ 3 - điều mà bố mẹ học sinh vì quá tin tưởng trung tâm nên không hề biết được sự thực.
Không dễ “qua mặt” các bậc phụ huynh học sinh như Ngọc. Quỳnh, sinh viên Cao đẳng Du lịch (năm 2) cũng phải thỏa thuận với trung tâm gia sư  với cái “mác” là sinh viên sư phạm đến dạy môn toán lớp 8. Nhưng không trót lọt như Ngọc, khi đến gặp mặt gia đình lần đầu, bố mẹ của học sinh đã khá cẩn thận trong việc tìm hiểu gia sư. Họ hỏi thăm đôi điều về các nhân vật kì cựu trong trường như thầy Hiệu trưởng tên gì, giảng viên bộ môn văn học thế giới là ai, các hoạt động thường niên của trường...
Với mức độ thông tin ngoài khả năng của cô được trang bị trước khi gặp mặt lần đầu, nên cuối cùng vì sợ lộ, vì không muốn nói dối, Quỳnh đành quay lại trung tâm “thương lượng” để không phải tiếp tục làm gia sư nữa. Nhưng lúc này trung tâm gia sư chỉ hoàn lại cho cô 2/3 số tiền đặt cọc, số còn lại gọi là “phí dịch vụ” (?)
Ngoài ra, cũng có nhiều cô, cậu gia sư khi được trung tâm giới thiệu tới dạy học sinh tiểu học, dù nói dối trót lọt nhưng sau đó vẫn  phải bỏ cuộc vì không đáp ứng được những điều kiện cần thiết cho việc giảng dạy.
 
Nhung (sinh viên Đại học Văn Hóa) đang dạy cho một cậu học sinh lớp 3 ở Đường Láng. Dù rất yên tâm với kiến thức toán, văn đơn giản của chương trình tiểu học, nhưng cô lại lùi bước trước các kĩ năng viết chính tả của học sinh - điều mà lâu rồi cô không để ý. Viết sao cho đúng nét, đúng cỡ chữ, viết nét thanh, nét đậm, chữ in hoa, in thường, viết bao nhiêu ô li… Điều này không phải dễ, nếu không phải học sư phạm chắc chắn Nhung cũng như nhiều gia sư không thể biết được.
Chất lượng “rởm” lên tiếng
Trên thực tế, hiện nay các hoạt động của trung tâm gia sư phần lớn còn mang tính tự phát, chưa có sự quản lí chặt chẽ của các cơ quan chức năng. Điều này dẫn đến việc nhiều trung tâm gia sư vì lợi nhuận cá nhân mà không quan tâm tới chất lượng gia sư, không đảm bảo được các kĩ năng cần thiết cho những người làm công việc gia sư. Thậm chí dưới danh nghĩa là trung tâm gia sư, họ trở thành những kẻ lừa đảo.  
Về phía gia sư, chính những yêu cầu khắt khe như trường hợp bạn Nhung gặp phải, là cơ hội để nhiều bậc phụ huynh phát hiện được “cô giáo” của con mình không đảm bảo chất lượng. Khi đó để tiếp tục được dạy học cho con em họ là rất khó. Nhưng lúc này, những “cô giáo”, “thầy giáo” tại gia không thể quay lại trung tâm để đòi “bình đẳng”, nói chuyện phải trái với trung tâm, mà đành cắn răng chịu cảnh “tiền mất, tật mang”.
 
Hoặc như Quỳnh cho dù cho vượt qua được thử thách của ngày đầu gặp mặt, nhưng liệu những ngày sau cô có thể dạy được không khi nỗi lo bị phát hiện sự thật mình không học sư phạm cứ canh cánh trong lòng, và cuối cùng lại đành chịu mất 1/3 số tiền đặt cọc để lấy lại sự trung thực.
 
Với những bậc phụ huynh và học sinh, chắc chắn không phải ai cũng cẩn thận tìm hiểu về gia sư của con mình. Nhiều người quá bận rộn, không có thời gian trong việc tuyển chọn gia sư, họ phó thác nhiệm vụ này cho trung tâm, và rất có thể họ gặp phải những gia sư như Ngọc. Và nếu như vậy, liệu con của họ có thể “có kiến thức tiếng Anh cơ bản được tốt hơn”? 
 
 Vì vậy, có lẽ cũng nên có những lời cảnh báo để các bậc phụ huynh cẩn thận hơn trong việc tìm hiểu cũng như bổ sung những kinh nghiệm trong việc tìm kiếm gia sư cho con mình.

Giả sư đi lừa , đề nghị khởi tố 4 đối tượng

Các đối tượng gồm: Đỗ Minh Tuấn (32 tuổi, trú quán tại xã Chroroh Pơnan, huyện Phú Thiện, Gia Lai), Đỗ Hoàng Tâm (32 tuổi), Nguyễn Minh Sang (24 tuổi) và Nguyễn Văn Ten (34 tuổi) đều trú tại thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
 

Bốn đối tượng giả sư lừa tiền
 
Cụ thể, ngày 23/12/2010, cả 4 đối tượng trên cải trang thành các nhà sư đến nhà chị Nguyễn Thị Hiền (thôn Hưng Phú, xã Phú Cần, huyện Krông Pa) bán nhang.

Một tên tự giới thiệu mình là Tuấn - sư trụ trì một chùa ở thị xã Ayun Pa, rồi nói nhà chị Hiền đang có vận hạn đen và nhiều vấn đề mê tín khác. Muốn giải hạn thì phải đưa tiền cho chúng để về chùa cúng cơm chay. Chị Hiền tin và đưa cho 4 đối tượng trên số tiền 2,5 triệu đồng. 

Lừa lấy được của chị Hiền, các đối tượng tiếp tục đến bán nhang và lừa chị Trần Thị Mến với chiêu thức nói con trai của chị Mến (cháu Nguyễn Ngọc Diện, SN 2000) đang gặp hạn nếu không giải thì sẽ có chuyện không hay. Nghe vậy, chị Mến lo sợ, ngay lập tức đưa cho các đối tượng trên 3 triệu đồng để về chùa cúng giải hạn.

Sau khi xác minh ở thị xã Ayun Pa không có chùa nào có những nhà sư mang tên như các đối tượng đã nói, chị Hiền và chị Mến đến trình báo với Công an huyện Krông Pa.

Nhận được tin báo, Công an huyện Krông Pa triển khai lực lượng, phối hợp với Công an các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh truy bắt các đối tượng. Đến ngày 27/12/2010, các đối tượng trên đã ra đầu thú trước cơ quan Công an phường Phù Đổng, TP Pleiku. 

Tại cơ quan điều tra, chúng khai: ngoài việc đóng giả nhà sư lừa tiền của nhân dân địa bàn huyện Krông Pa, chúng đã thực hiện các vụ lừa tiền ở huyện Đức Cơ, thị xã An Khê và một số địa phương khác trong tỉnh Gia Lai.

Trang học ngoại ngữ gây sốt bởi các cô “gia sư nội y”


Theo ước tính, có khoảng gần 900 triệu người sử dụng tiếng Trung phổ thông như tiếng mẹ đẻ và 1.4 tỷ người trên khắp thế giới sử dụng ngôn ngữ này như một ngoại ngữ thứ hai. Thực tế, Trung Quốc đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu nên số người nỗ lực học ngôn ngữ này cũng gia tăng theo.

Tuy nhiên, tiếng Trung Quốc phổ thông được biết là một trong những ngôn ngữ “khó nhằn” nhất trên thế giới và chỉ nhìn vào những ký hiệu phức tạp đó thôi đã khiến người học nản chí. Vì thế, trang học ngoại ngữ SexyMandarin với sự xuất hiện của các giáo viên ảo diện nội y được xem là cách hiệu quả giúp người học vượt qua được khó khăn đó. 

Trang học ngoại ngữ gây sốt bởi các cô “gia sư nội y”


Được biết, ngay từ khi ra mắt vào tháng 12/2011, Sexy Mandarin đã thu được lợi nhuận khủng và gây sốt nhờ những clip gợi cảm của những cô người mẫu Trung Quốc. Những ứng viên muốn trở thành giáo viên “nội y” cho trường học trực tuyến này phải gửi những bức hình toàn thân và cung cấp thông tin về kinh nghiệm giảng dạy hay làm người mẫu. Ngoài ra, ông Fung, một giáo sư hoạt hình, cũng tham gia "giảng dạy" với phong cách khá hài hước và hấp dẫn.

Điểm thu hút người học của Sexy Mandarin là ở chỗ họ sẽ khó có thể rời mắt trước những hình ảnh clip các cô người mẫu gợi cảm chơi đùa với nhau trên giường, tạo dáng khi rửa xe bằng bọt biển hay các nàng môi mọng đang ăn một trái chanh.

Trang học ngoại ngữ có một không hai này là ý tưởng của bà Kaoru Kikuchi, một kiến trúc sư tốt nghiệp trường đại học Nottingham, Anh. Nguời mẫu kiêm nhà thiết kế người Nhật này cho rằng mục đích của bà là giúp người học tiếp cận tiếng Trung phổ thông một cách dễ dàng hơn.

Trang học ngoại ngữ gây sốt bởi các cô “gia sư nội y”


“Nếu việc học tiếng Trung thông qua các cuốn sách giáo khoa với những ký hiệu rắc rối khiến bạn sợ hãi thì khi tiếp cận trang học ngoại ngữ mới với những clip gợi cảm này, bạn sẽ thấy việc học đơn giản hơn nhiều. Tương tự như việc chúng ta học chơi đàn piano, nếu ngay từ đầu bạn đã cố gắng chơi những bản nhạc của Chopin, bạn sẽ dễ dàng bỏ cuộc. Nhưng nếu bạn chơi những bài hát của trẻ con, bạn sẽ thốt lên rằng: Ồ, thật dễ và thú vị”, bà Kaoru giải thích về ý tưởng của mình.

Hầu hết những video của Sexy Mandarin được tải trên trang Youtube đều thu hút hàng chục nghìn lượt xem. Trong đó, riêng bài học đầu tiên đã dẫn đầu với số lượt xem lên tới 350.000. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi nguời đều đánh giá cao mục đích giáo dục của trang học ngoại ngữ này.

Ông Wu Yue, một giáo viên của trường Mandarin Connection tại Bắc Kinh cho biết: “Trang học ngoại ngữ này mang tính giải trí và có thể tốt cho tiếp thị và quảng bá hơn chứ không tốt cho học ngoại ngữ. Các học viên sẽ dễ bị sao nhãng trong lớp học với những hình ảnh gợi cảm hơn là mục đích chính: học ngoại ngữ”.

Luyện thi cùng gia sư thủ khoa Ftu

Thí sinh có thể hỏi và học 24 giờ/7 ngày trong tuần với thầy giáo, được chăm sóc chế độ ăn đặc biệt với cấp dưỡng riêng, học phí chỉ thanh toán sau khi đỗ đại học... đó là những nét cơ bản về lớp học “gia sư thủ khoa”. Lớp học đặc biệt này do một nhóm sinh viên (đều là thủ khoa đậu vào các trường đại học, đoạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia và Olympic quốc tế) đang triển khai tại Hà Nội. Giao “gà” trọn gói Tháng cuối cùng ôn thi là cao điểm mệt mỏi với thí sinh thi đại học, có khi một ngày chạy ba “sô” khắp thành phố. Vậy tại sao không có một “lò cao cấp” ở đó các em vừa có thầy giỏi, ăn ngủ tại nơi học, không phải đi lại nhiều? Đinh Quang Cường, sinh viên K48 khoa Kinh doanh quốc tế - Đại học Ngoại thương Hà Nội chia sẻ với nhóm bạn sinh viên gia sư của mình ý tưởng này, và thế là lớp học gia sư cao cấp ra đời. Cường cho biết, mô hình được triển khai từ năm ngoái với lớp học được trang bị hai phòng rộng: một để ở và học, một cho sinh hoạt ăn uống và cấp dưỡng ở, các phòng đều có máy điều hoà. Hàng ngày các em sẽ dậy từ 5 giờ 30, thể dục và ăn sáng, học chia ba ca sáng - chiều - tối ứng với các môn toán, lý, hoá. Đội ngũ thầy giáo đều là những gia sư uy tín như Minh Thông (thủ khoa Đại học Ngoại thương 2009), Hà Khương Duy, Nguyễn Hoàng Hải (lần lượt đoạt huy chương vàng, huy chương bạc Olympic toán quốc tế 2009), Thành Hưng (giải nhất Hóa quốc gia 2009) cùng trưởng nhóm Đinh Quang Cường. Không chỉ đỡ chi phí và thời gian đi lại, thí sinh sẽ được “giao lưu” cùng thủ khoa 24/24 giờ, thậm chí có thể hỏi bài bất kỳ lúc nào. Chi phí trọn gói để được “sống cùng thủ khoa” cho một tháng học nước rút là 6 triệu đồng. Cường cho biết: “Nếu vì mục đích thương mại thì bọn em đã không làm như vậy. Hiện mỗi cá nhân đi dạy ngoài đều được trả 300.000 - 500.000 đồng/2 giờ/lớp. Tuy nhiên, chúng em muốn giúp sức cho các em mở thêm cánh cửa vào đại học vốn rất hẹp”. Cả nhóm gia sư thủ khoa trong chuyến du lịch Hạ Long sau mùa tiếp sức. Có thể tăng 1,5 - 2 điểm/môn Minh Thông, người đạt điểm tuyệt đối 30 trong kỳ thi 2009 cho biết, để đạt được thành tích cao trong các kỳ thi, không chỉ cần kiến thức mà phải biết kỹ năng làm bài, cách trình bày. Nếu các em được chăm sóc tốt, có chế độ ăn, nghỉ phù hợp, tiếp thu bài mạch lạc và cố gắng thì trong một tháng có thể tăng 1,5 - 2 điểm/môn. Để tham gia khoá học, thí sinh sẽ phải qua ba lần kiểm tra. Các gia sư sẽ ra đề thi khó hơn so với đề bình thường. “Có nhiều đại gia muốn gửi con cho bọn em ôn nhưng bọn em từ chối vì học lực các em quá kém, rất khó có thể thay đổi kết quả trong vòng một tháng”, Thông nói. Lý giải về việc tại sao không sang nhà dạy các em để khỏi chuẩn bị cấp dưỡng rồi thuê nhà, Cường cho biết, các em trong một năm học phải đối diện với nhiều sức ép, có khi còn đến từ sự chăm sóc, kỳ vọng thái quá của phụ huynh. Nên việc để các em sống cùng nhau, chia sẻ với các anh đi trước sẽ giúp các em có tâm lý thoải mái trước kỳ thi. Nguyễn Hoàng Hải, huy chương bạc Olympic toán quốc tế 2009, chia sẻ: “Bọn em đều là sinh viên năm thứ nhất, hoặc bảo lưu kết quả, học tiếng Anh để chuẩn bị đi du học nên có nhiều thời gian. Những kết quả chúng em đạt được trong các kỳ thi là tổng hợp của những kinh nghiệm suốt cấp ba, qua mô hình gia sư này sẽ truyền lại cho các em. Đặc biệt, ngoài giúp các em ôn thi, việc cùng ăn cùng ở, việc tiếp xúc hàng ngày từ thói quen học, đọc, cách làm bài, cách tư duy đề tài... sẽ là tấm gương cho các em học tập. Nếu sang năm mô hình được tiếp tục nhân rộng, em sẽ thu xếp về tham gia”. Niềm vui và sự trưởng thành Cô Linh (mẹ của một trong những học sinh đầu tiên của lớp, hiện đang học học viện Ngân hàng) cho biết, ban đầu cô rất lo lắng, nhưng khi thấy con vui vẻ, chăm chỉ học hành và trên cả là đạt kết quả như mong muốn thì cô quá đỗi vui mừng. Bốn “gà” của lò “gia sư thủ khoa” năm ngoái hiện đang theo học Đại học Bách khoa, học viện Ngân hàng, Đại học Mỏ địa chất và đại học Chu Văn An - “kết quả thi của các em là niềm vui khôn tả của chúng em”, Cường chia sẻ. Kể về hành trình những ngày đầu, Cường tâm sự: “Tháng 6 là mùa ôn thi tại Hà Nội, không ai cho bọn em thuê nhà một tháng mà chỉ cho thuê theo ngày, còn không, phải thuê ba tháng trở lên. Bí quá em đành vào nhà nghỉ hỏi và việc để các em vào nhà nghỉ ôn thi cũng khiến bọn em phải mất rất nhiều công thuyết phục phụ huynh” (cười). Đinh Quang Cường, trưởng nhóm: “Làm thế nào để các em học hiệu quả, điều hoà mâu thuẫn khi sống chung một nhà luôn là băn khoăn của mình”. Đại diện nhóm gia sư cho biết, năm nay nhân lực của nhóm gia sư được tiếp sức với sự tham gia của Tăng Văn Bình (30 điểm tuyệt đối - thủ khoa của các thủ khoa 2010) và một số sinh viên có thành tích cao trong kỳ thi đại học, cao đẳng năm ngoái. Lớp học đặc biệt sẽ có thể đón nhận khoảng 20 thí sinh. Hiện nhóm đã chuẩn bị nhà ở, nhà nấu ăn đầy đủ. Minh Thông bật mí, sau mùa tiếp sức, với số tiền được phụ huynh biếu cảm tạ, nhóm sẽ dành để làm từ thiện, đồng thời tổ chức một chuyến du lịch nhỏ để chia tay lên đường du học. Các năm tới, do thời gian nghỉ hè trùng với thời gian ôn thi ở Việt Nam, nên các bạn du học vẫn có thể tranh thủ về làm gia sư cho các em.

Hàn chuộng làm gia sư để kiếm tiền kết hôn

Lý do là các bạn trẻ muốn tiết kiệm tiền cho việc kết hôn hoặc đầu tư chứng khoán. Theo Chosun, hiện các công nhân viên chiếm khoảng 20-30% trong số các gia sư tư nhân. Một nhân viên công ty gia sư trực tuyến cho biết: "Hơn 20% trong số 17.000 người đăng ký làm gia sư tại công ty là các công nhân viên. Họ kiếm được khoảng 600.000 won đến 1 triệu won/tháng (tương đương hơn 11 triệu đồng - 18 triệu đồng) nếu dạy 2 học sinh. Làm gia sư là một nguồn thu nhập quan trọng với những bạn trẻ này". Tuy vậy, hầu hết những bạn trẻ làm gia sư đều không báo cáo thu nhập chịu thuế tới các văn phòng giáo dục địa phương. Một nhân viên công ty Dịch vụ Thuế Quốc gia cho biết: "Chúng tôi cho rằng không gia sư nào báo cáo việc làm thêm của mình tới các văn phòng giáo dục". Ngoài ra, nhiều bạn trẻ làm gia sư kiếm thêm thu nhập còn vi phạm các quy định của công ty chính nơi họ đang làm. Một nhân viên phòng nhân sự một tập đoàn lớn cho hay: "Việc công nhân viên làm thêm bằng việc làm gia sư tại nhà không được công ty chấp nhận vì như thế nhân viên không thể tập trung vào công việc chính. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng tôi vẫn làm ngơ với một số trường hợp." Kim Wang-bae, giáo sư Xã hội học tại Trường đại học Yonsei, nhận định rằng nỗi lo lắng của nhân viên về tính ổn định của công việc đang tăng lên do các công ty thường xuyên sa thải nhân viên và luân chuyển nhân viên. "Điều này khiến nhân viên buộc phải cố gắng kiếm thêm tiền càng nhiều càng tốt trong khi họ có thể."

câu lạc bộ Gia sư thủ khoa

Ngược lại với sự vắng vẻ hiện nay của nhiều lò luyện thi nổi tiếng trên địa bàn Hà Nội, Câu lạc bộ (CLB) Gia sư thủ khoa tại Hà Nội lại khá đông phụ huynh tìm đến bởi năm 2011, “lò luyện” này đã cho kết quả đáng ngưỡng mộ, 100% học sinh luyện thi tại "lò" đều đỗ đại học. Cụ thể, lớp học có 23 học sinh, trong đó 20 thí sinh đỗ nguyện vọng 1 và 3 thí sinh đỗ nguyện vọng 2. Để được vào lớp luyện thi này, học sinh phải vượt qua đợt sát hạch cũng khắt khe của CLB là kiểm tra năng lực học tập. “Đắt giá” câu lạc bộ Gia sư thủ khoa Một số thành viên CLB Gia sư thủ khoa. Trong năm 2012 này, CLB Gia sư thủ khoa dự định tuyển 25 - 30 học sinh. Sinh viên Đinh Quang Cường, K48 khoa Kinh doanh quốc tế - Đại học Ngoại thương Hà Nội, Chủ nhiệm CLB này cho biết: “Chúng em vừa tổ chức sơ tuyển vòng loại đợt 1 đầu tháng 4 với 71 thí sinh. Dự kiến, vòng sơ tuyển đợt 2 diễn ra vào ngày 30/4 và 1/5. Những thí sinh không được chọn vào lớp luyện thì CLB sẽ tư vấn cách ôn thi đến khi thi đại học. Với học sinh ở xa thì CLB tư vấn qua mail". “Đắt giá” câu lạc bộ Gia sư thủ khoa Thủ khoa ĐH Ngoại thương 2011 Lê Cao Nguyên đang kiểm tra năng lực học sinh để xét vào lớp. Cách thức hoạt động của khóa học này khá đặc biệt, thí sinh sẽ ăn học hoàn toàn cách biệt với gia đình trong vòng 1 tháng. “Thời khóa biểu sinh hoạt sẽ được công khai rõ với thí sinh và phụ huynh. Việc ăn uống, sinh hoạt, tập luyện cũng có người chuyên trách theo dõi. Năm nay, CLB có mời nhân viên y tế của bệnh viện Giao thông vận tải thường xuyên tới chăm sóc sức khỏe cho thí sinh.” - Cường cho hay. “Giáo viên” của CLB được tuyển chọn khá khắt khe, Chủ nhiệm CLB Đinh Quang Cường cho biết: “Trong danh sách hơn 100 thủ khoa hay các giải nhất, giải nhì kỳ thi quốc tế, CLB cũng chỉ lựa chọn được trên dưới 10 người có khả năng và tâm huyết với công việc gia sư để tham gia CLB”. Mức giá 9 triệu đồng trọn gói cho một khóa học năm 2011, năm nay dự kiến sẽ tăng cao hơn vì mùa luyện thi năm nay khóa học đã được điều chỉnh là luyện thêm khối A1, D1. Bên cạnh đó, có sự tham gia của ban cố vấn là PGS.TS Thu Hà - hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Huyên - Hà Nội; PGS.TS Lê Đình Định, giảng viên khoa Toán ĐH Khoa học Tự nhiên kết hợp với sự kèm cặp của các cựu thủ khoa hỗ trợ về kỹ năng học và làm bài thi. Hiện, CLB gia sư thủ khoa chuẩn bị thực hiện buổi giao lưu với học sinh ở một số trường THPT vùng nông thôn để chia sẻ kinh nghiệm luyện thi đại học.