Đại hội Đảng lần thứ XI đã có chủ trương hết sức đúng là phải đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam; theo tinh thần đó, đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần phải bàn.
Trong phạm vi bài viết này, TS. Vũ Ngọc Hoàng sẽ nêu một số ý kiến về hai vấn đề: Thứ nhất, chuyển từ giáo dục chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang giáo dục phát triển nhân cách, năng lực; Thứ hai, xây dựng một nền giáo dục mở, học tập suốt đời gắn với xây dựng xã hội học tập, phát triển giáo dục “điện tử”.
TS. Vũ Ngọc Hoàng - Ủy viên trung ương Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương. (Ảnh: Chinhphu.vn)
Thứ nhất, vấn đề cốt lõi, trung tâm của cuộc đổi mới
này là tập trung chuyển mạnh từ giáo dục chủ yếu là truyền thụ kiến thức
sang giáo dục hình thành nhân cách và phát triển năng lực người học, có
thể nói gọn hơn là phát triển nhân cách hoặc năng lực NGƯỜI. Trong bài
này, xin dùng cụm từ phát triển năng lực NGƯỜI để nói việc hình thành
nhân cách và phát triển năng lực. Nói chuyển từ truyền thụ kiến thức
sang phát triển năng lực thì có người cho rằng, đó chỉ là phương pháp
thôi, có gì quan trọng lắm đâu mà coi là cốt lõi, là trung tâm. Không
phải vậy, không chỉ là phương pháp, mà trước tiên là triết lý giáo dục,
quan điểm giáo dục, khoa học giáo dục - sư phạm, liên quan đến mục tiêu,
chương trình, phương pháp, cách kiểm tra, thi cử, đánh giá, cơ chế quản
lý, tổ chức hệ thống...
Theo các nhà khoa học thì ngày nay, cứ sau 2-3 năm, kiến thức nhân loại lại tăng lên gấp đôi, nhiều vô kể, khoa học phát triển như vũ bão. Tốc độ ấy ngày xưa là một ngàn năm sau công nguyên, sau đó có nhanh hơn nhưng cũng mất mấy trăm năm. Điều gì đã dẫn đến tốc độ tăng kiến thức như vậy? Hai lý do chủ yếu: Sự tích lũy kiến thức của nhân loại đã đến độ có thể tạo ra những bước “nhảy” và loài người đã bước vào xã hội thông tin (thông tin nhiều và thông tin nhiều chiều, khi “va chạm” nhau thì sản sinh ra thông tin mới). Với lượng kiến thức nhiều và tốc độ tăng nhanh như vậy, nên người thày không thể nào cập nhật và truyền thụ kịp. Mặt khác, kiến thức mà thế hệ trước truyền thụ cho thế hệ sau thì thường là kinh nghiệm của hôm qua, trong khi phải chuẩn bị cho học sinh sống với ngày mai. Lúc các em ra trường thì những kiến thức học được cách đó ít năm, khi mới nhập trường, có khi đã bị lỗi thời. Với cách học truyền thụ kiến thức, thì nói chung, học sinh bị giới hạn bởi thày giáo, thế hệ sau bị giới hạn bởi thế hệ trước, trong khi cuộc sống ngày nay rất cần phải chuẩn bị cho học sinh vượt thầy, vượt sách. Tư duy kinh nghiệm thường bị giới hạn bởi cái cũ. Các nhà kinh điển và các nhà khoa học hay dùng khái niệm so sánh chiếc cày chìa vôi với chiếc máy cày (cơ giới). Tư duy kinh nghiệm là tư duy cải tiến chiếc cày chìa vôi để có một chiếc cày chìa vôi khác tốt hơn, nhưng vẫn chỉ là một chiếc cày chìa vôi. Còn muốn có một chiếc máy cày thì cần phải có tư duy khoa học.
Việc chuyển từ giáo dục truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực liên quan trực tiếp, chặt chẽ và trước tiên tới việc xây dựng các chương trình đào tạo. Chúng ta đã có một thời kỳ dài thực hiện chương trình theo cách tiếp cận nội dung (giảng dạy), đến nay cơ bản vẫn vậy. Đổi mới cần chuyển mạnh sang tiếp cận mục tiêu phát triển năng lực (người học). Thực hiện một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, giáo viên cùng với tổ bộ môn là người lựa chọn bộ sách nào để giảng dạy trong số những bộ sách đã được hội đồng thẩm định khoa học cấp quốc gia xác nhận là đạt yêu cầu. Việc soạn sách giáo khoa cũng cần phải có cạnh tranh, so sánh về chất lượng, để có những bộ sách tốt nhất. Thi theo chương trình chứ không phải theo sách giáo khoa, là kiểm tra năng lực chứ không phải kiểm tra trí nhớ.
Nền giáo dục của chúng ta từ xưa đã rất nặng ứng thí và bằng cấp, học là để trả thi, để ứng phó với thi cử, để có tấm bằng làm công cụ tiến thân, trước tiên là làm quan. Đến nay, cơ bản vẫn nặng như vậy. Lại còn mặt trái của cơ chế thị trường đã xâm nhập vào lĩnh vực giáo dục, có không ít trường hợp mua bằng bán điểm, nhờ người khác học hộ, thi giúp; học ít cũng có sao đâu miễn là có được tấm bằng, không học mà có bằng càng tốt. Như vậy, học không phải với mục đích để có năng lực, kiến thức, mà là để có điểm, có bằng.
Học là để nâng cao năng lực NGƯỜI, năng lực thực chất, chứ không phải để thi. Không phải học để thi mà là thi để học. Cần làm cho việc thi cử trở nên nhẹ nhàng và thực chất hơn, không nặng nề như hiện nay. Có thể mở rộng khung điểm để dễ phân hạng khi đánh giá. Từ hai cuộc thi quốc gia liền kề như hiện nay (tốt nghiệp trung học phổ thông và vào đại học), nội dung và phương pháp thi giống nhau, nên nhập lại thành một cuộc, nhiệm vụ chính là để đánh giá chất lượng phổ thông, đồng thời là sơ tuyển đại học, mỗi năm có thể thi vài lần, do một trung tâm sự nghiệp của Nhà nước đảm nhận.
Theo các nhà khoa học thì ngày nay, cứ sau 2-3 năm, kiến thức nhân loại lại tăng lên gấp đôi, nhiều vô kể, khoa học phát triển như vũ bão. Tốc độ ấy ngày xưa là một ngàn năm sau công nguyên, sau đó có nhanh hơn nhưng cũng mất mấy trăm năm. Điều gì đã dẫn đến tốc độ tăng kiến thức như vậy? Hai lý do chủ yếu: Sự tích lũy kiến thức của nhân loại đã đến độ có thể tạo ra những bước “nhảy” và loài người đã bước vào xã hội thông tin (thông tin nhiều và thông tin nhiều chiều, khi “va chạm” nhau thì sản sinh ra thông tin mới). Với lượng kiến thức nhiều và tốc độ tăng nhanh như vậy, nên người thày không thể nào cập nhật và truyền thụ kịp. Mặt khác, kiến thức mà thế hệ trước truyền thụ cho thế hệ sau thì thường là kinh nghiệm của hôm qua, trong khi phải chuẩn bị cho học sinh sống với ngày mai. Lúc các em ra trường thì những kiến thức học được cách đó ít năm, khi mới nhập trường, có khi đã bị lỗi thời. Với cách học truyền thụ kiến thức, thì nói chung, học sinh bị giới hạn bởi thày giáo, thế hệ sau bị giới hạn bởi thế hệ trước, trong khi cuộc sống ngày nay rất cần phải chuẩn bị cho học sinh vượt thầy, vượt sách. Tư duy kinh nghiệm thường bị giới hạn bởi cái cũ. Các nhà kinh điển và các nhà khoa học hay dùng khái niệm so sánh chiếc cày chìa vôi với chiếc máy cày (cơ giới). Tư duy kinh nghiệm là tư duy cải tiến chiếc cày chìa vôi để có một chiếc cày chìa vôi khác tốt hơn, nhưng vẫn chỉ là một chiếc cày chìa vôi. Còn muốn có một chiếc máy cày thì cần phải có tư duy khoa học.
Việc chuyển từ giáo dục truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực liên quan trực tiếp, chặt chẽ và trước tiên tới việc xây dựng các chương trình đào tạo. Chúng ta đã có một thời kỳ dài thực hiện chương trình theo cách tiếp cận nội dung (giảng dạy), đến nay cơ bản vẫn vậy. Đổi mới cần chuyển mạnh sang tiếp cận mục tiêu phát triển năng lực (người học). Thực hiện một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, giáo viên cùng với tổ bộ môn là người lựa chọn bộ sách nào để giảng dạy trong số những bộ sách đã được hội đồng thẩm định khoa học cấp quốc gia xác nhận là đạt yêu cầu. Việc soạn sách giáo khoa cũng cần phải có cạnh tranh, so sánh về chất lượng, để có những bộ sách tốt nhất. Thi theo chương trình chứ không phải theo sách giáo khoa, là kiểm tra năng lực chứ không phải kiểm tra trí nhớ.
Nền giáo dục của chúng ta từ xưa đã rất nặng ứng thí và bằng cấp, học là để trả thi, để ứng phó với thi cử, để có tấm bằng làm công cụ tiến thân, trước tiên là làm quan. Đến nay, cơ bản vẫn nặng như vậy. Lại còn mặt trái của cơ chế thị trường đã xâm nhập vào lĩnh vực giáo dục, có không ít trường hợp mua bằng bán điểm, nhờ người khác học hộ, thi giúp; học ít cũng có sao đâu miễn là có được tấm bằng, không học mà có bằng càng tốt. Như vậy, học không phải với mục đích để có năng lực, kiến thức, mà là để có điểm, có bằng.
Học là để nâng cao năng lực NGƯỜI, năng lực thực chất, chứ không phải để thi. Không phải học để thi mà là thi để học. Cần làm cho việc thi cử trở nên nhẹ nhàng và thực chất hơn, không nặng nề như hiện nay. Có thể mở rộng khung điểm để dễ phân hạng khi đánh giá. Từ hai cuộc thi quốc gia liền kề như hiện nay (tốt nghiệp trung học phổ thông và vào đại học), nội dung và phương pháp thi giống nhau, nên nhập lại thành một cuộc, nhiệm vụ chính là để đánh giá chất lượng phổ thông, đồng thời là sơ tuyển đại học, mỗi năm có thể thi vài lần, do một trung tâm sự nghiệp của Nhà nước đảm nhận.
Học sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2012. (Ảnh: Khánh Hiền)
Cũng theo quan điểm chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực thì phải chuyển từ cách học ghi nhớ lời thầy, nói và viết theo thầy sang khuyến khích tư duy độc lập và sự sáng tạo của người học, bởi sáng tạo chính là năng lực. Và cách thi, như trên đã nói, không phải là kiểm tra trí nhớ mà là kiểm tra năng lực sáng tạo, khả năng tổng hợp, phân tích, luận giải và giải quyết vấn đề.
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạm và Gia sư lý và gia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét