Nỗi niềm khi học gia sư...
Ngày
trước, việc học gia sư riêng là niềm tự hào của nhiều teen “quý-sờ
tộc”, bởi phải gia đình nào khấm khá một chút mới có đủ thu nhập để mời
thầy cô về dạy kèm riêng cho con mình. Thế nhưng thời gian gần đây, việc
học gia sư riêng trở nên dần phổ biến hơn và thậm chí nó trở thành nỗi
ngán ngẩm của nhiều teen. Nguyên nhân bởi học gia sư riêng thường “gò
bó” và bị kiểm soát gắt gao hơn.
Cẩm Vân (học sinh trường Nguyễn Thị Minh Khai) chia sẻ: “Tớ
học gia sư ở nhà từ bé nhưng thấy không thích chút nào. Tớ muốn được
qua nhà thầy cô học chung với tụi bạn cùng lớp, vui hơn mà thỉnh thoảng
kiểm tra còn biết “chút chút”. Học ở nhà cũng tốt nhưng... chán. Ngồi
một mình nhiều khi buồn ngủ. Bên cạnh đó, hoc gia sư riêng thì dễ bị gia
sư “báo cáo” với bố mẹ ngay khi tớ lỗi lầm gì đó. Thật nản!"
Mặc
dù không phải thầy cô nào dạy ở nhà cũng... chán ngắt hoặc thưa gửi với
bố mẹ liền tù tì về bất cứ sự thay đổi nào trong việc học của teen. Thế
nhưng, không thể phủ nhận việc học một mình với gia sư đôi khi không
thể “sôi động” hay thoải mái như việc học trung tâm, lớp đông, có người
này người khác, không ai kèm sát. Và có lẽ phần nào cũng bởi thế mà
nhiều teen bắt đầu thực hiện những “chiêu” thức xấu xí với gia sư của
mình.
Ảnh minh họa.
Trăm chiêu làm khổ gia sư
Hầu
hết các thầy cô gia sư và teen ở nhà đều có mối quan hệ khá tốt, bởi
chuyện một kèm một thì sẽ có thời gian trao đổi để hiểu nhau hơn. Thế
nhưng một số bạn lại tận dụng sự thân thiết này để… moi chuyện và kể xấu
thầy cô với phụ huynh. Sau đó là chuyện “tung tin” về việc truyền đạt
sai lệch kiến thức. Đó là những lí do khiến phụ huynh lo lắng và đủ lớn
để phụ huynh nghĩ đến chuyện... có nên đổi gia sư hay thay đổi môi
trường học cho con?
Tất
nhiên, không phải phụ huynh nào cũng thiếu tỉnh táo và nghe lời hoàn
toàn ở các teen. Lúc bấy giờ, nhiều teen xoay sang tìm những quái chiêu
để... phá gia sư. Nhằm cho các thầy cô tức giận mà nghỉ dạy. Phổ biến
nhất là chiêu “lầm lì ba không: không học – không biết- không nghe”. Lâu
lâu thì xen vào câu nói ngang, chống đối. Mục đích cuối cùng là tạo cho
thầy cô cảm giác... bất lực không thể dạy được.
Nhiều
bạn còn “chơi dại” hơn bằng cách tự kéo kết quả của mình xuống. Vào lớp
cứ ngồi chơi không chịu học hành, về đến nhà bài không chép, nghe giảng
tai này lọt tai kia... đố thầy cô chịu được(!) Hay cứ đến giờ học thêm
thì xin ra ngoài, nghe điện thoại, thậm chí vào toilet ngồi để... giết
thời gian. Vào tiết học thì kiếm chuyện nói linh tinh lảm nhảm, không
làm sao “tắt đài” được. Nghiễm nhiên, trước tình hình học tập như vậy,
nhiều cô quá thất vọng và cũng từ từ phải... rút lui(?)
Liều
lĩnh nhất, nhiều teen không những thể hiện việc... ghét ra mặt, đối xử
thiếu lịch sự còn dám giấu cả tiền đóng học thêm. Nghĩa là phụ huynh
giao tiền học thêm để nộp thầy nộp cô mà “cất làm của riêng không đóng”.
Cứ thế vài tháng, đến khi thầy cô hỏi bố mẹ thì mới chìa ra bảo...
quên.
Ai là người thiệt thòi?
Quậy
phá kiếm chuyện, những mong thoát khỏi tay gia sư nhưng nhiều bạn không
biết đang tự đem cho mình đến những rắc rối. Vấn đề đầu tiên nhiều bạn
gặp phải là khi thầy cô gia sư trao đổi về phong cách học tập của học
trò, chẳng phụ huynh nào không lo lắng và áp dụng những biện pháp mạnh
để uốn nắn lại con cái. Sau đó phải kể đến chuyện mối quan hệ “rạn nứt”
giữa thầy trò làm cho những buổi học sau sẽ càng thêm căng thẳng. Một số
còn không may mắn hơn khi gặp phải những gia sư thực dụng, trò không
học kệ trò, mỗi ngày chỉ đến và về như một nhiệm vụ để... kiếm thêm.
Căng
thẳng nhất vẫn là tình hình học tập của teen. Trong quá trình “quậy
tưng lên” thì việc học cũng lộn nhào theo sức... quậy. Thậm chí, có được
toại nguyện ra học trung tâm thì cũng chỉ càng ngày càng đi xuống vì bị
hẫng kiến thức trước đó khá nhiều. Chưa nói đến chuyện, tiền bạc cha mẹ
bỏ ra vẫn hao tốn trong thời gian các teen chơi chẳng chịu học
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét