Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia đã tài trợ được gần 700 đề tài nghiên cứu cơ bản


Từ năm 2008 đến nay, Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia đã tài trợ được gần 700 đề tài nghiên cứu cơ bản (NCCB) trong khoa học tự nhiên, thu hút gần 3.500 nhà khoa học tham gia, trong đó số lượng các nhà khoa học trẻ tăng dần theo các năm.

Với sự tài trợ và yêu cầu về chất lượng của Quỹ, số lượng các bài báo khoa học là kết quả từ các đề tài NCCB trong khoa học tự nhiên được công bố trên các tạp chí khoa học có uy tín cao của quốc tế cũng gia tăng mạnh mẽ (kết thúc đã có 547 bài báo công bố trên các tạp chí ISI).

Năm 2012, Nafosted đã tiếp nhận 387 hồ sơ nghiên cứu cơ bản khoa học tự nhiên đề nghị tài trợ. Trong đó, có 20 hồ sơ ngành toán học, 43 hồ sơ ngành khoa học máy tính, 80 hồ sơ ngành vật lý, 77 hồ sơ ngành hóa học, 24 hồ sơ ngành khoa học trái đất, 106 hồ sơ ngành khoa học sự sống và 37 hồ sơ ngành cơ học. Đã có gần 1100 lượt chuyên gia đánh giá đề tài và bắt đầu thử nghiệm mời chuyên gia phản biện quốc tế đối với đối với các đề tài ngành khoa học máy tính.
Nghiên cứu khoa học tại Viện KH&CN Việt Nam

Trên đây là số liệu đưa ra tại “Hội nghị Triển khai đánh giá xét chọn đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên năm 2012” do Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia (Bộ KH&CN) tổ chức ngày 21/7 tại Hà Nội.

Tuy nhiên, theo GS.TSKH Ngô Việt Trung, Viện Toán học (Viện KH&CN Việt Nam) cũng còn nhiều tồn tại, vướng mắc cần tháo gỡ trong giai đoạn mới như nên xiết chặt hơn việc đánh giá xét chọn đề tài được tài trợ để giúp đơn giản hóa công tác nghiệm thu đề tài về sau, xác định rõ các tiêu chí đầu vào cũng như yêu cầu cụ thể hơn đối với các bài báo công bố trên danh mục ISI và Quỹ nên chú ý đến tính đặc thù riêng của từng ngành khi phê duyệt kinh phí hay yêu cầu kết quả đầu ra của đề tài cho phù hợp.

Tại Hội nghị, ông Đỗ Tiến Dũng công bố Quyết định thành lập các Hội đồng khoa học ngành trong Khoa học tự nhiên nhiệm kỳ 2012 - 2015 của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia. Giai đoạn 2012-2015, Quỹ đã lựa chọn được 72 thành viên vào các Hội đồng khoa học thuộc 8 lĩnh vực: Toán học, Khoa học thông tin và máy tính, Vật lý, Hóa học, Khoa học Trái đất, Cơ học, Khoa học Sự sống Sinh học - Nông nghiệp và Khoa học Sự sống Y sinh - Dược học.

Từ năm 2008 đến nay, Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia đã tài trợ được gần 700 đề tài nghiên cứu cơ bản (NCCB) trong khoa học tự nhiên, thu hút gần 3.500 nhà khoa học tham gia, trong đó số lượng các nhà khoa học trẻ tăng dần theo các năm.

Với sự tài trợ và yêu cầu về chất lượng của Quỹ, số lượng các bài báo khoa học là kết quả từ các đề tài NCCB trong khoa học tự nhiên được công bố trên các tạp chí khoa học có uy tín cao của quốc tế cũng gia tăng mạnh mẽ (kết thúc đã có 547 bài báo công bố trên các tạp chí ISI).

Năm 2012, Nafosted đã tiếp nhận 387 hồ sơ nghiên cứu cơ bản khoa học tự nhiên đề nghị tài trợ. Trong đó, có 20 hồ sơ ngành toán học, 43 hồ sơ ngành khoa học máy tính, 80 hồ sơ ngành vật lý, 77 hồ sơ ngành hóa học, 24 hồ sơ ngành khoa học trái đất, 106 hồ sơ ngành khoa học sự sống và 37 hồ sơ ngành cơ học. Đã có gần 1100 lượt chuyên gia đánh giá đề tài và bắt đầu thử nghiệm mời chuyên gia phản biện quốc tế đối với đối với các đề tài ngành khoa học máy tính.
Nghiên cứu khoa học tại Viện KH&CN Việt Nam

Trên đây là số liệu đưa ra tại “Hội nghị Triển khai đánh giá xét chọn đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên năm 2012” do Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia (Bộ KH&CN) tổ chức ngày 21/7 tại Hà Nội.

Tuy nhiên, theo GS.TSKH Ngô Việt Trung, Viện Toán học (Viện KH&CN Việt Nam) cũng còn nhiều tồn tại, vướng mắc cần tháo gỡ trong giai đoạn mới như nên xiết chặt hơn việc đánh giá xét chọn đề tài được tài trợ để giúp đơn giản hóa công tác nghiệm thu đề tài về sau, xác định rõ các tiêu chí đầu vào cũng như yêu cầu cụ thể hơn đối với các bài báo công bố trên danh mục ISI và Quỹ nên chú ý đến tính đặc thù riêng của từng ngành khi phê duyệt kinh phí hay yêu cầu kết quả đầu ra của đề tài cho phù hợp.

Tại Hội nghị, ông Đỗ Tiến Dũng công bố Quyết định thành lập các Hội đồng khoa học ngành trong Khoa học tự nhiên nhiệm kỳ 2012 - 2015 của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia. Giai đoạn 2012-2015, Quỹ đã lựa chọn được 72 thành viên vào các Hội đồng khoa học thuộc 8 lĩnh vực: Toán học, Khoa học thông tin và máy tính, Vật lý, Hóa học, Khoa học Trái đất, Cơ học, Khoa học Sự sống Sinh học - Nông nghiệp và Khoa học Sự sống Y sinh - Dược học.
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia su bach khoaGia su hoagia su tieng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Thay đổi đáp án môn Sử


Chiều 17/7/2012, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga khi trả lời một tờ báo điện tử, đã khẳng định: “Đáp án môn Sử đã chuẩn rồi và không cần chỉnh sửa gì nữa”.

Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố đáp án chỉnh sửa môn Lịch sử trong kỳ tuyển sinh ĐH - CĐ 2012, một số giáo viên cho rằng đáp án này vẫn chưa hoàn hảo. Tuy nhiên, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết, đã tham khảo hết ý kiến khi chỉnh sửa và không còn bất cứ thay đổi gì với đáp án này.
Không chỉnh sửa nữa

Một ngày sau khi Bộ GD&ĐT sửa đáp án sai và thừa một câu trong đề thi Lịch sử khối C, một số giáo viên Lịch sử ở Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) đã chỉ ra những bất hợp lý. Trong đó, các giáo viên này cho rằng, một số nội dung và thang điểm trong đáp án mới vẫn chưa thật chính xác và học sinh giỏi khó có thể đạt được điểm cao nếu giám khảo chấm máy móc theo đáp án của Bộ. Các câu 1, 2, 3, 4a (chương trình chuẩn), 4b (chương trình nâng cao) đều “có vấn đề”. Theo đó, các giáo viên nhận định, với những lỗi sơ suất và sai sót về đáp án này, nếu Hội đồng chấm thi của các trường không kịp thời điều chỉnh, linh hoạt trong quá trình chấm, rất nhiều thí sinh khá, giỏi sẽ khó đạt điểm cao và mất 2 - 2,5 điểm. Đáp án trên không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng và kết quả bài làm của thí sinh mà còn sẽ gây ra nhiều hiệu ứng và hệ lụy khác.

TS Mai Thị Phú Phương, Trưởng khoa Lịch sử (ĐH Quy Nhơn) cho biết, đáp án sửa của Bộ GD&ĐT chưa ổn thỏa. Hầu hết các câu hỏi về lịch sử Việt Nam đều “có vấn đề”. Nhiều giáo viên cũng rất bức xúc nhưng cuối cùng Bộ chỉ sửa mỗi câu 4a là câu lịch sử thế giới. Vì vậy, điều mà Hội đồng chấm thi của cô Phương có thể làm bây giờ là cố gắng vận dụng linh hoạt hướng dẫn và đáp án khi chấm bài để tránh thiệt thòi cho thí sinh.
Còn ông Nguyễn Mạnh Hồng, Trưởng khoa Lịch sử (ĐH Sư phạm Đà Nẵng) nhận định: “Bộ GD&ĐT sửa ý sai trong đáp án Lịch sử khối C như thế đã ổn. Mặc dù vậy, trên phương tiện thông tin đại chúng, một số giáo viên đã chỉ ra còn nhiều câu không ổn. Tuy nhiên, có thể thông cảm với một số sai sót vì sức ép của kỳ thi quá lớn”.


Nếu Thứ trưởng Bùi Văn Ga cùng các cơ quan chức năng hữu quan của Bộ chịu khó truy cập internet, chịu khó nghe ngóng thông tin (đâu có thiếu ) và cố gắng thử “vi hành” vì quyền lợi của thí sinh, vì nỗi niềm của các bậc phụ huynh và nỗi lo của số đông giáo viên Sử, có lẽ chuyện đã khác rất nhiều. Rất tiếc đó chỉ là giả sử, mà lịch sử thì không nên dùng trạng từ “nếu”!
Vì quyền lợi của đa số thí sinh, vì Lịch sử vẫn luôn là một bộ môn khoa học đòi hỏi sự chính xác, đa số giáo viên dạy Sử chúng tôi vẫn tái khẳng định: Đáp án môn Sử thi Đại học lần 2 mà Bộ đã điều chỉnh vẫn không chuẩn và rất nhiều thí sinh vẫn bị mất điểm vì đáp án đó. Từ khoa cử thời phong kiến đến thi tuyển sinh thời nay, việc phải sửa đổi đáp án đến lần thứ 2 đâu đã có tiền lệ. Và chúng tôi vẫn khó tin là Bộ sẽ công bố đáp án môn Sử lần thứ 3, dẫu biết rằng “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi…”!
Đến thời điểm này, một số trường đại học đã và đang chấm khẩn trương (thậm chí có Hội đồng chấm thi còn chấm cả buổi tối từ 19h30), nhiều Hội đồng chấm thi đã hoàn thành việc chấm bài môn Lịch sử. Chúng tôi thiết nghĩ, Ban đề thi của Bộ dù “đã nghiên cứu rất kỹ” (theo lời của Thứ trưởng Bùi Văn Ga), nhưng chỉ với số ít các chuyên gia và chỉ rất ít với các giáo viên dạy Sử, chúng tôi vẫn khẳng định: Đa số giáo viên dạy Sử ở bậc THPT trên toàn quốc không tán thành với lời khẳng định của Thứ trưởng về đáp án lần 2 của Bộ là “chuẩn rồi và không cần chỉnh gì nữa”!
Theo thông tin mà chúng tôi nhận được của rất nhiều (số đông) giáo viên dạy Sử cốt cán của các trường chuyên, vấn đề “sự cố đáp án môn Sử” sẽ được họ trao đổi một cách thẳng thắn, tranh luận một cách cởi mở, góp ý một cách chân thành với Bộ GD&ĐT trong Hội nghị tập huấn giáo viên cốt cán trường chuyên tại Đà Lạt từ ngày 30/7 đến 4/8/2012 sắp tới. Dù rằng, đến thời điểm đó thì mọi việc liên quan đến môn Sử coi như “việc đã rồi”, hầu hết các trường đại học đã công bố điểm và nhiều thí sinh đều được đón nhận và phải chấp nhận kết quả môn Sử có thể với nhiều cung bậc cảm xúc vui buồn không giống nhau.

Vừa hoàn thành kỳ thi Đại học khối C vào Học viện An ninh, Đào Phương Bình (12 Sử, THPT chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương) khá hoang mang vì đáp án Lịch sử của Bộ GD&ĐT sửa lại vẫn chưa hợp lý. Phương Bình cho rằng đáp án câu 4a sửa lại của Bộ Giáo dục khiến cho em bị mất ít nhất 0,5 điểm và Bộ nên linh hoạt trong đáp án ở câu 2.

"Em thật sự xin lỗi nếu nói với Bộ, với các giáo sư rằng đáp án Sử được đưa ra chưa hợp lý. Vì em cũng là học sinh, còn các thầy cô đều là những người có kinh nghiệm giảng dạy. Nhưng việc đáp án thiếu, chưa hợp lý gây thiệt thòi và hoang mang cho bọn em”, Bình tâm sự.
Thứ nhất, ở câu 1 của đề thi mang tính đánh đố, bởi vì hỏi tác động nhưng đáp án lại trình bày cả các chính sách. Về cách hỏi thì đúng là chưa hợp lí. Có thể Bộ GD&ĐT sơ suất trong cách ra đề. Về vấn đề này, Bình lý giải rằng: “Ở 1 kì thi đại học, với 1 câu chỉ hỏi tác động như vậy, sách giáo khoa chỉ ghi vài dòng, mà đề đại học cho 2 điểm nên em nghĩ đáp án trình bày cả chính sách là có thể chấp nhận được. Nhưng còn về tác động tích cực thì phải có, vì đây là hỏi chung, nên phải trình bày cả tích cực và tiêu cực.
Thứ hai, ở câu thứ 2 là câu chia giai đoạn, thì đáp án nên linh hoạt hơn. Bởi nếu hỏi chia như sách giáo khoa thì có thể chia như đáp án, nhưng rõ ràng câu hỏi chung thì sẽ phải có nhiều cách chia. Ví dụ thời kỳ 1919-1945, 1945-1975, 1975-2000. Hoặc nếu tách ra 1945-1954, 1954-1975 cũng đúng vì nó là 2 cuộc kháng chiến; hay gộp 1945-1975 cũng được vì nó là công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và bảo vệ thành quả của Cách mạng Tháng Tám.
“Vì vậy, em nghĩ câu 2 chắc chắn phải cần đáp án mở, vì ý đó những 0,5 điểm. Và ở ý 2, cơ sở của việc đề ra kế hoạch vào cuối tháng 3/1975 thì không nên có ý vào hội nghị Bộ chính trị và hội nghị mở rộng cuối năm 1975 vì nó không liên quan đến nhau”, Bình hy vọng.
Thứ 3, ở phần 4a câu 4, Bộ GD&ĐT có sửa là bỏ ý đấu tranh theo mùa, điều đó khiến Bình và nhiều bạn mất 0.5 điểm vì “làm thừa đáp án của Bộ”.
“Em nghĩ đó là ý thể hiện sự tiến bộ trong đối ngoại. Với lại giai đoạn từ 1947-1952 có 2 ý, mỗi ý 0,5 điểm em thấy không hợp lí bởi 1 câu Nhật đặt dưới ô bảo hộ hạt nhân mà được những 0,5 điểm, vậy còn ý việc Nhật cam kết không can thiệp, sử dụng vũ trang đe dọa các nước khác thì sao?”, Bình thắc mắc.
Đánh giá về đề thi cũng như đáp án Sử năm nay, Bình thẳng thắn nói: “Bọn em nghĩ rằng phải có câu so sánh hay nhận định để đòi hỏi kỹ năng, phân loại thí sinh trong kỳ thi đại học. Nhưng đề chỉ ra trình bày với kiến thức cơ bản thôi. Đa số bọn em đều hụt hẫng vì đáp án, thất vọng nhất là ý chia ở câu 4a. Nếu tính theo đáp án thì may ra em được 8.5 – 9 điểm. Bọn em cũng đang hơi hoang mang. Em mong Bộ GD&ĐT có thể tiếp thu và sửa những ý kiến mà các thầy cô và em đã kiến nghị


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm gia su ngoai thuongGia su toangia su tieng phap Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

một số vấn đề về môn lịch sử trong kì hi đại học 2012

Đề thi môn lịch sử năm nay khá hay và không gây bất ngờ cho TS. Tuy nhiên, trong đề thi cũng có một số yêu cầu đòi hỏi sự tư duy và khả năng suy luận của TS. Đề thi rơi đúng vào trọng tâm của chương trình lịch sử lớp 12 nên nếu TS học tập đều đặn theo sự hướng dẫn của giáo viên thì có thể dễ đạt từ 9 đến 9,5 điểm.

Với câu 1, đề bám sát trọng tâm chương trình học, TS chỉ cần học thuộc bài là làm được câu này. Ở câu 2, ngoài yêu cầu thuộc bài còn đòi hỏi TS biết rút ra nhận xét từ những kiến thức đã trình bày. Đây là cái hay của đề, nếu không có kiến thức, không có tư duy, suy luận thì TS sẽ không giải quyết được vấn đề. Tương tự, câu 3a và 3b đều yêu cầu TS học thuộc bài và suy luận.

Với câu 1, đề bám sát trọng tâm chương trình học, TS chỉ cần học thuộc bài là làm được câu này. Ở câu 2, ngoài yêu cầu thuộc bài còn đòi hỏi TS biết rút ra nhận xét từ những kiến thức đã trình bày. Đây là cái hay của đề, nếu không có kiến thức, không có tư duy, suy luận thì TS sẽ không giải quyết được vấn đề. Tương tự, câu 3a và 3b đều yêu cầu TS học thuộc bài và suy luận.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: “Bộ đã nghiên cứu rất kỹ với các chuyên gia và giáo viên dạy sử, Bộ cho rằng đáp án đã chỉnh sửa như vậy là có lợi cho thí sinh rồi. Đó sẽ là đáp án cuối cùng, Bộ sẽ không chỉnh sửa nữa”.
Cũng theo ông Ga, Ban đề thi đã có hướng dẫn rất cụ thể, chi tiết các hội đồng chấm thi khi ra đề thi mở và có suy luận nhiều. Hiện tại các hội đồng chấm thi không thấy có vấn đề gì trong đáp án chỉnh sửa, nhiều trường đã hoàn thành việc chấm thi môn này.
 Chiều 20-7, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã đến kiểm tra công tác chấm thi tại ĐH Đà Nẵng. Theo báo cáo của ĐH Đà Nẵng, hiện môn toán khối A, môn văn khối C đã được chấm xong.
Đối với môn toán khối A, đã thống kê được 2/3 số bài thi, trong đó có 509 bài thi bị điểm 0 và 34 bài thi điểm 9, chưa có bài thi điểm 10. Môn văn khối C có 830 bài thi có điểm trên 5, chiếm 33,49%, trong đó có 1 bài thi đạt 9 điểm. Ở môn sử, có 61 bài thi trên 5 điểm, chiếm tỉ lệ 3,13%; có 45 bài thi bị điểm 0, chiếm 2,3% số bài thi đã chấm. Dự kiến đến ngày 23-7, ĐH Đà Nẵng sẽ hoàn tất khâu chấm thi.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết nhìn chung, điểm thi các môn của các trường đều cao hơn so với năm 2011. Kết quả thi cũng phân loại thí sinh rất rõ ràng. Đặc biệt, tại Trường ĐH Kinh tế TPHCM có rất nhiều bài thi tốt, đạt điểm 10, phổ điểm của trường này từ 6-7 điểm.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm gia su su pham  gia su ly  gia su tieng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Tiếp sức mùa thi

Sáng 28-6, tại Hà Nội, khoảng 2.000 tình nguyện viên là thanh niên, sinh viên tình nguyện đã chính thức ra quân, có mặt tại 8 bến xe, nhà ga trên địa bàn TP để hỗ trợ các thí sinh và người nhà tham dự kỳ thi ĐH-CĐ 2012. Không chỉ ở Hà Nội, ở TP.Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, TP khác, không khí tiếp sức mùa thi đều đang diễn ra vô cùng sôi nổi. Đây là một hoạt động được tổ chức với ý nghĩa nhân văn cao đẹp trong nhiều năm qua, góp phần mang đến cho các thí sinh và người nhà một kỳ thi an toàn, thoải mái và thành công.


Với lời nhắn "Hãy an tâm, chúng tôi đã chuẩn bị rất chu đáo, sẵn sàng chào đón, hỗ trợ các bạn thí sinh và người thân ngay từ lúc bước chân xuống xe về thành phố dự thi kỳ thi cao đẳng - đại học", toàn thể những người thực hiện chương trình đã nỗ lực để đạt được lời hứa này. Đi cùng những lời nói nhiệt huyết mà các bạn thanh niên, sinh viên tình nguyện gửi đến các sĩ tử là hàng loạt hoạt động chuẩn bị nhằm tối ưu hoá mọi nguồn lực vật chất, tinh thần vốn có cho kế hoạch tiếp sức mùa thi năm nay đạt kết quả tốt.






Sự hướng dẫn nhiệt tình của đội tình nguyện
đã khiến các thí sinh thêm vững bước trước kỳ thi quan trọng

Khí thế ngày ra quân

Theo ghi nhận của phóng viên, ngay từ sáng sớm, tại các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm... đã tràn ngập màu áo xanh tình nguyện. Cũng như mọi năm, hoạt động chính trong mùa tiếp sức năm nay vẫn xoay quanh 3 nội dung chính. Thứ nhất, tư vấn nhà trọ giá rẻ hoặc miễn phí cho thí sinh có nhu cầu. Thứ hai, tư vấn, giải đáp những thông tin cần thiết về kỳ tuyển sinh. Và cuối cùng, tham gia giữ gìn an ninh trật tự tại các bến xe, nhà ga trong những ngày thi, đảm bảo giao thông luôn thông suốt.

Dự kiến Chương trình Tiếp sức mùa thi năm nay, lực lượng sinh viên tình nguyện TP.HCM sẽ đón và tư vấn, hỗ trợ cho 250.000 lượt thí sinh, phụ huynh. Với tổng kinh phí ước tính khoảng 4 tỷ đồng, chương trình Tiếp sức mùa thi năm nay hỗ trợ 40.000 chỗ trọ, trong đó có 8.500 chỗ miễn phí, 60.000 suất cơm cho sinh viên tình nguyện và nước uống trong suốt thời gian diễn ra chương trình từ 03/6 - 15/7. Không chỉ thế, Ban tổ chức cũng cho biết đã chuẩn bị sẵn 30.000 bản đồ xe buýt, 250.000 bản đồ thành phố, 250.000 cẩm nang để dành tặng cho thí sinh.



Không chỉ ở Hà Nội, không khí tiếp sức mùa thi cũng đang diễn ra vô cùng sôi động tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Theo kế hoạch, chương trình tiếp sức mùa thi năm nay sẽ diễn ra tại 12 tỉnh, TP là Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Đăk Lăk và Cần Thơ. Với kinh phí hơn 4 tỷ đồng, chương trình dự kiến sẽ huy động 35.000 lượt thanh niên, sinh viên tình nguyện tham gia hướng dẫn và tư vấn cho thí sinh.

Tổng hợp thông tin trên cả nước, tính đến thời điểm này, tại TP Hồ Chí Minh, hơn 13.000 tình nguyện viên đã được huy động, để hỗ trợ cho 250.000 lượt thí sinh, phụ huynh. Dự kiến, tiếp sức mùa thi tại TP.HCM sẽ hỗ trợ 60.000 vé xe bus, 380.000 bản đồ và 250.000 cẩm nang cùng nhiều vật phẩm miễn phí khác cho các thí sinh. Tại Thừa Thiên - Huế, sáng 24-6, Ban thường vụ Tỉnh đoàn Thừa Thiên - Huế đã tổ chức lễ ra quân tiếp sức mùa thi với sự tham gia của hơn 400 học sinh, sinh viên tình nguyện đang học tập trên địa bàn tỉnh. Tại Nghệ An, 110 đội tiếp sức đã được thành lập với gần 2.200 tình nguyện viên, trong đó, phân bổ đều các đội cho các hoạt động như tìm nhà trọ, xe đi lại miễn phí, tham gia đảm bảo trật tự ATGT, tư vấn thí sinh thi... Tại Đà Nẵng và Bình Định, cũng trong sáng 28-6, Thành đoàn Đà Nẵng và Tỉnh đoàn Bình Định đều đã phát động lễ ra quân chương trình "Tiếp sức mùa thi 2012”. Theo đó, hơn 1.200 tình nguyện viên sẽ tham gia tiếp sức tại Đà Nẵng, túc trực ở 95 điểm tiếp sức ở nhà ga, bến xe. Ở Bình Định, khoảng 800 tình nguyện viên sẽ tiếp sức ở 47 điểm thi thuộc cụm thi Quy Nhơn, với hơn 12.000 nhà trọ giá rẻ, 2.000 nhà trọ và 5.000 suất ăn miễn phí... sẽ đến với thí sinh.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Chưa thủ khoa nào đạt 30 điểm


Trưởng phòng Đào tạo ĐH Ngoại thương Lê Thị Thu Thủy cho biết, đề thi khối A quá khó nên không có thí sinh nào được 30 điểm. Thủ khoa khối A Nguyễn Ngọc Thiện được 29 điểm (9,5; 9,75; 9,75), còn thủ khoa khối D1 Đặng Quang Huy (8,5; 10; 9,5) và Nguyễn Bảo Ngọc (9; 10; 9) cùng được 28 điểm.
Vị trưởng phòng đào tạo cho hay, năm nay khối A chỉ có 3 điểm 10 môn Toán, 5 điểm 10 môn Hóa và có 3 điểm tuyệt đối môn Vật lý. Trong khi đó, khối D lại bội thu với 86 em đạt điểm 10 môn Toán.
Còn tại cơ sở TP HCM, hai thủ khoa khối A được 28 điểm là Lê Minh Tiến (8,75; 9,75; 9,5 điểm) và Lê Phương Thảo Nhi (9; 9,5; 9,5). Thủ khoa khối D được 27,5 điểm.
Thí sinh trước giờ phát đề thi đại học 2012. Ảnh: Hoàng Hà.
Năm 2011, ĐH Ngoại thương có 8 thủ khoa ở tất cả các khối. Khối A có Lê Cao Nguyên đạt cao nhất 29 điểm (Toán 9,5; Lý 9,75; Hóa 9,75) và Nguyễn Duy Hải 28,75 điểm (9,25; 9,5; 10). Cả nước cũng không có thủ khoa 30 điểm. Ba thủ khoa 29,5 điểm là Nguyễn Tấn Phong, Nguyễn Trường Thịnh thi vào ĐH Y Dược TP HCM và Phạm Thái Sơn thi ĐH Y Dược - ĐH Huế.
Riêng năm 2010, Tăng Văn Bình trở thành thủ khoa duy nhất đạt 30 điểm khi thi vào ĐH Ngoại thương Hà Nội. Bình được mệnh danh là thủ khoa của các thủ khoa.
ĐH Quốc gia Hà Nội có 18 thí sinh được 27 điểm trở lên, trong đó thủ khoa Bùi Đình Anh được 28,5 điểm (Toán 9, Lý 9,5 và Hóa 9,75). Số thí sinh được 24 điểm trở lên là 252 em.
Ông Nguyễn Hữu Dư, Hiệu phó ĐH Khoa học Tự nhiên cho biết, phổ điểm tổng cộng 3 môn nhiều nhất là 17 điểm và 9,75 là điểm tối đa ở môn Toán.
Thí sinh mùa tuyển sinh 2012. Ảnh: Hoàng Hà.
Phổ điểm chung của thí sinh thi vào ĐH Tài nguyên Môi trường TP HCM rất thấp, đa số từ 7 - 10 điểm. Ở khối A, số thí sinh trên 13 điểm không đáng kể. Thủ khoa khối A là Quách Lâm Vũ (18 điểm), và thủ khoa khối A1 Phạm Nguyễn Hoàng Tâm được 21 điểm.
Trong khi đó, thủ khoa ĐH Tài chính Marketing Trần Nguyễn Thụy An được 25,5 điểm (6,75; 10 và 8,5).
Trong năm đầu tiên tuyển sinh (sau khi nâng cấp từ CĐ Giao thông Vận tải), ĐH Công nghệ GTVT có 100 thí sinh đạt từ 14 điểm trở lên, thủ khoa Lê Văn Linh đạt 19,75 điểm. Năm nay, trường tuyển 1.200 chỉ tiêu, hệ cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp được xét tuyển.
Do chất lượng điểm thi thấp nên ĐH Công nghệ GTVT thông báo tuyển bổ sung hệ đào tạo đại học chính quy cho các thí sinh khối A theo đề thi chung của Bộ có tổng điểm 3 môn đạt từ điểm sàn đại học trở lên.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thương  Gia sư toán  gia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Có 21 trường đại học công bố điểm

Tính đến thời điểm này (ngày 21/7), thêm điểm thi Trường Trường ĐH Y tế Công cộng, ĐH Ngoại thương (Bắc - Nam), ĐH Nông Lâm Bắc Giang, Hùng Vương (Phú Thọ) và ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải...

Năm nay, Trường ĐH Ngoại thương không tìm được thủ khoa đạt điểm tối đa 30 điểm. Theo bà Lê Thị Thu Thủy, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường cho hay rằng năm nay khối A tương đối khó hơn so với năm ngoái nên để đạt được điểm tuyệt đối 30/30 là không dễ dàng gì. 

Thủ khoa khối A của trường đạt 29 điểm, đó là em Nguyễn Ngọc Thiện với điểm số 3 môn lần lượt là 9,5; 9,75; 9,75. Hai thủ khoa khối D1 là Đặng Quang Huy (8,5; 10; 9,5) và Nguyễn Bảo Ngọc (9; 10; 9), cùng được 28 điểm. 

Với khối A, số thí sinh đạt điểm 10 môn toán của Trường ĐH Ngoại thương năm nay cũng chỉ là 3 em, môn hóa có 5 em đạt điểm 10, môn vật lí có 3 thí sinh đạt điểm tuyệt đối. Riêng với khối D đề đánh giá dễ hơn so với khối A, nên số điểm 10 môn toán khối D đạt 86 thí sinh.

Cơ sở TPHCM, hai thủ khoa khối A được 28 điểm là Lê Minh Tiến (8,75; 9,75; 9,5 điểm) và Lê Phương Thảo Nhi (9; 9,5; 9,5). Thủ khoa khối D được 27,5 điểm.
Trước đó, trường ĐH Y tế Công cộng đã công bố điểm, Thủ khoa là Trần Thu Thảo (SBD 1793) đạt 25,5 điểm. Á khoa đạt 25 điểm là Võ Văn Bình, SBD 203, với các điểm lần lượt 6,5 - 9,0 và 9,25. Toàn trường có hơn 100 thí sinh đạt mức điểm tổng 3 môn từ 20,0 trở lên.

Đại học Hùng Vương (Phú Thọ) cũng đã công bố điểm, Thủ khoa là Nguyễn Thị Thu Hương, SBD 2965, dự thi khối C đạt 24,5. Mặt bằng điểm thi của ĐH Hùng Vương không cao. Trong 4.000 thí sinh dự thi chỉ có khoảng 700 thí sinh đạt tổng điểm 3 môn từ 13 điểm trở lên.

ĐH Nông lâm Bắc Giang là thí sinh Vũ Thị Minh, SBD 00230, dự thi khối B đạt 23,5 điểm. Trường ĐH Nông Lâm Bắc Giang có hơn 600 thí sinh dự thi. Mặt bằng điểm thi khá thấp. Chỉ có chưa đến 40 thí sinh có tổng điểm 3 môn từ 13,0 trở lên.

ĐH Tiền Giang có 3.091 thí sinh dự thi và có 215/3.091 thí sinh dự thi đạt từ 13 điểm trở lên. Trong khi đó chỉ tiêu hệ ĐH của trường ĐH Tiền Giang năm nay là 800 sinh viên. Thủ khoa của trường là Nguyễn Hồ Đông Quỳnh (SBD 1237) đạt tổng điểm 3 môn là 20,75 điểm.

Trường ĐH Tài nguyên Môi trường có 293 thí sinh đạt từ 13 điểm trở lên trên tổng số 1.573 thí sinh dự thi vào 3 ngành: công nghệ kỹ thuật môi trường, quản lý đất đai, địa chất. Thủ khoa của trường là Phạm Nguyễn Hoàng Tâm (SBD 669, quê Long An), dự thi khối A1 vào ngành quản lý đất đai với 21 điểm. Tổng chỉ tiêu của trường là 1.000 nên sẽ còn rất nhiều chỉ tiêu để xét tuyển sau nguyện vọng 1.

ĐH Tài chính Marketing có thủ khoa là thí sinh Trần Nguyễn Thụy An (SBD: 11) thi khối D1 đạt tổng điểm là 25,5 điểm (điểm làm tròn): Văn được 6,75 điểm; môn Toán: 10 điểm, môn Anh văn: 8,5 điểm. Khối D cũng có 3 thí sinh cùng đạt 24,5 điểm. Khối A, cao điểm nhất là thí sinh Hồ Ngọc Giang (SBD: 2307) đạt 24,5 điểm.

 
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạm  Gia sư lý  gia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Mong manh cánh cửa vào ĐH của thí sinh huyện nghèo

Quy chế tuyển sinh 2012, bổ sung quy định thí sinh là người dân tộc thiểu số, thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển tại các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, nếu học 3 năm cuối cấp và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các huyện này, thì Hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định xét tuyển cho vào học. Những thí sinh này, sau khi nhập học, được học bổ sung kiến thức 1 năm học, trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng các trường quy định. Học sinh Trường THCS bán trú cụm xã Trà Nam (huyện Nam Trà My, Quảng Nam). (Ảnh: Công Bính) Học sinh Trường THCS bán trú cụm xã Trà Nam (huyện Nam Trà My, Quảng Nam). (Ảnh: Công Bính) Trường từ chối Tại tỉnh Thanh Hóa, năm nay thí sinh ở 7 huyện là Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân, Quan Hóa, Bá Thước, Mường Lát và Quan Sơn được hưởng ưu tiên quy định mới trên. Ông Nguyễn Văn Lạng, Phó phòng giáo dục Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết: “Sở đã chuyển hơn 1.000 bộ hồ sơ của các em được hưởng chính sách này tới hơn 100 trường ĐH, CĐ. Tuy nhiên, đến nay đã có 2 trường hồi âm không nhận là trường CĐ Y tế Thái Nguyên và trường ĐH Kinh tế - ĐH QGHN. Trường trả lời vậy thì chúng tôi đành chịu”. Nhiều trường đại học không từ chối thẳng thừng như 2 trường đại học trên nhưng đưa ra chỉ tiêu nhận rất ít và quy định quy định xét tuyển rất cao như ĐH Ngoại thương yêu cầu xếp loại học lực các năm lớp 10, 11, 12 và tốt nghiệp THPT đạt loại Giỏi. Chỉ tiêu xét tuyển không quá 1% tổng chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường năm 2012. Trường ĐH Kinh tế quốc dân tuyển mỗi huyện tuyển không quá một chỉ tiêu, thí sinh phải có lực học 3 năm THPT đạt Khá trở lên; trong đó 3 môn tương ứng với 3 môn thi tuyển sinh vào trường, mỗi môn phải đạt điểm 7 trở lên và hạnh kiểm tốt thì mới được tham gia xét tuyển. Trường không xét tuyển vào ngành Tài chính ngân hàng và ngành Kế toán. Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội năm nay nhận được gần 400 bộ hồ sơ đăng ký xét tuyển của học sinh các huyện nghèo trong khi đó chỉ tiêu của trường năm nay xét tuyển là 150. Ông Đinh Văn Chỉnh - Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Nhà trường nhận đủ chỉ tiêu rồi đào tạo lại các em sau 1 năm học tại trường nếu các em nào đạt tiêu chuẩn thì xét tuyển vào trường. Chỉ tiêu này chúng tôi sẽ tính vào chỉ tiêu tuyển sinh sang năm”. Còn tại ĐH Lâm Nghiệp Việt Nam, hiện cũng đã nhận được 150 hồ sơ nhưng chỉ tiêu của trường chỉ có 40. Lãnh đạo nhà trường cho biết, để tạo điều kiện cho các thí sinh này, trường sẽ điều chỉnh chỉ tiêu để các em vào học nhưng sẽ không tăng nhiều. Theo lãnh đạo nhiều Sở GD-ĐT, lực học của các thí sinh thuộc đối tượng huyện nghèo này đều trung bình và yếu. Số lượng thí sinh đạt học lực giỏi và khá rất ít. Tỉnh lo Tỉnh Lào Cai, năm nay học sinh 3 huyện được hưởng chính sách này là Si Ma Cai, Mường Khương và Bắc Hà. Năm nay, 3 huyện này có 930 thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường ĐH,CĐ, trong đó các trường khối Sư phạm hơn 100 bộ, trường Nông nghiệp gần 100 bộ. Ông Bùi Xuân Tiệp - trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp tỉnh Lào Cai cho biết: “Nhiều trường đại học không tiếp nhận thí sinh đối tượng này cũng phải bởi quy định ra quá gấp, không có điều tra khảo sát nên hiện chưa có hướng dẫn cụ thể về chính sách cho các em như thế nào, địa phương chi trả hay Nhà nước chi trả. Nếu thí sinh thuộc các huyện nghèo này đỗ hết đại học thì ra trường bố trí việc làm như thế nào. Hiện nay đối tượng cử tuyển (mỗi năm tỉnh có 35 chỉ tiêu) ra trường tỉnh chưa bố trí được việc làm vì địa phương cần lao động tay nghề nhiều hơn huống chi là tất cả các em này đỗ thì tỉnh sẽ bố trí thế nào”. Với vấn đề trên, theo ông Tiệp, Sở GD-ĐT Lào Cai đã có công văn gửi Bộ GD-ĐT đề nghị có hướng dẫn cụ thể về vấn đề trên. Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Lạng, Phó phòng giáo dục Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho hay, có thể do quy định mới nên Bộ chưa có hướng dẫn cụ thể tới các trường, nên có trường thực hiện có trường không. Tuy nhiên, ông Lạng cho rằng: “Đáp ứng nhu cầu học tập của các em học sinh huyện nghèo là rất quan trọng và cần được ưu tiên hàng đầu. Cơ quan quản lý cần tính tới chuyện bố trí việc làm khi ra trường của các em, đó cũng là vấn đề quan trọng vì hiện nay tỉnh bố trí việc làm cho các thí sinh thuộc diện cử tuyển cũng đang gặp nhiều khó khăn”. Hồng Hạnh Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383