Theo thống kê của nhiều trường ĐH, dù
đã chuyển đổi sang hình thức đào tạo tín chỉ nên sinh viên (SV) có thể
tốt nghiệp chậm nhưng qua những đợt xét tốt nghiệp hằng năm, có hàng
trăm SV không thể ra trường do nợ quá nhiều môn học.
Niềm vui trong lễ tốt nghiệp của SV Trường ĐH Tự nhiên TPHCM. Để có niềm vui ấy, họ đã cố gắng học tập trong những năm ngồi trên ghế giảng đường. (Ảnh: Tấn Thạnh) |
Giỏi, chưa chắc được tốt nghiệp
T.L.M, SV Khoa Báo chí Trường ĐH
KHXH-NV TPHCM, theo đúng hạn phải ra trường từ năm 2008. Tuy nhiên, cho
đến thời điểm này, bằng tốt nghiệp của M. vẫn treo lơ lửng bởi M. còn nợ
một môn chuyên ngành. Một giảng viên Khoa Báo chí - Truyền thông của
trường, cho biết: “Nếu đúng nguyên tắc thì SV này đã bị hủy kết quả học
tập. Tuy nhiên, xét đến hoàn cảnh thì việc giải quyết linh hoạt bằng
hình thức chuyển loại hình đào tạo từ chính quy sang tại chức thì có
thể”. Theo vị giảng viên này, từ năm 2006 trở về trước (năm trường đào
tạo theo hệ niên chế), mỗi năm có không dưới 5 SV khoa này không thể tốt
nghiệp.
Một trường hợp khác là G.A, cũng là SV
khoa báo chí với điểm thi đầu vào khá cao (20,5 điểm) . Quá trình học
tập năm đầu của G.A được giáo viên đánh giá tốt, bạn bè ngưỡng mộ thông
qua những bài viết cộng tác trên các báo nhưng cũng từ đó, SV này bỏ bê
học tập bắt đầu bằng việc không đến lớp, bỏ thi. Đến năm thứ 3 thì G.A
không thể theo được nữa, bởi số môn học còn nợ quá nhiều. SV khoa báo
chí vẫn nhắc đến “huyền thoại” G.A “nhầy” vì bắt gặp G.A trong những
tiệm game online, những cuộc nhậu thâu đêm và đi bụi.
Học giỏi và mê đua xe mô hình là những
gì SV Khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM nhắc
đến P.C.H. Dù nổi tiếng với phần mềm được giải thưởng cấp TP nhưng H.
cũng không thể tốt nghiệp do ham làm… quên học. H. cho biết: “Ngày đó có
một môn giảng viên tính điểm thông qua 2 lần kiểm tra, lần giữa kỳ và
cuối kỳ. Tôi bỏ học nhiều nên mất hẳn phần điểm giữa kỳ. Thi cuối kỳ dù
có cao thế nào cũng không đủ điểm tổng kết và thi lại hoài không được”.
“Phao” tín chỉ vẫn không thoát
Th.S Nguyễn Nguyễn Anh Đức, Trưởng
Phòng Công tác HS-SV Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, cho biết: “Trong
đợt xét tốt nghiệp vào ngày 30-8 vừa qua, có khoảng 28 SV không đủ điều
kiện, những SV này nếu có nguyện vọng sẽ được chuyển hình thức đào tạo
sang hệ tại chức, áp dụng theo Quy chế 43, cho đến khi nào trả nợ hết
môn thì được cấp bằng tốt nghiệp. Nguyên nhân do SV vừa đi học vừa đi
làm nên không theo kịp chương trình”.
Được chuyển loại hình đào tạo từ chính
quy sang tại chức có thể xem là cái “phao” cứu nhiều SV thoát khỏi “cửa
tử”. Tuy vậy, không phải SV nào cũng muốn được chuyển. TS Phạm Tấn Hạ,
Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH KHXH-NV TPHCM, cho rằng khi đi học thì
người học đã xác định mục đích, động cơ nên nếu không như mong muốn thì
họ bỏ hoặc sẽ chuyển sang học trường khác chứ ít SV muốn chuyển qua hệ
tại chức.
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoa và Gia sư toán và gia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét